BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Vấn đáp về Kim Cang Kinh : cái gì gọi là chẳng có chút pháp khả đắc ?

Tác giả liangfulai on 2023-07-12 15:53:32
/Vấn đáp về Kim Cang Kinh : cái gì gọi là chẳng có chút pháp khả đắc ?

金剛經問答38何謂無有少法可得?

Vấn đáp về Kim Cang Kinh :

Cái gì gọi là chẳng có chút pháp khả đắc ?


Kim Cang Kinh phần thứ 22 vô pháp khả đắc nói rằng : Ông Tu-Bồ-Đề bạch với đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Đức Phật chứng được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác là không có chỗ chi là được sao?"

 

Đức Phật dạy rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Nầy Tu-Bồ-Đề! Ta ở nơi Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, cho đến không có chút pháp chi khả đắc ( không có chút pháp chi có thể gọi là được)  đó mới gọi là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác".

 

Việc hoàn thành Kim Cang Kinh là Tu Bồ Đề hướng về Phật Thế Tôn thỉnh giáo chân lý, là tập vấn đáp của đại đạo; ngoài ra như ở Tâm Kinh, vị đóng vai chính hướng về Quán Thế Âm Bồ Tát đưa ra vấn đề là Xá Lợi Tử; còn nhân vật chính của Kinh Lăng Nghiêm là A Nan. Nhân vật chính của Kim Cang Kinh là Tu Bồ Đề, Tu Bồ Đề đứng đầu bàn về Không, toàn bộ Kim Cang Kinh là nghiên cứu của Không và Hữu ( chân không diệu hữu ).

 

Người Trung Quốc vô cùng quen thuộc đối với Tu Bồ Đề, duyên phận cũng đặc biệt sâu dày, bởi vì mọi người đều đã xem qua Tây Du Ký. Bản lãnh đại náo thiên cung và 72 biến của Tôn Ngộ Không là từ chỗ của Tu Bồ Đề mà học được. Tôn Ngộ Không tìm đạo tìm đến Tôn Giả Tu Bồ Đề, Tây Du Ký ghi chép một cách vô cùng thú vị, do vậy cái tên của Tu Bồ Đề Tôn Giả trong nhân gian trung quốc lưu truyền vô cùng rộng rãi.

 

Ý nghĩa của chương này, Tu Bồ Đề tuy rằng đã triệt ngộ diệu pháp Bát Nhã là bảo vật tự gia ( bảo vật của nhà mình ) , vốn dĩ chẳng có mất thì từ đâu ( ai ) mà có được, nhưng vẫn có chút nghi hoặc, do vậy thỉnh vấn Phật Thế Tôn rằng : “ Sư phụ con nay đã chứng đắc vô thượng bồ đề chánh đẳng chánh giác, xin hỏi chánh pháp bồ đề này rốt cuộc là thật sự chẳng có chỗ đắc sao ? ”

 

Phật Thế Tôn bảo rằng : “ đúng vậy ! đúng vậy ! này Tu Bồ Đề, ta bảo thật với ông, ta ở trong cái pháp bồ đề vô thượng này vốn dĩ là chẳng có đắc, vả lại đến cả một chút pháp cũng chẳng có chỗ đắc; bởi vì nếu có chỗ đắc, tức có chỗ mất, đều là những vật ngoài thân, mà tự tánh vốn là bổn thể của mình, vốn dĩ chẳng có mất, vậy thì đâu có chỗ đắc ? Bởi vì bồ đề tự tánh, người người đều có, đến cả một chút nghĩa rằng chỉ có ít pháp khả đắc đều chẳng có, cho nên mới gọi là bồ đề vô thượng chánh đẳng chánh giác. ”

 

Nhất Quán Đạo ứng vận phổ truyền, một chỉ của Minh Sư kiến tánh thành phật, dùng nhất chỉ thiền giải thoát sanh tử luân hồi chính là Phật đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác là chẳng có chỗ đắc; cái điểm huyền quan này, trong cái sát na của một chỉ của Minh Sư, dựa vào sự tu trì của tự lực và sự gia bị của phật lực, mở ra cái khiếu trí tuệ của chúng ta, phá vỡ khóa sanh tử, tiêu diệt những tham sân si trong tâm của chúng ta, nhìn thấy chủ nhân ông, ngay lúc ấy thanh tịnh giải thoát, khế nhập bát nhã sâu, khiến cho chúng ta giữa sát na đạt đến cảnh giới của chân không, buông xuống tất cả mọi sự phan duyên chấp trước. Một chỉ của Minh Sư chẳng có đắc được gì cả, là pháp tối thượng thừa.

 

Lục Tổ Đàn Kinh rằng : “ chẳng có pháp khả đắc mới có thể kiến lập vạn pháp ”, lại nói rằng : “ pháp chẳng bốn thừa, tâm ngươi tự có sai biệt: Thấy nghe tụng niệm là tiểu thừa; ngộ pháp hiểu nghiã là trung thừa; y pháp tu hành là đại thừa; vạn pháp thông đạt, vạn pháp đầy đủ, tất cả chẳng nhiễm, lià các pháp tướng, trọn vô sở đắc, gọi là tối thượng thừa ”, điều này và cái vô sở đắc ( chẳng có chỗ đắc ) mà Kim Cang Kinh đã nói chính là tâm pháp mà Nhất Quán Đạo đã truyền, cũng là pháp môn tu hành của Nhất Quán Đạo.

 

Kinh Thanh Tĩnh rằng : 雖名得道,實無所得,為化眾生,名為得道,能悟之者,可傳聖道」。“ tuy danh đắc đạo, thật vô sở đắc, vi hóa chúng sanh, danh vi đắc đạo, năng ngộ chi giả, khả truyền thánh đạo ” ( dịch nghĩa : tuy gọi là đắc đạo, nhưng thật ra chẳng có chỗ đắc, vì để độ hóa chúng sanh nên gọi là đắc đạo, người có thể ngộ được điều này thì có thể truyền thánh đạo ).

 

Tâm Kinh nói rằng : “ dĩ vô sở đắc cố, bồ đề tát đỏa, y bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quải ngại, vô quải ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn lý điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn ”.

 

Phần thứ 7 của Kim Cang Kinh nói rằng : Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Như con hiểu ý nghĩa của Phật nói, thời không có pháp nhứt định nào, gọi là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác…

Phần thứ 10 Tu Bồ Đề đáp điều mà Phật đã hỏi : "Ý của ông nghĩ thế nào? Thuở xưa, hồi ở chỗ đức Phật Nhiên-Đăng, đức Như-Lai có chứng đắc nơi pháp chăng?". Tu Bồ Đề đáp rằng : "Bạch đức Thế-Tôn! Không. Hồi ở chỗ đức Phật Nhiên-Đăng, nơi pháp, đức Như-Lai thiệt không có chỗ chứng đắc."

Sau đó phần thứ 17 nói rằng : “ở nơi đức Phật Nhiên-Đăng, Đức Thế Tôn đã không có pháp chi mà được thành Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác cả.

 

Bởi vì bốn tánh vốn tự có đầy đủ, vốn chẳng sanh diệt, vốn chẳng có dao động, vốn tự thanh tịnh, có thể sanh vạn pháp. Nay được sự chỉ điểm của Minh Sư là phương tiện dẫn dắt chỉ đạo mượn ngón tay chỉ cho thấy trăng, từ huyền quan ngộ nhập tự gia bồ tát ( bồ tát của nhà mình ), bởi vì bồ tát tự tánh là bảo vật của nhà mình, vốn dĩ chẳng có đắc được, nhưng do chẳng có đắc được, bắt đầu sanh đại giác ngộ, đại thành tựu; bởi vì chẳng có đắc được mới là cái đắc được thật sự, do vậy nói rằng vô đắc chi đắc ( cái đắc được của không có đắc ). Ví dụ như một vị mắc bệnh đục thủy tinh thể ( bị cườm mắt ) nhìn vật chẳng rõ, nay nhờ bác sĩ nhãn khoa làm phẫu thuật cắt bỏ cườm, khiến cho người mắc bệnh khôi phục lại ánh sáng, có thể nhìn thấy vạn vật; ánh sáng của người bệnh là công dụng của thần kinh thị giác của tự bản thân, chẳng phải là bác sĩ nhãn khoa cho anh ta. Việc có thể nhìn thấy ánh sáng này là bảo vật quý hiếm của tự gia ( nhà mình ), do vậy nói rằng chẳng có chỗ đắc. Nay nhờ một chỉ của Minh Sư, minh tâm kiến tánh, chẳng có chỗ đắc, đạo lý cũng là như nhau. Tất cả mọi thứ tu hành của thế gian đều là có tu có đắc. Duy chỉ có một chỉ của Minh Sư là chẳng có chỗ đắc, đấy là sự thù thắng của nhất chỉ thiền : bởi vì có chỗ đắc tức là chấp trước tướng, do vậy cái tâm có chỗ đắc tức là cái tâm có lấy tướng. Có thể hành cái đạo vô vi tự nhiên, chẳng bị pháp trói buộc mới là chánh đạo của đại thừa giải thoát.

 

Đệ tử của Nhất Quán Đạo trong quá trình của một chỉ của Minh Sư, Di Lặc Tổ Sư đã phá trừ mọi pháp thế gian cho chúng ta, ra khỏi pháp thế gian mà dẫn dắt chúng ta tiến vào cảnh giới vô sanh Lão Mẫu của “ Không tướng ”, cũng chính là ngay lúc ấy của một chỉ của Minh Sư khế nhập cái chân không của vô sanh, dựa vào chân không tự tánh này trực tiếp triển hiện ra cái diệu hữu. Làm sao triển hiện ra cái diệu hữu ? sự triển hiện cụ thể nhất chính là “ tam bảo tâm pháp ” và “ thập điều đại nguyện ”, đấy chính là tiêu chuẩn tu hành của bồ tát đạo. Bồ Tát đạo là những hành giả thượng cầu phật trí, hạ hóa chúng sanh ( dưới thì độ hóa chúng sanh ). Trong đạo trường của Nhất Quán Đạo, có những ông bà chẳng biết chữ, chẳng có chút học vấn mà tu đạo tu được cực kì tốt, độ người vô số, và chứng đắc quả vị đại bồ tát. Họ chẳng dùng bất kì pháp môn tu hành nào giải thoát sanh tử phiền não, chỉ vững tin một chỉ của Minh Sư, phụng hành tam bảo tâm pháp, siêng thực hành 10 điều nguyện lớn, dựa theo kim cang kinh đã nói : “ cho đến chẳng có chút pháp khả đắc ”, nhất tâm nhất ý độ người, thanh khẩu, khai thiết phật đường, tràn ngập niềm tin đối với nhất chỉ thiền, tích công lũy đức, cuối cùng được siêu sanh liễu tử, được lên bờ bên kia. Hôm nay cái mà Nhất Quán Đạo đã truyền chính là cái đạo vô thượng nhất chỉ thiền này, đấy cũng là thông điệp mà Kim Cang Kinh đã truyền đạt cho chúng ta, chỉ cần chúng ta nhận lý quy chơn, thật thà tu hành, tất có thể viên mãn tự tánh, đắc được đại giải thoát, đại tự tại.

 

Số lượt xem : 944