BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thân người khó được

Tác giả liangfulai on 2023-07-08 15:07:50
/   Thân người khó được

Trong kinh A Hàm nói rằng :  “ thân người khó được, ví như có một con rùa mù, sống vô lượng kiếp; trăm năm mới trồi đầu lên một lần. Trong biển có một khúc gỗ nổi, chỉ có một lỗ rổng, lênh đênh trên sóng nước theo gió trôi nổi Đông Tây. Sự việc con rùa chui được vào cái lỗ rỗng là vô cùng khó. ”


 

 

 

Cổ đức dùng ví dụ này để nói được thân người rất khó:

            Thiên niên thiết thọ khai hoa dị,

            Nhất thất nhân thân vạn kiếp nan.

Dịch:

            Ngàn năm cây Thiết trổ hoa dễ,

            Thân người mất đi được lại khó.

 

Trong “ Đề Vị Kinh ”, Phật cũng nói một ví dụ về thân người khó được. Kinh rằng : “ ví như có một người ở trên núi Tu Di, buông thỏng xuống một sợi chỉ nhỏ mịn, một người ở dưới núi cầm cây kim đón lấy, đột nhiên có ngọn gió mạnh xoáy làm mịt mù trời, thổi sợi chỉ làm cho nó khó vào được lỗ kim. Thân người khó được, còn khó hơn việc này. ”

Từ cách nói ví về cơ duyên thì đủ thấy là cơ duyên để có được thân người thật chẳng dễ dàng.

 

 “ Núi cao thỏng chỉ xuống xỏ kim ” : núi Tu Di là ngọn núi cao nhất, từ trên núi thỏng xuống một sợi chỉ, dưới núi đặt một cây kim thêu, sợi chỉ mới thỏng xuống một cái thì vừa đúng lúc xuyên qua lỗ kim. Chúng ta giống như sợi chỉ trên núi Tu Di ấy, xỏ qua cái lỗ kim này của cõi người một cách trùng khớp ngẫu nhiên, quả thật chẳng dễ dàng chút nào.

 

Trong Kim Cang Kinh, Phật rằng : “ Nầy Tu Bồ Đề ! Đức Như Lai là bậc nói lời chân chánh, lời chắc thiệt, lời đứng đắn, lời không phỉnh lờ, lời không sai khác. ” Chúng ta nhất định phải tin lời phật đã nói, thân người chẳng dễ dàng gì mà đắc được. Trong lục đạo thì thần thức đầu thai đến cõi người thật chẳng dễ dàng gì.

 

 

Từ cách nói ví về Lượng Số  :

 

“ Đất trên móng tay và đất trên mặt đất ” :  Phật Thích Ca Mâu Ni lúc ấy ở vườn Kỳ Thụ Cấp Cô Độc, Kì viên Tinh Xá xây nhà có công trình kiến trúc, Phật dẫn theo các đệ tử đi xem. Phật dùng tay bốc lấy một nắm đất, sau đó rải bỏ đi, trên móng tay ngài vẫn còn lại một ít. Đối với mỗi một động tác, mỗi một biểu thị của Phật, các đệ tử của ngài đều hỏi rằng : Thưa thầy, ý của thầy là như thế nào ? Bởi vì Phật chẳng có nói đùa, nhất cử nhất động của ngài đều là khải thị cho người khác.

 

Phật hỏi ngược lại các học sinh : “ đất trên móng tay ta nhiều hay đất trên đất nhiều ? ”. Đương nhiên là đất trên mặt đất nhiều rồi. Phật nói rằng : “ Chúng ta những người kiếp này sau khi chết rồi mà kiếp sau lại đắc được thân người, số lượng ấy giống như đất ở trên móng tay của ta vậy; những người sau khi chết rồi chẳng thể đắc thân người thì giống như đất trên đại địa vậy ”.

 

Thân người khó được, cả đời trì thập thiện, ngũ giới, kiếp sau mới có thể giữ được thân người. Chúng ta có làm được chưa ? sức giữ ngũ giới mỏng yếu thì cơ hội kiếp sau đắc được thân người rất xa vời, cho nên đại đa số người kiếp sau đều đến cõi tam ác đạo. Lòng tham nặng thì đến cõi ngạ quỷ ( quỷ đói ), tâm sân hận nặng thì đến cõi địa ngục, ngu si nặng, mơ mơ hồ hồ, thị phi trắng đen điên đảo, phân biệt chẳng rõ tà và chánh thì đến cõi súc sanh. Tam độc phiền não : tham, sân, si chính là nghiệp nhân của tam ác đạo, cho nên phật chỉ dạy cho chúng ta nhất định phải cắt đứt tham sân si. Để làm chi vậy ? để chẳng rơi vào tam ác đạo.

 

Tuổi thọ của cõi trời, cõi quỷ, cõi địa ngục đều rất dài, tuổi thọ của con người ngắn ngủi, thân người khó được mà dễ mất.

 

“ Cho đến thời 7 vị phật đã qua rồi mà vẫn là thân con kiến ”. Câu chuyện này cũng là do Phật nói.

 

 

Tại  vườn Kỳ Thụ Cấp Cô Độc, Phật nhìn thấy một vài con kiến, bèn hỏi các đệ tử; các đệ tử có rất nhiều người đã chứng quả A La Hán đều có túc mệnh thông; ngài bảo họ đến xem con kiến mà từ đời của 7 đức phật quá khứ đến nay vẫn là thân kiến. Thiên nhãn, túc mệnh thông của A La Hán quan sát chẳng đến. A La Hán chỉ có thể nhìn thấy được 500 kiếpPhật có thể nhìn thấy 500 kiếp về trước. Phật Tạng giáo từ tu hành cho đến lúc thành phật là 3 A Tăng Kì kiếp, 7 vị phật quá khứ là 21 A Tăng Kì kiếp, vậy mà nó vẫn là con kiến. Chẳng phải nói là tuổi thọ của con kiến dài như vậy, mà là sự ngu si chấp trước, cho rằng cái thân ấy chính là nó, cho nên sau khi chết vẫn là đầu thai làm thân kiến, cho đến thời 7 vị phật đã qua rồi mà nó vẫn là thân con kiến. Phật sau khi nhìn thấy rồi thì cảm thán rằng : cõi súc sanh chẳng dễ thoát khỏi ! Súc sanh ngu si, chấp trước, cho nên chẳng dễ ra khỏi.

 

Thân người dễ dàng tiếp cận với Phật Pháp, dễ giác ngộ, dễ tu hành chứng quả. Thân người khó được, đắc được là niềm may mắn hạnh phúc lớn, cho nên phải trân trọng lấy sinh mạng của bản thân, thật tốt mà tu hành; huống hồ nay là thời kì đại khai phổ độ, đắc được một chỉ điểm của Thiên Mệnh Minh Sư Tế Công Hoạt Phật rồi, chỉ cần thật tốt mà tu đạo, bàn đạo thì chỉ còn một kiếp này nữa thôi là có thể siêu sanh liễu tử, tu thành chánh quả, trở về miền Cực Lạc Lí Thiên. Nếu không, để lỡ mất đi cơ hội tu bàn tốt đẹp của kiếp này, đợi đến khi mất đi thân người rồi sẽ nuối tiếc chẳng kịp, trở thành mối hận thiên cổ. 

 

 

 

 

 

 

" Con cầu Phật từ bi,

giúp con mau giải thoát,

tiếp dẫn vãng Tây Phương,

chóng thoát kiếp đoạ đày !

 

Nghiệp chướng xưa kia nay sám hối,

cũng bởi tham si nay đoạ đầy,

thân người trước có, nay đã mất,

sa chân một bước hận nghìn thu.

 

Thập Phương Chư Phật nay con lạy,

đã giúp con tỉnh giấc mê say,

hồng trần ngắn tạm nay đã ngộ,

thân người vô thường tựa sương mây. "

 

Thân người khó được nay đã được,

chơn đạo khó đắc nay đã đắc,

kiếp này chẳng hướng thân này độ,

còn chờ kiếp nao độ thân này ?

Số lượt xem : 1123