Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Nam đốn Bắc tiệm đệ 7 tiếp theo )
Nam đốn Bắc tiệm đệ thất tiếp theo
Thường có Tiền Hiền hỏi tu đạo phải tu như thế nào ? Chỗ bắt tay vào cơ bản nhất chính là ở câu này : “ diệc kiến diệc vô kiến ”, bởi vì “ nếu thấy lỗi của người, trái lại thành tự quấy ” ; có thể tự nhìn thấy cái sai của mình, tiến thêm một bước sửa sai “ sửa sai rồi tất sanh trí tuệ ”.
Cái cơ bản làm được tốt, thì công phu tự nhiên sẽ sâu; nếu ngay đến cái cơ bản còn làm không tốt, những cái khác càng khỏi phải bàn.
Con nói vừa đau vừa không đau , lại phải nói sao đây ? Nếu con thật sự không đau, thì giống như gỗ đá vậy, không có tri giác. Nếu đau, thì cũng chẳng khác gì phàm phu, ngay lập tức sanh tâm sân hận.
Cái thấy hoặc không thấy đã nói ở trước là kiến giải của hai bên, đau hoặc không đau là là sanh diệt, đều là tà kiến; con tự mình ngu muội không nhìn thấy cái chơn như bổn tánh của tự mình, sao còn dám nói chơi chọc người ? Thần Hội nghe rồi, đảnh lễ, sám hối tạ tội với Lục Tổ.
Lục Tổ nói : “ Nếu trong tâm con vẫn còn chấp mê, không thể kiến tánh, nên thỉnh vấn thiện tri thức về phương pháp minh tâm kiến tánh; nếu tâm đã ngộ rồi, tức đắc tự kiến bổn tánh, sau khi kiến tánh, điều quan trọng là y theo pháp mà tu hành.
Đấy chính là cái “ ngộ hậu khởi tu ” ( sau khi ngộ thì bắt đầu tu ) mà Thiền tông đã nói. Sau khi khai ngộ mới là sự bắt đầu của tu đạo thật sự, sự tu hành trước đó khi chưa kiến tánh, có thể nói là đang tu luyện kiểu mù. Do vậy trước khi chưa kiến tánh, nên lấy kinh điển làm căn cứ, dựa theo kinh mà hành.
“ Con tự mình có chấp mê, không nhìn thấy bổn tánh tự tâm, lại đến hỏi ta kiến tánh hay không. Nếu ta đã kiến tánh rồi, là ta tự mình biết lấy, đâu có thể thay thế được sự ngu muội trong tâm của con ? Nếu con có thể tự thấy bổn tánh, cũng không thể thay thế sự mê chấp trong tâm của ta. Tại sao tự mình không đi chứng tri, tự mình đi cầu kiến khai ngộ kiến tánh, trái lại đến hỏi ta thấy và không thấy ? ”
Phàm là người chơn tu, nên ghi nhớ kỹ đoạn này, đừng nên đi quản cảnh giới tu trì của người khác như thế nào. Tu hành giống như ăn cơm, ai ăn thì người ấy no, không ai có thể thay thế cho ai hết. Trong “ Kinh Lăng Nghiêm ” ghi nhận A Nan tưởng rằng ông ta là em họ mà Phật sủng ái nhất, Phật nhất định sẽ đem Tam Muội tặng cho ông ta, mãi cho đến lúc gặp nạn Ma Đăng Già Nữ, suýt tí nữa thì phá đi đại giới căn bản – giới bất dâm, mới giác ngộ “ thân tâm bổn bất tương đại ”, cảnh giới của ai như thế nào, hoàn toàn không quan hệ gì với bản thân mình, điều quan trọng nhất là mình nên thật thà tu hành như thế nào.
Lục Tổ Đại sư nhìn thấy môn đồ của các Tông Phái bày ra cho nhau những câu hỏi khó khăn về Phật Pháp, đều khởi lên tâm lý bất lương.
Phật pháp là nội học, Phật pháp là tâm pháp, tu học phật pháp là để hàng phục tâm vọng tưởng của bản thân, tuyệt đối không phải là biện đảo người khác ( biện luận đến mức người ta không thể cãi lại được ), nếu quả thật đã biện đảo người khác rồi, thì là thắng hay thua đây ? là được hay là mất ? thử hỏi xem tâm mình có bình hay không ? Thắng thua được mất bèn liễu liễu phân minh. Lại nữa, bất luận là Tông nào đều là Phật vì những chúng sanh có căn tánh không giống nhau mà nói, vốn dĩ chẳng có sự phân biệt ưu liệt ( hay dở ) , khế cơ mới là điều quan trọng nhất.
Do vậy, Lục Tổ Đại Sư bèn tập hợp họ lại dưới tọa, nói một cách bi mẫn với họ : “ Người học đạo , đối với tất cả thiện niệm, ác niệm đều nên hoàn toàn trừ bỏ. ”
Ác niệm nên trừ bỏ hết, vì sao thiện niệm cũng nên trừ bỏ hết. Chúng ta có còn nhớ vô tướng tụng ( trong phẩm bát nhã bản lưu thông ) thứ nhất Ngộ pháp truyền y hay không ? “Tà lai phiền não chí, Chánh lai phiền não trừ, Tà chánh câu bất dụng, Thanh tịnh chí vô dư. ” (Tà khởi phiền não tới, chánh đến phiền não trừ, Tà chánh đều chẳng chấp, Thanh tịnh đến cùng tột. ) Nếu tâm vẫn còn thiện niệm, tâm vẫn chưa thể đạt đến thanh tịnh cứu cánh.
Sau khi thiện niệm, ác niệm đều đã trừ hết sạch, đã không còn tên có thể đặt, lập một cái tên giả gọi là “ tự tánh ”. Cái tự tánh vô nhị này gọi là chân như thật tánh.
Trên cái chân như thật tánh kiến lập tất cả giáo môn, cũng có nghĩa là đủ thứ pháp môn, đều là từ chân như bổn tánh bộc lộ ra ngoài. Dưới lời nói bèn phải lập tức nhìn thấy bổn tánh của mình ”. Mọi người nghe lời của Lục Tổ rồi, đều thành khẩn hướng về phía Lục Tổ mà đảnh lễ, bèn thỉnh cầu thị phụng Lục Tổ làm thầy.
Tiết Giản hỏi : “ Các vị thiền sư đại đức trong kinh thành đều nói : “ Muốn thể hội đại đạo chơn như pháp tánh, cũng có nghĩa là hy vọng có thể phá vô minh thấy pháp thân, thật sự minh tâm kiến tánh, nhất định phải toạ thiền tu tập định công, nếu không phải vì toạ thiền tập định mà có thể đắc được giải thoát là chuyện xưa nay chưa từng có. ” Không biết cách nói của đại sư thế nào ?
Lục Tổ nói : “Đạo do tâm đi thể ngộ , ở đâu có toạ thiền có thể thành tựu được ? “ Kim Cang Kinh ” nói : “ nếu có người nói phải dựa vào tướng ngồi nằm để thể chứng chơn tánh của Như Lai, thì là đang hành tà đạo. ” Vì sao thế ? Bởi vì chơn tánh Như Lai, đến chẳng từ đâu, đi chẳng nơi đi. Nếu có thể đốn ngộ tự tánh, tự thân chứng được tất cả pháp vốn không sanh diệt, thì là Như Lai thanh tịnh thiền. Có thể chứng ngộ chư pháp ( ngũ uẩn ) vốn dĩ tịch diệt, cuối cùng vẫn quy về không, chẳng có tất cả khổ ách, được đại tự tại, thì là Như Lai thanh tịnh toạ. “ Cứu cánh vô chứng ” chính là vô sở đắc; “ vô đắc ” mới là “ chơn đắc ”, “ vô chứng ” mới là chứng đắc cứu cánh, vốn không có một pháp nào có thể chứng đắc, ở đâu mà còn cái vấn đề toạ thiền này ? ”
Vì sao nói chơn tánh Như Lai “ đến chẳng từ đâu, đi cũng chẳng nơi đi ” vậy ? Bởi vì chơn tánh Như Lai là tận hư không, khắp pháp giới, lớn vô lượng vô biên, thập pháp giới chính là bản thân mình, ở đâu còn có vấn đề đến và đi nữa ? ”
Thông thường nói đến và đi, nhất định phải có hai không gian đối lập nhau, nếu là cùng một không gian, đương nhiên sẽ không có cái gọi là đến và đi; ví như buổi sáng ra khỏi nhà đến nơi làm việc, tan ca về nhà, là đến có từ chỗ đến, đi cũng có chỗ để đi; nếu địa điểm làm việc là ở nhà, thì không có vấn đề đến và đi rồi. Cùng đạo lý đó, thể tánh tận hư không, khắp pháp giới, thập pháp giới chính là bản thân, thập pháp giới chính là Như Lai, nếu đã như vậy, tánh thể Như Lai đương nhiên là “ đến chẳng từ đâu, cũng chẳng nơi đi ”. Muốn tự chứng đắc cảnh giới này, nhất thiết cần phải hàng phục vọng tâm, trừ đi chấp chước, rời tâm, ý, thức mới có thể ngộ nhập, phải ngộ mới biết đạo, nếu chấp chước nhất định phải ngồi, thì là “ ngộ ” ( hiểu sai ) đạo.
Tiết Giản nói : “Đệ tử sau khi về đến Kinh Thành, Hoàng Thượng nhất định sẽ hỏi, hy vọng Đại Sư từ bi, chỉ thị pháp nghĩa tinh tuý thiết yếu nhất, để tôi có thể tấu vấn 2 cung Thái Hậu, Hoàng Thượng, và tất cả những người học đạo trong Kinh Thành, họ đều kỳ vọng mong đợi pháp ngữ của Đại Sư, ví như một ngọn đèn sáng, thông qua việc truyền tay nhau mà thắp lên trăm nghìn ngọn, có thể khiến cho những nơi u ám vô minh đều có thể sáng lên và quang minh sáng ngời vô cùng tận. ”
Một ngọn đèn ở đây là chỉ Lục Tổ. Đen tối ví như vô minh. Tiết Giản hy vọng Đại Sư từ bi khai thị, nhờ vào việc truyền của ông . có thể khiến cho những người ngu muội đều có thể vì khai thị của Lục Tổ mà phá mê khai ngộ.
Lục Tổ nói : “ Đạo chính là trực tâm, tâm thanh tịnh, bất sanh bất diệt, không có đối đãi, không có sự phân biệt sáng hoặc tối, sáng và tối có nghĩa là sanh diệt đối lập nhau, thay thế cho nhau; ánh sáng đi mất rồi thì bóng tối đến. Ông nói sáng ngời quang minh không có cùng tận, thật ra vẫn sẽ có cùng tận, bởi vì sáng tối là danh xưng do đối lập nhau mà lập nên, không phải là vĩnh hằng bất biến.
Cho nên, “ Tịnh Danh Kinh ” nói : “ chân lý Phật pháp là không thể sánh được, bởi vì không có sự đối đãi nhau ”.
Đạo Đức Kinh nói : “ Đạo khả đạo, phi thường đạo ”. Đạo là siệu vượt sự đối lập nhau, rời khỏi cái tuyệt đối, cho nên mới nói : “ Ngôn ngữ đạo đoạn ” ; Phật pháp cũng nói Bát Nhã ly ( rời ) văn tự tướng, ly ngôn ngữ tướng, rời tâm duyên tướng. Phật giảng kinh thuyết pháp 49 năm, chỉ là tùy duyên độ chúng, phương tiện mà nói; chơn kinh tuyệt đối không ở trên văn tự, cái đã nói cũng chẳng phải đạo, chẳng phải Phật pháp. Thế Tôn vì để tránh việc chúng sanh hiểu lầm xem cái phương tiện thành cái chân thật, ngộ nhận xem chỉ tiêu thành mục tiêu, cho nên trong “ Kim Cang Kinh ” nói “ nếu có người nói Như Lai có chỗ thuyết pháp, thì là đang phỉ báng Phật ”, nghĩa là nói với chúng ta rằng tất cả những điều đã nói điều là không phải, nên mượn văn tự ngôn ngữ để tu cái thật của chơn tánh, vậy mới là chơn tu đạo.
Tiết Giản nói : “ minh ( sáng ) ví như trí tuệ, ám ( tối ) ví như vô minh phiền não; người tu đạo nếu không dùng trí tuệ để chiếu phá vô minh phiền não thì cái sanh tử từ vô thủy đến nay, rốt cuộc phải dựa vào cái gì để xuất ly ( ra khỏi ) đây ?
Lục Tổ nói : “ Phiền não chính là Bồ Đề, hai cái là một, chứ chẳng có khác biệt gì. ”
Khi mê thì gọi là phiền não, khi ngộ thì gọi là Bồ Đề, thật ra cùng là một tâm, như nước và sóng vô nhị vô biệt ( không có 2 cái, không có sự khác biệt ), có hai cái thì sẽ có khác biệt, thì chẳng phải là Phật Pháp.
Nếu bảo phải dùng pháp đối trị ( trị nhau ) - dùng trí tuệ để chiếu phá vô minh phiền não, đấy là kiến giải của hàng nhị thừa ( Thanh Văn, Duyên Giác ) , cũng chính là căn khí của xe dê, xe nai mà trên “ Kinh Pháp Hoa ” đã nói, do tâm lượng của họ nhỏ, số lượng chở ít, do vậy dùng chúng để ví như hàng nhị thừa.
Trong ngộ pháp truyền y đệ nhất, Lục Tổ đã từng nói : “ nên dùng đại trí tuệ đả phá trần lao của ngũ uẩn phiền não. Tu hành như thế, nhất định thành Phật đạo, biến tam độc thành Giới, Định, Tuệ. ”, còn ở đây lại lật đổ cách nói dùng trí tuệ chiếu phá phiền não của Tiết Giản, khiến người ta xem rồi không khỏi nghi hoặc. Cái này đều là do đối tượng không giống nhau, khí căn khác nhau; Ở phần trước, đối tượng mà Lục Tổ thuyết pháp là Vi Thích Sử, ông ta hiếm khi được nghe Phật pháp, cho nên diễn thuyết với ông ta pháp đối trị mà người nhị thừa đã dùng, chắc là tương đối dễ tiếp nhận mà có hiệu quả; nhưng mà đối tượng thuyết pháp bây giờ là sống trong hoàng cung mà phong khí phật pháp phồn thịnh, dưới sự huân tập trong thời gian lâu dài; cái kiến giải “ dùng trí tuệ chiếu phá phiền não ” thì ông ta đã hiểu, Tổ Sư vì muốn giúp ông ta tiến cao hơn, siêu vượt sự đối lập, khế ngộ vô sanh, do vậy Tổ Sư mới nói như thế.
Người đại căn khí trí tuệ thượng đẳng tuyệt đối không làm kiến giải như thế.
Tiết Giản nói : “ Thế nào mới là kiến giải của đại thừa viên đốn ? ”
Lục Tổ nói : “ minh và vô minh, phàm phu xem nó như là hai thứ hiện tượng không giống nhau; bậc trí giả đã kiến tánh, hiểu thông đạt tánh thể của chúng, thật ra không có hai thứ, là vô nhị vô biệt ( không có hai cái, không có sự khác biệt ), cái tánh thể vô nhị này chính là chơn như thật tánh.
Cái gọi là thật tánh, trên thân của phàm phu ngu mê vẫn sẽ không giảm đi; trên thân của Thánh Hiền cũng không có tăng thêm, ở trong cái phiền não vẫn không tán loạn, an cư trong cái thiền định mà không tù hãm như chết, chính là như “ Chứng Đạo Ca ” đã nói : “ đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, ngữ mặc động tĩnh thể an nhiên ”, động tĩnh đều thiền.
“ Đoạn thường ” là tướng sanh diệt, “ đi và đến ” là tướng động, đều rơi vào hai bên. Chơn tánh chưa có “ đoạn ” qua, nếu đã không có “ đoạn ” , thì đương nhiên “ thường ” cũng chẳng thể nói đến. Tự tánh tận hư không, khắp pháp giới, không có đến và đi, có đến và đi thì không là chơn tánh, trung gian nội ngoại đều là tưởng tượng hư vọng.
Nam đốn Bắc tiệm đệ thất ( tt )
“ Bất sanh bất diệt ” không chỉ là chỉ tánh thể không sanh không diệt, đến cả “ tướng dụng ” cũng là bất sanh bất diệt, vì sao vậy ? vì tánh tướng như một, thể dụng hợp nhất, chính là cái gọi là “ dĩ kim tác khí, khí khí giai kim ” ; Lục Tổ trước đó cũng nói qua “ nhất chơn nhất thiết chơn, vạn cảnh tự như như, như như chi tâm, tức thị chơn thật ”. Đấy mới gọi là chư pháp thật tướng, là vĩnh hằng không thay đổi, thì gọi là Đạo.
Giản Tiết nói : “ Cái bất sanh bất diệt mà Đại Sư nói và cái mà ngoại đạo nói là có gì khác biệt ? ”
Lục Tổ nói : “ Cái bất sanh bất diệt mà ngoại đạo nói, là lấy diệt để kết thúc sanh, lấy sanh để hiển hiện diệt, vẫn là ở trong cái sanh diệt đối lập nhau, nói diệt thật ra chẳng có diệt, sanh nhưng lại nói là không sanh.
Cái bất sanh bất diệt mà ta nói, là vốn dĩ chẳng có sanh, nếu sanh đã chẳng có, thì ở đâu lại có cái diệt ? cho nên khác với ngoại đạo.
Cái bất sanh bất diệt mà phật pháp đã nói, chẳng phải là lý luận vu vơ không đâu, mà là có thể thực chứng. chỉ cần có thể chứng đắc vô sanh pháp nhẫn – nhìn thấy tất cả pháp là “ vốn không sanh, vốn không diệt ”. Cho nên nói, bất sanh bất diệt là thật tướng, hữu sanh hữu diệt là vọng tướng.
Cầu đạo có thể siêu sanh liễu tử, là liễu sanh đoạn phân tử ( sanh tử của lục đạo luân hồi ), nếu chỉ là liễu cái phân đoạn sanh tử, thì vẫn là chưa viên mãn, nhất định cần phải liễu biến dị sanh tử ( sự nâng cao của tâm cảnh ngoài tam giới, mê tưởng dần dần giảm đi, chứng ngộ dần dần tăng lên, sự biến hóa của nó thần diệu khôn lường ) mới là liễu nghĩa cứu cánh. Làm thế nào chứng đắc được đây ? Đương nhiên cần phải “ chung nhật luyện thần quang ”. Cho nên, sau khi cầu đạo, vẫn phải tinh tiến tu đạo.
Nếu ông muốn biết cái tinh yếu của Phật pháp, chỉ cần tất cả thiện ác đều chẳng suy lường, tự nhiên có thể chứng nhập tâm thể vốn dĩ thanh tịnh, là thanh minh thường tịch tịnh, từ thể khởi tác dụng, có diệu dụng vô cùng vô tận, giống như hằng hà sa số vậy. ”
Tu như thế nào ? chính là tu như thế này: tất cả thiện ác đều không nghĩ đến, cũng có nghĩa là “ ly tướng vô trụ ” . Minh Sư nhất chỉ điểm, ngay lúc đó tức ly tướng vô trụ, khế nhập vô sanh, thanh tịnh đến cực. Nhưng rồi lại bất lực “ rơi vào đệ nhị kiến, sanh tử chuyển, uổng phí Minh Sư tâm pháp truyền ” ( từ huấn của Ân Sư ), do vậy mới không cách nào an tịnh thường tịch, phiền não chẳng đoạn, diệu dụng khó khởi, nên lúc nào cũng dùng tam bảo để hàng phục vọng tâm, khôi phục bổn lai.
Mượn nhờ huyền quan khiếu để thu nhiếp vọng tâm, thủ ( giữ ) mà không thủ; mặc niệm ngũ tự chơn ngôn, hàng phục vọng tâm, niệm mà vô niệm; khấu đầu lễ bái, sám hối nghiệp chướng, từ sự sám tiến vào lý sám, tự nhiên đắc nhập tâm thể thanh tịnh.
Hôm nay, chúng ta có được may mắn gặp được Minh Sư xuất thế, đắc thụ Minh Sư chỉ điểm, chẳng qua cũng là do trong đời quá khứ cần cù tu thiện căn, quảng trồng phước điền mà có được, có thể nói là đắc được chẳng dễ dàng, nếu không tinh tiến cần mẫn mà tu bàn, trải qua một đời trống rỗng chẳng phải là vô ích uổng phí sao ?
Số lượt xem : 480