Thiền Định và Bát Nhã ( Lời dặn dò của Hoạt Phật Ân Sư từ bi )
Thiền Định và Bát Nhã
( Lời dặn dò của Hoạt Phật Ân Sư từ bi )
Thiền định chính là thanh tịnh. Người hiện đại suy ngẫm nhiều, phiền não nhiều, cách nghĩ nhiều. Bởi vì có cái tâm phức tạp như vậy nên mới diễn biến sanh ra đủ các thứ bệnh tật. Đồ nhi ơi, mỗi ngày phải cho bản thân mình một ít thời gian để tĩnh tư, lắng đọng, chớ có để cho cả một đời người của con chỉ có bận rộn và chạy không.
Thiền định cũng là một thứ đối mặt. Khi con nguyện ý chịu đối mặt với tất cả mọi việc, những tâm trạng cảm xúc của con chẳng tại ( không ở đây, không tồn tại ) thì vấn đề cũng chẳng tồn tại. Con chỉ là một cái Không, Không thì có thể chiếu soi vật, có thể dung nạp bao dung tất cả mọi thứ, cho nên thiền định còn gọi là tâm bình thường. Thánh Hiền bởi vì có cái tâm bình thường nên trong những việc lớn nhỏ trong cuộc sống sinh hoạt của họ thường có thể đem vạn cảnh hóa thành một cảnh.
Đồ nhi ơi, phải hiểu rõ ngọn nguồn gốc rễ của tâm niệm, chuyên nhất tâm tư, quán triệt ý chí, nhất tâm nhất ý mà tu hành, phản tỉnh suy ngẫm thể hội xem bản thân mình là thật sự tu hành hay là đang tham gia hùa vào cho náo nhiệt, qua loa ứng phó cho xong chuyện. Bởi vì chuyên tâm nhất ý cũng là một thứ thiền tu, còn tam bảo tâm pháp mà Tổ Sư đã truyền thì là chế tâm nhất xứ - tập trung tâm ý vào một chỗ, đạt đến pháp bảo thượng thừa không loạn không bận.
Tâm đầu của người hiện nay đều cứ hay vì mãi vướng mắc một việc mà ăn cũng nuốt không trôi, ngủ cũng ngủ chẳng yên, toàn trải qua một cách buồn khổ, phiền não, chẳng cách nào nhẫn chịu nổi. Vì sao vậy ? Bởi vì sinh mệnh của họ đã trước tướng rồi, dẫn đến cuộc sống đánh mất đi trật tự. Nay nếu đã đến học đạo, tu đạo rồi thì phải biết tu về lại những tư tưởng đúng đắn, an đốn cái thân tâm buồn khổ, sửa thói hư, bỏ tật xấu thì mới cảm thấy thân tâm nhẹ nhàng, tinh thần thoải mái. Sự tu hành như vậy mới được xem là đã vào cửa, thiền định mới là đã đắc khiếu.
Chuyên chú mới có thể hoàn thành việc. Một cái tâm nếu đã không an định rồi thì phương hướng đương nhiên dao động không định, đặc biệt là các con, những người mà thân là Tiền Hiền thì càng phải khiến cho tâm mình an với hoàn cảnh mà mình đang ở trong đó; cũng duy chỉ có sau khi định, tịnh, an rồi thì mới sanh phát diệu trí tuệ, không dẫn đến việc lấy mù dẫn mù, chiếc pháp thuyền Bạch Dương này mới không lắc lư chòng chành chao đảo. Cho nên nói, tu đạo nhất định cần có công phu thiền định tốt. Không những trên việc đãi người xử sự có thể nắm bắt khống chế được tâm trạng cảm xúc, mà trong việc cộng sự cũng có thể ứng đối một cách viên dung.
Thiền định chẳng phải là ngồi yên ở đó bất động, trong tâm thì lại tạp tư chẳng dứt. Thiền định là một thứ triển khai an nhiên, bởi vì có cái tâm an ổn, cho nên có trí tuệ nhìn thấu sự vật của trời đất, thì có thể gặp chuyện chẳng loạn, chẳng gấp, chẳng hoảng.
Chúng ta tu bàn đạo không suy đoán thiên thời, cũng chẳng vọng thảo luận suy xét hình tượng, chỉ cần thật thà mà tu hành. Nhập tướng mê tướng thì tâm trạng dễ dao động không an định; chẳng rời chẳng nhập tùy hỷ tự an tường. Một niệm động thì sáu trộm khởi tạo sóng gió, vị chơn nhân của tự thân mình bèn mê mất phương hướng, bèn đã rơi vào ma chướng.
Thường trì tụng chơn ngôn cũng là một loại phương pháp của thiền định. Bởi vì thế cục hiện nay tạp loạn, lòng người dễ dàng dao động lên xuống thất thường, thường hễ trong sự không lưu ý đến thì bị khốn đốn hoặc chẳng biết làm thế nào, cho nên mới phải nương vào việc trì tụng chơn ngôn để đạt đến tác dụng an tâm định thần.
Trí tuệ bát nhã không phải là vô duyên vô cớ mà đến, mà là sản sinh ra khi con dựa theo thiên tánh bổn tánh, tự nhiên mà đi làm. Sinh mệnh tràn ngập những biến số; sinh mệnh đã tích lũy kinh nghiệm qua thì giống như quyển bách khoa toàn thư, ghi chép vô số những kết tinh của trí tuệ. Có người trưởng thành trong những biến số, cũng có người tụt lùi trong các biến số. Người mà có thể không lo sợ những sự tôi luyện và khảo nghiệm, trải qua nhiều lần những đấu tranh gian khổ thì có thể sáng tạo ra trí tuệ miên man chẳng dứt. Chúng ta trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày phải biết quan tâm chiếu cố đến bổn tâm, có thể nhận biết được bổn tâm mới có cơ hội đạt bổn hoàn nguyên. Trí tuệ lúc này chẳng phải là sự thông minh mà thế tục hay gọi đâu đấy.
Pháp vô định pháp, chúng ta phải làm trống Không cái tâm ấy mới hiểu được cái đạo của sự hoạt bát lung linh, phát hiện ra cái mà bản thân mình thường dùng là cái nhân tâm hay phân biệt, chớ chẳng phải là trí tuệ bộc lộ ra từ tự tánh, cho nên mới có sự phán đoán sai lầm.
Sức ý chí kiên định lâu dài ví như là lửa, trí tuệ ví như là nước; nếu như lửa chẳng có nước để chế ngừng thì sẽ càng mãnh liệt, cuối cùng sẽ thiêu người đốt vật. Do đó chúng ta làm việc phải dùng lí trí, chớ chẳng phải dùng hết sức ý chí ngoan cường.
Chớ có oán trách sự không thuận lợi như ý của môi trường hoàn cảnh, chỉ có nếm khắp mùi vị thế gian mới có cơ hội mở trí tuệ, cũng bởi vì đã đau qua rồi nên mới biết không hướng vùi đầu vào trong cái khổ nữa, biết chuyển đổi lập trường và góc độ. Chúng ta chỉ cần dùng cái tâm chân thành, lễ kính đi đối mặt với mỗi một cảnh giới thì sẽ có thể đi khắp những nẻo đường thế gian, muôn vàn khó khăn cũng chẳng oán.
Số lượt xem : 1265