BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật ) ( phần 5 - 6 )

Tác giả liangfulai on 2023-07-12 08:58:50
/Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật ) ( phần 5 - 6 )

Phần thứ năm :

Như Lí thật kiến


Phân giải :

 

Như là chân như, thập pháp giới chẳng cái nào là pháp thật, nếu có pháp thật đều là tướng hư vọng. Như lí nghĩa là không thể dựa vào tướng hư vọng mà thấy Như Lai, nên từ cái lí vô tướng vô bất tướng để nhìn thấy Như Lai. ( cái gì là vô tướng ? tất cả tướng của thế gian đều là cảnh hư vọng, vốn chẳng có gì, cho nên gọi là vô tướng. Cái gì gọi là vô bất tướng ? Pháp thập giới thập như, ứng dụng vô phương, tự tại vô ngại, cho nên gọi là vô bất tướng. ) Thực kiến nghĩa là nhìn thấy Như Lai của tự tánh, đã ngộ tánh thể Không, cho nên không thể dựa vào tướng mà nhìn thấy Như Lai. Như lí thực kiến nghĩa là không thể chấp tướng, cũng không thể li tướng. Vì chấp tướng đều là hư vọng, li tướng lại rơi vào đoạn diệt, nên chẳng chấp chẳng li, tuy có tướng nhưng không chấp tướng thì ngay tức khắc nhìn thấy chư tướng phi tướng ( tất cả các tướng chẳng phải là tướng ), thiện kiến Như Lai.

 

Nguyên Văn

 

Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ sao? Có thể do nơi thân tướng mà thấy Như-Lai chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không thể do nơi thân tướng mà thấy được Như-Lai. Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói thân-tướng đó chính là chẳng phải thân-tướng."

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: " Phàm hễ có tướng đều là hư-vọng cả! Nếu nhận thấy các tướng đều là không phải tướng, chính là thấy Như-Lai".

 

Giải nghĩa của từ

 

Thân tướng : sắc thân

Phi thân tướng ( chẳng phải thân tướng ) : gọi là pháp thân

Như Lai : Phật chơn tánh của chúng ta.

 

Khái luận :

 

Phần này phá vọng tướng, phần trước nói về pháp hàng phục tâm, ý ở chỗ Bồ tát nên Phát tâm Bồ Đề như thế này, những thiện nam tín nữ bình thường cũng nên phát tâm như thế này, nhưng Phật Như Lai lại e rằng chúng đệ tử, lúc nói, giống như đã giác ngộ, đối với cảnh thì vẫn còn mê hoặc, cho nên thử hỏi Tu Bồ Đề rằng có thể dựa vào thân tướng để nhìn thấy Phật Như Lai chăng ? xem xem Tu Bồ Đề rốt cuộc đã nhận thức ra cái đạo lý li tướng để hàng phục tâm chăng ? Tu Bồ Đề thông qua việc hỏi này, ông đã nhận thức ra câu nói này, là một câu hỏi thử của Phật Như Lai, cho nên bèn đáp rằng : không thể dựa vào thân tướng ( sắc thân ) để nhìn thấy Phật Như Lai. Thì ra thân Phật chẳng phải là sắc thân, mà là một cái pháp thân, là chân không vô tướng, làm sao có thể dựa vào nhục nhãn ( mắt thịt ) để nhìn thấy hình thể của Phật Như Lai được ? Chẳng những phàm phu không thể thấy, cho dù là Bồ Tát tiểu thừa cũng chẳng thể nhìn thấy. Thiền Lục viết rằng : thanh thanh thuý trúc, tổng thị pháp thân, uất uất hoàng hoa vô phi bát nhã.

 

Nghĩa là:  “ xanh xanh trúc biếc đều là pháp thân, lấp lánh cúc vàng, không chẳng bát nhã ( không cái nào mà không phải là Bát Nhã ) .

 

Đấy chính là nói pháp thân đầy khắp giới hư không, một cây một cỏ đều ở trong tánh hải của Như Lai. Mượn trúc xanh biếc mà hiển lộ thể của pháp thân, chứ chẳng phải là trúc xanh biếc chính là pháp thân. mượn lấp lánh cúc vàng mà biểu hiện cái dụng của Bát Nhã, chứ chẳng phải là cúc vàng chính là Bát Nhã. Phật Như Lai do câu trả lời của ông mà biết ông đã lãnh ngộ được đạo lí li tướng hàng tâm, cho nên lại bảo với Tu Bồ Đề rằng chẳng những tướng của Phật như vậy mà tất cả các tướng của thế gian đều là giả hợp thay đổi bất thường. Nếu nhìn thấy các tướng mà có thể biết thấu cái bổn tướng chân thật phi ngã ( không có cái tôi ) tất chẳng chấp tướng mê muội cho đó là thật. Hồi quang phản chiếu tức thì nhìn thấy trong cái sắc thân có Như Lai của tự tánh pháp thân, tuỳ nơi hiển hiện. Có thể biết được Như Lai chẳng phải là có thể ngoại cầu. Cũng phần này, dùng hai chữ chư tướng, bởi vì cái nhất hữu, nhất vô, phi hữu, phi vô…của tướng có thể tính đến trăm số, tức là chỉ tướng đa số mà nói.

 

Giảng nghĩa :

 

Phật nói : này Tu Bồ Đề ! ý của ông như thế nào ? người tu hành có thể nhìn thấy hình thể của Như Lai chăng ? Tu Bồ Đề đáp rằng : Bạch Đức Thế Tôn, không thể nhìn thấy hình thể của Như Lai. Đấy là vì lý do gì ? Bởi vì cái thân tướng, phi thân tướng mà Như Lai thầy ta đã nói là pháp tướng, cho nên không thể nhìn thấy được. Phật lại nói với Tu Bồ Đề rằng : Chẳng những thế này, phàm tất cả tướng của thế gian đều là hư vọng không thật. Nếu biết thấu đạo lý tất cả các tướng đều là hư không thì có thể nhìn thấy pháp tướng của Như Lai.

 

Phần thứ sáu :

Chánh tín hi hữu

 

Phân giải :

Cái mà phần trước nói không thể dựa vào thân tướng để nhìn thấy Như Lai, lí này vô cùng sâu, Phật e rằng chúng sanh nghi Phật là hư vô, cho nên đem Bát Nhã vô cùng sâu của bất trụ tướng, một lần lại một lần nữa tuyên bố, khiến chúng sanh đoạn nghi mà sanh chánh tín. Sự nghi ngờ này đến từ hai đoạn kinh văn bố thí vô trụ và phi tướng thấy Phật phía trước. Bởi vì bố thí của phàm phu đều là bố thí trụ tướng, phàm phu quán ( nhìn, xem ) Phật đều là quán phật trụ tướng, phàm phu chẳng biết bố thí không trụ tướng thì công đức của nó càng lớn hơn. Quán phật không trụ tướng thì trí tuệ của nó càng sâu hơn. Do vậy, người của Phật giáo lấy cái nhân của vô tướng khế nhập cái quả của vô tướng, nhân sâu quả sâu. Nghĩa này khó tin khó giải, cho nên nói là chánh tín hi hữu hiếm có ).

 

Nguyên Văn

Ông Tu-Bồ-Đề bạch cùng đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Như có chúng-sanh nào được nghe những câu trong bài giảng- giải như vậy, mà sanh lòng tin là thiệt chăng?"

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Ông chớ nói lời ấy! Sau khi đức Như-Lai diệt-độ, năm trăm năm sau, có người trì-giới, tu phước, có thể sanh lòng tin nơi những câu trong bài nầy mà cho đó là thiệt, thời phải biết rằng người ấy chẳng phải chỉ vun trồng căn-lành từ nơi một đức Phật, hai đức Phật, ba, bốn, năđức Phật, mà người đó đã vun-trồng căn-lành từ nơi vô-lượng nghìn muôn đức Phật rồi.

 

Giải thích nghĩa của từ

 

Trì giới : trì giữ giới luật.

 

Trì giới có 3 loại :

 ( 1 ) Luật nghĩa giới ( phàm đi, ở, ngồi, nằm, ra vào đi lại, nghiêm trì thân tâm, gọi là luật nghi giới )

( 2 ) Nhiếp thiện giới ( phàm là việc thiện đều phải làm, gọi là nhiếp thiện giới )

( 3 ) Nhiêu ích hữu tình giới ( phát tâm tu hành, muốn nhổ bỏ nỗi khổ của chúng sanh, cùng vui với niềm vui của chúng sanh, làm những việc có lợi ích cho tất cả chúng sanh như vậy gọi là Nhiêu Ích hữu tình giới ).

Như có ai nghe những câu trong bài nầy sanh lòng tin trong sạch nhẫn đến chừng trong khoảng một niệm. Tu-Bồ-Đề! Đức Như-Lai đều thấy, đều biết, những chúng-sanh đó đặng phước-đức vô-lượng dường ấy.

 

( Phước đức : tin kinh này gọi là phước đức. Những cái hưởng ở thế gian gọi là phước báo. )

Tại vì sao? Vì những chúng-sanh đó không còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, không có tướng pháp, cũng không có tướng phi-pháp.

 

( Phi pháp : vô pháp, rơi vào ngoan không )

Tại vì sao? Vì những chúng-sanh đó, nếu trong lòng chấp tướng, thời chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả.

 

( Ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, những tình huống mà chúng sanh giữa đất trời có đều không ra khỏi trong cái tứ giả này. Ngoài tứ tướng này ra, lại có pháp tướng, phi pháp tướng, đoạn diệt tướng, một vài tướng này đều là tâm tướng. Lại như thân tướng, ba mươi hai tướng, nhất hợp tướng là hình tướng. Nhưng hình tướng cũng là từ tâm ra, tâm vô tướng thì làm sao có hình ? suy sanh thực tướng thì là ngộ cảnh. )

 

Nếu chấp tướng pháp, thời chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả, và vì nếu chấp tướng phi-pháp, thời cũng chính là chấp ngã, nhân, chúng-sanh, thọ-giả, vì thế cho nên, chẳng nên chấp pháp, và cũng chẳng nên chấp phi-pháp.

Cũng bởi nghĩđó, Như-Lai thường dạy rằng: "Nầy, các T-kheo, các ông phải biết rằng, pháp của Ta nói ra đó, dụ cũng như thuyền bè, đến pháp còn phải xả bỏ, huống nữa là phi-pháp!"

 

 

Khái luận :

 

Phần này là bởi vì Tu Bồ Đề nghe Phật Như Lai nói : “ nếu nhìn thấy các tướng đều chẳng phải tướng thì là nhìn thấy Như Lai. ” câu nói đó, cho rằng Bồ Tát ( những chúng sanh đã có giác tánh ) chưa bao giờ chẳng tin, tiếp nhận mà phụng hành. Nhưng e rằng những chúng sanh phàm phu của thời mạt thế nghe diệu lí này chẳng thể sanh lòng tin, Nói thế nào đây ? Bởi vì Phật Như Lai ở phần thứ tư nói Bồ Tát bố thí không trụ tướng, ở phần năm nói Phật chẳng có sắc tướng, cho nên không thể không khiến cho người hậu thế nghi ngờ đến phật và pháp, cả hai đều vô tướng. Nếu là vô phật vô pháp ( chẳng có phật chẳng có pháp ) , lẽ nào chẳng phải là người và pháp cả hai đều tiêu diệt, nhân quả hoàn toàn không rồi ư ? Cho nên Tu Bồ Đề e rằng chúng sanh thời mạt thế nghe giáo lí chân không vô tướng này khó sinh lòng tin, do vậy mà nhân cơ hội lúc ấy mới phát ra câu hỏi thế này.

 

Tiếp theo, Phật Như Lai nói với Tu Bồ Đề rằng lẽ nào không có người như thế, nhưng mà người sinh lòng tin tất nhiên cần phải là chư ác mạc tác, ( trì giới ) chúng thiện phụng hành, mới có thể sanh lòng tin. Vì sao vậy ? bởi vì tâm niệm của con người, niệm niệm đều có tứ tướng sanh, trụ, dị, diệt. Niệm niệm chẳng trụ, búng tay một cái có 90 sát na, tâm niệm của một sát na có 900 cái sanh diệt, đã nhỏ đến cực kì, chúng sanh bối giác hợp trần ( tham luyến trần thế, chẳng nghĩ đến giải thoát, cam nguyện luân hồi, hoàn toàn không nhận thức đối với sự giác ngộ vốn có, đối với cái tâm vốn dĩ bình đẳng như phật, chỉ biết tận hưởng thanh, sắc, hoá, lợi, hưởng phước thụ lạc, đi ngược lại sự giác ngộ, những gì mà tâm nghĩ đến đều tương hợp với trần lao. ), niệm niệm đều là tướng trần lao, đã bị mê bởi thức căn trần thập bát giới, rơi vào ngũ dục chi lạc, lại vì ngũ âm : sắc, thụ, tưởng, hành, thức che lấp, người muốn có được một niệm sinh lòng tin thanh tịnh là vô cùng khó, vô cùng khó. Nay nghe chương cú này, có thể có một niệm sanh lòng tin thanh tịnh, tất nhiên phải là thiện nhân có đại căn cơ, mới có thể tín nhiệm đạo này. Bởi vì cái chủng tử ( hạt giống ) tốt này đã sanh thiện căn trong bát thức điền, bất luận lúc nào, cái chủng tử này là phải bộc phát. Tội ác ghê tởm, khó có được chữ hối, vô lượng diệu pháp, khó được chữ tín.

 

Lòng tin là mẹ của mọi công đức, Chư Phật Bồ Tát, lúc mới bắt đầu tu đạo cho đến lúc chứng đạo, đều bắt tay vào từ một chữ tín. Chúng sanh có một niệm tín căn này thì đã trồng thiện quả vị lai, do vậy một niệm tín tâm này, phước đức của nó đã chẳng thể suy lường được. Như Lai nói rằng chúng sanh tuy vô lượng, nhưng đều ở trong tánh hải của Như Lai, nhất cử nhất động của chúng sanh, chẳng cái nào mà Như Lai không thấy, lại bảo rằng dựa vào một niệm tâm sanh lòng tin thanh tịnh thì tứ tướng ( ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng ) , pháp tướng chấp chước chương cú mà kinh này nói ), phi pháp tướng ( rơi vào trầm không vô kiến ) đã không phục tồn nơi tâm, bởi vì nhìn thấy phàm tất cả tướng đều là cái vốn chẳng có trong bổn giác.

 

Chúng sanh nếu có cái tâm lấy tướng thì đã chấp trước tứ tướng. Nếu có cái tâm lấy pháp tướng thì cũng là đã chấp tứ tướng rồi. Nếu lấy phi pháp tướng thì lại thiên lệch về không, rơi vào đoạn kiến. Cho nên phải ngộ được đạo lí chân không vô tướng. Chẳng nên lấy pháp, chẳng nên lấy phi pháp. Cả hai bên đều chẳng chấp trước, nghĩa là do lấy pháp thì ngưng nơi pháp, nhưng trong tánh vốn chẳng có pháp. Lấy phi pháp thì câu nệ ( cố chấp ) nơi không, nhưng lại không thể không dựa vào pháp để ngộ tánh. Cho nên dùng thuyền bè để ví von. Qua sông rồi thì không được không xả bỏ thuyền bè mà lên bờ. Ý nghĩa chính là đã ngộ được bổn tánh rồi, đã không có cái gọi là pháp, nếu vẫn chưa ngộ bổn tánh, chỉ chấp phi pháp chi kiến ( chân không vô tướng ) , vẫn là chưa thể vượt sanh tử. Thiền Lục viết : Con không có gậy chống, ta cho con gậy chống. Con đã có gậy chống rồi, ta đoạt lấy cây gậy của con. Đấy chính là dạy người xả bỏ pháp, phá đi pháp chấp. Phó Đại Sĩ nói rằng : qua sông phải dùng thuyền, đến bờ chẳng cần thuyền, cũng có nghĩa là mượn nhờ pháp để ngộ tánh mà thôi.

 

Giảng nghĩa :

 

Tu Bồ Đề nói với Phật Như Lai rằng : Bạch Thế Tôn ! bố thí không trụ tướng mà Thầy con đã nói, lại nói nếu nhìn thấy các tướng chẳng phải tướng tức là đã thấy Như Lai, cái diệu lí chân không vô tướng này, những thiện nhân có căn cơ đại thừa, tự nhiên tất sẽ tín thụ phụng hành, nhưng mà có phần lớn chúng sanh, nghe cách nói này có thể sanh lòng tin thật sự không ? Phật Như Lai bèn nói vớ Tu Bồi Đề rằng : ông đừng nói như thế, pháp mà ta nói tuy là thâm diệu, lẽ nào chẳng có người hoàn toàn tin sao ? chẳng những hiện nay có, cho đến vị lai cũng có. Nghĩa là đến sau khi ta chết, năm trăm năm về sau, những người có giữ gìn giới luật, rộng tu phước điền có thể tin một chương một câu trong kinh này, tự có thể tin là thật. Cũng có thể biết được loại người này thiện căn thâm hậu, không chỉ là thiện căn mà một, hai, ba, bốn, năm vị phật đã trồng, mà là thiện căn có được từ vô lượng phật đã gieo trồng. Nếu là người có thiện căn này thì nghe một chương, một cú này, tâm tịnh chẳng loạn, tâm tín chẳng nghi. “ Này Tu Bồ Đề ! ” Như Lai ta, dùng Phật Huệ, Phật nhãn thì hiểu thấu loại chúng sanh có lòng tin thanh tịnh này, tiện thông phật tánh, thì có thể đạt được phước đức vô lượng như hư không thập phương.

 

Đấy là vì sao vậy ? đấy là vì những chúng sanh hạng này thiện căn đã thuần thục, đã ngộ được đạo lí chân không vô tướng, đã rời tứ tướng : ngã tướng, nhân tương, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, vả lại chẳng có pháp tướng ( chấp chước chương cú của kinh này, rơi vào hữu kiến, là pháp tướng ) , cũng chẳng có phi pháp tướng ( chấp trước ở trầm không thủ tịch, rơi vào vô kiến, là phi pháp tướng ). Nguyên do này, chính là loại chúng sanh này, nếu tâm có cái để lấy, thì đã chấp trước tứ tướng – ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả.

 

Nếu chấp trước chương cú của kinh này, cũng là chấp trước tứ tướng rồi. Nếu tâm chấp thiên không ( thiên về cái không ) thì là một đoạn kiến cố chấp rằng người chết rồi thân tâm đều đoạn diệt, trở về Không Vô, cũng chẳng khác gì với tứ tướng. Cho nên phải buông xuống lưỡng đầu chi kiến ( cái nhìn của hai đầu ), chẳng nên chấp có, cũng chẳng nên chấp vô ( không có ) mới có thể ngộ nhập tánh không, tự nhiên rời pháp. Do cái diệu lí này, cho nên Như Lai ta nói pháp này cũng là bất đắc dĩ. Đó là bởi vì muốn các ông li tướng mà kiến tánh, siêu vượt bờ bên kia, nên không thể không mượn nhờ pháp môn này, khiến các ông độ khoát biển khổ của sanh tử. Nếu các ông đã nhìn thấy bổn tánh của mình, khi chứng được niềm vui của niết bàn, pháp của ta bèn có thể xả bỏ, đã chẳng cần dùng đến nữa. Ví von này cũng ví như bện trúc làm phà, độ người qua sông, đã qua bờ bên kia rồi thì chiếc phà này chẳng cần dùng đến nữa. Chánh pháp của phật như thế này còn phải buông xuống, huống chi là những thế kiến văn từ chẳng phải phật pháp lại có cái gì để kiên trì chấp giữ chẳng xả bỏ đây ?

Số lượt xem : 638