Tự Tánh Tịnh độ
Phật thuyết đủ thứ pháp chẳng qua là để chúng sanh tự cầu giác ngộ, tự chứng tự tánh tịnh độ.
Trong Kinh Duy Ma Cật, Phật dạy rằng: "Này Bảo Tích! Tất cả chúng sanh là cõi tịnh độ của Bồ Tát. Vì sao? - Bồ Tát tùy chỗ giáo hóa chúng sanh mà lãnh lấy cõi tịnh độ; tùy chỗ điều phục chúng sanh mà lãnh lấy cõi tịnh độ; tùy chúng sanh ưng theo quốc độ nào vào trí tuệ của Phật mà lãnh lấy cõi tịnh độ; tùy chúng sanh ưng theo quốc độ nào phát khởi căn tánh Bồ Tát mà lãnh lấy cõi tịnh độ. Vì sao thế? - Vì Bồ Tát lãnh lấy cõi tịnh độ thanh tịnh đều vì muốn lợi ích chúng sanh. Ví như: Có người muốn xây dựng cung nhà nơi khoảng đất trống, tùy ý được thành công, nếu xây dựng giữa hư không quyết không thành tựu được; Bồ Tát cũng thế, vì thành tựu chúng sanh nên nguyện lãnh lấy cõi tịnh độ - Nguyện lãnh lấy cõi tịnh độ chẳng phải ở nơi rỗng không vậy.
Bảo Tích, ông nên biết! -
Trực tâm là Tịnh độ của Bồ Tát; khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh không a dua vạy, sanh sang nước đó.
Thâm tâm là Tịnh độ của Bồ Tát; khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh đầy đủ công đức sanh sang nước đó.
Bồ Đề tâm là Tịnh độ của Bồ Tát; khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh có tâm đại thừa sanh sang nước đó.
Bố thí là Tịnh độ của Bồ Tát; khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh hay thí xả tất cả mọi vật sanh sang nước đó.
Trì giới là Tịnh độ của Bồ Tát; khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh tu mười điều lành, hạnh nguyện đầy đủ, sanh sang nước đó.
Nhẫn nhục là Tịnh độ của Bồ Tát; khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh đủ 32 tướng tốt trang nghiêm sanh sang nước đó.
Tinh tiến là Tịnh độ của Bồ Tát; khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh siêng tu mọi công đức sanh sang nước đó.
Thiền định là Tịnh độ của Bồ Tát; khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh biết thu nhiếp tâm chẳng loạn sanh sang nước đó.
Trí tuệ là Tịnh độ của Bồ Tát; khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh được chánh định sanh sang nước đó.
Tứ vô lượng tâm là Tịnh độ của Bồ Tát; Khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh thành tựu từ, bi, hỷ, xả sanh sang nước đó.
Tứ nhiếp Pháp là Tịnh độ của Bồ Tát; khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh được giải thoát sanh sang nước đó.
Phương tiện là Tịnh độ của Bồ Tát; khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh khéo dùng đặng phương tiện không bị ngăn ngại ở các pháp, sanh sang nước đó.
Ba mươi bảy phẩm trợ đạo là Tịnh độ của Bồ Tát; khi Bồ Tát thành Phật chúng sanh đầy đủ niệm xứ, chánh cần, thần túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát chánh đạo, sanh sang nước đó.
Hồi hướng tâm là Tịnh độ của Bồ Tát; khi Bồ Tát thành Phật, được cõi nước đầy đủ tất cả công đức.
Nói Pháp trừ tám nạn là Tịnh độ của Bồ Tát; khi Bồ Tát thành Phật, cõi nước không có ba đường ác và 8 nạn
Tự mình giữ giới hạnh không chê chỗ kém khuyết của người khác là Tịnh độ của Bồ Tát; khi Bồ Tát thành Phật, cõi nước không có tên phạm giới cấm.
Mười điều lành là Tịnh độ của Bồ Tát; khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh sống lâu, giàu to, phạm hạnh lời nói chắc thật, thường dùng lời dịu dàng, quyến thuộc không chia rẽ, khéo giải hòa việc đua tranh kiện cáo, lời nói có lợi ích, không ghét không giận, thấy biết chân chánh sanh sang nước đó.
Như thế, Bảo Tích! Bồ Tát tùy chỗ trực tâm mà hay phát hạnh, tùy chỗ phát hạnh mà được thâm tâm, tùy chỗ thâm tâm mà ý được điều phục, tùy chỗ ý được điều phục mà làm được như lời nói, tùy chỗ làm được như lời nói mà hay hồi hướng, tùy chỗ hồi hướng mà có phương tiện, tùy chỗ có phương tiện mà thành tựu chúng sanh, tùy chỗ thành tựu chúng sanh mà cõi tịnh độ được thanh tịnh, tùy chỗ cõi tịnh độ thanh tịnh mà nói Pháp được thanh tịnh, tùy chỗ nói Pháp thanh tịnh mà trí tuệ được thanh tịnh, tùy chỗ trí tuệ thanh tịnh mà tâm thanh tịnh, tùy chỗ tâm thanh tịnh mà tất cả công đức đều thanh tịnh. Cho nên, Bảo Tích này! Bồ Tát nếu muốn được cõi tịnh độ thanh tịnh, nên làm cho tâm thanh tịnh; tùy chỗ tâm thanh tịnh mà cõi tịnh độ được thanh tịnh".
Những gì đã nói ở trên chính là kim chỉ nam mà những Hiền lương Bạch Dương ngày nay nhất định cần phải ngộ, cần phải hiểu, cần phải hành, cần phải chứng.
Kệ rằng :
白陽賢良大乘行 眾生為根心淨清 饒益有情皆方便 出生入死不染情
三曹普度人慾淨 收圓更依世世新 不厭生死超生死 不斷煩惱菩提心
禪定涅槃皆假名 第一義空名佛性 不垢不淨不生滅 無生老母金剛經
一指玄關皆率性 天命降道救迷津 無字真經存妙義 悟會佛心見本靈
合同圓融色空一 三寶澈悟代天行 世世願行菩薩道 同體大悲畢竟境
淨土待建眾須悟 無緣大慈性明明 龍華三會天心定 圓收九六白陽心
Bạch Dương Hiền Lương đại thừa hành
Chúng sanh là gốc tâm thanh tịnh
Lợi ích Hữu tình thảy phương tiện
Vào sanh ra tử chẳng nhiễm tình
Tam Tào Phổ Độ nhân dục tịnh
Thâu viên càng theo đời đời mới
Chẳng ngán sanh tử siêu sanh tử
Chẳng dứt phiền não Bồ Đề tâm
Thiền định niết bàn đều tên giả
Nghĩa thứ nhất Không gọi phật tánh
Bất cấu bất tịnh bất sanh diệt
Vô Sanh Lão Mẫu Kim cang kinh
Một chỉ huyền quan thảy suất tánh
Thiên mệnh giáng đạo cứu mê tân
Hợp đồng viên dung Sắc Không một
Tam bảo triệt ngộ thay trời hành
Đời đời nguyện hành bồ tát đạo
Đồng thể đại bi cảnh cứu cánh ( rốt ráo )
Tịnh độ đợi xây Chúng phải ngộ
Vô duyên đại từ tánh minh minh
Long Hoa Tam Hội thiên tâm định
Thâu viên cửu lục bạch dương tâm.
Số lượt xem : 582