BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Truyền hương sám hối đệ ngũ b )

Tác giả liangfulai on 2023-07-11 15:38:55
/Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Truyền hương sám hối đệ ngũ b )

Truyền hương sám hối đệ ngũ B

 

Hàm nghĩa của “ Tam thân Phật ”


Cái gì gọi là “ pháp thân thanh tịnh ” ?  Tự tánh của thế nhân vốn dĩ là thanh tịnh vô nhiễm, tất cả vạn pháp đều từ tự tánh mà sinh khởi. Nếu nghĩ tất cả chuyện ác, hành vi sẽ tùy theo tâm của mình mà hành ra ngoài mà tạo tác việc ác. Nghĩ tất cả việc thiện, thân sẽ tùy theo tâm ý của mình mà hành thiện.

 

Tất cả chư pháp thiện ác đều ở trong tự tánh, giống như trời thường sáng sủa, nhật nguyệt thường minh chiếu, do mây trôi che phủ, cho nên trên sáng dưới tối.

 

Tuy nói rằng bị mây trôi che phủ, nhưng có phải là thật sự bị che phủ hay không ? không.

 

“ Thượng minh hạ ám ” câu nói này, đối với những người đã từng đáp qua máy bay mà nói, cảm nhận sẽ tương đối sâu sắc. Chúng ta ở trên mặt đất nhìn lên trời không, tuy rằng mây đen phủ đầy, một khi bay đến độ cao tương đối, vượt qua tầng mây thì là ánh mặt trời phủ chiếu.

 

Đột nhiên, gặp gió thổi đến, sau khi mây tản ra, “ trên dưới đều sáng ”, tất cả hiện tượng đều hiển hiện ra ngoài.

 

“ Thế nhân tánh thường phù du ” ( tánh của người đời thường trôi nổi ), cái “ tánh ” ở đây không phải là tự tánh, mà là chỉ về tập tánh, tập tánh của người đời là phù du ( trôi nổi ) bất định, cũng giống như mây trời vậy.

 

Thiện tri thức ! “ Trí ” giống như mặt trời, “ tuệ ” giống như mặt trăng, ánh sáng của trí tuệ vốn dĩ là thường chiếu sáng. Do chấp chước cảnh giới ngoại trần, bị đám mây trôi nổi của vọng niệm che phủ đi tự tánh, không thể sáng rõ phát huy tác dụng.

 

Nếu như có thể gặp được thiện tri thức, nghĩa là gặp được Minh Sư, “ nghe Pháp chân chính ”, nghĩa là đắc thụ Minh Sư chỉ điểm : nghe được pháp chân chánh có thể khởi phát chánh pháp của chánh tri kiến.

 

Thiện tri thức chỉ là chỉ điểm, truyền thụ “ pháp chân chánh ” cho chúng ta, sau khi đắc pháp, vẫn còn phải tự mình sử dụng.

 

Nếu như cái pháp mà Minh Sư truyền cho có tốt cỡ nào, đúng cỡ nào đi nữa, nếu tự mình không chịu thiện dụng nó, cũng là vô ích.

 

Do vậy, phải có thể “ tự trừ mê vọng ”, cũng chính là tự tánh tự độ. Có thể tự tánh tự độ, phá trừ vọng tưởng chấp chước, thì có thể “ trong ngoài sáng rõ ”.

 

“ Nếu khởi Bát Nhã quán chiếu chân chánh, trong nháy mắt, vọng niệm đều diệt ”.

 

Minh Sư nhất chỉ điểm chính là bảo cho chúng ta biết, mượn huyền quan nhất khiếu, nâng cao Bát nhã quán chiếu chân chánh để thu nhiếp vọng niệm. Ví như khi xem tivi, bị kịch tình thu hút, tâm bèn trụ trên kịch tình, lúc này phải nhanh chóng quán chiếu. Nếu không quán chiếu được, thì biểu hiện chánh niệm vẫn chưa mạnh, công phu hạ chưa đủ sâu. Nếu có thể quán chiếu, ly tướng, thì không bị cảnh giới lay chuyển, trí tuệ tự nhiên có thể bộc lộ ra ngoài.

 

Bởi vì “ một niệm hồi quang, thân tâm đều không ”. Nếu đã thân tâm đều hoàn toàn không, thì cảnh giới bên ngoài lại càng là hư vọng, do vậy không có chỗ chấp chước, trí tuệ tự nhiên bộc lộ ra ngoài; giống như Long Thụ đại sĩ nói : “ Nhất thiết pháp bất sanh, duy Bát Nhã sanh ”.

 

Trí tuệ Bát Nhã là vốn có, vọng tưởng chấp chước là hư vọng. Nhưng lại vì có vọng tưởng chấp chước nên mới không có cách nào hiển hiện ra trí tuệ của chúng ta. Nếu có thể hồi quang phản chiếu, ánh sáng của tự tánh, tự nhiên có thể bộc lộ ra ngoài. Do vậy, chỉ cần có thể hạ công phu hồi quang phản chiếu, “ ngoài ” không bị cảnh giới lay chuyển, đối với mọi cảnh đều liễu liễu phân minh; “ nội ” không dụng tâm, ý, thức, tâm tức không loạn, như như bất động. Như vậy chính là “ trong ngoài sáng rõ ”

 

Trong và ngoài nếu đã có thể sáng rõ, trong tự tánh, vạn pháp cũng rõ rõ ràng ràng hiển hiện ra ngoài. Cho nên, trừ vọng tất nhiên nhất định có thể hiển chân.

 

Kỳ thực, vạn pháp vốn ở trong tự tánh, không rời khỏi tự tánh. Bất kỳ người kiến tánh nào, cũng có thể giống như Lục Tổ, ngộ đến “ nhất thiết vạn pháp bất ly tự tánh ”, cái này gọi là “ thanh tịnh pháp thân Phật ”.

 

“ thanh tịnh pháp thân, người người đếu có, cá cá viên thành, chỉ là bị che lấp mà thôi, nếu có thể nâng cao quán chiếu, “ chung nhật luyện thần quang ”, trừ đi ngu muội, tâm hư vọng, nhất định có thể khôi phục bổn lai diện mục.

 

Thiện tri thức ! tự tâm quy y tự tánh, là quy y chơn Phật.

 

“ Quy ” là quay đầu, “ y ” là dựa vào, quay đầu dựa vào tự tánh chơn Phật. Tâm của chúng ta đều quen thả ra bên ngoài, do vậy mà bị cảnh giới lay chuyển mà khởi lên đủ thứ tâm, cho nên mới phải quay đầu, dựa vào bổn giác của tự tánh, để cho tâm được thanh tịnh, cái này chính là “ ngoại ly tướng, nội bất loạn ”.

 

Tiếp theo, Lục Tổ muốn bảo chúng ta làm thế nào mới là tự quy y ? Chính là phải trừ đi tâm bất thiện, tâm đố kỵ, tâm kiêu mạn, ngô ngã tâm, tâm cuồng vọng, tâm khinh người, tâm tà kiến, tâm cống cao mà vốn dĩ không có trong tự tánh và tất cả những hành vi bất thiện trong mọi lúc.

 

Những tâm này đều do cái “ tôi ” sản sinh ra, cái gốc bệnh chủ yếu nhất ở đây chính là cái “ ngô ngã tâm ”; cái gọi là “ hữu ngã tội tức sanh ”, tất cả những hành vi bất thiện đều là do có cái “ tôi ” mà khởi sanh.

 

Thường xuyên nhìn thấy lỗi lầm của mình, không nói chuyện thị phi xấu tốt của người khác, giống như “ vô tướng tụng ” nói : Nhược chân tu đạo nhân, bất kiến tế gian quá, nhược kiến tha nhân phi, tự phi khước thị tả ”.

 

( Nếu là người tu hành thật sự, không nhìn lỗi của thế gian, nếu nhìn cái sai của người khác thì chẳng phải là tự mình đã đọa lạc sao ). Như vậy chính là tự quy y. Thường xuyên phải mang tâm khiêm hạ, cung kính tất cả mọi người, chính là kiến tánh thông đạt tất cả pháp thế gian xuất thế, càng không có chướng ngại đình trệ, đó chính là tự quy y.

 

Cung kính đối với người, không phải là cung kính đối với một bộ phận người nào đó, mà là đối với tất cả mọi người đều phải cung kính, giống như Lục Tổ ở phẩm thứ nhất đã bày tỏ rõ cho chúng ta : Đứa bé đồng tử đó tuổi tác tuy nhỏ hơn Lục Tổ, Lục Tổ vẫn tôn xưng cậu ấy là “ thượng nhân ”, không vì địa vị của cậu ấy thấp, tuổi nhỏ mà khẩu khí hơi khinh mạn một chút. Nhưng đứa bé đồng tử xưng hô với Lục Tổ như thế nào ? “ ông là Cát Liêu ” bởi vì Sư phụ cậu ta gọi ngài là Cát Liêu, cậu ta cũng học Sư phụ gọi Cát Liêu.

 

Bởi vì “ kiến tánh là công, bình đẳng là đức ”; chỉ cần người kiến tánh, đối với chúng sanh nhất định là bình đẳng. Bởi vì người đó biết được chúng sanh đều có đức tướng trí tuệ của Như Lai, và tất cả cảnh giới đều là việc ở trong tự tánh. Tất cả người, tất cả cảnh giới, đều là bản thân. Cho nên, không cung kính đối với tất cả sự việc, không cung kính đối với tất cả cảnh, chính là không cung kính đối với bản thân, làm tổn thương chúng sanh chính là đang làm tổn thương bản thân mình.

 

“ Thiên bách ức hóa thân ”

“ Hóa thân ” chính là nói tắt của “ ứng hóa thân ” của phật. Giống như Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài thị hiện trong cung vua, đấy là “ ứng thân ”. Ngài thành đạo dưới cây Bồ Đề, sau khi thành đạo, một thân có thể thị hiện nhiều thân, gọi là “ hóa thân ”.

 

Phật có thiên bách ức hóa thân. Giống như “ phẩm Phổ môn ” và “ kinh Lăng Nghiêm ” đều có nói đến 33 hoặc 32 ứng hóa thân. Phải độ chúng sanh gì thì ngài bèn hóa thành chúng sanh thế đó để đi độ họ; Phật muốn độ hóa súc sanh bèn biến hóa thành thân súc sanh, muốn độ người, còn phải xem độ những người gì, như thế nào, ví như độ những người làm quan thì ngài bèn hóa thành người làm quan để độ họ. Ngài có thể biến hóa các loại thân; thậm chí muốn độ hóa những chúng sanh trong quỷ đạo, ngài bèn biến hóa thành thân quỷ đạo để độ hóa họ, cái này gọi là “ thiên bách ức hóa thân ”, gọi tắt là “ hóa thân ”.

 

Lục Tổ ở đây bảo chúng ta “ hóa thân ” là cái gì ? là biến hóa tùy theo suy nghĩ của chúng sanh, không giống với cái hóa thân của quả địa Như Lai mà đã nói ở trên. Lục Tổ nói : “ nếu không khởi suy nghĩ, thể tánh của vạn pháp vốn dĩ là không, suy nghĩ của việc đối cảnh mà khởi một niệm, gọi là “ biến hóa ”.

 

Suy nghĩa việc ác, tự tâm bèn hóa thành cảnh giới địa ngục; suy nghĩ việc thiện, tự tâm bèn hóa thành cảnh giới của thiên đường; nếu có niệm đầu muốn độc hại người khác, tự tâm bèn hóa thành rồng rắn, thường hoài từ bi, tự tâm bèn hóa thành cảnh giới của Bồ Tát; tự tánh bộc lộ trí tuệ thì tự tâm bèn hóa thành cảnh giới của chư thiên thượng giới; tự tánh mê chấp, ngu si, bèn hóa thành cảnh giới hạ phương tam ác đạo.

 

Sự biến hóa của tự tánh vô cùng nhiều. Sự biến hóa của tự tánh này không phải là sự biến hóa của bản thân tự tánh, mà là tự tánh tùy duyên “ ứng hóa ”.

 

Chúng ta khởi suy nghĩ, tự tánh vẫn là như như bất động; có tự tánh mới có tâm; có tâm mới khởi biến hóa. Sự thực là bản thân tự tánh không có “ biến hóa ”, chỉ là bị che lấp thôi.

 

Người mê không thể tỉnh ngộ sát giác, do vậy mà giữa các niệm với nhau thường khởi sinh ác niệm, thường hành sự trong ác đạo. Tiếp theo, câu này rất quan trọng : chúng ta phải thành tựu “ tự tánh hóa thân Phật ”, phải làm sao đây ? chính là nếu có thể “ hồi nhất niệm thiện ” “ sửa lỗi tất sanh trí tuệ ”, trí tuệ bát nhã vì thế mà sanh khởi, gọi là “ tự tánh hóa thân Phật ”.

 

Minh Sư chỉ điểm, chính là bảo chúng ta hồi quang phản chiếu, phương pháp thành tựu “ tự tánh hóa thân Phật ”.

 

Pháp mà Lục Tổ nói, đều là nói từ trên tự tánh, “ tự tánh hóa thân Phật ” ở đây không phải nói Phật có những biến hóa gì, mà là nói từ trên cái căn bản tu hành; nếu có thể hạ công phu từ trên tự tánh, sau khi chứng quả thành Phật, tự nhiên sẽ có “ thiên bách ức hóa thân ” giống như của Phật.

 

Cái mà Lục Tổ nói ở đây không phải nói ứng hóa thân của Phật, mà là nói tự tâm của chúng ta khởi suy nghĩ, sẽ có đủ thứ biến hóa, quan trọng nhất là phải thành tựu “ tự tánh hóa thân Phật ”, nếu có thể hồi quang phản chiếu, ly tướng thanh tịnh, “ nhất thiết pháp bất sanh, duy Bát Nhã sanh ”, trí tuệ bèn hiển hiện ra bên ngoài.

 

Cái gì gọi là “ viên mãn báo thân ” ? “ Viên mãn báo thân ” là quả báo thân của Phật. “ Báo thân ” có 2 loại giải thích : một là “ tịnh mãn ”, còn một cái là “ biến chiếu ”. “ Tịnh mãn ” chính là thanh tịnh viên mãn. “ Biến chiếu ” chính là trí tuệ chiếu khắp tất cả; cũng chính là sau khi thành tựu chánh giác, sự quang minh của tự tánh chiếu khắp thập phương, có trí tuệ lớn.

 

Lục Tổ ở chỗ này bảo với chúng ta rằng chúng sanh vốn có tâm trí tuệ, thành phật chỉ là đem tâm trí tuệ ấy khai hiển mà thôi. Chúng ta hiện tại tuy là chúng sanh, nhưng “ báo thân ” là vốn dĩ có. Thành phật chỉ là đem trí tuệ thanh tịnh viên mãn hiển hiện ra ngoài mà thôi.

 

Lục Tổ đưa ra một ví dụ : ví như một ngọn đèn có thể trừ đi hắc ám đen tối của nghìn năm, cũng có nghĩa là dù có đen tối lâu hơn nữa, đèn sáng một cái thì ngay lúc đó hắc ám của nghìn năm đều không thấy nữa. Tuy trải qua nghìn năm ngu mê, chỉ cần kiến tánh một cái, trí tuệ rộng mở, phá trừ ngu mê vạn năm ngay lúc đó.

 

Sau khi đã phá trừ mê, không nên lại nghĩ đến đủ thứ chuyện ngày xưa, bởi vì chuyện đã qua không thể đắc, phải thường xuyên tư duy về sau niệm niệm đều có thể thanh tịnh, viên mãn, quang minh, tự nhiên nhìn thấy được bổn tánh của mình.

 

Cái “ niệm ” này chính là niệm của vô niệm, niệm niệm thanh tịnh, là do tự tánh mà khởi, khác với cái “ niệm ” do ý thức mà khởi, niệm niệm hư vọng.

 

Thiện và ác tuy khác nhau, nhưng bổn tánh thì không có gì khác nhau; cái tánh bất nhị ( không hai ) này gọi là “ thật tánh ”, cũng chính là chân như bổn tánh. Trong cái tánh chân thật, thiện ác đều không nhiễm, gọi là “ viên mãn báo thân Phật ”.

 

Cho nên, “ viên mãn báo thân Phật ” là chư Phật tu phúc tu huệ, khi công đức viên mãn, thân hoàn thành Phật quả. Nói đơn giản “ thanh tịnh viên mãn, trí tuệ chiếu khắp ” chính là “ báo thân ”. Cái “ báo ” này chính là ý hiển hiện, hiện ra bổn lai diện mục thanh tịnh, trí tuệ tự nhiên bộc lộ, cái này chính là “ viên mãn báo thân ”.

 

Tự tánh của chúng sanh là vốn có, nếu bị che lấp đi, khởi lên một niệm ác, thì sẽ diệt hết cái nhân thiện mà vạn kiếp đã tu được. Bởi vì chỉ cần khởi một cái “ niệm ác ”, cái niệm ác này tràn ngập cả tâm, tuyệt đối sẽ không có chuyện sau khi khởi ác niệm rồi vẫn còn tồn tại một ít niệm thiện. Cho nên, phải cẩn thận niệm đầu của chúng ta. Tự tánh khởi lên một “ niệm thiện ”, cái niệm thiện này chính là giác, sau khi giác ngộ thì hằng hà sa số những cái ác đều bị diệt tận hết. Mãi cho đến khi thành tựu vô thượng bồ đề, cũng chính là mãi cho đến lúc thành Phật, giữa các niệm với nhau tự kiến bổn tánh, không lại đánh mất đi nữa cái bổn niệm kiến tánh này, gọi là “ báo thân ”.

 

Thiện tri thức ! từ “ pháp thân ” mà suy nghĩ; suy nghĩ chính là khởi tác dụng; cái “ suy nghĩ ” ở đây không phải là tâm ý thức, mà là miệu dụng khởi lên từ bổn thể pháp thân, là y thể khởi dụng, chính là “ hóa thân Phật ”.

 

“ Niệm niệm tự kiến tự tánh ”, có thể niệm niệm tự thấy tự tánh, đã là minh tâm kiến tánh, ở trong tất cả các cảnh giới tuyệt  hông mê hoặc, do trí tuệ thanh tịnh viên mãn, chiếu rọi tất cả, chính là “ báo thân Phật ”

 

Cái đạo lý Tam Thân đã nói ở trên, nhất định cần phải tự mình đi ngộ, tự mình tu trì, mới có thể viên mãn công đức tự tánh, như vậy mới là quy y thật.

 

Cho nên, quy y không phải là quy y Phật bên ngoài, không phải quy y phật pháp văn tự, cũng không phải là quy y một người xuất gia nào; đặc biệt là quy y pháp, chúng ta niệm kinh phật, đọc “ Lục Tổ đàn kinh ” , không chỉ đọc tụng, cầu giải mà thôi, mà là mượn “ Lục Tổ đàn kinh ” để dẫn phát bổn giác của tự tánh, bởi vì cái mà Lục Tổ nói đều là chân lý của tự tánh, là chuyện của bản thân mình.

 

Tiếp theo Lục Tổ đặc biệt nhấn mạnh, da thịt là sắc thân, sắc thân cũng giống như ngôi nhà, không thể nói quy y. Chỉ cần có thể ngộ đến tự tánh vốn dĩ đầy đủ tam thân này, như thế thì nhận thức được tự tánh Phật rồi.

 

Những “ nhận thức ” bình thường là chỉ ý thức thứ 6, còn “ thức ” ở đây có nghĩa là “ chứng ”, chính là chứng ngộ Phật tự tánh, minh tâm kiến tánh rồi.

 

Ta có một kệ tụng “ vô tướng ”, nếu có thể đọc tụng và dựa vào pháp mà tu trì, dưới một lời nói, bèn có thể khiến cho tất cả mê hoặc và tội nghiệp mà đã tích lũy nhiều kiếp đều tiêu diệt ngay lúc đó.

 

Cái gọi là “ ngay lúc đó ” chính là ứng vô sở trụ; “ ly tướng ” chính là ngay lúc đó; “ nhị biên tam tế đoạn ” chính là ngay lúc đó. “ Nhị biên ” chính là hữu biên, vô biên; thiện ác đối đãi nhị tướng. “ Tam tế ” chính là quá khứ, hiện tại, vị lai. Rời khỏi sự đối lập nhau, siêu vượt tam tế, chính là “ ngay lúc đó ”.

 

Ngay lúc đó chính là lúc “ nhất tâm ” , chính là kiến tánh thành Phật, làm gì còn có mê hoặc tội nghiệp nữa ?

 

Tụng nói : “       Mê nhân tu phước bất tu đạo, chỉ ngôn tu phước tiện thị đạo

                        Bố thí cúng dường phước vô biên, tâm trung tam ác nguyên lai tạo.

 

Bài kệ này vô cùng quan trọng, chúng ta phải nhận rõ rốt cuộc mình đang tu đạo hay là đang tu phước ? Cái gì gọi là “ tu đạo ” đây ? Đạo chính là tự tánh, tu học có thể lấy việc minh tâm kiến tánh làm tông chỉ, mới gọi là “ tu đạo ”; Không lấy minh tâm kiến tánh làm tông chỉ, thì không thể gọi là “ tu đạo ”.

 

Kệ tụng nói : “ Người mê muội không hiểu, chỉ tu phước mà không tu đạo, ngộ nhận rằng tu phước chính là đang tu đạo. Bố thí và cùng dường tuy rằng có thể tạo tựu phước vô lượng vô biên, kiếp sau hưởng thụ phước báo; nhưng mà tam ác trong tâm thì vẫn tiếp tục tạo như trước đây.

 

Trong bố thí có tam thí : tài thí, pháp thí, vô úy thí. Đừng cứ tưởng rằng làm rất nhiều tam thí thì là đang tu đạo. Đấy không phải là tu đạo, đấy là tu phước. Tu đạo có công đức, bởi vì công đức ở trong pháp thân; lấy minh tâm kiến tánh làm tông chỉ, thì là đang tu đạo, thì có công đức. “ Bố thí ” là tu phước, không thể đem phước đức xem làm công đức giống như Lương Võ Đế.

 

Nếu có thể buông xuống tham, sân, si, bố thí mà vô sở trụ “ dùng tâm vô vi, hành việc hữu vi ”, đó chính là phước huệ song tu, phước đức và công đức đều có.

 

Nếu muốn lấy phước đã tu để diệt trừ tội nghiệp, như thế có được chăng ? Như thế là không được. Hậu thế tuy có thể được phước báo, nhưng tội nghiệp vẫn còn, cũng có nghĩa là nói phước báo không cách nào diệt được tội nghiệp trong tâm.

 

Phước báo không những không cách nào diệt tội, thậm chí có khi trong cái tu phước vẫn còn tạo ra tội nghiệp; ví như xả tài hành thiện hoặc trợ in sách thiện, nhưng lại hoài nghi tiền tài có phải bị ăn xén mất, hoặc cho rằng mình đã bố thí rất nhiều tiền, nhưng lại không đắc được sự tôn trọng nên có mà khởi tâm sân hận.

 

Các vị hãy nghĩ xem, thí tiền tài nhất định sẽ có phước báo, nhưng phước báo có thể diệt trừ được tâm nghi ngờ, tâm sân hận trong lòng không ? Không thể được. Cho nên, phước báo và tội nghiệp không thể nào cân đối bù trừ cho nhau, phước đức là phước đức, công đức là công đức, tội nghiệp là tội nghiệp, phước báo không thể nào bù trừ cho tội nghiệp.

 

Trong Phật Pháp, không có cái mà trên đời nói “ công tội bù nhau ”, cái “ công và lỗi ” trong nhân quả là không thể bù trừ cho nhau: “ thiện có thiện báo, ác có ác báo ”, cho nên tạo ác nhất định có ác báo, hành thiện nhất định có thiện báo, chỉ là vấn đề sớm hay muộn.

 

Kinh Hoa Nghiêm nói : “ giả thị bách thiên kiếp, sở tạo nghiệp bất vong, nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thụ ”.

 

Chúng ta nhất định phải tin sâu vào nhân quả, có thể tin sâu vào nhân quả mới sẽ không tạo tội. Không nên trong quá trình tu đạo vẫn không ngừng tạo tội, giống như phẩm thứ nhất “ vô tướng tụng ” đã nói “ rời đạo chớ tìm đạo ”. Những hành vi của mình đều đã rời đạo thì làm sao có thể thành tựu đạo nghiệp được ? Đấy là không thể được.

 

Lục Tổ rất từ bi khai thị đạo lý này cho chúng ta. Chúng ta nhất định phải rõ ràng, tự mình rốt cuộc đang tu đạo hay đang tu phước.

 

“ Đản hướng tâm trung trừ tội duyên ”, bởi vì tội do tâm tạo, vẫn phải từ tâm mà diệt. Diệt thế nào ? “ Vô tâm ”. Đối cảnh mà chẳng khởi tâm, không động niệm, như thế thì có thể diệt tội. Do “ Tội tánh bổn không ”, tội là hư vọng.

 

Tuyệt đối phải ghi nhớ, tội tuy là hư vọng, nếu không kiến tánh, vẫn phải chịu báo, chịu báo thật chẳng dễ chịu, làm sao có thể không cẩn thận được ?

 

“ Các tự tánh trung chân sám hối ”, mỗi một người phải đi sám hối từ trong tự tánh. Cái gì gọi là : chơn sám hối ” ? “ kiến tánh ” mới là sám hối thật, chưa kiến tánh  đều không gọi là chơn sám hối.

 

Phía trước có đề cập đến, sám có “ lý sám ”, có “ sự sám ”, “ kiến tánh ” chính là lý sám, sau khi kiến tánh từ đây bèn không tạo ác nữa. Nếu chưa kiến tánh, chỉ sám hối trước mặt Phật Bồ Tát, giống như khi mở lớp sám hối, có một số người chẳng phải khóc lóc đau đớn chảy nước mũi sao ? Thế nhưng sau khi đau khóc chảy nước mũi thì sao ? chẳng phải vẫn tiếp tục tạo tội sao ? Tại sao vậy ? Bởi vì đó là sự sám, sám hối đủ thứ sai trái trong quá khứ. Bởi vì chưa kiến tánh, vọng tưởng chấp chước chưa trừ bỏ, chủng tử vẫn còn, chỉ cần gặp được nhân duyên, vẫn tiếp tục tạo nghiệp.

 

Cái “ vô tướng sám hối ” mà Lục Tổ nói, có thể diệt tội nghiệp tam thế, nếu như không kiến tánh, là làm không được.

 

“ Đại thừa chân sám hối ”, chính là ngộ đến chân như bổn tánh. “ Trừ tà hành chánh tức vô tội ”,  không làm chuyện tà, đem cái tam nghiệp thân, khẩu, ý không chánh đáng trừ bỏ đi, hành vi quang minh chánh đại, không bị ràng buộc quải ngại, như thế thì vô tội.

 

Học đạo phải thường xuyên quán chiếu tự tánh, đó là nhân của Phật Pháp nhất thừa, cái gọi là “ Nhất thừa ” chính là “ Phật thừa ”. Minh Sư nhất chỉ điểm, chính là cái nhân thành Phật. Chúng ta đắc đạo, đắc được cái gì ? đắc được nhân chánh của việc thành Phật. Thầy chỉ điểm chúng ta huyền quan nhất khiếu này, chính là bảo chúng ta từ nhất khiếu mà nâng cao quán chiếu, như vậy là quán chiếu tự tánh, là nhân chánh của việc thành Phật. Nếu có thể không ngừng quán chiếu, “ hành thâm bát nhã ba la mật, chiếu kiến ngũ uẩn giai không ” khôi phục bổn lai diện mục, thì cùng một loại giống như chư phật vậy. “ Đồng nhất loại với chư Phật ” chính là quả của phật pháp nhất thừa, thành tựu phật quả.

 

Ngũ Tổ chỉ truyền pháp môn đốn ngộ này, phổ nguyện vấn giả đều có thể kiến tánh, thì đồng thể với Chư Phật rồi. Muốn tương lai có thể triệt ngộ, tìm được pháp thân tự tánh, thì phải rời tất cả pháp tướng, rửa sạch hết toàn bộ trần nhiễm trong tâm, như thế mới có thể phá vô minh, nhìn thấy pháp thân.

 

Mọi người nhất định phải nỗ lực tự kiến bổn tâm, nhìn thấy được bổn tánh của bản thân. Đừng có mà trải qua thời gian tháng ngày uổng phí. Vì sao vậy ? Bởi vì “ hậu niệm hốt tuyệt ” cũng có nghĩa là một hơi thở không còn nữa, nhân thân của kiếp này bèn kết thúc.

 

Cho nên, chúng ta nhất định phải trân trọng cái thân người này; thân người quả nhiên khó được, đặc biệt là đời này kiếp này, có thể gặp được pháp môn đốn ngộ này, gặp được nhân chánh thành Phật của Phật thừa duy nhất này, chúng ta phải tự thật tốt mà nắm bắt, đừng nên uổng phí trải qua tháng ngày, khi một hơi thở không còn nữa, hối hận cũng đã không kịp.

 

Nếu như muốn ngộ đến diệu pháp đại thừa viên đốn, nhìn thấy được tự tánh vốn có, nhất định cần phải thành tâm cung kính chấp tay, chuyên tâm nhất ý mà cầu đại đạo vô thượng này.

 

Đại Sư nói : “ Thiện tri thức ! mọi người nhất định phải tụng thuộc , đồng thời lấy pháp, dựa theo “ vô tướng tụng ” này mà đi tu hành ! Có thể trong một lời, thấy được chân như bổn tánh, có thể như vậy, tuy cách xa ta nghìn dặm, cũng giống như ở bên ta vậy, bởi vì có cùng một kiến địa với ta đồng nhất tâm hành. Nếu như không thể lãnh ngộ kệ tụng này, không dựa theo kệ tụng này đi tu trì, cho dù mặt đối mặt, cũng giống như cách nhau nghìn dặm vậy, vậy lại hà tất vất vả như thế, từ nơi rất xa xôi mà đến đây ? Mọi người phải tự mình thật tốt mà trân trọng lấy, thật tốt mà đi tu.

 

Nếu không thể cho người ta một sự trợ duyên thật tốt, tuyệt đối không nên kéo người khác vấp ngã, điều này là quan trọng nhất. Mình làm chướng ngại người khác, biểu thị là bản thân chẳng những không có tu đạo, cũng không tu phước, lại con tạo tội nghiệp. Mình ở chỗ khác tạo tội nghiệp, vẫn chưa nặng lắm, ở đạo trường mà tạo tội nghiệp thì nhất định là tội nghiệp của địa ngục A tỳ. Vì sao thế ? Bời vì đang đoạn huệ mệnh của chúng sang, cái này là rất nghiêm trọng.

 

Mình ảnh hưởng một vị đạo thân thối đạo tâm, làm chướng ngại một vị đạo thân nghe pháp, cơ duyên thành tựu, thì cửu huyền thất tổ của họ cũng đều không bỏ qua cho mình đâu, mình có còn lên được Lý Thiên không ? Nhất định lên không được. Và đạo lý rất đơn giản, Lý thiên không có người không lương thiện, mình tồn ác tâm, chướng ngại người khác, làm  sao có thể lên được Lý Thiên ? Nếu làm chướng ngại người khác, vẫn lên được Lý Thiên, vậy thì thiên lý ở đâu ? Phải ghi nhớ một điều : “ tâm cảnh của bây giờ chính là nơi trở về sau này ”, mình muốn vãng sanh nơi đâu thì phải tồn tâm gì. Tu đạo là chuyện của cá nhân mỗi người.

 

Công phu trên tâm địa mình, hoàn toàn phải do tự mình, tu đạo nhất định phải tự tánh tự độ. Bất luận là thiên bách ức hóa thân, hoặc là pháp thân thanh tịnh, hay là viên mãn báo thân, tuy là tự tánh vốn có, cũng phải tự mình đi thành tựu, người khác giúp không được đâu.

Số lượt xem : 352