BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Lời Mở đầu )

Tác giả liangfulai on 2023-07-11 14:47:16
/Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Lời Mở đầu )

Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh

( Lời Mở đầu ) 

 

 

“ Lục Tổ Pháp bảo Đàn Kinh ”  là một bộ tác phẩm bất hủ độc nhất vô nhị, là Bảo Điển dung hội quán thông ( dung hợp quán xuyến ) Tam giáo.


Nhớ khi xưa từ thời đại Xuân Thu Lão Tử ra phía Tây Hàm Cốc Quan, từ đây Đạo chia làm Nho Thích. Cho đến đời Nam Bắc Triều của Đạt Ma Lão Tổ, đạo quay về Chấn Đán ( một cái tên dành cho Trung Hoa do người Ấn Độ cổ xưa gọi ), Lão Thủy hoàn triều, Thiền Tông nhất mạch, mãi cho đến Tào Khê, Lục Tổ khai diễn chánh tông, Tam Giáo nhất lý, bắt đầu Bạch Dương mạt hậu nhất trước, là tiền lệ của việc phổ độ thâu viên.

 

Đàn kinh là một quyển Bảo Điển tu hành quan trọng nhất ảnh hưởng Trung Quốc gần một nghìn năm nay; tất cả Kinh Phật đều là thông qua phiên dịch, duy chỉ có Đàn Kinh là không phải, điều đó có thể thấy địa vị và sự thù thắng của quyển kinh này trong Phật Pháp. Bởi vì quyển kinh này là một bộ kinh Phật duy nhất do người Trung Quốc trực tiếp dùng ngôn ngữ Trung Quốc mà nói, khi đọc lên tương đối trôi chảy hơn và không khó hiểu so với những kinh điển thông qua phiên dịch.

 

Bổn kinh thuật lại chi tiết quá trình Lục Tổ tu hành đắc pháp và khai thị cho thập phương đại chúng. Trong kinh bàn về Bát Nhã chơn đế, phá trừ sự chấp chước của người tu hành, định huệ như một, nghĩa thật của Thiền Cơ, sám hối của tự ngã, khiến cho chư đệ tử chuyển thức thành trí, từ mê chuyển sang ngộ, khế nhập tánh hải của Phật, thật là tự tự bổn tâm, câu câu kiến tánh.

 

Cái mà “ Lục Tổ Đàn Kinh ” xiển dương là pháp môn đốn giáo “ trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật ”. Lục Tổ giỏi về quán cơ thí giáo ( xem xét cơ duyên mà thí giáo pháp ), chỗ nào cũng chỉ dẫn người học xả bỏ hai bên để khế nhập trung đạo, chính là cái gọi là “ đi thẳng vào căn nguyên ” , đốn ngộ tự tánh ngay lúc ấy, tất cả những gì mà ngài đã khai thị đều không rời khỏi tự tánh, do vậy Hoạt Phật Sư Tôn nói : “ Lục Tổ Đàn Kinh ” mỗi một từ đều kiến tánh. Cái “ thiền ” mà Lục Tổ đã hoằng dương không phải là pháp đối trị của Lục Độ, mà là “ Bát Nhã Ba La Mật ” – Bát Nhã thật tướng, là cứu cánh của thiền, là cái học về “ Thiên Nhân hợp nhất ”, là cảnh giới chí thiện của “ Đại Học ”. Lục Tổ đốn ngộ “ hết thảy vạn pháp chẳng rời tự tánh ”, giống như cái mà Mạnh Tử nói : “ vạn vật giai bị ư ngã ”, “ Thanh Tịnh Kinh ” cũng viết : “ Nhân năng thường thanh tịnh, Thiên địa tất giai quy ”, thật là tâm này đồng, lý này đồng, cái mà Thánh Phật, Tổ Sư đã ngộ là cùng một thể tánh. Chính là cái gọi là “ hằng sa chư phật đồng cộng chứng ”

 

Điều đặc biệt là Lục Tổ tuy không biết chữ, nhưng lại có thể giảng kinh thuyết pháp và mỗi từ đều kiến tánh, đủ để chứng minh Kinh Pháp không ở trên văn tự; tất cả kinh pháp đều do tự tánh sanh. Nếu có thể khai ngộ kiến tánh, cho dù không biết chữ như Lục Tổ, hằng sa diệu lý, chẳng nghĩ mà tự đắc; bởi vì trong tự tánh vốn tự có đủ Vô Sư Trí, Tự Nhiên Trí, 12 bộ Tam Tạng. Cái thù thắng hơn nữa là cái mà Lục Tổ xiển dương là pháp môn đốn giáo trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Còn hôm nay, chúng ta chiếm được Thiên Ân Sư Đức, , đắc thụ Minh Sư nhất chỉ, chính là có thể trực tiếp ngộ Phật địa, trực khế bổn nguyên, pháp môn đốn giáo mà Đại Sư dĩ tâm ấn tâm.

 

Các Bạch Dương Tu Sĩ sau khi cầu đạo đắc Tam Bảo nội tại, có thể tận tâm đọc và nghiên cứu “ Lục Tổ Đàn Kinh ”, đi sâu vào các giáo lý thì tất nhiên có thể ấn chứng cái diệu đế của Minh Sư nhất chỉ, sự thù thắng vô song của Tam Bảo, Thiên Mệnh của Minh Sư là chơn thật bất hư.

Số lượt xem : 438