BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Tham thỉnh cơ duyên 6 )

Tác giả liangfulai on 2023-07-11 15:40:58
/Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Tham thỉnh cơ duyên 6 )

Tham thỉnh cơ duyên 6

 

Người cô của Chí Lược là Vô Tận Tạng ( xuất gia làm ni ). Vô Tận Tạng thường tụng “ Kinh Đại Niết Bàn ”, Lục Tổ mới nghe, bèn có thể biết ý nghĩa hứng thú vi diệu trong kinh, bèn giải thích nghĩa của kinh cho Sư Cô nghe.


Từ phẩm này có thể biết, những người tu học phật pháp ngày xưa, đều là đi sâu vào một môn. Bây giờ xem thấy Vô Tận Tạng tỳ khâu ni là vị thứ nhất, cô thường tụng “ Kinh Đại Niết Bàn ”, về sau sẽ thấy Pháp Đạt chuyên tụng “ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh ”; tiếp theo có Trí Thông chuyên tụng “ Kinh Lăng Già ”, đều là chuyên sâu vào một môn. Điều này dạy chúng ta thái độ và phương pháp tu học Phật pháp. Người mới bắt đầu học, tuyệt đối không nên tham nhiều, có thể đọc thấu hết một bộ kinh rồi thì nhờ bộ kinh này đắc được cái trí căn bản. Sau khi khai ngộ kiến tánh, lại tiếp tục học rộng nghe nhiều, đọc xem những kinh điển khác thì không có cái không thông đạt. Nếu quyển này cũng xem, quyển kia cũng xem, Lấy ý thức thứ sáu nghiên cứu, dùng tâm phân biệt để tham thảo thì tuyệt đối không có cách nào đắc được ý nghĩa chân thật trên kinh điển.

 

Sau khi cầu tam bảo thì bộ kinh phật đầu tiên nên đọc là “ Pháp Bảo Đàn Kinh ”, nên đi sâu vào một môn “ Lục Tổ Đàn Kinh ”, không ngừng đọc tụng. Đương nhiên, do căn cơ của mỗi người khác nhau, ngoài ra còn lựa chọn một bộ kinh điển tương đối mang tính bước ngoặc ( chuyển cơ ) cũng có thể được. Còn về những kinh điển khác tuy có thể xem, có thể hiểu, nhưng chỉ cần biết bộ kinh đó đang nói gì là được, còn trên việc tu học thì tốt hơn vẫn là nên chuyên sâu vào một bộ.

 

Vô Tận Tạng nói : “chữ cũng không biết, làm sao có thể biết nghĩa lý trong kinh được ? ”.

Lục Tổ nói : “ Đạo lý vi diệu của chư phật không ở trên văn tự. ”

“ Chư Phật diệu lý, phi quan văn tự ”, không phải nói không liên quan đến văn tự. Nếu không liên quan đến văn tự thì chúng ta nghiên cứu kinh điển để làm gì ? mà là nói không ở trong văn tự.

Chúng ta nghiên cứu kinh điển có thể hiểu được diệu lý của chư Phật hay không ? Nếu như là chấp chước trên văn tự, đương nhiên không được; còn nếu có thể nhờ văn tự , nâng cao quán chiếu mà chứng đắc thực tướng, đấy mới là thật sự giải được nghĩa chân thật của Như Lai. Sau khi chứng đắc nghĩa lý trong kinh, văn tự đối với người kiến tánh mà nói thì một chút ý nghĩa cũng chẳng còn. Bởi vì kinh thật sự không ở trên văn tự. Vậy kinh thật sự ở đâu ? chính là ở chỗ tự tánh của chúng ta.

Đạo lý mà “ Lục Tổ Đàn Kinh ” nói đều là chân lý của tự tánh.

Trước khi vẫn chưa khai ngộ kiến tánh, phải dựa vào quang ( ánh sáng ) của Tiên Phật, Chư Phật Bồ Tát để dẫn phát ánh sáng của tự tánh; dụng ý của việc đọc kinh chính là ở đấy. Cho nên, đọc kinh nhất định phải rời tâm ý thức để đọc, như vậy mới đắc được lợi ích công đức của kinh. Cho nên xem kinh, đọc kinh, phải có thể  nhờ vào kinh điển để khởi phát chân lý của tự tánh, đem ánh sáng vốn có của tự tánh phát huy ra bên ngoài.

 

Đạt Ma Tổ Sư đặt ra định nghĩa của xuất gia, nói : “ minh tâm kiến tánh mới gọi là xuất gia ”. Cho nên, cho dù là áo trắng – người tại gia, minh tâm kiến tánh rồi cũng gọi là xuất gia; nếu chưa minh tâm kiến tánh, cho dù đã cạo đầu, cũng không xem là xuất gia thật. Cho nên, người minh tâm kiến tánh mới là xuất gia thật, đây là nghĩa thật của xuất gia.

Có một vị xuất gia tên là Pháp Hải, khi lần đầu tiên đến viếng thăm Lục Tổ đã hỏi : “ tức tâm tức phật, là đạo lý gì ?  hy vọng đại sư có thể từ bi chỉ thị khai đạo.

Lục Tổ nói : “ tiền niệm bất sanh tức tâm, hậu niệm bất diệt tức phật; thành nhất thiết tướng tức tâm, ly nhất thiết tướng tức phật ”.

Lục Tổ nói : “ một niệm hiền tiền chẳng sanh, chẳng khởi tạp tư vọng tưởng, ngay lúc đó vô sở trụ thì là tâm, niệm sau niệm niệm thanh tịnh chẳng diệt thì là Phật ”.

Lúc cầu đạo, Minh Sư “ nhất chỉ trung ương hội ”, ngay lúc đó vô sở trụ, chính là “ tiền niệm bất sanh ”. Cái “ tâm ” ở đây là nói “ thể ” là “ chân tâm ”, chân tâm vốn dĩ thanh tịnh vô nhiễm. Tiếp theo lại nói : “ hậu niệm bất diệt ” chính là ý nghĩa “ nhi sanh kỳ tâm ”, “ đản dụng thử tâm ” . Câu này là nói : “ dụng ”, diệu dụng dựa vào bổn thể mà khởi.

“ Tiền niệm bất sanh tức tâm ” là chỉ tâm thanh tịnh của tự tánh, là bổn thể; sau đó dựa vào thể mà khởi dụng, niệm sau niệm niệm thanh tịnh chẳng diệt, thì là Phật.

 

Cái mà có thể ảo hóa  thành tựu tất cả tướng là “ tâm ”, cái mà có thể không trụ ở vạn pháp tất cả tướng là “ Phật ”.

Cái “ tâm ” ở đây là chỉ tâm thức A Lại Da, là nói về tác dụng của tâm; cái gọi là “ tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức ”, “ tâm sanh chủng chủng pháp sanh ”, cho nên việc có thể thành tựu vạn pháp tất cả tướng là diệu dụng của tâm.

 

“ Ly tướng ” không phải là rời xa, mà là trong tất cả các tướng có thể không trụ tất cả tướng, chính là cái gọi là “ tại trần bất nhiễm trần ”, “ Kinh Kim cang ” nói : “ rời tất cả các tướng, tức là chư Phật ”.

“ tức tâm danh huệ, tức phật nãi định, định huệ đẳng đẳng, ý trung thanh tịnh ”

“ tức tâm danh huệ ” : tâm này là tâm thanh tịnh của tự tánh, diệu dụng của tâm thanh tịnh của tự tánh là vô cùng, nó có tác dụng chiếu kiến, do vậy trong tất cả cảnh giới liễu liễu phân minh, thì gọi là “ huệ ”

“ tức phật nãi định ” : Cái gì là phật ? ly tướng thì là Phật, nếu đã có thể ly tướng, tâm tất nhiên chẳng loạn, Phật chính là định. Hai câu này chính là nói “ định huệ nhất thể, tâm phật bất nhị ”.

“ định huệ đẳng đẳng, ý trung thanh tịnh ”, định huệ đẳng đẳng chính là ý nghĩa “ định huệ bình đẳng ”.

“ Định ” chính là “ huệ ”, “ huệ ” chính là “ định ”, tu học có thể đạt đến loại cảnh giới này, tâm cảnh sẽ không bị đủ thứ phiền não làm ô nhiễm nữa, cho nên nói : “ ý trung thanh tịnh ”.

Có thể ngộ thấu pháp môn đốn giáo này, do tánh tu tập ngày xưa của mình mà thành, chính là cái gọi là “ tánh tập chủng ”. Diệu dụng vốn dĩ từ định thể vô sanh diệt, định huệ song tu mới là tu hành đúng đắn.

 

Cái gì là “ tập tánh chủng ” ? Ví như, nhìn thấy một bộ kinh nào đó, mình đặc biệt yêu thích, cái này là vì sao ? Bởi vì trong đời quá khứ đã từng đọc tụng qua, cho nên đời này kiếp này nhìn thấy bộ kinh điển này thì đặc biệt yêu thích, đấy chính là “ tánh tập chủng ”; là do trước đây nghiên cứu luyện tập tu hành mà thành, cho nên phật pháp là “ huân tập ” mà thành tựu.

 

Có người nói căn cơ của mình không tốt, căn cơ là do tu mà có, kiếp này có thể bồi dưỡng, đọc thấu một bộ kinh điển thì đã có thiện căn rồi, thì có thể nhờ bộ kinh điển này mà khai ngộ.

Các thiền sư như Pháp Đạt đọc tụng “ Kinh Pháp Hoa ”, Trí Thông đọc tụng “ Kinh Lăng Già ”, những thiền sư này trước khi thăm viếng Lục Tổ cũng đều chưa kiến tánh, gặp Lục Tổ rồi, thông qua Lục Tổ chỉ điểm thêm chút, thì đã khai ngộ. Họ dựa vào cái gì để kiến tánh đây ? chính là dựa vào 3 nghìn bộ “ Kinh Pháp Hoa ”, hơn một nghìn biên “ Kinh Lăng Già ”, đọc tụng một thời gian dài kinh điển đại thừa thì đã thành tập tính. Đọc thấu một bộ kinh điển rồi, mới có thể “ ngộ pháp môn này ”, cho nên nói : “ ngộ pháp môn này là do tập tính của mi ”.

 

“ Dụng ” ở đâu vậy ? chính là trong sinh hoạt hàng ngày, lục căn tiếp xúc với cảnh giới của lục trần có thể nâng cao tác dụng quán chiếu, ; trong tất cả các cảnh giới, không bị mê hoặc, liễu liễu phân minh thì là “ huệ ”. Dụng của “ huệ ” là đến từ thể của “ định ”, là tự tánh vốn có, do vậy định huệ nhất định phải song tu mới là đúng đắn. Hai thứ không thể thiên lệch về phía nào hết.

 

 

Có một người xuất gia tên là Pháp Đạt , 7 tuổi xuất gia, thường trì tụng “ Kinh Pháp Hoa ”.

Pháp Đạt đến lễ bái trước Lục Tổ đại sư, nhưng đầu không chạm đất. Khi hành lễ, lẽ ra nên chân, tay và đầu sát đất, nhưng đầu của thiền sư Pháp Đạt lại không chạm đất. Do vậy, Lục Tổ bèn khiển trách ông ta : “ khi đảnh lễ đầu chẳng chạm đất, biểu thị không có tâm cung kính, nếu đã như vậy, vậy thì có gì khác với không hành lễ đâu ? trong tâm của ông nhất định có một vật có thể khiến ông cậy nhờ, có thể khiến ông đáng để kiêu ngạo, rốt cuộc ông tồn giữ cái gì trong tâm ? ”

Pháp Đạt nói : “ Tôi niệm “ Kinh Pháp Hoa ” đã đạt đến 3 nghìn bộ rồi.

Kinh Pháp Hoa có 6 vạn chữ hơn, nếu mà tụng niệm nhanh một chút thì một ngày có thể niệm một bộ, niệm 3000 bộ phải hơn 8 năm, cho nên ông ta tu học bộ “ Kinh Pháp Hoa ” này chắc đã có hơn 10 năm rồi.

Lục Tổ nói : “ Nếu ông đã niệm đến 1 vạn bộ, và thật sự thông đạt nghĩa kinh của “ Kinh Pháp Hoa ” mà vẫn không tự phụ, chẳng tưởng rằng thắng hơn người khác, như vậy thì có thể cùng ở trên một cảnh giới với ta rồi. Nhưng hôm nay ông đã cô phụ việc lớn đọc kinh, lại còn chẳng biết lỗi ! ”

Đại sự của đọc kinh là gì vậy ? chính là để “ đoạn phiền não , khai trí tuệ ”, có thể khai ngộ kiến tánh, mới là đại sự nghiệp của đọc kinh. Pháp Đạt Đại Sư chẳng những không khai ngộ, trái lại còn dựa vào việc niệm hơn 3000 bộ mà xem thường người khác, thật là uổng phí đang đọc kinh.

Người đảnh lễ đầu sát đất, dùng cái đầu tôn quý nhất, xuống đến cái chân của người được đảnh lễ, dụng ý là đang hàng phục cái tâm cống cao ngã mạn, Pháp Đạt thì đầu lại không chạm đất, Lục Tổ bèn tùy cơ mà khai đạo cho ông ta.

 

Hãy nghe ta nói kệ : “ lễ vốn dĩ là để làm khuất phục cái tràng ngã mạn. Vì sao đầu chẳng chạm đất vậy ? trong tâm tồn cái tôi, tội nghiệp bèn sanh khởi; cho nên “ tôi ” là cái căn nguyên của tạo nghiệp. Ông có thể tụng kinh mà không cho rằng có công, cũng có nghĩa là tuy đọc kinh mà không có tâm cầu công, như vậy mới có phúc báo vô song.

Lục Tổ còn nói một bài kệ : “ tên của ông gọi là Pháp Đạt, tụng kinh quả thật là vô cùng cần mẫn không ngừng nghỉ; nhưng ông chỉ là theo âm, chỉ tụng niệm trên miệng mà thôi, chứ vẫn chưa đạt đến mục đích đoạn phiền não, khai trí tuệ. Phải biết tụng kinh nhất định phải tụng đến minh tâm kiến tánh, mới gọi là Bồ Tát.

Ông hôm nay có duyên với ta, cho nên, hôm nay ta vì ông mà nói, chỉ cần ông có thể tín chắc Phật bổn vô ngôn thuyết ( Phật vốn chẳng nói lời nào ), phàm sở thuyết pháp đều là chẳng nói mà nói. Có thể hiểu được đạo lý này, “ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh ” mới có thể thật sự từ trong miệng ông nói ra, cũng chính là những pháp đã thuyết mới có thể hợp với ý của Phật.  

Phần thứ 21 của “ Kim Cang Kinh ” nói : Nếu có người nói, Như Lai có thuyết pháp thì là hủy báng phật, không hiểu được nghĩa lý của Phật nói ”.

 

Chúng ta xem rồi sẽ cảm thấy rất kỳ lạ. Phật rõ ràng đã nói rất nhiều Pháp như thế, lại bảo là không có nói. Vậy rốt cuộc có nói hay không ? Trên sự tướng mà nói thì là có nói, nếu dựa vào lý thể mà nói, thì là không có nói.

 

Nói thế nào đây ? Phật là “ chẳng nói mà nói ”, Phật thuyết pháp là chẳng khởi tâm động niệm, chỉ là tùy duyên ứng hóa; và “ nói mà chẳng nói ”, ngài tuy có nói nhưng tuyệt đối không chấp chước pháp mà ngài nói; cái tôi không thể nói, và cái pháp chẳng có chỗ nói, chỉ là ứng với cơ của chúng sanh, chỉ là cho chúng sanh một cái tăng thượng duyên mà thôi. Có thể như thế, mới có thể gọi là diệu pháp.

Người thế gian, tâm hướng ngoài tiếp xúc với tất cả tướng, tưởng rằng tất cả tướng là có thật, do vậy bèn chấp mê tất cả các cảnh tướng bên ngoài. Còn người nhị thừa, biết được tất cả các tướng bên ngoài đều chẳng phải là chân thật, kết quả là “ nội thủ u nhàn ” bên trong mê chấp cái Không.

“ Nội thủ u nhàn ” trong “ Kinh Lăng Nghiêm ” nói : “ vẫn là pháp trần, phân biệt ảnh sự ” , vẫn là tâm ý thức, cho nên “ nội mê chấp không ” cũng không phải là cứu cánh. Nếu có thể ở trên tất cả các tướng mà lại không chấp tất cả các tướng, cũng chính là cái mà chúng ta thường nói “ tại trần bất nhiễm trần ”.

 

“ Kinh Lăng Nghiêm ” nói : “ thiện siêu chư hữu ” , nghĩa là thiện vượt tam giới; tức là tam giới mà không chấp tam giới. Không rời khỏi tam giới, lại có thể siêu vượt tam giới, chính là vì không chấp chước; không chấp chước thì siêu vượt rồi. Đấy chính là “ ở trong tướng mà rời khỏi tướng ” .  Đối với “ có ” chẳng chấp chước, thì là “ Không ”, cho dù là “ Không ” cũng không được chấp chước; sau cùng đến cả không chấp chước cũng chẳng chấp chước, như vậy thì có thể nội ngoại bất mê ( bên trong và ngoài đểu chẳng mê ).

Nếu đã ngộ đến pháp môn này, giữa một niệm, tâm địa vui vẻ, khoát nhiên đại ngộ, như vậy chính là đã mở ra tri kiến của Phật. ( Sự thanh tịnh của nhất niệm chính là chánh tri chánh kiến – phật tri phật kiến ).

 

Minh Sư nhất chỉ, ngay lúc đó chính là nhất niệm tâm khai, nhưng chỉ là trong chốc lát mà thôi, và là thiên mệnh gia trì, phật lực gia bị, chẳng phải là tự bản thân chứng đắc, dẫn đến việc rất nhanh chóng bị làm trở ngại. Giống như Ân Sư lúc lâm đàn nói : “ tịnh khí bình tâm điền, nhất điểm chỉ diệu huyền, đương tiền chân dương quan, hỗn hàm bất lão tiên. Xúc ý tức tà thiên, lạc nhập đệ nhị kiến, sanh tử chuyển, uổng phí minh sư tâm pháp truyền ”. Do vậy, nhất định cần phải “ chung nhật luyện thần quang ”, đấy chính là cái gọi là “ đắc trước tu sau ”.

Cái gì là Phật ? Phật có nghĩa là Giác.

Giác cái gì ? Giác ngộ chân tướng của nhân sanh vũ trụ, hiểu triệt để tướng chân thật của nhân sanh vũ trụ. Thích Ca Mâu Ni Phật nói : “ Ta chính là giác ”

Giác lại chia làm tứ môn :

Khai thị “ giác trị kiến ” chính là phá vô minh; chỉ thị “ giác tri kiến ” chính là chỉ thị cái chân thể đã mê; chúng ta mọi người đều có phật tánh, nhưng mê rồi, “ thị ” chính là chỉ thị cái chân thể mà mình đã mê.

Cho nên, mục đích khai thị là để làm gì ? mục đích của khai thị chính là để phá mê hiển chân, các đời Tổ Sư khai thị cho đệ tử, mục đích là để cho đệ tử có thể phá mê hiển chân.

Tiếp theo, có thể ngộ nhập hay không thì phải xem cơ duyên của người được khai thị rồi. Thể ngộ “ giác tri kiến ”, cái “ ngộ ” này chính là khoát nhiên đại ngộ, đã quán thông rồi. Khế nhập “ giác tri kiến ” có thể khế nhập cảnh giới này, thì là tự thân chứng đắc rồi.

 

Nếu nghe khai thị bèn có thể ngộ nhập, thì là tri kiến của Phật – “ chân tánh vốn có ” được hiển hiện mà khôi phục lại bổn lai diện mục.

Trước khi vẫn chưa xuất hiện, cái bổn lai chân tánh, mọi người vốn có, nhưng bị sở tri chướng, phiền não chướng làm trở ngại mất rồi. Nghe được khai thị của Tổ Sư, nếu có thể buông xuống vọng tưởng chấp chước, tức khắc khôi phục bổn lai diện mục – chân tánh vốn có bèn hiển hiện ra ngoài.

Hôm nay ông nhất định phải tin chắc, bởi vì “ lòng tin là mẹ của đạo nguồn công đức ”. Học Phật mà không tin thì tuyệt đối sẽ không đắc được lợi ích công đức. Phải tin cái gì ? Tin rằng tự mình vốn dĩ là Phật. Cho nên nói : “ tri kiến của Phật ” chỉ là bổn tâm của chính mình, chính là tự tánh của mình. Bổn tâm của chính mình chính là Phật, ngoài tâm thì cũng chẳng còn Phật nào khác, “ tự nhược vô phật tâm, hà xứ mịch chân Phật ”( nếu tự mình chẳng có tâm Phật thì tìm kiếm chơn Phật ở đâu ? )

Bởi vì tất cả chúng sanh “ tự bế quang minh ”, tự mình làm trở ngại quang minh của tự tánh, cho nên chúng sanh ít nhiều đều có “ chứng tự bế ”. Do tham ái cảnh giới lục trần, bị cảnh duyên bên ngoài quấy nhiễu sự thanh tịnh của nội tâm, cam nguyện chịu sự sai khiến của ngoại cảnh.

 

Làm sao mới có thể khai ngộ ? muốn khai ngộ thật sự, chỉ có một chữ “ hiết ” ( nghĩa là “ ngừng ”, “ nghỉ ngơi ” ). “ Kinh Lăng Nghiêm ” nói : “ hiết tức bồ đề ”. thật ra, chúng ta cũng biết phải ngưng, nhưng chỉ là chẳng thể buông xuống. Giống như bị cuốn vào quỹ đạo của thái không, đang vận hành theo quỹ đạo; sức mạnh này quả thật quá ư là lớn, ngừng lại chẳng được, đấy chính là nghiệp lực. Tất cả cảnh giới ngoại trần mà chúng ta thấy đều là do  nghiệp lực của chúng ta tạo thành. Mình gặp phải cảnh giới gì thì đó chính là nghiệp lực của mình. Chúng ta chẳng nên đụng chạm với nó, “ không đụng thì mới thắng được ”, không phải “ phải đụng thì mới thắng được ”. “ Hiết ” chính là buông xuống, buông xuống tất cả vọng tưởng chấp chước.

 

Thầy cũng dạy chúng ta phải buông xuống. “ Tam Bảo ” là pháp bảo dùng để đánh đổ, hàng phục tất cả tâm vọng tưởng của bản thân. Vọng tưởng chấp chước một khi đã buông xuống, tự tánh vốn có bèn lập tức hiện tiền. Thầy khai thị một cách rõ ràng : “ nay chỉ cho con một con đường, ánh đèn chiếu sáng ngay trước mắt ”chỉ là chúng ta chưa phát hiện mà chứng ngộ. Tuy rằng một chỉ ngay lúc đó có thể thanh tịnh ly tướng, nhưng chỉ là ngắn ngủi trong chốc lát mà thôi, chứ không thể thường trụ, và là dựa vào tha lực, không phải tự thân chứng đắc. Do vậy, tiếp theo phải dựa vào bản thân dùng tam bảo để tu trì, dùng nó để hàng phục tâm vọng tưởng, cho nên tam bảo là pháp bảo tu trì, tam bảo là pháp bảo thành Phật.

 

Chúng ta phải thường dùng tam bảo, đấy là bí phương Tổ truyền; là do các đời Tổ Sư truyền xuống, là thiên kinh vạn điển thu gọn mà tạo thành, hiệu quả cực tốt, phải “ chung nhật luyện thần quang ”, nhất định có thể hàng phục tâm vọng tưởng.

 

Không nên hướng ngoại tham cầu cảnh trần, phải có thể ly tướng, vậy thì chẳng khác gì với Phật rồi. Cho nên nói : khai phật tri kiến ( mở ra tri kiến của Phật ).

Tâm địa của người thế gian không chánh, do ngu si mà tạo xuống đủ thứ tội nghiệp, miệng nói thiện mà trong tâm bất thiện. Gặp thuận cảnh thì khởi tâm tham, gặp nghịch cảnh thì khởi tâm sân, nhìn thấy người khác tốt thì khởi đố kỵ Dùng lời tốt xu nịnh để kiếm được lợi ích từ người khác, xâm phạm người khác và làm nguy hại vật của người khác, cái này là đang mở ra tri kiến của chúng sanh.

Nếu có thể “ chánh tâm ”, “ chánh tâm ” chính là tâm địa thanh tịnh, tâm niệm đoan chánh, thì có thể thường xuyên nảy sinh trí tuệ.

 

Lục Tổ lúc mới đến Đông Thiền Tự, nói với Ngũ Tổ rằng : “ tự tâm của đệ tử thường sanh trí tuệ ”, vì sao có thể thường sanh trí tuệ ? Bởi vì ngài không có vọng tưởng chấp chước, vọng tưởng chấp chước hết rồi, “ vô sư trí, tự nhiên trí, tức thì hiện tiền ”, cho nên, vì sao không có trí tuệ ? bởi vì có vọng tưởng chấp chước; có thể buông xuống vọng tưởng chấp chước, trí tuệ bèn tự nhiên bộc lộ ra ngoài; bởi vì do tự nhiên mà bộc lộ, cho nên mới gọi là “ vô sư trí, tự nhiên trí ”.

Quán chiếu tâm tánh của mình thì có thể ngưng ác hành thiện, như thế là tự mình đã mở ra tri kiến của Phật. Cho nên, tri kiến của chúng sanh là tự mở, tri kiến của phật cũng là tự mở, nhưng phải xem tự mình muốn mở tri kiến nào. Mở tri kiến chúng sanh thì là lục đạo luân hồi, mở tri kiến của Phật thì là siêu sanh liễu tử, kiến tánh thành Phật.

Niệm niệm là biểu thị không gián đoạn, phải “ chung nhật luyện thần quang ”, thời thời khắc khắc gìn giữ sự thanh tịnh của nội tâm, tánh quang thường hiện. Từ đây có thể thấy, “ chung nhật luyện thần quang ” chính là đang mở tri kiến của Phật.

 

Khi xưa, lúc đốt biểu văn, thượng chấp lễ đều có nói : “ tồn tâm tốt, nói lời tốt, làm việc tốt ”, chính là mở ra cơ sở của tri kiến Phật.

Có thể mở ra Phật tri kiến thì là xuất thế; chính là cái gọi là “ chánh kiến danh xuất thế ”, “ xuất thế ” chính là siêu vượt thế gian, và là ở nhân gian mà siêu xuất thế gian, tức tam giới mà rời tam giới. Nếu mở tri kiến chúng sanh, thì là thế kiến, “ thế kiến ” là tà kiến, một khi có tà kiến thì khó mà tránh khỏi lục đạo luân hồi.

Nếu ông chỉ lao khổ đến cực điểm, chấp chước niệm “ Kinh Pháp Hoa ”, tưởng rằng là bài tập nhất thiết phải tu, như vậy khác gì với con mao ngưu thích cái đuôi của mình. Cao Nguyên Thanh Khang Tạng có một loại trâu, gọi là mao ngưu.

 

 

Cái đuôi của loài trâu này rất đẹp, cho nên mao ngưu thường chuyển mình, mỗi khi chuyển mình một cái thì cái đuôi sẽ đung đưa lên trên, trâu bèn quay về sau mà nhìn, thưởng thức vẻ đẹp của cái đuôi. Đừng có mà cười trâu, con người cũng vậy thôi. Có một số người tưởng rằng tóc của mình rất đẹp, thường hất đầu một cái, hoặc dùng tay vén tóc một cái, tự mình thưởng thức, lâu rồi thì nuôi thành một loại tập tính, cái này chẳng khác gì mao ngưu thích đuôi vậy.

Đọc kinh vốn dĩ là để “ khai ngộ kiến tánh ” , kết quả chẳng đạt được mục đích này, tự tưởng rằng đã niệm 3000 bộ “ Kinh Pháp Hoa ” là chuyện không ai sánh được, bèn đem cái này để khoe với người ta, như thế có khác gì mao ngưu thích đuôi ?

Pháp Đạt nói : “ Nếu là như thế, chỉ cần hiểu được nghĩa lý là được, vậy không cần phải tụng kinh nữa phải không ? ”

Lục Tổ nói : “ Kinh rốt cuộc có lỗi sai gì ? ở đó sẽ làm chướng ngại ông niệm kinh chứ ? chỉ vì sự chấp mê và giác ngộ ở mỗi cá nhân, là tổn hay là ích là hoàn toàn do tự mình; nếu mê thì mình sẽ chịu tổn, nếu có thể giác ngộ, hiểu được dụng ý của việc đọc kinh, tự nhiên sẽ được ích. Có thể miệng tụng tâm hành, dựa theo nghĩa của kinh mà hành thì là đang chuyển kinh. Nếu như miệng tụng mà tâm không hành thì là đã bị kinh chuyển rồi !

Bây giờ, Pháp Đạt đã bị kinh chuyển rồi, đã niệm 3000 bộ, tưởng rằng đã hay lắm, nếu niệm nhiều hơn một ít nữa, vậy chẳng phải là lại càng không ai hay bằng sao ? đó là tà kiến !

Nghe ta nói một bài kệ : “ tâm mê pháp hoa chuyển, tâm ngộ chuyển pháp hoa, tụng kinh cửu bất minh, dự nghĩa tác thù gia ”

Tâm mê rồi, chỉ là miệng tụng mà tâm chẳng hành, cứ chết trong văn tự thì đã bị pháp hoa chuyển, có thể nhờ kinh điển mà tâm khai ngộ giải, như vậy thì là chuyển pháp hoa. Ông tụng kinh đã rất lâu rồi, kết quả vẫn không hiểu nghĩa lý trong kinh, chẳng qua là làm kẻ đối đầu với nghĩa của kinh.

Cũng giống như sống ở đối diện, ngày nào cũng gặp mặt, kết quả không quen biết với đối phương, vậy chẳng phải giống như là có thù hay sao ? Ông ngày nào cũng đọc kinh, kết quả không nhận biết nghĩa của kinh, lẽ nào có thù với kinh sao ?

 

Vô niệm niệm tức chánh,

Hữu niệm niệm thành tà.

Hữu vô câu bất kế,

Trường ngự bạch ngưu xa.

Cái mà gọi là “ vô niệm ”, là niệm mà không niệm, “ niệm kinh ” mà có thể không có chỗ chấp niệm thì là “ chánh ”; nếu như có chỗ chấp niệm, vậy thì cái mà ông niệm đã thành “ tà ” rồi. Có thể làm được hữu niệm vô niệm đều không chấp chước nơi tâm, vậy thì đã vĩnh viễn đã lèo lái được chiếc xe bò lớn của tự tánh rồi. ” “ Xe bò trắng ” là ví von của tự tánh.

Pháp Đạt đã khai ngộ rồi, tiếp theo lại đưa ra 3 vấn đề : “Chư Ðại Thanh Văn cho đến Bồ Tát, tất cả tận tâm suy lường đều chẳng thể đo lường được trí Phật.  ”; cái “ cho đến ” này là từ siêu lược, như một đến ba, chính giữa là gì ? có hai, chỉ là hai không nói ra mà thôi. Giữa Thanh Văn và Bồ Tát, vẫn còn có Giác Duyên. Thanh văn vốn dĩ là những người hoc Tiểu thừa, ở đây thêm một chữ “ Đại ” thì biểu thị người đó đã quay từ Tiểu Thừa sang Đại Thừa.

Pháp Đạt lại nói : “ trên kinh viết : “ Chư vị Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát từ Tiểu Thừa quay sang Đại Thừa, Tam thừa nhân này đều đã tận hết tư duy của họ rồi, cùng nhau suy lường cũng chẳng thể đo lường được trí của Phật ! ”. Hôm nay Đại Sư ngài đây nói quá ư là đơn giản rồi, thành Phật làm gì mà dễ dàng như vậy ?

Bây giờ chỉ cần Phàm phu đã ngộ được bổn tâm của chính mình rồi, thì nói là tri kiến của Phật, tôi tự cho rằng bản thân mình chẳng phải là người thượng căn lợi trí, đối với thuyết minh của Đại sư, khó mà tránh khỏi nghi hoặc phỉ báng.

Trong kinh lại nói 3 cỗ xe, xe dê, xe nai, xe trâu trắng lớn, rốt cuộc phải phân biệt như thế nào ? xin Hòa Thượng từ bi khai thị tiếp !

“ 3 xe 1 xe ” là từ ngữ, trong “ Kinh Pháp Hoa ” có nhắc đến ví dụ “ 3 xe 1 xe ” : có một vị trưởng giả đại phú, nhà cửa rất sâu rộng. Có một hôm, từ bên ngoài quay về, phát hiện bên ngoài ngôi nhà đã cháy rồi, nhưng mà các con của ông vẫn ở trong nhà chơi cực kỳ vui vẻ ! Nếu bảo chúng nhà đã cháy rồi thì chúng nhất định sẽ không tin mà không chịu ra ngoài. Vị Trưởng giả bèn nghĩ ra một cách, bảo với chúng rằng : “ Các con nhanh chóng ra đây ! Ta đã mua 3 loại xe chơi rất vui, muốn cho các con chơi, các con nhanh chóng ra đây chơi nào ! ” Bọn trẻ trong nhà nghe thấy Bố đã mua 3 thứ xe đồ chơi rất vui – xe dê, xe nai, xe bò, bèn vô cùng vui vẻ chạy ra ngoài.

Sau khi đã ra ngoài, Trưởng giả không có cho chúng 3 loại xe này, mà cho chúng cỗ xe trâu trắng lớn thù thắng hơn hết.

Ba cỗ xe này ví như cái gì ? Xe dê ví như Thanh Văn thừa, xe nai ví như Duyên Giác thừa, xe bò ví như Bồ Tát thừa, căn nhà đang cháy biểu thị tam giới như nhà lửa. Dùng Thanh Văn, Duyên giác, Bồ Tát dẫn đạo chúng sanh là phương tiện thiện xảo; trước hết độ chúng sanh rời khỏi nhà lửa. Mục đích của rời khỏi tam giới không chỉ là để thành tựu Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, mà là thành Phật. Do vậy, sau khi  rời khỏi nhà lửa tam giới, Phật mới lại bảo với họ, cả 3 thứ ấy đều không phải là cứu cánh, thành Phật mới là viên mãn cứu cánh nhất.

Lục Tổ nói : nghĩa Kinh của “ Kinh Pháp Hoa ” vô cùng rõ ràng, là do ông tự mình chấp mê mà đi ngược với nghĩa kinh thôi. Tam thừa nhân này không thể đo lường được trí tuệ của Phật, căn bệnh lớn nhất là ở việc dùng tâm ý thức để đo lường trí tuệ của Phật.

Chúng ta hôm nay mất đi bổn lai diện mục đều là vì ý thức dụng sự, mà trí tuệ của Phật là “ ý tưởng không đến ”. Tự tánh là tận hư không khắp pháp giới, ánh sáng của trí tuệ chiếu khắp mọi nơi. Bởi vì một niệm vô minh, hiện ra một dải đen tối, trong cái vô minh đen tối này, ý thức chấp chước phân biệt, làm sao có thể đo biết được trí tuệ của Phật đây ? Đấy là điều không thể !

“ Dẫu cho ngươi tận sức cùng nhau suy lường, chỉ là càng thêm xa xôi mà thôi ” ( trái lại rời đạo càng xa ).

Nếu mà dùng tâm ý thức để nghiên cứu kinh phật, nếu đã đem ý nghĩa của kinh điển nói ra rõ ràng thì có xem là đã khai ngộ kiến tánh không ? vẫn là chưa, đó chỉ là ý nghĩa trên mặt chữ, là văn tự Bát Nhã, cùng lắm chỉ có thể nói là giải ngộ. Sau khi giải ngộ, vẫn còn phải quán chiếu, sau đó mới có thể chứng đắc thật tướng, thật tướng hiện tiền mới là phật tri phật kiến thật sự.

 

Học phật phải tự thân chứng đắc, có thể dựa văn tự, khởi quán chiếu, chứng thật tướng. Kinh điển giống như bản đồ đường đi, có bản đồ đường đi rồi thì biết phải đi như thế nào, không dẫn đến lạc đường; nhưng mà, nếu chỉ nghiên cứu bản đồ đường đi mà chẳng có hành động thì mãi mãi không cách nào đến được nơi muốn đi. Chưa đến qua nơi đó, mà đàm luận cảnh nơi đó là đẹp như thế nào thì đều là nói xuông, là không thực tế, đó chỉ là trên sách viết, chẳng phải là chính mắt mình nhìn thấy.

Lại có một số người cười người khác nghiên cứu kinh điển, nói cái gì “ giảng kinh chẳng thà làm theo kinh ”, câu nói này vô cùng đúng, nhưng mà nếu chưa từng nghiên cứu qua kinh phật, lại cười người ta “ giảng kinh chẳng thà theo kinh mà làm ”, xin hỏi trong kinh diển nói cái gì ? không biết, không biết thì làm sao có thể dựa theo kinh mà làm ? vậy chẳng phải là càng hoang đường hay sao ?

Mục đích của nghiên cứu kinh điển không chỉ là để hiểu ý nghĩa trong kinh; hiểu được kinh đang nói cái gì, chỉ là giải ngộ. Người mới học trước hết nên giải ngộ, giải ngộ rồi thì hành ( làm theo ); nếu kinh điển đã thuộc làu hết thì trọng ở việc hành, hành chính là giải, giải hành tương bổ tương thành, giải và hành đều nhất định phải xem trọng. Đợi khi giải hành tương ứng thì đã chứng ngộ.

Khai ngộ kiến tánh, cũng chính là chứng đắc Bồ Tát viên giáo sơ trụ “ kiến đạo ” vị, mới có thể giảng tu đạo, nếu chẳng “ kiến đạo ”, làm sao bàn về tu đạo, trước khi chưa kiến đạo mà đàm luận về tu đạo thì đều là tu luyện kiểu mù.

Chúng ta hôm nay nói “ tu đạo ”, đó là chiếm được Thiên Ân Sư Đức; Điểm Truyền Sư đại biểu cho Minh Sư chỉ điểm cho chúng ta, đem đạo truyền cho chúng ta, mới có tư cách nói tu đạo. Cái mà Thầy truyền cho là chơn đạo, chúng ta cũng phải tu được chơn, dựa theo tam bảo mà thầy đã truyền cho để tu, như vậy mới gọi là tu được chơn. Nếu chẳng hiểu tam bảo mà Thầy đã truyền thì làm thế nào mà bàn đến việc tu đạo ?

Phật vốn dĩ là vì phàm phu mà thuyết pháp. Chứ không vì phật mà thuyết pháp, nếu không chịu tin vào đạo lý này thì hãy rời khỏi đây ( khi Phật giảng “ Kinh Hoa Nghiêm ” có 5000 tỳ kheo rời khỏi, Phật bảo : “ lui cũng tốt ” ) , bởi vì sau khi 5000 tỳ kheo này rời khỏi, thì đã không còn cành lá, có thể tha hồ mà nói cái đạo thành Phật rồi ). Những người đó hoàn toàn không biết tự mình vốn dĩ ngồi trên xe ngựa trắng, cũng chính là nói tri kiến của phật chính là ở trong tự tánh, vốn dĩ tự có, nhưng lại chẳng chịu tiếp nhận sự thật này, lại khăng khăng phải đi tìm 3 xe dê, nai, bò ở cửa ngoài.

Hơn nữa trong kinh văn nói rõ : “ Phật thuyết pháp chỉ có một phật thừa, không có những giáo thừa khác; có nghĩa là Phật giáo hóa chúng sanh chỉ có một mục tiêu, chính là hy vọng chúng sanh thành Phật. Hai cái thừa này ( đại thừa, tiểu thừa ), tam thừa ( Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, Bồ Tát thừa ) cho đến vô số phương tiện thiện xảo và đủ thứ các nhân duyên, những ngôn từ ví dụ …những thứ pháp này đều là một Phật thừa.

 

Bởi vì Phật Thích Ca Mâu Ni khi mới khai ngộ, trong định ngài thuyết “ Kinh Hoa Nghiêm ” , chỉ có 41 vị Pháp thân đại sĩ ( thập trụ, thập hành, thập hồi hướng, thập địa và đẳng giác ) có thể hiểu được ý nghĩa của Phật thuyết pháp; người nhị thừa thì như câm như điếc. Phật vì muốn độ chúng sanh tam giới, tại vườn Lộc Uyển, ngài bắt đầu giảng từ pháp Tiểu thừa, Tứ Thánh Đế cho 5 tỳ kheo.

 

Ngài giảng A Hàm 12 năm, tiếp theo giảng đến Đại thừa 8 năm, sau 20 năm, ngài lại giảng Bát Nhã; đã giảng Bát Nhã 22 năm, cơ duyên của chúng sanh cũng đã thành thục, cuối cùng mới giảng Pháp Hoa Niết Bàn. Giảng “ Kinh Pháp Hoa ” mới là tâm nguyện vốn có của một đời giáo hóa lúc ấy của phật. Pháp tam thừa mà đã nói trước đây chỉ là phương tiện thiện xảo tiếp dẫn mà thôi.

 “ Ngươi sao chẳng tỉnh ngộ, nói ba xe là giả thiết, vì đời xưa mà nói, nhất thừa là thật, vì đời nay mà nói ”

Ba cỗ xe là pháp phương tiện giả thiết, là vì thời xa xưa, do chúng sanh mê mất thật tướng nên mới thiết lập ra; về phần Nhất phật thừa thì là chân thật, là lúc này trên hội Pháp Hoa, cơ duyên thành thục, vì những người trên cầu Phật đạo mà nói.

“ chỉ bảo ngươi bỏ giả trở về thật, trở về thật rồi thật cũng chẳng chấp. ”

Đấy chẳng qua là dạy ông bỏ đi cái phương tiện giả của tam thừa, mà quy nhập thật tướng giáo của nhất thừa; đợi đến khi sau khi ông quy nhập cái thật, đến cả cái tên Thật cũng chẳng còn.

Chúng ta bây giờ nói là có Phật, có chúng sanh, đúng không ? Khi mình đã thành Phật, thì là vô Phật, vô Chúng sanh.

“ Phải biết tất cả châu báu tài vật đều thuộc về ngươi, do ngươi thọ dụng ”

Cái “ châu báu tài vật ” ở đây là chỉ bảo tàng vô tận của tự tánh.

Nên biết, tất cả châu báu tài vật đều chính là bảo tàng vô tận của tự tánh, vô lượng trí tuệ đức dụng đều là thuộc về bản thân mình, đều do bản thân mình thụ hưởng.

“ chẳng phải là của cha, cũng chẳng phải là của con, cũng chẳng khởi dụng tưởng, ấy gọi là trì Kinh Pháp Hoa ”.

Ở đây dẫn dụng một câu chuyện ví dụ trong “ Kinh Pháp Hoa ” : “ có một trưởng giả đại phú, có một đứa con, từ nhỏ đã mất tích. Qua mấy năm đứa con đã lớn, nhưng vẫn lang thang lưu lạc tứ xứ bên ngoài, trải qua cuộc sống ăn xin. Có một hôm vô cùng tình cờ, anh ta đã đến chỗ nhà ở của người cha. Thế nhưng,  đứa con chẳng biết rằng đấy là nơi người cha vì tìm con mà tạm trú. Anh ta ở ngoài cửa của các bức tường vây quanh mà nhìn quanh, may mà người cha nhận ra người đứng nhìn quanh ngoài cửa chính là người con mà ông đã lạc mất niều năm trời. Do vậy, lệnh cho nô bộc đi mời anh ta tiến vào để cha con nhận nhau. Không ngờ anh ta sợ quá mà cất bước chạy, vị trưởng giả đại phú bèn nghĩ hết cách, phái hai tên nô bộc đến tiếp cận anh ta, sau đó dùng cách dẫn anh ta đến trong nhà của Trưởng Giả. Trưởng giả sắp xếp một công việc thấp hèn nhất cho anh ta, sau đó lại dần dần điều thăng chức vụ của anh ta, cuối cùng thăng lên đến địa vị tổng quản. Trưởng giả đại phú cho rằng thời cơ đã chín muồi, do vậy bèn mời tiệc bạn bè thân thích, sau đó tuyên bố cho công chúng biết, vị Tổng Quản này chính là đứa con mà ông đã lạc mất nhiều năm. Từ nay về sau, gia sản của ông toàn bộ đều do con ông kế thừa. Tổng Quản lúc này đã không còn giống như nhiều năm trước, một đức bé nghèo hoang lạc. Anh ta khí thái phi phàm tiếp nhận lời chúc tụng của bạn bè thân, kế thừa gia nghiệp của cha một cách thuận lợi.

 

Vị Trưởng Giả đại phú trong câu chuyện này chính là “ Phật ”, đứa con đó chính là “ đệ tử của phật ”, những tài sản đó chính là “ bảo tạng vô tận của tự tánh ”, là vật tự gia ( đồ của nhà mình ). Tuy là tự bản thân có, nhưng mà nếu vị Trưởng giả đại phú đó, lúc đứa con mới về nhà bèn bảo cho nó biết, tất cả tài sản đều là của con, đều do con kế thừa, nó có tin không ? Đương nhiên chẳng tin. Không tin còn tốt, e rằng thừa nhận chẳng nổi mà ngất xỉu hoặc kinh hãi quá độ. Vì sao thế ? Vốn dĩ là đứa trẻ nghèo dựa vào việc hành khất mà sống qua ngày, bây giờ đột nhiên có nhiều tài sản như thế, nếu không điên thì cũng là hay lắm rồi.

 

 

Cho nên, Phật Thích Ca Mâu Ni dùng vô số phương tiện thiện xảo, giáo đạo các đệ tử Phật từ A hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, thuận theo thứ tự mà tiến dần, cho đến Pháp Hoa, đệ tử do vậy mà chứng ngộ bảo tạng vô tận của tự tánh. Sau khi chứng ngộ rồi, chẳng phải là của cha, cũng chẳng phải là của con, cũng chính là vô Phật, vô chúng sanh, Chúng sanh và Phật bình đẳng không hai.

                                                                                                      

Bảo tạng vô tận của tự tánh, chấp chúng ta tha hồ thụ dụng, lúc thụ dụng là chuyện tự nhiên, tuyệt đối không có cái niệm tưởng thụ dụng. Đến lúc ấy mới thật sự là trì “ Kinh Pháp Hoa ”.

 “ trì Kinh như thế từ kiếp này sang kiếp khác tay chẳng rời Kinh ”

Từ tiền kiếp cho đến hậu kiếp “ tay chẳng rời kinh ” chẳng phải nói trên tay cầm lấy “ Kinh Pháp Hoa ” , mà là chẳng phải là của cha, cũng chẳng phải là của con, cũng chẳng khởi dụng tưởng. biểu thị đã khai ngộ kiến tánh, chứng đắc chân thật rồi, lúc này bất kể bộ kinh nào cũng đều có thể dung nhập vào bên trong tự tánh; giống như Lục Tổ ngài chưa từng đọc qua bất kỳ kinh điển gì, nhưng bất kỳ kinh điển gì cũng đều biết giảng, như thế mới thật sự là trì “ Kinh Pháp Hoa ”. Một khi đã khai ngộ kiến tánh, trên tay tuy chẳng có quyển “ Kinh Pháp Hoa ”, nhưng lại là tay chẳng rời kinh. Từ sáng đến tối, không lúc nào chẳng phải đang trì niệm kinh Pháp Hoa.

Pháp Ðạt được Sư khai thị, mừng rỡ vô cùng, làm kệ tán thán rằng:

 

Kinh tụng tam thiên bộ,

Tào Khê nhất cú vong.

Vị minh xuất thế chỉ,

Ninh hiết lụy sanh cuồng.

Dương lộc ngưu quyền thiết,

Sơ trung hậu thiện dương.

Thùy tri hoả trạch nội,

Nguyên thị pháp trung vương.

 

Dịch nghiã:

Tụng Kinh ba ngàn bộ,

Bị Tổ một lời tiêu.

Chưa thấu đạo xuất thế,

Sao dứt lụy kiếp mê.

Dê, nai, trâu giả thiết (dê, nai, trâu = tiểu, trung, đại thừa).

Ba đoạn thiện quét sạch.

Ai ngờ trong nhà lửa,

Vốn là tự tánh Phật.

 

Xe Dê, xe nai, xe bò cũng chính là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, những cái này đều chỉ là lập ra phương tiện thiện xảo mà thôi.

Căn cứ Thiên Đài phán giáo, Hoa Nghiêm thuộc về đốn giáo; A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã thuộc tiệm giáo. Tiệm giáo lại phân làm Tiệm sơ, Tiệm trung, Tiệm hậu.

“ Tiệm sơ ” là chỉ xe dê, cũng có nghĩa là Thanh Văn;

“ Tiệm trung ” là chỉ xe nai, cũng chính là Duyên Giác

“ Tiệm hậu ” là xe bò, cũng chính là Bồ Tát.

 

 

“ Dương ” chính là nghĩa tuyên dương. Bất luận sơ, trung, hậu đều là để hiển đại pháp nhất thừa, theo một tuần tự nhất định mà phát dương thật tốt. Cũng có nghĩa là phát dương tiệm sơ, tiệm trung, tiệm hậu, mục tiêu cuối cùng nhất chính là để tuyên dương Phật thừa duy nhất.

Ai biết đâu phàm phu trong cái sanh tử phiền não, một khi đã ngộ đến chân tâm vốn có, thì ra chính là Phật.

Chúng sanh vốn dĩ có phật tri phật kiến, “ Phật ” là bổn lai diện mục của chúng ta, thành phật là bổn phận, không thành phật thì thật là có lỗi với bản thân.

 

 

Số lượt xem : 545