BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Giáo thụ tọa thiền đệ tứ )

Tác giả liangfulai on 2023-07-11 15:33:55
/Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Giáo thụ tọa thiền đệ tứ )

Giáo thụ tọa thiền đệ tứ

 

Lục Tổ khai thị đại chúng nói : “ thiện tri thức ! cái gì gọi là “ tọa thiền ” ? trong pháp môn đốn giáo này, không có bất kỳ một chướng ngại nào, bên ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác, nhìn thấy rõ rõ ràng ràng, liễu liễu phân minh, nhưng tuyệt đối không khởi tâm động niệm, gọi là “ tọa”, bên trong có thể đích thân chứng được tự tánh vốn không dao động, gọi là “ thiền”.


 

Cái gọi là “ tọa ”, trọng điểm ở nơi tâm chứ không ở nơi thân, giống như “ Vĩnh Gia Đại Sư chứng đạo ca ” nói : “ hành diệc thiền, tọa diệc thiền, ngữ mặc động tĩnh thể an nhiên ”, đó cũng là mục tiêu tu hành. Nếu như chỉ là thân bất động, tâm vẫn vọng động không ngừng, vậy thì ngồi rách bồ đoàn vẫn không có tí ích lợi gì. Tâm có thể không động, đi, ở, ngồi, nằm thường ở trong định, thân không ngồi thì cũng có sao đâu ?

 

Thiện tri thức ! cái gì gọi là “ thiền định ” vậy ? ngoại ly lục trần cảnh giới tướng, gọi là “ thiền ”. Nội tâm không loạn gọi là “ định ”.

 

Bên ngoài nếu chấp chước cảnh tướng, biểu thị có sự tham ái đối với ngoại cảnh, nội tâm tự nhiên sẽ loạn; ngoài nếu có thể ly tướng, tâm tự nhiên bất loạn.

 

Cái gọi là “ ly ” không phải là cách ly hay viễn ly ( rời xa ), mà là ý không chấp chước; tiếp xúc với tất cả mọi cảnh giới, lại không chấp chước tất cả cảnh giới, vậy mới gọi là “ thiền ”. Tâm bất loạn là chỉ chân tâm, chân tâm vốn dĩ như như bất động, chân tâm tuyệt không chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh.

 

Chân như bổn tánh vốn tự thanh tịnh, vốn chẳng dao động, chỉ vì tiếp xúc với cảnh giới, “ ý ” bèn nghĩ cảnh, mà sản sinh phân biệt chấp chước, cho nên nội tâm bèn loạn. Nếu tiếp xúc tất cả cảnh giới mà tâm không loạn, vậy mới là chân định.

 

“ Kiến cảnh ” là nhãn ( mắt ) đối với cảnh giới sắc trần, ở đây dùng “ kiến ” để đại biểu “ lục căn ”.

“ Cảnh ” chỉ lục trần. “ kiến cảnh tư cảnh ” ( thấy cảnh nghĩ đến cảnh ) là căn trần tiếp xúc với nhau, nếu không có năng lực quán chiếu, tâm mê vọng tức sẽ tùy cảnh mà chảy qua.

 

Thiện tri thức ! ngoài không nhiễm cảnh giới tướng thì là “ thiền ” ! Trong không khởi vọng tâm thì là “ định ”, ngoại thiền nội định, gọi là “ thiền định ”.

 

“ Bồ Tát Giới Kinh ” nói : “ Cái chân như bổn tánh của ngã nhân, vốn dĩ là thanh tịnh ”. Thiện tri thức ! trong mỗi một niệm, tự chứng bổn tánh của mình, vốn dĩ là thanh tịnh, càng nên biết “ thân tâm bổn bất tương đại ”, cái việc thành Phật này, không nhờ tự mình là không được, cho nên nói tự mình tinh tiến tu trì, tự mình nghiêm cẩn phụng hành, tự nhiên có thể thành tựu Phật đạo, đương nhiên cũng là tự mình thành tựu Phật đạo.

 

Nhưng mà, cái tọa thiền mà pháp môn này nói, vốn dĩ không chấp chước ở “ khán tâm ”, cũng không chấp chước ở “ quán tịnh ”, cũng không phải là “ trường tọa bất động ”.

 

“ Khán tâm quán tịnh ” không phải là có sai lầm gì, chỉ là nó vẫn còn ở công phu đối trị hàng phục vọng tâm.

 

Người sơ nhập môn, loại công phu này vẫn có thể xem là có hiệu quả, nhưng không thể chấp chước, chấp chước thì biến thành chướng ngại rồi. Cũng giống như “ thủ huyền ”, không thể nói là sai, nhưng chấp chước thì thành bệnh rồi, cho nên Ân Sư nói : “ chấp chước huyền quan theo người đi ”.

 

Cái mà Lục Tổ truyền cho là pháp môn đốn giáo, cái mà nhấn mạnh là tự tánh vốn tịnh, không phải là pháp đối trị, mà là công phu đốn ngộ đốn tu, đương nhiên càng không nhấn mạnh ở công phu bắt chéo chân đối diện vách tường, cái quan trọng là tâm “ bất động ”.

 

Nếu nói “ nhìn tâm ” ( bát thức ngũ thập nhất tâm sở ), tâm vốn dĩ là hư vọng, biết được tâm niệm như là huyễn hóa, cho nên cũng chẳng có gì để mà xem.

 

Nếu nói “ quán tịnh ”, tự tánh của người vốn dĩ thanh tịnh, do có vọng niệm cho nên che lấp, chướng ngại cái chân như bổn tánh, chỉ cần không có vọng tưởng, tự tánh tự nhiên thanh tịnh. Nếu dụng tâm quán tịnh, trái lại nảy sinh ra tịnh vọng; “ vọng ” không có chỗ nhất định, những chấp chước khởi lên thì là vọng.

 

“ tịnh” không có hình tướng, nhưng lại lập ra tướng của tịnh, lại còn nói là công phu tu hành. Người kiến giải thế này, trái lại làm chướng ngại cái chân như bổn tánh của mình, lại bị vọng tướng của tịnh trói buộc rồi.

 

Thiện tri thức ! nếu nói là muốn tu “ bất động ”, chỉ cần khi nhìn thấy tất cả mọi người mà không nhìn thấy thiện ác thị phi, và đủ thứ lỗi lầm, thì là tự tánh bất động.

 

Thiện tri thức ! người ngu mê hạ công phu trên việc ngồi bắt chéo chân, mặt đối diện vách tường, thân tướng tuy là bất động, nhưng khi ngồi xuống mở miệng thì nói chuyện thị phi, ưu khuyết điểm tốt xấu của người khác thì là đi ngược lại với đạo rồi. Nếu chấp chước nhìn tâm quán tịnh thì chướng ngại đạo thanh tịnh rồi.

 

 Cái gì gọi là Đạo ? tâm thanh tịnh thì là đạo, cái gọi là “ lục căn thanh tịnh mới là đạo ”. Tu đạo không có gì khác, chính là tu được tâm thanh tịnh là đúng rồi.

 

 

 

Số lượt xem : 298