BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thiên Đạo Chân lí giảng nghĩa ( 3 )

Tác giả liangfulai on 2023-05-12 21:24:24
/Thiên Đạo Chân lí giảng nghĩa ( 3 )

Chân lí giảng nghĩa ( 3 )


11. Tục rằng : “ mạt kiếp tàn niên đã đến rồi ”. Con đến chỗ nào để tránh ? đâu là nơi kí thác cuối cùng thật sự của con ?

12. Tôi là một phàm phu nhục thể, có thể thoát kiếp nạn đã mãn tâm nguyện rồi, muốn nói là thành phật lẽ nào chẳng phải là vọng tưởng ?

13. Phật cư ngụ ở chỗ nào ? rốt cuộc là có bao nhiêu trời ? sống ở vị trí khác không giống nhau ư ?

 14. Kinh Thánh rằng : Thiên, Địa, Nhân gọi là Tam tài, lại nói rằng người và trời là cùng thể. Không biết tôi giống với trời ở chỗ nào ?

15. “ Tín phụng thiên địa quỷ thần chẳng phải là mê tín sao ? đấy là lừa gạt những nam nữ vô tri ( ngu muội không có tri thức, chẳng tỏ sự lí ) mà thôi. Tôi là một người có học thức cũng đến cúng phật, lẽ nào chẳng đáng cười hay sao ?

 

11. Tục rằng : “ mạt kiếp tàn niên đã đến rồi ”. Con đến chỗ nào để tránh ? đâu là nơi kí thác cuối cùng thật sự của con ?

Thơ rằng :

  

世界末日現危機  全球倒懸萬民凄

欲尋桃源何處有  惟修天道是歸宿   

 

Thế giới mạt nhật hiện nguy cơ

Toàn cầu đảo huyền vạn dân thê

Dục tầm đào nguyên hà xứ hữu ?

Duy tu thiên đạo thị quy túc.

 

Dịch nghĩa :

 

Ngày tận thế hiện nguy cơ

Toàn cầu treo ngược vạn dân thê

Muốn tìm Đào Nguyên ( tiên cảnh ) nơi nào có ?

Duy tu Tiên Thiên Đại Đạo là nơi kí thác cuối cùng.

 

Ngày tận thế giáng lâm, giữa lúc nghìn cân treo sợi tóc, xã hội đã hình thành sự đen tối toàn diện. Mặt đất lớn đầy khắp những lửa mốc chiến tranh. Vũ trụ biến thành nghĩa địa chung cho người đời. Nhân loại trên thế gian đều đang phóng chạy cực nhanh nhắm đến đường tử vong. Đời người bi quan là kinh hoàng đáng sợ biết bao. Những dòng máu tươi nhiễm khắp cánh đồng xanh ngắt. Những xương cốt xanh xao chất đầy con đường dài. Những đồng bào gặp phải ngày tàn đường cùng ( rơi vào cảnh tuyệt vọng ) sẽ làm thế nào trốn thoát hạo kiếp hung tàn này đây ? lại hướng về nơi nào để tìm chỗ an dật ? Đấy là điều mà mỗi người đã từng trong lòng rối rắm cũng chẳng nghĩ ra được đường ra hoàn thiện. Ở trong cái cực khó này, trời chẳng có tuyệt đường của con người. Do vậy mà Thánh Phật đại từ đại bi ở trong mạt kiếp mà giáng xuống Thiên Đạo để làm chiếc thuyền bảo bối trân quý cứu đời. Những thiện nam tín nữ muốn tránh kiếp nạn thì biện pháp duy nhất tức là nhờ trời và cầu phật, quy y Thánh đạo, ẩn núp nương tựa vào lòng của chơn mệnh bồ tát mới là nơi kí thác vui vẻ của mọi người.

 

12. Tôi là một phàm phu nhục thể, có thể thoát kiếp nạn đã mãn tâm nguyện rồi, muốn nói là thành phật lẽ nào chẳng phải là vọng tưởng ?

 

Thơ rằng :

 

西天蓮座有德居  丈夫豈可自暴棄

末世一轉活佛界  凡胎各個換仙衣  

 

Tây thiên liên tọa hữu đức cư

Trượng phu khải khả tự bạo khí

Mạt thế nhất chuyển hoạt phật giới

Phàm thai các cá hoán tiên y.

 

Dịch nghĩa :

 

Đài sen Tây Thiên dành cho người có đức hạnh ở

Bậc trượng phu sao có thể tự cam đọa lạc chẳng cầu tinh tiến ?

Mạt thế chuyển một cái thành thế giới của hoạt phật

Phàm thai mỗi người đều đổi mặc tiên y.

 

 

Chương đầu đã nói rõ tường tận, cái tôi mà người đời tự nhận mình là cái “ tôi giả ” của tứ đại giả hợp, chẳng những không thể thành phật, vả lại sau khi chết còn không đáng quý bằng con heo con vịt, một đồng cũng chẳng đáng giá, đương nhiên không thể thành phật. Nay nói con có thể thành phật là do con vốn có một chơn tính của phật được ban cho. Cái thuyết thành phật là chỉ cái “ chơn ngã ” ( cái tôi thật ) của con mà nói. Cái “ chơn ngã ” này đạo thiên chúa gọi là linh đoàn, Nho giáo gọi là Minh Đức, Đạo giáo gọi là Cốc Thần, Thích Giáo gọi là Kim Cang Xá Lợi Tử, Hồi Giáo gọi là chơn tể, triết học gọi là tinh thần bất tử, tên gọi chung trên chân lí thì gọi là phật tánh. Cái phật tánh này thể của nó viên minh ( tròn sáng ), chẳng có quải ngại, thanh tịnh vô vi, là lương tri lương năng, và nó giáng vào khiếu của con người, trầm luân trong biển dục, theo đó mà khiến cho sự thông linh minh mẫn tiêu tan biến mất, vĩnh viễn rơi vào sự luân hồi, thành những đứa con tội lỗi của Thượng Đế, lúc sống thì là phàm phu, khi chết thì thành quỷ âm ty. Một vầng linh quang phật tánh vĩnh viễn khó mà khôi phục trở lại. Các con nay đắc được một chỉ của Minh Sư, đem cái tánh chướng đã bị tắc nghẽn sáu vạn năm nay hoàn toàn làm cháy đứt. Sau khi đắc đạo, lại dùng công phu mỗi ngày không ngừng truy cầu sự tiến bộ, lại tiến bộ, hàm dưỡng cái bổn lai diện mục; một khi mây tan mặt trời sáng tỏ, phật tánh sáng trở lại, con không thành phật thì phật do ai  thành ? huống hồ phàm là những người chơn tâm tu đạo, có công đức lớn thoát qua mạt kiếp tức là phật sống, lẽ nào là vọng tưởng ? Tục rằng : tránh qua năm mạt kiếp, tức là thần tiên sống, quả là đúng thực tế. Xin hãy dùng tâm phật để cảm nhận phật, đến lúc đó tự nhiên đắc được quả mĩ mãn. Bảo đến đây thì ta ngưng bút, xin từ giá Lão Mẫu. Ta thoái.

 

Ghi chú :  ( Tánh chướng : những tâm tánh sẽ làm chướng ngại sự giải thoát, làm chướng ngại việc phát khởi thiền định, làm chướng ngại việc thành tựu các thiện pháp xuất thế gian, chẳng hạn như : tham dục, sân hận, ngủ nghỉ, sự chểnh mảng uể oải, tâm nghi ngờ, tâm ngạo mạn …)

 

***************************************

                  

朔風吹兮雁南飛。塞外草衰兮羣芳摧。

擊龍泉兮泣悲歌。哀哀生民兮塗炭刧灰。

寒氣襲人兮米珠薪桂。流浪死亡兮地堆。

吁嗟兮傷懷。慘痛兮何歸。

斯世之苦兮。空前未有。

此民不救兮。而救誰為。

 

Sóc phong súy hề nhạn nam phi

Tắc ngoại thảo suy hề quần phương tồi

Kích long tuyền hề khấp bi ca

Ai ai sanh dân hề đồ thán kiếp hôi.

Hàn khí tập nhân hề mễ châu tân quế

Lưu lãng tử vong hề địa đôi.

Hu ta hề thương hoài, thảm thống hề hà quy

Tư thế chi khổ hề. Không tiền vị hữu

Thử dân bất cứu hề. Nhi cứu thùy vi.

 

Dịch nghĩa :

 

Cơn gió lạnh thổi từ phương bắc, đàn ngỗng trời bay về phương nam.

Cỏ nơi Tắc Ngoại đều tàn úa, hết thảy hoa cũng đã chết rồi

ám chỉ thời cơ đã qua, chẳng có chút sinh cơ, muốn nỗ lực cày cấy ( tu bàn ) cũng chẳng kịp)

 

Thời cơ qua mất, ôi chỉ còn khóc điệu khúc bi thương

Thời cơ qua mất, muốn tu bàn hành công liễu nguyện đã chẳng có cơ hội nữa, cũng chỉ còn lại phần khóc hát bài ca bi ai đau buồn – hàm ý rằng việc tu bàn phải nắm bắt lấy cơ hội tốt để tránh hối hận không kịp )

 

Nhân dân bi thương sầu não chẳng thôi dứt, lầm than trong than tro khói lửa

Không khí hàn lạnh đột ngột tấn công người,

gạo ( trở nên ) quý như ngọc trai, củi quý như gỗ quế

Lang thang phiêu bạt tử vong chất đống trên đất

Than ôi thật là thương tâm; đau thảm trở về đâu ?

Nỗi khổ ấy của đời, trước đây chưa hề có.

Những người dân này chẳng cứu; mà cứu ai đây ?

 

 

Ghi chú : Tắc Ngoại (塞外thông thường dùng để gọi khu vực phía bắc của Trung Quốc bên ngoài Trường Thành, bao gồm các tỉnh như Nội Mông Cổ, Cam Túc, Ninh Hạ, Hà Bắc, bắc bộ của khu tự trị.

 

Ta là, Mậu Điền bát tẩu, lãnh mệnh của Lão Mẫu đến lâm đàn lâu, tham yết giá với Minh Minh Thượng Đế, lại luận lí do.

 

13. Phật cư ngụ ở chỗ nào ? rốt cuộc là có bao nhiêu trời ? sống ở vị trí khác không giống nhau ư ?

 

Thơ rằng :

 

佛居至靜無極宮  永配上帝無死生

氣象二天原有壞  運數盡時終歸空  

 

 

Phật cư chí tĩnh vô cực cung

Vĩnh phối Thượng Đế vô tử sinh

Khí tượng nhị thiên nguyên hữu hoại

Vận số tận thời chung quy không.

 

Dịch nghĩa :

 

Phật cư ngụ ở cung Vô Cực nơi cực tĩnh

Vĩnh viễn hợp với Minh Minh Thượng Đế chẳng còn tử và sanh

Hai cõi Khí Thiên và Tượng Thiên vốn dĩ đều có sự hư hoại

Khi vận số đã hết thì cuối cùng cũng quy về không.

 

Có câu ngạn ngữ rằng : 人上有人。天外有天。” Nhân thượng hữu nhân, thiên ngoại hữu thiên ” ( Trên người còn có người, ngoài trời còn có trời ). Người trên người khác là người siêu việt. Người siêu việt này Nho gia gọi là Thánh, Thích gia gọi là Phật, Đạo gia gọi là Tiên. Thánh, Phật, Tiên này tên tuy chẳng phải là một , nhưng ý của nó là một. Cõi Trời mà Phật ở tức là Thiên ngoại chi thiên, cũng tức là cái gọi là trời thì có tam thiên, thì nơi đó là Lí Thiên của Lí, Khí, Tượng.

 

Lí Thiên vô hình vô tượng, vô thanh vô xú, thường mà bất biến, chẳng có sanh chẳng có diệt, làm chủ tể đất trời, là cõi trời mà sanh dục ra thiên địa. Thiên chủ của cõi trời này là Minh Minh Thượng Đế. Những linh tánh cư ngụ ở cõi trời này là Thánh, Phật, Tiên. Cõi trời này chưa phải là đến thời kì phổ độ thì người bình thường chẳng dễ gì biết được, chính là cái gọi là 至靜理天無邊好。無緣無份遇着難。“ chí tịnh Lí Thiên vô biên hảo, vô duyên vô phận ngộ trước nan ” ( Cõi Lí Thiên cực kì thanh tĩnh thật tốt vô biên; vô duyên vô phận thì rất khó mà gặp ).

 

Khí Thiên có tích có hình, là cõi trời biến mà hữu thường, treo lơ lửng các vì sao, đổi dời chuyển biến bốn mùa một cách tự nhiên. Chủ của cõi trời này là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Cõi trời này tổng cộng chia làm 33 tầng trời. Phía trên cõi trời này ngoài ra còn có Tam Giới Thiên, Tứ Cảnh Thiên, đều là thuộc về Khí Thiên. Những linh tánh cư ngụ ở cõi trời này là những Hiền sĩ hành thiện tích đức bình thường của nhân gian. Cõi trời này 12 vạn 9600 năm là một sự bắt đầu và kết thúc.

 

Tượng Thiên là mặt trăng mặt trời và các vì sao, và tất cả mọi thứ của thế giới, là những cái hữu hình hữu tượng, có âm thanh có hình tích. Cõi trời này thì các bậc Thánh Triết làm chủ. Những linh tánh sống ở đây là những linh hồn luân hồi sanh tử bình thường. Cõi này cùng hủy diệt chung với cõi Khí Thiên. Do đó Phật chẳng trú ở hai cõi Khí thiên và Tượng Thiên, bởi vì Khí Thiên và Tượng Thiên đều có hư hoại; duy chỉ có cư ngụ ở Lí Thiên mới đắc được sự vĩnh sanh bất diệt. Lí, Khí, Tượng tam thiên mỗi cái có sự khác nhau. Các con là những người tu đạo càng nên chú ý. Do đó từ xưa những vị mà giảng rõ ràng thấu triệt 3 cõi Lí, Khí, Tượng thì gọi là bậc Thánh triết. Những người biết Khí mà chẳng biết Lí thì gọi là bậc Hiền Sĩ. Những người biết Tượng mà chẳng biết Khí thì gọi là kẻ ngu. Do vậy 3 cõi Lí Khí Tượng tuyệt đối không giống nhau.

 

    

 14. Kinh Thánh rằng : Thiên, Địa, Nhân gọi là Tam tài, lại nói rằng người và trời là cùng thể. Không biết tôi giống với trời ở chỗ nào ?

 

Thơ rằng :

 

天地與人三才全  人身雖小配週天

聖哲造化範圍外  超越真我永延綿

 

Thiên địa dự nhân tam tài toàn

Nhân thân tuy thiểu phối chu thiên

Thánh triết tạo hóa phạm vi ngoại

Siêu việt chân ngã vĩnh diên miên.

 

Dịch nghĩa :

 

Trời, đất và người cả thảy là Tam Tài

Thân người tuy nhỏ nhưng hợp với cả đất trời

Thánh Triết và đấng tạo hóa nằm ngoài phạm vi ấy

Siêu vượt chơn ngã vĩnh viễn kéo dài chẳng dứt.

 

 

Con người đứng trên bảo tọa của vạn vật chi linh ( Vạn vật chi linh : là chỉ nhân loại, bởi vì con người là loài thông minh nhất, có linh tánh nhất trong vạn vật ), cùng sánh ngang với đất trời mà gọi là Tam Tài. Cổ Thánh có nói rằng Thiên Nhân đồng thể, có thể thấy sự tôn quý của con người vượt qua tất cả mọi thứ trên đời. Thế nhưng người và trời giống nhau ở chỗ nào ? Nay lấy cái hữu hình có thể nhìn thấy để bàn luận. Trời có mặt trăng mặt trời. Người có hai mắt. Trời có tám vạn bốn nghìn tinh tú. Người có tám vạn bốn nghìn lỗ chân lông. Trung tâm vận hành thiên thể của trời là sao Tử Vi. Người có trung khu huyền quan khiếu. Trời có sao của ngũ hành. Người có khí của ngũ tạng. Trời có dải ngân hà, con người có huyết mạch, chỗ nào cũng giống nhau, đấy là dựa vào cái cái thể hữu tượng và trời hữu tượng mà nói. Lại dựa vào tam thiên Lí, Khí, Tượng mà nói :

 

Linh tánh của con người : đến từ Lí Thiên, cho nên người chết thân thể thối rửa hư hoại mà tánh này vẫn tồn tại, trở về lại Lí Thiên.

 

Hồn phách của con người đến từ khí thiên. Con người lúc chết khí vẫn trở về thái không ( không gian, khoảng không ), đấy là tương thông với Khí Thiên, do đó đến từ Khí Thiên thì trở về lại ở Khí Thiên.

 

Nhục thể của con người đến từ cha mẹ, thuộc về cõi hữu tượng thiên. Sau khi chết thì trở về lại tượng thiên, chôn nơi hoàng thổ, nhanh chóng hủy diệt.                

 

Từ 3 cái trên có thể chứng minh rằng người và trời là đồng thể ( cùng một thể ), hiển nhiên rõ ràng. Chỉ than ôi những kẻ sống hồ đồ như trong giấc mộng say chẳng biết cầu cho tự tánh được ở nơi vĩnh sanh, chỉ biết làm con cá nước đục, qua được lúc nào thì hay lúc đó, tham muốn cùng tranh ẩm thực với loài cầm thú, lẽ nào chẳng đánh mất đi giá trị của con người đó sao ? Do đó Thánh Phật quan sát hiểu rõ chơn đế ( ý nghĩa thật sự ) của đời người, lập thân hành đạo, làm ra những công lao thành tích kinh thiên động địa mà đồng thể với trời đất, cùng tranh sự quang vinh chói lọi với mặt trăng mặt trời. Do vậy, Đường Nghiêu noi theo trời; Khổng Tử đức hạnh sánh ngang với trời. Mạnh Tử giữ gìn lòng thiện, giữ gìn bản tính của mình, lấy đó để đối đãi với mệnh trời, đấy đều là siêu vượt ra bên ngoài phạm vi mà trở thành những người làm chủ tể của phạm vi, do đó mà danh tiếng vĩnh viễn được lưu truyền xuống, người người sùng bái. Ta nguyện các vị, những hiền sĩ tài trí tuấn kiệt thông minh đều noi theo tác phong vĩ đại của các bậc Thánh ngày xưa, trở thành một vị Thần thánh siêu việt. Nếu xem nhẹ bản thân mình thì lúc sống giống như cây cỏ, khi chết thì thành nghiệt quỷ, lẽ nào chẳng đáng hổ thẹn sao ?

 

15. “ Tín phụng thiên địa quỷ thần chẳng phải là mê tín sao ? đấy là lừa gạt những nam nữ vô tri ( ngu muội không có tri thức, chẳng tỏ sự lí ) mà thôi. Tôi là một người có học thức cũng đến cúng phật, lẽ nào chẳng đáng cười hay sao ?

 

Thơ rằng :  

 

敎育歷史孔為尊  伊言鬼神德盛深

況爾末法俗學士  焉敢慢聖逞自尊  

 

 

Giáo dục lịch sử Khổng vi tôn

Y ngôn quỷ thần đức thịnh thâm

Huống nhĩ mạt pháp tục học sĩ

Yên cảm mạn Thánh sính tự tôn ?

 

Dịch nghĩa :

 

Trong lịch sử giáo dục thì đức Khổng Tử là bậc chí tôn

Ngài nói đến quỷ thần mà đức hạnh cực sâu

Huống hồ các con là những học sĩ phàm tục của đời mạt pháp

Sao dám ngạo mạn với bậc Thánh mà hiển lộ ra sự tự đại tự phụ ?

 

Sống trong xã hội, hành vi cử chỉ nhất định cần phải phù hợp với các quy tắc thì mới là người công dân nhân cách viên mãn, giống như những đứa trẻ non nớt học viết chữ vậy, nhất định cần phải sao chép bắt chước, luyện tập lâu dài thì thành tích mới sâu. Nếu như không bắt chước mô phỏng theo để mà viết thì làm sao có thể tạo được thành tích tốt đẹp ? rất là hiếm đấy. Việc xử thế của con người cũng vậy, nhất định cần phải lấy Thánh Phật làm tấm gương mẫu mực, làm thước đo chuẩn mực, làm sự chỉ đạo, làm dẫn tuyến thì sau này mới có nhân cách cao thượng. Hiện tại các con tự cho là những người có học thức, hoặc bảo rằng tôi là người của thời đại nguyên tử thế kỉ 21; cho rằng việc kính thần bái phật là việc mắc cười. Đúng vậy, ta thừa nhận những tư tưởng cao minh như thế của các con, thế nhưng xã hội của thời nay ngày ngày thúc đẩy tiến lên phía trước, văn hóa cũng ngày ngày lên cao, mà chân lí cũng ngày ngày tiến đến rõ ràng thiết thực. Các con là người Trung Quốc. Ta sẽ đem vị thủy tổ của nền giáo dục trung quốc ra mà luận. Đức Khổng Thánh là vị thánh tổ của các bậc minh triết thuộc các triều đại khác nhau còn chưa dám tự cho mình là giỏi, vả lại còn tín ngưỡng sâu đối với trời đất quỷ thần, thật sự không phải là những người tín phật có thể sánh được. Hãy thử xem những lời nói của đức Khổng Tử. “鬼神之為德。其盛矣乎” “ Quỉ thần chi vi đức, kỳ thạnh hỹ hồ ! ” ( Khổng Tử nói : hành vi và đạo đức của quỷ thần thật là vĩ đại ! ” “ 洋洋乎。如在其上。如在其左右。” “ dương dương hồ, như tại kỳ thượng, như tại kỳ tả hữu ! ” ( Thần có mặt ở khắp mọi nơi, giống như ở trên đầu của con người, lại giống như ở bên trái bên phải của con người ). Hãy dùng điển lễ cúng tế trời đất của các đế vương cổ đại “ 齋明盛服 trai minh thạnh phục ” ( trai giới sạch sẽ tịnh tâm, ăn mặc gọn gàng ) để cúng tế Thượng Đế và quỷ thần. Đấy là những ghi chép của Kinh Thánh ( sách Trung Dung ), cực kì là tỉ mĩ kỹ càng. Do sự khẩn thiết tín ngưỡng ấy mà người và trời cùng vui, Thượng Đế mới sắc phong làm Văn Tuyên Vương. Người đời vĩnh viễn thờ tế là Vạn Thế Sư Biểu.

 

Các con là những học sinh hàng con cháu của Thánh Nhân, sao có thể xem những hành vi việc làm của Thánh Nhân là đáng cười ! Kẻ đáng cười là những người đọc sách của Thánh Nhân mà không hành cái đức hạnh của bậc Thánh Nhân. Hơn nữa, phàm là Thánh Phật Tiên đều là phụng minh mệnh của trời mà chuyển sanh ứng vận, phát dương quang đại các giáo chỉ, lãnh đạo quần luân ( những người đồng loại hoặc đồng đẳng ), như đức Khổng Tử, Như Lai, Lão Tử, Giê Su, Thánh Mohammed. Nhất ngôn nhất hạnh, nhất cử nhất động của các ngài đều hợp với lễ nghĩa đạo đức, trở thành những chân lí mà vạn đời không thể thay đổi. Do đó, tam thánh Khổng, Phật, Lão là tấm gương mẫu mực của hàng ức triệu dân Trung Quốc. Chúa Giê su, thánh Mohammed cũng là những tấm gương mẫu mực của nhân dân các nước Tây Âu. Trải qua hàng nghìn năm, phàm là những người có trí tuệ cực cao, đối với tác phong của Thánh Phật có ai dám có chỗ phủ nhận ? Do đó sự tín ngưỡng đối với Thánh Phật Thượng Đế là cái mà người đời không thể thiếu. Những người đời nay, cho dù là những người không có tín ngưỡng tôn giáo, cho đến lúc gặp nguy nan cũng gọi Tiên cầu Phật. Bất luận là người đời tín giáo hay không đều không thể mạt sát ( phủ nhận hoàn toàn ) những đức hạnh vĩ đại tốt đẹp của Thánh Phật, vả lại không thể quay lưng xa rời những giáo hóa của Thánh Phật. Nếu đã tín thì sẽ tôn kính, tôn kính thì sẽ khâm phục. Thế nhưng mà cũng chưa có người không kính phụng. Ta nay vì những người bình thường chẳng rõ chân lí của trời đất, chẳng tin vào trời đất quỷ thần mà lớn tiếng thở dài. Chẳng biết sau này họ sẽ lấy gì để làm nơi kí thác cuối cùng đây ? Sự ngu muội sâu nặng của họ thật sự giống như tảng đá cứng vậy, kết quả vẫn khó tránh khỏi sự chế tài thẩm phán của quỷ thần. Nếu như chẳng chống to con mắt, phát kiến giải lớn, sau này sẽ trở thành những người mông muội vô tri thật sự để lại tiếng cười cho vạn đời sau. Ha ha. Hãy nhanh chóng xua tan đi sự nghi ngờ. Từ giá với Lão Mẫu. Tạm biệt hẹn gặp lại các đệ, ta nay phản hồi thiên cung.

 

 

Số lượt xem : 387