Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 21 - 22 )
Phần thứ hai mươi mốt
Phi thuyết sở thuyết
Phân giải :
Phi thuyết : nghĩa là Như Lai thật sự chẳng có nói. Pháp mà Như Lai đã nói chẳng qua là để giải trừ những trói dính của chúng sanh, rốt cuộc chẳng có pháp thật sự có thể nói. Nếu chúng sanh chấp trước Như Lai có nói, theo lời nói mà đưa ra giải thích đối với khái niệm nào đó mà mình không hiểu, tức là rơi vào chướng ngại văn tự lời nói, do vậy nói là phi thuyết ( chẳng nói ).
Sở thuyết : tức là có chỗ, có chỗ tức rơi vào thanh trần.
Phi thuyết sở thuyết : không được chấp trước cái thân tướng có thể nói, không được chấp trước cái thanh trần đã nói, cái có thể và cái đã - phải quên cả hai thứ này đi, tuy nói rằng chẳng có cái có thể nói, cái đã nói, là chẳng rơi vào hai bên có, không.
Cái thuyết pháp của phật chẳng có pháp cố định có thể thuyết ( nói ), tuỳ vào căn khí lớn nhỏ của chúng sanh, ứng cơ mà nói. Nên dựa vào pháp gì mà đắc nhập thì dựa vào pháp đó để chỉ đạo, cho nên người thật sự thuyết pháp chẳng nói chẳng chỉ dạy, người thật sự nghe pháp chẳng nghe chẳng đắc. Nếu ngộ được diệu lí bên trong này, tức thật sự đi vào cảnh giới bát nhã.
Nguyên văn :
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Ông chớ nói rằng đức Như-Lai nghĩ thế nầy: Ta nên có chỗ thuyết pháp, ông đừng nghĩ như thế. Bởi vì sao? Vì nếu người nào nói rằng: Đức Như-Lai có thuyết-pháp, thời là hủy báng đức Phật, không hiểu được nghĩa-lý của Phật nói.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Thuyết pháp đó chính thiệt không có pháp chi nói được, đó tạm gọi là thuyết pháp."
Bấy giờ, ông Huệ-Mạng Tu-Bồ-Đề bạch đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Trong thời vị-lai, chừng có chúng-sanh nào nghe nói pháp nầy mà sanh lòng-tin chăng?"
( Huệ mạng là ví von lấy trí tuệ làm sinh mệnh. Một hơi thở không đến thì sanh mạng đã tiêu diệt rồi, huệ mạng là vĩnh viễn không thể tiêu diệt. )
Đức Phật dạy rằng: "Nầy Tu-Bồ-Đề! Chúng-sanh kia chẳng phải chúng-sanh, cũng chẳng phải là không-phải-chúng-sanh. Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Những chúng-sanh, chúng-sanh đó, đức Như-Lai nói chẳng-phải chúng-sanh, đó tạm gọi là chúng-sanh".
Khái luận
Phần này là tiếp theo cái trên nói rằng không những thân tướng chẳng phải thân tướng, tức là thuyết pháp cũng chẳng phải thuyết pháp, chính là lấy phi pháp ( chẳng phải pháp ) tạm gọi là pháp, phá mối nghi ngờ của Tu Bồ Đề đối với pháp. Lấy phi chúng sanh ( chẳng phải chúng sanh ) tạm gọi là chúng sanh, phá cái nghi của Tu Bồ Đề đối với chúng sanh. Tạm gọi là thuyết pháp, có thể biết nơi pháp nên vô sở trụ ( chẳng nên có chỗ trụ nơi pháp ) . Tạm gọi là chúng sanh, có thể biết rằng diệt độ chúng sanh, thật ra chẳng có chúng sanh được diệt độ !
Giảng nghĩa :
Phật nói rằng : này Tu Bồ Đề ! đức Như Lai do cơ duyên tương cảm ( cảm ứng với nhau ), tuỳ theo tánh ngộ của người mà chỉ điểm cho, chẳng có cái niệm rằng có pháp.
Ông chớ nói rằng đức Như Lai có tâm nghĩ như thế này, dựa vào điều này chứng pháp, khai thị cho người, ông cũng chớ nghĩ như thế này, do duyên cố gì vậy ?
Bởi vì nếu có người nói rằng Phật có chỗ thuyết pháp, thời là nghe nhìn hạn hẹp, câu nệ nơi văn tự, tức chẳng khác gì phỉ báng phật, là không thể hiểu được những đạo lí mà ta đã nói. Phật lại nói rằng : này Tu Bồ Đề ! cái mà đức Như Lai gọi là thuyết pháp chẳng phải là nhờ vào miệng để nói, phải biết cái diệu lí của chân không, vốn dĩ chẳng có pháp, chẳng qua là vì để loại bỏ ngoại tà cho chúng sanh mà nói, là tạm gọi là thuyết pháp mà thôi !
Lúc này, Tu Bồ Đề bạch với Phật Như Lai rằng : bạch đức Thế Tôn ! e rằng chúng sanh vị lai trong thời vị lai nghe cái pháp vô pháp này, cái thuyết vô thuyết này chẳng thể tin hiểu, liệu có thể sanh lòng tin chăng ?
Phật nói rằng : Chúng sanh mỗi người đều có phật tánh ( do đó nói chẳng phải là chúng sanh ), hiện vẫn chưa giải thoát ( do đó nói chẳng phải là không phải chúng sanh ) . Cái duyên cố này chính là chúng sanh sở dĩ là chúng sanh là vì chẳng qua là chưa thể liễu ngộ. Nếu có thể liễu ngộ, tức có thể ngay lúc ấy thì là phật, vượt ra khỏi bên ngoài chúng sanh, hiện vẫn chẳng tránh khỏi cái tên tạm gọi là chúng sanh mà thôi !
Phần thứ hai mươi hai
Vô pháp khả đắc
Phân giải :
Diệu pháp bát nhã vốn là vật trong nhà của mình, vốn dĩ chẳng mất thì từ đâu mà có đắc ? Nhưng mà có chỗ đắc đều là chấp tình chưa vọng, cái có thể đắc và đã đắc vẫn chưa phá. Trước nói được phước đức, dựa vào cái nhân bố thí, đắc cái quả phước đức, đấy vẫn là tướng phân biên sự. Nay nói vô đắc là nói tánh của phước đức chẳng phải quả của phước đức có thể so được. Quả của phước đức vẫn có tướng có thể thấy, tánh của phước đức thật sự là chẳng có tướng có thể thấy. Tánh của phước đức đã là pháp chẳng có tướng để có thể nhìn thấy, tức là chẳng có pháp có thể đắc. Không những chẳng có pháp có thể đắc, ngay cả cái có thể đắc cũng không. Tướng phân là cái đã đắc, kiến phân là có thể đắc, có thể đắc và đã đắc đều phá hết, tức chẳng thấy chúng sanh là đã độ, chẳng thấy tự thân là có thể độ. Do đó nói là ta độ vô lượng chúng sanh, thật ra chẳng có chúng sanh được diệt độ.
Nguyên văn
Ông Tu-Bồ-Đề bạch với đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Đức Phật chứng được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác là không có chỗ chi là được sao?"
Đức Phật dạy rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Nầy Tu-Bồ-Đề! Ta ở nơi Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, nhẫn đến không có chút pháp chi có thể gọi là được đó mới gọi là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác".
Khái luận
Trước nhiều lần nói tất cả đều Không, Phật ở nơi bồ đề ( chánh giác ) thật sự chẳng có pháp khả đắc. Tu Bồ Đề ngộ triệt cái lí này, do đó nhân cơ hội hỏi thẳng việc Phật Như Lai đắc bồ đề rốt cuộc thật sự là chẳng có chỗ đắc sao ? Cái chữ sao này, tuy giống nghi vấn, nhưng lại là chỗ ngộ, người chẳng có chỗ đắc mới là thật sự đắc. Gọi là vô đắc vô bất đắc mới là chơn đắc ( đắc thật sự ). Phần này dùng cái đạo lí Như Lai chẳng có pháp đắc bồ đề, phải ở việc phát minh kinh văn diệt độ chúng sanh, thật sự chẳng có chúng sanh được diệt độ, hành thí vô trụ nơi pháp.
Phụ ngôn
Cái lí của vô đắc cặn kẽ đến cực kì. Ban đầu khi Tổ đến đông thổ phá lục tông, chúng ta hãy xem vấn đáp của cái phá vô đắc tông, thì có thể hiểu một chút cái chân đế ( ý nghĩa thật sự ) của vô pháp khả đắc.
Tổ hỏi rằng : nhữ vân ( ông nói rằng ) vô đắc, vô đắc hà đắc ? kí ( nếu đã ) vô sở đắc, diệc ( cũng ) vô đắc đắc.
Trong đám đông ấy có Bảo Tĩnh đáp rằng : Ngã thuyết ( tôi nói ) vô đắc, phi vô đắc đắc, đương thuyết đắc đắc, vô đắc thị ( là ) đắc.
Tổ nói rằng : đắc kí bất đắc, đắc diệc phi đắc, kí viết đắc đắc, đắc đắc hà đắc ?
Bảo Tĩnh lại đáp rằng : Kiến đắc phi đắc, phi đắc thị đắc, nhược kiến bất đắc, danh vi đắc đắc.
Tổ nói : đắc kí phi đắc, đắc đắc vô đắc, kí vô sở đắc, đương hà đắc đắc ? )
( 祖問曰:汝云無得,無得何得,既無所得,亦無得得。彼眾中有寶靜者,答曰:我說無得,非無得得,當說得得,無得是得。祖曰:得既不得,得亦非得,既曰得得,得得何得。寶靜又答曰:見得非得,非得是得,若見不得,名為得得。祖曰:得既非得,得得無得,既無所得,當何得得。)
Nghi tình ( tình trạng nghi ngờ ) của Bảo Tĩnh ngay lúc ấy được giải thoát tiêu trừ, đoạn văn vấn đáp này đều là pháp vô cùng sâu, Tông này lúc bấy giờ mang một cái Tông vô đắc, nào biết rằng tồn một cái tâm vô đắc đã chấp trước hai từ vô đắc. Diệu pháp của bát nhã chẳng rơi vào văn tự lời nói. Nếu chấp trước chẳng quên, dùng tri kiến của chúng sanh vọng trắc phật trí ( tuỳ ý đo lường trí của phật ) thì càng tìm càng xa ! cái gọi là vô thượng bồ đề tức là cái trí tuệ vốn dĩ thanh tịnh, chẳng phải là ngoài ra có pháp khả đắc, chẳng lưu một pháp, là thông vạn pháp mới là vô thượng bồ đề. Có pháp khả đắc thì là pháp buộc ( tư tưởng bị sở tri sở kiến trói buộc, cũng có nghĩa là chấp trước nơi pháp, đồng nghĩa với pháp chấp ). Vô pháp khả đắc mói là giải thoát.
Giảng nghĩa
Tu Bồ Đề bạch với Phật Như Lai rằng : bạch đức Thế Tôn ! Thầy con đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác, rốt cuộc thật chẳng có chỗ đắc sao ?
Phật bảo với Tu Bồ Đề rằng : này Tu Bồ Đề ! ta ở trong pháp một chút cũng chẳng đắc, bởi vì có đắc ( được ) thì có mất. Phàm những cái có thể nói là được mất đều là vật ngoài thân, chẳng phải là tự tánh. Bồ đề tự tánh sao có thể nói là đắc, chẳng có một chút pháp khả đắc đó mới gọi là vô thượng bồ đề.
Số lượt xem : 436