Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 19 - 20 )
Phần thứ mười chín
Pháp giới thông hoá
Phân giải
Pháp giới là thập pháp giới. Thông hoá là huệ đầy pháp giới, thông nhập hoá cảnh ( cảnh giới giáo hoá của phật, cảnh giới vô cùng cao ). Cái tam tâm bất khả đắc mà phần trước nói tức là nói tâm bất khả đắc thì phước cũng chẳng cần thiết phải tu ! Điều này lại e rằng người ta hiểu nhầm , cho nên bảo cho cái diệu lí của phước của vô phước, đắc của vô đắc.
Phước của vô phước : tuy có bố thí mà quên việc mình đã bố thí. Đắc của vô đắc : tuy có cái có thể đắc, nhưng quên đi cái có thể đắc. Phàm trụ tướng bố thí đều là công dụng của hữu vi, không trụ tướng bố thí tức là công dụng của vô vi. Cái phước của hữu vi, cuối cùng cũng có ngày hết, cái phước của vô vi, vĩnh viễn không có lúc tận. Một cái là chỗ của vọng tâm sở hành, một cái là chỗ của chân tâm kiến tánh.
Phần thứ tám ở trên nói việc bố thí thất bảo chẳng diệu bằng việc kiến tánh. Phần thứ mười một nói việc bố thí thất bảo chẳng thù thắng bằng việc trì kinh. Ở đây nói việc bố thí thất bảo chẳng bằng li tướng là thù thắng nhất. Trụ tướng là cái nhân của hữu lậu, rốt cuộc chẳng thể đắc quả vô lậu. Chỗ sâu nhất của Bát Nhã tức là nói phước đức vô thật tánh, trong cái pháp vô ngã thông đạt vô ngại, hiểu rõ chân không thật tế thì thông hoá pháp giới, vô lượng vô biên.
Nguyên Văn
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Như có người đem bảy thứ báu, đầy cả cõi tam-thiên đại-thiên để dùng bố-thí. Do nhơn-duyên như thế, người ấy có được phước, có nhiều chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Người đó, do nhân-duyên ấy, được phước rất nhiều."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu dùng phước-đức là có, hữu-vi, thì đức Như-Lai chẳng nói là được phước-đức nhiều. Do vì phước-đức là không, vô-vi, nên đức Như-Lai mới nói là được phước-đức nhiều."
( Phước đức là Không, vô vi, tâm lượng như Không, do đó được phước vô lượng. )
Khái luận
Phần này là lần thứ sáu dùng công đức của việc bố thí thất bảo so với công đức của việc trì kinh. Cái chỗ của phước đức mà phần trước nói vẫn là cái phước hữu tướng, đoạn văn này là nói cái phước của li tướng.
Người được phước tất có nhân duyên, có nhân duyên thế nào, tức có phước thế đó. Giả sử nếu có người, lấy tâm bất khả đắc làm nhân, dùng bảo vật đầy đại thiên giới làm duyên, bố thí cho người khác, nhưng khi trong lòng ( chấp ) trước nhân duyên một cái, lại trụ ở tướng hữu vi, là phước đức có thật, ( kiêm cả hai thứ tài thí pháp thí mà nói ) Phật Như Lai đối với điều này thì chẳng nói rằng được phước đức nhiều. Nếu lấy tâm Không làm nhân, bảo thí ( thí bảo vật ) làm duyên, lại chẳng trụ tướng thì cái nhiều của phước đức là chẳng thể so được. Tóm lại, phần này do trước kia nói tâm bất khả đắc, e rằng chúng sanh về đời hậu thế, hoặc nghi là phước không thể tu, do đó lấy cái phước của vô phước để làm cái phá cực lớn, tức nói nhân duyên bố thí, phước do trồng từ bên ngoài chẳng bằng phước huệ song tu, là cái phước do từ tự tánh sanh ra.
Giảng nghĩa
Phật nói : này Tu Bồ Đề ! ý của ông như thế nào ? nếu có người dùng đầy thất bảo của tam thiên đại thiên thế giới, hành bố thí, người này dựa vào cái nhân duyên của việc trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu ( cái nhân hữu lậu ) thì cái quả phước đức có được, có nhiều chăng ?
Tu Bồ Đề đáp rằng : bạch đức Thế Tôn ! người đó, do nhân duyên ấy, được phước rất nhiều.
Phật lại nói rằng : này Tu Bồ Đề ! nếu lấy cái phước đức của hữu tướng cho là thật mà hành bố thí thì tâm ( chấp ) trước phước, quả báo của nó có hạn. Cho nên, đức Như Lai chẳng nói là được phước đức nhiều. Cái phước đức mà đức Như Lai đã nói, ở việc bố thí vô trụ tướng, dùng cái tâm chẳng cầu phước ( tánh của phước vốn không, đức từ trí huệ mà ra ) chính là công đức thanh tịnh vô vi, cho nên đức Như Lai nói là được phước đức nhiều.
Phần thứ hai mươi
Li sắc li tướng
Phân giải
Kinh văn nói tất cả các tướng chẳng phải tướng, nói không chỉ lặp đi lặp lại. Đến đây nói li sắc li tướng, sâu hơn một tầng so với phần văn trước. Phần trước nói tất cả các tướng đều chẳng phải tướng, là phần khiến người ta phá tướng. Từ sau một đoạn cứu cánh vô ngã, là phá kiến phân. Tướng phân thuộc sắc, kiến phân thuộc tâm. Tâm này tức là cái vọng tâm có thể suy luận lý lẽ. Cái vọng tâm này chẳng thể hàng phục, thường duyên lục trần duyên ảnh, tức là bị pháp trần gây trở ngại. Tu Bồ Đề đã đắc cái huệ Nhân Không, biết 32 tướng chẳng phải tướng, hiểu được mối quan tâm chung về pháp thân, hiểu được phi tướng, phá tướng, hiểu được việc thấy tướng chẳng thật, phá kiến. Nhân, pháp đều không, sắc, tâm chung bỏ, tức là ngộ cái lí phi không, phi sắc, chẳng một , chẳng khác. Sắc, tâm nhị pháp, đối đãi nhau mà có, chẳng thể li ( rời ), cũng chẳng thể tức. Nếu nói li tướng, thì sắc thân chưa hẳn không phải là pháp thân. Nếu nói tức tướng, thì người thuyết pháp chẳng phải là sắc thân. Pháp thân thật sự không thể dựa vào tức tướng mà thấy được, cũng không thể dựa vào li tướng mà thấy. Tức tướng mà thấy, gọi là trụ tướng. Li tướng mà thấy, gọi là đoạn diệt. Nếu tức tướng mà không trụ tướng, li tướng mà không rơi vào đoạn diệt, ở trong tướng ngộ cái phi tướng của nó, ở trong sắc ngộ cái phi sắc của nó thì thật sự biết cái diệu lí của li tướng li sắc !
Nguyên văn
Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Như có người đem bảy thứ báu, đầy cả cõi tam-thiên đại-thiên để dùng bố-thí. Do nhơn-duyên như thế, người ấy có được phước, có nhiều chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Đúng thế. Người đó, do nhân-duyên ấy, được phước rất nhiều."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu dùng phước-đức là có, hữu-vi, thì đức Như-Lai chẳng nói là được phước-đức nhiều. Do vì phước-đức là không, vô-vi, nên đức Như-Lai mới nói là được phước-đức nhiều."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý ông nghĩ thế nào? Có thể do sắc-thân cụ-túc, mà thấy được đức Phật chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không. Chẳng nên do sắc-thân cụ-túc mà thấy được đức Như-Lai. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói sắc-thân cụ-túc, chính chẳng phải sắc thân cụ-túc, đó tạm gọi là sắc thân cụ-túc."
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý ông nghĩ thế nào? Có thể do nơi các tướng cụ-túc mà thấy được đức Như-Lai chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không. Chẳng nên do nơi các tướng cụ-túc mà thấy được đức Như-Lai. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói các tướng cụ-túc, nhưng chẳng phải cụ-túc, đó tạm gọi là các tướng cụ-túc."
Khái luận
Ở phần thứ năm về trước, là muốn người thấy Như Lai của vô tướng. Phần thứ 13 nói nhìn thấy cái giả của 32 tướng của Như Lai thì chẳng bằng trì kinh kiến tánh là thật. Phần này nói không những 32 tướng là giả, cho đến thần thông biến hoá đều chẳng phải là thật tướng. Tóm lại, ý của phần này tương đồng với ý của phần thứ mười ba, phần thứ năm, chẳng qua là ý có sâu, có cạn mà thôi ! Tóm lại có ý của hai điểm sau :
( 1 ) lấy việc có thể nhìn thấy phật vô tướng, e rằng các đệ tử nghi ngờ bảo rằng nếu đã chẳng có thân tướng, vậy ai sẽ nói pháp đây ?
( 2 ) Do những người tu hành về đời mạt thế, chấp nhiều nơi sắc tướng, chỉ chú trọng ở vẻ bề ngoài dùng hương hoa đính lễ, chẳng ngộ chân tánh của bản thân, cho nên lặp lại lời dặn dò khuyến cáo rằng phải phá cái thấy sắc tướng đều vọng ( hư vọng ) để hiển cái lí li vọng kiến chơn ( rời khỏi hư vọng nhìn thấy cái thật ).
Giảng nghĩa
Phật nói rằng : này Tu Bồ Đề ! ý của ông như thế nào ? có thể do nơi sắc thân cụ túc mà thấy được đức Như Lai chăng ?
Tu Bồ Đề đáp rằng “ bạch đức Thế Tôn ! không thể do nơi sắc thân cụ túc mà thấy được đức Như Lai. Cái duyên cố này là bởi vì sắc thân cụ túc mà thầy con đã nói là tịnh hạnh, do đó có đủ 32 tướng, tuy thần thông biến hoá, nhưng cũng chẳng phải là thật tướng của nó. Do đó sắc thân cụ túc ( có đầy đủ ) chẳng phải cụ túc thật ( thật sự đầy đủ ), đặc biệt đặt tên gọi cho mà thôi.
Phật nói rằng : này Tu Bồ Đề ! ý của ông như thế nào ? có thể dựa vào các tướng cụ túc mà thấy được Như Lai chăng ?
Tu Bồ Đề đáp rằng : bạch đức Thế Tôn ! không thể dựa vào các tướng cụ túc mà thấy được đức Như Lai. Cái duyên cố này là bởi vì các tướng cụ túc mà Thầy con đã nói không phải chỉ lấy các tướng; sắc thân nếu đã thuộc hư giả, thì các tướng cũng chẳng phải chân thật. Cái tướng biến hiện của Như Lai, pháp giới làm thể, đầy khắp thái hư, ẩn hiện vô thời, cho nên nói chẳng phải cụ túc, đó tạm gọi là các tướng cụ túc.
Số lượt xem : 551