BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Ngộ Pháp Truyền Y Đệ Nhất 4 )

Tác giả liangfulai on 2023-07-11 15:23:47
/Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Ngộ Pháp Truyền Y Đệ Nhất 4 )

Ngộ Pháp Truyền Y Đệ Nhất ( 4 )

 

“ Kinh Bồ Tát giới ” nói : bổn nguyên tự tánh của ngã nhân vốn dĩ là thanh tịnh ” . Nếu có thể liễu ngộ bổn tâm của bản thân, nhìn thấy được bổn tánh của bản thân, thì đã thành phật rồi, cũng chính là cái đạo lý mà Thiền Tông đã nói : “ trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật ”.


“ Tịnh danh kinh ” chính là “ Kinh duy Ma Cật ”, còn gọi là “ Kinh giải thoát bất khả tư nghì ”, trong kinh nói : “ có thể đại triệt đại ngộ ngay lúc ấy, cái chân tâm vốn có đã khôi phục lại rồi ”.

 

Thiện tri thức ! Ta ở nơi Hòa Thượng Hoằng Nhẫn vừa nghe ngài thuyết pháp liền ngộ, “ đốn thấy chân như bổn tánh ”.

 

“ Vừa nghe ” là Bát nhã văn tự; “ ngộ ” là khởi quán chiếu

“ đốn thấy chân như bổn tánh ” là chứng đắc thật tướng bát nhã. Lục Tổ thật giỏi nghe pháp, có thể nhờ vào văn tự mà khởi quán chiếu đốn kiến thật tướng.

 

Chúng ta nên hiểu ý nghĩa thật của nhất chỉ : 

“ nhất chỉ ” là “ văn tự ”; theo tay chỉ “ phản quán nội chiếu ”, đốn đoạn căn trần ngay lúc đó

“ trung ương hội ” là khế nhập trung đạo “ đốn thấy tự tánh phật ”

 

Cho nên, đem giáo pháp này lưu truyền xuống, hy vọng người học đạo cũng có thể đốn trừ vọng niệm, ngộ đến Bồ Đề tự tánh, Mỗi người tự mình tinh tiến cần mẫn quán chiếu chân tâm vốn có, tự nhiên có thể chứng ngộ chân như bổn tánh.

 

Tuy là ngộ, nhưng lại là ngộ vô sở đắc, bởi vì Bồ Đề là vốn có. Nếu như có chỗ đắc, vậy thì là ngoại lai ( đến từ bên ngoài ), giống như pháp thứ nhất của “ tâm bất tương ứng hành pháp ” trong “ bách pháp minh môn luận ” chính là “ đắc ”, nó không liên quan với tự tánh, chẳng tương ứng với tâm vương, cho nên đắc được tài phú, danh vị, đắc được tất cả đều không liên quan với tự tánh.

 

Như cái mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện là xả bỏ tài phú, địa vị, không có gì hết. Đương nhiên, thành phật không nhất định là phải xả bỏ hết tất cả, như cư sĩ Duy Ma Cật đã thị hiện, ngài có tất cả mọi thứ, nhưng cũng đã thành Phật. Cái quan trọng nhất là tuy có nhưng tuyệt đối không chấp chước; trái lại, tuy xả bỏ tất cả, nhưng trong tâm vẫn niệm niệm không quên, vậy thì cũng vô dụng. Cho nên “ xả ”, là phải bỏ đi 94 cái pháp hữu vi trong “ bách pháp minh môn luận ”. Cái ác phải xả bỏ, cái thiện cũng phải xả.

 

Nếu tự mình không thể khai ngộ, nhất định phải đi tìm đại thiện tri thức – người có thể giải phật pháp vi diệu nhất, viên đốn nhất, trực tiếp chỉ thị một con đường Bồ đề chánh lộ. Thiện tri thức này có nhân duyên lớn, có thể “ giáo hóa thị đạo khiến tất cả chúng sanh được thấy tự tánh ”. Bởi vì tất cả thiện pháp, đều là do thiện tri thức có thể phát khởi.

 

Tam thế chư phật, đời quá khứ, đời hiện tại, và đời vị lai, và 12 bộ kinh, trong nhân tánh vốn có đầy đủ. Nếu không thể tự ngộ thì phải tìm Minh Sư chỉ thị truyền thụ mới được kiến tánh.

 

Một khi khai ngộ kiến tánh mới thoắt nhiên đại ngộ, thì ra chúng ta và chư phật cùng một tánh thể, cái gọi là “ nhất tánh Như Lai thể tự đồng ” . Chúng sanh mê rồi, vọng sanh phân biệt, ngỡ rằng ngũ uẩn ảo thân chính là mình, không biết chân như bổn tánh mới là chân ngã ( cái ta thật ), đại ngã. Nếu có thể kiến tánh, mới biết “ ta chính là chân lý, sanh mệnh, con đường ” và mới thật sự hợp đồng với thập phương Như Lai, chúng sanh lục đạo. Sau khi khai ngộ kiến tánh, lại xem tất cả kinh luận, như vô cùng quen thuộc, không có cái gì không hiểu rõ, tam tạng thập nhị bộ kinh chẳng qua là bảo tạng của tự gia ( tự mình ).

 

Nếu như có thể tự ngộ kiến tánh, vậy thì không cần phải hướng ngoại cầu, nếu như cứ mãi chấp chước, phải đắc được sự giải thoát từ thiện tri thức ngoài thì không đúng đắn tí nào. Bởi vì không biết tự tánh là vốn dĩ có đầy đủ, cứ mãi hướng ngoại cầu thì rốt cuộc không thể đắc.

 

Nên biết : Đạo ở tự thân. Khi mê thì cần Thầy độ, nhưng ngộ rồi thì phải tự độ. Sau khi ngộ rồi mới là sự bắt đầu của tu hành. Như chúng ta vẫn chưa thật sự khai ngộ, phải thụ Minh Sư chỉ điểm là thầy độ, sau khi cầu đạo rồi thì phải dựa vào tự mình mà tu hành.

 

Lục Tổ sau khi đắc pháp trốn tránh trong đội thợ săn, một mặt là để tránh bị truy sát, mặt khác là đang tu trí tuệ sâu hơn. Cho nên khi mê thì thầy độ, ngộ rồi thì tự độ.

 

Nếu đã cầu đạo rồi thì phải tu đạo. Dùng cái gì để tu ? đương nhiên là dùng tam bảo. Phải biết tam bảo là pháp bảo tu hành, là pháp bảo thành phật, Thầy đã đem pháp bảo tu hành truyền cho chúng ta rồi, sau này phải dựa vào tự mình hạ công phu. Chính lá cái gọi là “ Sư phụ dẫn vào cửa, tu hành ở cá nhân ”.

 

Vì sao thế ? Bởi vì trong tâm chúng ta tự có thiện tri thức, cũng chính là tự tánh phật. Cái này phải tự mình đi chứng ngộ. Nếu đã khởi tà kiến, đã mê hoặc tâm tánh, vọng niệm bay tứ tung, điên đảo hành sự, cho dù có sự chỉ dạy truyền thụ của thiện tri thức bên ngoài cũng là chẳng cứu nổi.

 

Thầy tuy đã đem diệu pháp vô thượng truyền thụ cho chúng ta rồi, nhưng chúng ta vẫn còn tà kiến vọng niệm không dứt, đấy là do không đủ chánh tín, do vậy nhất thiết cần phải tiếp cận phật đường nhiều, tham gia lớp nghiên cứu, dựa vào chân lý rõ ràng, đoạn trừ nghi hoặc, chân tu thật luyện. Cho nên thành phật hay không, không phải là Thầy có cao minh hay không, mà là tự mình có thể tự tinh tiến tu hành hay không, hàng phục vọng tưởng chấp chước, để cho chân tâm hiển lộ.

 

Nếu như có thể nâng cao quán chiếu Bát nhã chân chánh, trong nháy mắt cực ngắn, tất cả vọng niệm hoàn toàn diệt trừ; nếu có thể chứng đắc tự tánh, mới ngộ đã vào thẳng phật địa. Cái này chính là cái mà thiền tông gọi là “ trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật ”.

 

Cái gì là quán chiếu Bát nhã chân chánh đây ? đó chính là dựa vào sự quán chiếu mà  “ huyền quan ” nâng cao. Trong “ đốn ngộ nhập đạo yếu môn luận ” của Tuệ Hải thiền sư có một câu nói : “ khải tạc huyền quan, khai bát nhã diệu môn ”, mở ra huyền môn, là diệu môn sanh phát trí tuệ bát nhã. Long Thụ Bồ Tát nói : “ nhất thiết pháp bất sanh, duy bát nhã sanh ”, trí tuệ là lúc tất cả pháp chẳng sinh mà hiển hiển hiện ra ngoài. Một khi có vọng tưởng chấp chước, trí tuệ bèn bị che lấp đi, chỉ có buông xuống vạn duyên, trí tuệ mới được hiển hiện.

 

“ Nhất thiết pháp bất sinh ” và huyền quan khiếu có liên quan gì?

 

Bởi vì huyền quan khiếu  là diệu khiếu mạnh và có sức nhất trong việc thu nhiếp lục căn. Nhất chỉ điểm của Minh Sư chính là thông qua huyền quan nhất khiếu thu nhiếp vọng tưởng chấp chước, chính trong nháy mắt đó, căn trần đốn đoạn, khế nhập vô sanh, cho nên “ huyền quan ” chính là Bát Nhã diệu môn.

 

Nhất chỉ ngay lúc đó, “ nhất niệm hồi quang, thân tâm đều không ”, nếu có thể liễu ngộ tự tánh, một khi khai ngộ thì vào cảnh giới của Phật. Chẳng qua là chúng ta không phải tự thân mình chứng đắc, nếu là tự chứng đắc thì chứng một cái là vĩnh chứng luôn. Chúng ta được khế nhập vô sanh là do sự gia trì của thiên mệnh, sự gia bị của phật lực, do vậy sau khi đắc thụ minh sư chỉ điểm, vẫn nên cần cù quán chiếu thêm, dựa vào huyền quan khiếu để nâng cao quán chiếu, “ cả ngày luyện thần quang ”, đấy chính là tiên đắc hậu tu ( đắc trước tu sau ).

 

Thiện tri thức ! dùng trí tuệ để quán chiếu, thu nhiếp lục căn, ngoại không trụ cảnh giới lục trần, hướng nội quán chiếu, “ ly tướng” mà vô sở trụ. Bởi vì ly tướng, cho nên ngoại duyên bất nhập, nội tâm được thanh tịnh, ứng dụng ở tất cả cảnh ngoại tại, có thể không bị cảnh lay chuyển, do vậy nội tâm ngoại cảnh đều có thể quang minh rõ ràng, chứng ngộ chân tâm mà bản thân vốn có.

 

Nếu đã chứng ngộ bổn tâm của mình, đó mới là giải thoát căn bản. Có thể giải thoát chính là Bát Nhã chánh định, Bát Nhã chánh định chính là “ vô niệm ”. Cái gì là “ vô niệm ” ?  Tâm không chấp chước đối với tất cả pháp, không phân biệt, không bị cảnh giới sở nhiễm chính là vô niệm. Tuệ Hải thiền sư giải thích “ vô niệm ” chính là “ nhất thiết xứ vô tâm ”.

 

Diệu dụng của tâm có thể lan khắp nơi, nhưng cũng không chấp chước tất cả mọi nơi, đấy chính là tại trần mà không nhiễm trần. Chỉ cần thanh tịnh bổn tâm của mình, để lục thức ra lục môn ( 6 cửa ), trong lục trần mà vô nhiễm vô tạp. “ Vô tạp ” là chẳng khởi vọng niệm, “ vô nhiễm ” là không chấp chước, như thế thì có thể đi lại tự do.

 

“ Đi lại tự do ”là chỉ sự tự tại của tâm, người tự do thật sự là  có thể đem phật pháp, đạo ứng dụng trong cuộc sống, khiến cho thân tâm bình tĩnh, mới là tự do thật sự.

 

Cho nên, bất kể ở đâu đều có thể thông dụng như ý mình, chẳng có trở ngại thì là Bát Nhã chánh định, tự tại giải thoát, gọi là vô niệm hạnh.

 

Nếu cái gì cũng chẳng nghĩ, đoạn tuyệt tất cả niệm đầu, vậy thì là “ vô tướng định ”.

 

Quả báo của vô tưởng định là vô tưởng thiên, đó là ngoại đạo thiên. Tu trì phật pháp là không khởi vọng niệm, niệm niệm thanh tịnh. Đối cảnh liễu liễu phân minh mà chẳng nhiễm cảnh, chư pháp đều không, tự do tự tại.

 

Nếu như chấp thủ một pháp, tu vô tưởng định thì đã bị pháp trói buộc rồi, đấy chính là “ pháp buộc ”, còn gọi là “ biên kiến ”, nghĩa là ác kiến thiên về một phía.

 

Bất kể là chấp “ có ” hoặc chấp “ không”; chấp “ đoạn ” hoặc chấp “ thường ” đều là biên kiến, là không hợp cái đạo trung dung.

 

Thiện tri thức ! Ngộ pháp vô niệm, chính là có thể chứng ngộ tự tánh, khế nhập bổn thể, mọi cái đều ở chỗ vô tâm. Đối với tất cả mọi cảnh không có vọng tâm, tâm địa thanh tịnh, liễu liễu phân minh, cho nên vạn pháp đều có thể thông đạt; cảnh giới của Chư Phật cũng là vô niệm – tất cả mọi thứ đều ở vô tâm , cho nên người ngộ pháp vô niệm thì đạt đến cảnh giới của chư Phật, cùng một kiến địa với Phật; người ngộ pháp vô niệm thì đã đạt đến địa vị của Phật.

 

Thiện tri thức ! Người đời sau đắc pháp của ta, đem pháp môn đốn giáo này, cùng với những người có cùng một kiến địa, cùng một tâm hạnh, cùng phát nguyện tín thụ phụng hành, giống như thị phụng phật vậy, người suốt đời tinh tiến mà không thối chuyển, nhất định có thể chứng nhập cảnh địa của Thánh Nhân.Nhưng mà nhất định phải truyền thụ lời dặn dò dĩ tâm ấn tâm của các đời tổ sư đến nay, không được ẩn giấu chánh pháp.

 

Các đời Tổ Sư đến nay là chỉ bắt đầu từ Thích Ca Mâu Ni Phật niêm hoa thị chúng, Ca Diếp khẽ mỉm cười, Thế Tôn phó chúc Ca Diếp Tôn giả trở thành Tổ sư Thiền Tông đời thứ nhất, Sư Sư tương truyền, đến đời thứ 28 Đạt Ma Tổ Sư; Đạt Ma Tổ Sư đến Trung Quốc, trở thành Tổ Sư thiền tông đời thứ nhất của trung quốc, truyền mãi cho đến thầy Tế Công Hoạt Phật đời thứ 18. Cái mà nhiều đời tương truyền này, chính là chánh pháp mà Tổ Sư dĩ tâm ấn tâm, phải truyền xuống một cách chính xác, không được “ nặc đạo bất hiện ”, hoặc tự sáng lập môn phái, bất truyền chánh pháp.

 

Nếu không phải là kiến địa, tâm hạnh tương đồng, hoặc ở các pháp môn, tôn giáo khác, thì không được truyền thụ. Điều đáng sợ nhất khiến người ta lo lắng là những người căn cơ thấp kém, bởi vì không hiểu được pháp môn đốn giáo mà tạo thành ngộ giải ( sự hiểu lầm ), hủy báng pháp môn này, sẽ dẫn đến quả báo trăm nghìn kiếp đoạn chủng tánh phật, đấy là tình hình rất nhiêm trọng.

 

Thiện tri thức ! Ta có một “ vô tướng tụng ”, các vị mỗi người đếu phải học thuộc lòng, và dựa theo lời dạy mà phụng hành. Bất kể là người tại gia hay xuất gia, chỉ cần dựa theo kệ ngữ này mà tu hành là được rồi. Nếu không thể tự tu, chỉ là ghi nhớ lời của ta, thì cũng là vô ích thôi.

 

“ Vô tướng tụng ” là bài tụng tâm địa vô tướng, cũng chính là kệ ngữ tức nhất thiết pháp, ly nhất thiết tướng.

 

Nghe ta nói kệ :

 “ Thuyết thông cập tâm thông                    Thuyết thông lại tâm thông

    Như nhật xứ xứ không                             Như mặt trời giữa không,

    Duy truyền kiến tánh pháp                     Chỉ truyền pháp kiến tánh,

    Xuất thế phá tà tông ”                              Xuất thế phá tà tông.

 

“ Thuyết thông ”, là giáo thông;

 

“ Tâm thông ” là tông thông. Phật giáo tại Trung Quốc có 10 tông, thiền tông là một trong những tông đó, còn gọi là “ tâm tông ”, 9 tông khác đều là giáo hạ.

 

“ Tâm thông ” là rời xa tất cả văn tự, chứng ngộ bổn tánh của mình, minh tâm kiến tánh, thông đạt tất cả sự lý.

 

“ Thuyết thông ” là tùy theo cơ duyên của chúng sanh, dùng phương tiện thiện xảo để giảng kinh thuyết pháp cho chúng sanh.

 

“ Thuyết thông ” không nhất định tâm thông, “ tâm thông ” nhất định sẽ có thuyết thông. Nhưng ở đây, cái mà câu nói này nói là pháp dạy học và mục tiêu dạy học của Lục Tổ. Lục Tổ dùng phương tiện thiện xảo của mình, ứng với cơ duyên của chúng sanh mà nói pháp cho chúng sanh, khiến chúng sanh đạt đến tâm thông, vậy thì “ như nhật xứ xứ không ”. Giống như phía trước nói, khi khai ngộ, giống như vén mây nhìn thấy mặt trời, ánh sáng mặt trời ở nơi hư không phổ chiếu đại địa.

 

Duy chỉ có truyền thụ “ pháp kiến tánh ”, chính là phương pháp “ trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật ”, cái mà chỉ chính là tâm tông.

 

“ Xuất thế ” là chỉ chánh kiến;

 

“ tà kiến ” , phàm là không lấy minh tâm kiến tánh làm mục tiêu dạy học, tu học, đều là tà tông.

 

“ tà tông ” ở đây là chỉ tà tư vọng kiến của bản thân, cũng chính là dùng chánh kiến để phá trừ tà tri tà kiến của mình.

 

Pháp tức vô đốn tiệm,                     Pháp vốn chẳng đốn tiệm,
Mê ngộ hữu trì tật,                          Mê ngộ có nhanh chậm,
Chỉ thử kiến tánh môn,                  Pháp môn kiến tánh này,
Ngu nhân bất khả tất.                     Kẻ ngu chẳng thể tri.

 

Phật pháp vốn không có sự phân biệt giữa tiệm pháp và đốn pháp, vì sao mà sau này lại có sự khác biệt giữa đốn tiệm như thế ?

 

Cái này hoàn toàn là do căn cơ của chúng sanh không giống nhau, có người tương đối chấp mê, có người tánh ngộ cao, do vậy mà khai ngộ kiến tánh có sự khác biệt giữa nhanh và chậm. Chỉ là pháp môn đốn giáo kiến tánh này là cái mà người chấp chước không có cách nào liễu ngộ được.

 

Cái “ ngu “ ở đây không phải là chỉ ngu dốt, mà là chỉ người chấp chước, bất luận là chấp chước “ hữu” hoặc “ vô” thì cũng là ngu. “ Ngu phu ” trong cái “ ngu phu thức đắc hoàn hương đạo ” cũng là chỉ người chấp chước. Cho nên dù là người thông minh tuyệt đỉnh hoặc người có học lực cực kỳ cao, nếu có chỗ chấp chước, thì vẫn là ngu phu.

Thuyết tức tuy vạn ban                     Thuyết tuy muôn ngàn lối,

Hợp lý hoàn quy nhất                        Ðúng lý chỉ là một,

Phiền não ám trạch trung                 Nhà phiền não đen tối,

Thường tu sanh tuệ nhất                  Thường nên sanh huệ nhựt,

 

Phật cả đời thuyết pháp, có kinh Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn…. Thuyết pháp tuy có vô số sự khác biệt, nhưng quy nạp tất cả đạo lý thì vẫn quy về nhất tâm, cũng chính là quy về bất nhị thật tướng chân lý.

 

Mục đích của Phật thuyết pháp chính là Phật thừa duy nhất. Cho nên bất luận là tiểu thừa, trung thừa, hoặc đại thừa, cũng điều là cách nói phương tiện thiện xảo của Phật, mục tiêu duy nhất của ngài chính là phật thừa duy nhất.

Phiền não mà Phật Pháp nói đến là chỉ tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Người một khi có phiền não thì giống như ở trong ngôi nhà âm u không có đèn sáng, phải thường xuyên cầm lên quán chiếu mới có thể trừ bỏ phiền não chướng ngại mà tâm sanh trí tuệ.

Tà lai phiền não chí,                        Tà khởi phiền não tới,

chánh lai phiền não trừ                   Chánh đến phiền não trừ,

Tà Chánh cụ bất dụng                    Tà chánh đều chẳng chấp,

Thanh tịnh chí vô dư                       Thanh tịnh đến cùng tột.

 

“  ” là chỉ những kiến giải sai lầm. Một khi có kiến giải sai lầm, phiền não ngay lập tức đến. Chỉ cần có thể nâng lên chánh niệm, phiền não lập tức tiêu trừ. Nhưng rốt cuộc thì chánh và tà là đối lập nhau, chỉ có tà chánh đều chẳng dùng, mới có thể vượt qua sự đối lập, không chấp hai bên, trung đạo do đó mà sanh, đạt đến tận biến dị sinh tử ( trên tinh thần ngoài tam giới cái sinh tử của tâm niệm sanh diệt ), tự thân chứng được vô dư niết bàn thanh tịnh đến cực điểm.

 

Bồ Đề bổn tự tánh                           Tự tánh vốn bồ đề,

Khởi tâm tức thị vọng                     Khởi tâm tức là vọng,

Tịnh tâm tại vọng trung                 Tịnh tâm ở trong vọng,

Đản chánh vô tam chướng             Niệm chánh chẳng tam chướng,

 

Bồ Đề chính là giác, tự tánh bổn giác vốn dị thanh tịnh vô nhiễm. Khi khởi tâm động niệm, bất kể là thiện niệm hay ác niệm cũng đều là vọng. “ Tịnh tâm ” chính là trong cái tâm vọng, khi ta hàng phục vọng tâm rồi, tịnh tâm ngay tức khắc xuất hiện.

 

“ chánh ” không phải là cái chánh trong tà chánh, là cái chánh mà tà và chánh đều không dùng đến, chỉ cần nâng lên chánh niệm, tâm tất nhiên thanh tịnh; tâm thanh tịnh rồi thì không có tam chướng nữa.

 

“ Tam chướng ” là phiền não chướng, nghiệp chướng, báo chướng. “ Phiền não chướng ” là tham, sân, si, mạn, nghi; “ nghiệp chướng ” là ngũ nghịch thập ác; “ báo chướng ” là tam ác đạo.

 

“ Chánh ” không phải là cái “ chánh ” mà đối lập với “ tà ”, là cái chánh siêu vượt tà chánh, cái chánh này là cả hai bên đều không chấp, thiện ác chẳng nghĩ, nhất niệm bất sanh, thanh tịnh đến cực kỳ.

 

“ Hành chánh ” chính là thiện và ác đều không nghĩ đến, tâm như hư không, nhưng không chấp không, có thể làm được hành động như vậy, thì là “ hành chánh ”, có thể hành chánh thì là đạo.

Thế nhân nhược tu đạo                       Người đời muốn tu đạo,

Nhất thiết tận bất phương                   Tất cả đều chẳng ngại,

Thường tự kiến dĩ quá                           Thường tự thấy lỗi mình,

Dư đạo tất tương đương                      Với đạo tức tương ứng.

 

Người đời nếu tu đạo, tất cả cảnh giới đều không trở ngại. Tu đạo là rất bình thường, chính là thường phản tỉnh sai lầm của mình. Cái gì là “ lỗi sai ” ? khởi tâm động niệm chính là sai. Nhưng “ không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác trì ”; chỉ cần giác ngộ nhanh, thường thấy được lỗi lầm của bản thân, sửa chữa mọi lúc thì tiếp cận đạo, khế hợp với đạo rồi.

Sắc loài tự hữu đạo                                     Muôn loài tự có đạo,

Cá bất tương phương não                         Mỗi mỗi chẳng ngại nhau,

Ly đạo biệt mịch đạo                                  Ngoài tâm đi tìm đạo,

Chung thân bất kiến đạo                           Suốt đời chẳng thấy đạo.

“ Sắc loài ” là các sắc các loài sinh mệnh thể, chính là chỉ tất cả chúng sanh, nếu thu nhỏ phạm vi, chính là chỉ nhân loại. Bất kể tất cả chúng sinh hay nhân loại, mỗi loài đều có đạo, mỗi loài đều có môi trường sống, mỗi loài đều có không gian tồn tại, mỗi loài đều có pháp môn tu trì, mỗi loài đều không gậy hại, phiền não cho nhau. Nhưng người hiện đại vẫn cứ thích tự tìm phiền não, xưa nay không quản tự mình, lại thích quản chuyện của người khác, cho nên tự chuốc lấy phiền não, người khác cũng ghét.

 

“ Ly đạo ”, có 2 cách giải thích : một là chỉ tâm ngoài cầu pháp. Bởi vì đạo ở nơi tự thân, ngoài thân không có đạo, cho nên nếu tâm ngoài cầu đạo, chính là rời đạo.

 

Thứ hai là tự khen mình và hủy báng người khác, phê bình người khác, chính là rời đạo. Bất kể là tâm ngoài cầu pháp hay là chỉ biết phê bình người khác, cũng là rời đạo. Một khi rời đạo rồi, đều là vọng tâm dụng sự, muốn cầu thêm chân lý là không thể được, cho nên nói cả đời chẳng gặp được đạo.

 

Ba ba độ nhất sanh,                             Bôn ba qua một đời,

Ðáo đầu hườn tự áo.                           Sau cùng tự áo não.

Dục đắc kiến chơn đạo,                      Muốn được thấy chơn đạo,

Hạnh chánh tức thị đạo.                     Hạnh chánh tức là đạo,

 

“ Ba ba độ nhất sanh ” có hai ý nghĩa. Một là tiếp theo đoạn văn trên, chỉ vọng tâm không ngừng, thì là ba ba độ nhất sinh. Hai là suốt cả cuộc đời, cả ngày đều bôn ba lao lục ( bận rộn làm việc ), cho nên gọi là ba ba độ nhất sinh. Tại sao lại bôn ba lao lục vậy ? cũng chính là vì tâm vọng động không ngừng, không cách nào giữ được thanh tịnh. Như thế, cuối cùng cũng sẽ hối hận, bởi vì cả đời không thấy đạo. Nếu như muốn cầu đắc chơn đạo, tự thân thấy được bổn lai diện mục, thì hạnh chánh chính là đạo.

 

“ Chánh ” không phải là cái “ chánh ” mà đối lập với “ tà ”, là cái chánh siêu vượt tà chánh, cái chánh này là cả hai bên đều không chấp, thiện ác chẳng nghĩ, nhất niệm bất sanh, thanh tịnh đến cực kỳ.

 

“ Hành chánh ” chính là thiện và ác đều không nghĩ đến, tâm như hư không, nhưng không chấp không, có thể làm được hành động như vậy, thì là “ hành chánh ”, có thể hành chánh thì là đạo.

 

Tự nhược vô đạo tâm,                                Nếu tự chẳng đạo tâm,

Ám hành bất kiến đạo.                               Ðen tối chẳng thấy đạo.

Nhược chơn tu đạo nhơn,                          Nếu là người chơn tu,

Bất kiến thế gian quá,                                 Chẳng thấy lỗi thế gian,

 

Tự mình nếu không có tâm giác ngộ, “ ám hành ” – hành động mê hoặc điên đảo, là không thể thấy đạo. Nếu không thấy đạo thì làm sao mà tu đạo đây ? Bởi vì tu hành mà không thấy đạo đều là kiểu tu mù.

Phá được một phần vô minh, nhìn thấy được một phần pháp thân, minh tâm kiến tánh rồi. Minh tâm kiến tánh mới là sự bắt đầu của tu đạo thật sự.

 

Nếu là người thật sự tu đạo, sẽ không vì sai lầm của người thế gian mà khởi tâm động niệm.

 

Nhược kiến tha nhân phi                           Nếu thấy lỗi của người,

Tự phi khước thị tả                                    Trái lại thành tự quấy.

Tha phi ngã bất phi                                     Người quấy ta chẳng quấy,

Ngã phi tự hữu quá                                     Thấy quấy thành tự lỗi.

 

Nếu thấy được cái không đúng của người khác, tâm của mình bèn khởi niệm, cái này chính là “ tự phi ”; tâm động rồi thì là không chánh ( tả ), thì là lỗi sai. Người ta có lỗi sai, ta không được có lỗi sai, bởi vì người ta sai rồi thì người ta tự chịu nhân quả; Ta làm sai thì tự có lỗi, đương nhiên cũng phải tự mình chịu trách nhiệm.

Đản tự khước phi tâm                                   Hễ bỏ tâm chấp quấy,

Đả trừ phiền não phá                                    Phiền não tự tan rã.

Tăng ái bất quan tâm                                    Thương ghét chẳng quan tâm,

Trường thân lưỡng cước ngọa                      Duỗi thẳng hai chân nằm.

 

Chỉ cần tự mình có thể trừ đi cái phi nhân chi tâm thì có thể phá trừ tất cả phiền não. Ghét, oán, vui, yêu đều chẳng quan tâm, không lăn qua lại giữa yêu và ghét, thì có thể “ duỗi dài hai chân nằm ” ngủ một giấc cho đến sáng, tự tại giải thoát biết bao.

Dục nghĩ hoá tha nhơn,                              Muốn hoá độ chúng sanh,

Tự tu hữu phương tiện.                              Tự phải có phương tiện,

Vật linh bỉ hữu nghi,                                   Khiến họ hết nghi ngờ,

Tức thị tự tánh hiện.                                   Tức là tự tánh hiện.

 

 

 

Muốn độ hóa dẫn dắt người khác, tự mình cần phải có phương tiện thiện xảo, có thể không khiến cho đối phương khởi sinh nghi hoặc, đó chính là sự hiển hiện của tự tánh. Nói một cách khác, tự tánh có thể đốn nhiên hiển hiện, nhất định đã chuyển thức thứ 6 thành diệu trí quán sát, tự nhiên có phương tiện thiện xảo, có thể tùy duyên độ hóa, dẫn dắt chúng sanh bước lên Phật đạo.

Số lượt xem : 576