Tấm Gương Tu Đạo Mẫu Mực ( Đại Xả Đại Đắc )
Hạ tiền nhân Thịnh Trân
( Đại xả đại đắc )
Tại Thiên Tân có vị quả phụ họ Đường. Chồng họ Đường, bản thân họ Hạ, là Hạ tiền nhân Thịnh Trân. Cô chào đời vào năm 1890. Chồng cô để lại một khối tài sản lớn, hoàn cảnh tốt vô cùng. Mỗi ngày, cô ăn uống hưởng thụ, hút thuốc phiện, thường thì không đến trưa cũng không dậy. Thế nhưng vị Hạ tiền nhân này có tấm lòng rất tốt, thích bố thí, thường hay làm các hoạt động từ thiện cứu tế, làm việc tốt.
Có một vị Lão Tiền nhân là Trương Ngô Thành, cũng ở Thiên Tân, bảo rằng : “ ai có thể độ được cô quả phụ họ Đường này, thì là công đức vô lượng. Cô ấy là một người tốt. “Có một vị Khưu Tiền nhân Hồng Nho nói : “hậu học sẽ đi độ cô ấy. “
Trương Lão Tiền nhân nói : “ hoàn cảnh của cậu không tốt, cậu độ không nổi cô ấy đâu !”
Khưu lão Tiền nhân nói : “ Hậu học cầu Lão Mẫu từ bi, hậu học nhất định có thể độ được cô ấy “. Kết quả là quả nhiên đã thật sự độ được cô ấy.
Trước tiên là độ con trai của cô ấy cầu đạo, sau đó lại độ cô ấy cầu đạo. Đây là vào năm 1938. Cầu đạo rồi, nghe xong tam bảo thì cô bèn vội nói : “ từ ngày mai trở đi, bắt đầu cai nghiện thuốc phiện. ”
Hiện nay y học phát triển, muốn cai nghiện thuốc phiện thì có thể tiêm thuốc hỗ trợ. Còn ngày xưa thì không có. Cai thuốc phiện rất khó khăn. Kết quả là cô đã trải qua đợt nửa sống nửa chết trong suốt 20 ngày. Khi cơn nghiện đến thì lăn lộn trên đất, nuóc mắt nước mũi chảy ròng ròng, rất chi là đau khổ.
Người hầu bảo rằng : “phu nhân ơi, phu nhân hút một chút là được rồi, thấy cô đau khổ quá !”. Vậy nên người hầu đã chuẩn bị sẵn để cô hút một chút. Cô bảo là tuyệt đối không hút. Cứ thế mà vừa đau khổ, vừa nhẫn nại. Hai mươi ngày đã trôi qua. Sau khi đã cai thuốc phiện xong, bèn vội đến Phật đường nói với Đts rằng : “ tôi muốn thanh khẩu” rồi bèn nhanh chóng lập nguyện thanh khẩu. Lập nguyện xong, đi nghe lớp nghiên cứu, nghe xong một tuần rồi liền lập nguyện “ xả thân bàn đạo” . Vậy nên cô ấy từ cầu đạo đến lập nguyện chỉ có một tháng trời, cũng chưa dự qua pháp hội.
Phát nguyện xong rồi, chẳng phải như chúng ta phát nguyện rồi chờ thời cơ. Cô lập tức nói với con trai rằng : “ con tự mà nghĩ cách . Di sản của tổ tiên mình, mẹ muốn quyên ra cho đạo trường, đem nguyên cả căn nhà lớn và toàn bộ tài sản đều quyên cho đạo trường. ” Cô ấy muốn xả thân bàn đạo. Kết quả là vị tiền nhân họ Hạ này đã đến Đông bắc Cáp Nhĩ Tân khai hoang.
Vốn dĩ là một người rất thích hưởng thụ, thế nhưng nay đạo thân đem một ít tiền, thuê giùm cô ấy một ngôi nhà nhỏ, một ngôi nhà tồi tàn, thiết lập một ngôi phật đường. Cô bèn sống ở đó mà độ người. Từ sáng đến tối đều ngồi trên băng ghế gỗ ( không có thành ghế ) để giảng đạo lý, vả lại lưng còn giữ rất thẳng nữa, muốn làm một tấm gương mẫu mực. Các đạo thân ở nơi đó đã bị cô ấy làm cảm động. Một người chân thành như vậy. Thời gian hơn 3 năm, chớ có bảo có bao nhiêu người cầu đạo, chỉ những người thanh khẩu không thôi thì cũng đã có 5000 vị rồi. Đấy thật là thật sự thay đổi người ta.
Sau đó, một hôm, cô ấy nói với vị Đts mà cô ấy đã đề bạt rằng : “ Tôi phải về rồi”. Đts tưởng rằng cô ấy muốn về Thiên Tân, bèn hỏi “ Tiền nhân ngài khi nào thì đi vậy ? “ Tiền nhân bảo : “ vẫn chưa xem ngày, hãy mời đạo thân về đây nhé” . Kết quả đạo thân về, và cũng đã vì họ mà mở hai ngày pháp hội. Mở Pháp hội xong, cô bèn nói với mọi người rằng phải thật tốt tu đạo. Dự pháp hội xong, mọi người về rồi, cô bảo với vị Điểm truyền sư ấy rằng : “ Tôi quả thật phải đi rồi, ân sư đến đón tôi đi rồi” Vị Điểm Truyền Sư này nghe xong rồi thì hoảng hốt, thôi rồi, ân sư đến đón thì chẳng phải là đi Thiên Tân rồi. Đts nói : “ Tiền nhân ngài vẫn khỏe mà, sao lại phải đi, cơ thể còn khỏe mà. “ Cô bảo : “ phải đi rồi”
Ngày thứ hai, cô bèn bị cảm, cảm rồi thì người thấy khó chịu không được khỏe. Mọi người về thăm rồi cùng dùng bữa. Dùng bữa xong, mọi người cùng ngồi lại. Cô nói với mọi người “ Tam tào phổ độ lần này, mỗi người có nhân duyên của mình, mọi người phải thật tốt mà nắm bắt cơ hội, phải tự độ độ người, thật tốt mà tu đạo. Thôi được rồi, tạm biệt !” Tay buông xuống rồi thì đi. Đấy là vào mùa đông năm dân quốc thứ 33 ( 1944 ).
Cô vừa mới quy không thì hôm ấy đến tổng đàn Thiên Tân, đến Đàn phê huấn, nói “ Đức Tuệ Bồ Tát Hạ Thịnh Trân”. Khưu Tiền Nhân xem qua, cảm thấy không đúng, Hạ Tiền Nhân đi khai hoang ở Đông Bắc Cáp Nhĩ Tân, cớ sao lại đến Đàn, tưởng rằng Tiên Phật muốn khảo người, nên đem huấn văn cất đi, chẳng dám lấy ra ngoài.
Bởi vì lúc bấy giờ giữa Đông Bắc Cáp Nhĩ Tân và Thiên Tân chẳng có điện thoại có thể liên lạc, vậy nên chẳng có tin tức của nhau. Một tháng trôi qua, Cáp Nhĩ Tân có đạo thân về báo tin buồn, Khưu Tiền Nhân hỏi là quy không ngày nào, đem huấn văn ra đối chiếu thì là tối hôm đó. Bên này quy không thì bên kia đã đến Đàn phê huấn. Đây qủa là một người chân tu.
Sau đó, những người từ Cáp Nhĩ Tân đến nói là lúc Hạ Tiền nhân quy không, có vài vạn người đưa tang, quỳ khắp trên các nẻo đường. Chính phủ nhật cảm thấy rất kì lạ, một bà lão bình thường qua đời, sao mà nhiều người đi đưa tang vậy, trong ấy ắt hẳn có vấn đề. Thế nhưng khi điều tra thì cũng không ra manh mối, bèn bỏ mặc để sự việc trôi qua. Những đạo thân ấy quả thật trong tâm trạng cảm xúc cứ như là mẹ mình vừa mất vậy, buồn bã như vậy. Trong thực tế, từ lúc cô cầu đạo cho đến khi mất chưa được vài năm, thế nhưng có thể thấy là người chân tu.
Ghi chú :
Sau chiến tranh, người Nhật tại trung quốc đã thành lập nhà nước bù nhìn Mãn Châu Quốc. Sự chiếm đóng của họ kéo dài cho đến khi Liên Xô và Mông Cổ phát động chiến dịch tấn công chiến lược của người Mãn Châu vào năm 1945.
Thịnh Khảo Bân Lão Tiền Nhân
Ngài là người huyện Sơn Đông Dịch, chào đời vào năm quang tự thứ 12 ( 26 năm trước dân quốc, tây nguyên năm 1886 ).
Thịnh Lão Tiền nhân vốn là nhà giàu số một tại Cáp Nhĩ Tân, gia cảnh rất tốt, đã mở 3 xưởng bột mì. Ngài ấy trước kia tín ngưỡng Phật giáo, ở trong Phật giáo làm những sự bố thí, việc tốt. Mọi người đều biết đến ngài ấy là một đại thiện nhân. Sau nay cơ duyên chín muồi, Thiên Đạo truyền đến Cáp Nhĩ Tân. Sau khi câu đạo, ngài ấy có một lần đến Phật đường, Tiên Phật khai sa, vừa đúng lúc ấy thầy Tế Công đến Đàn từ bi rằng : “ đại xả đại đắc, chẳng xả chẳng đắc.” Ngài ấy nhìn thấy rồi, như chúng ta cũng thường nhìn thấy bài huấn văn “ đại xả đại đắc” này.
Ngài ấy về nhà bèn nói với con gái rằng “ chúng ta phải đại xả đại đắc. ” Ngài ấy bèn đem toàn bộ xưởng bột mì bán sạch, chẳng để lại cho mình một xu dính túi, đem toan bộ tiền gửi đến Phật đường, giao cho Khâu Lão Tiền Nhân.
Khi ấy Khâu Lão Tiền Nhân ở Cáp Nhĩ Tân, nhìn thây nhiều tiền như vậy quá đỗi ngạc nhiên, chẳng biết làm sao, bèn đem tiền gửi đến Thiên Tân giao cho Hồ đạo trưởng. Theo như chúng ta hiện tại mà noi, nêu như một người đã hành bố thí nhiều như vậy thì nhất định là rất vẻ vang, đi đến đầu thì mọi người đều xem là thượng khách. Thế nhưng ngài ấy đến Phật đường, Khâu Lão Tiền Nhân nói với ngài ấy rằng : “ ông đến phật đường phải bắt đầu học từ chỗ dâng khăn.”
Ngài ấy bèn ở trong phật đường học tập dâng khăn, bưng trà, những người đến đều là công nhân của ngài ấy, ngài ấy vẫn cứ dâng khăn, bưng trà cho công nhân của ngài ấy. Thịnh Lão Tiền nhân sau khi xả hết toàn bộ tài sản thì bèn thuòng ở trong Phật đường phục vụ, chịu thương chịu khó, đối đãi đạo thân cũ hay mới đều bình đẳng như nhau, tự rót trà dâng khăn tiếp đãi thành toàn, thân thiết cảm động lòng người. Đạo vụ Cáp Nhĩ Tân do co sự lãnh đạo của Thịnh Lão Tiền Nhân mà hồng triển mở rộng. Thịnh Lão tiền nhân tuy tận sức vì đạo, nếm trải mọi gian khổ khốn kho nhưng chưa từng có lời oán trách. Ngài ấy có tấm lòng từ bi và sự tu dưỡng tinh tấn, bất luận là lời nói và những chuyển động nghe nhìn đều cẩn thận tỉ mỉ, có thể nói la đức cao vọng trọng, trở thành tấm gương sáng mẫu mực cho các hậu học.
Năm 1948 đại khảo đột khởi. Thịnh Lão Tiền nhân phụng triệu tập của Trương Lão Tiền nhân đến Thiên Tân.
1949, ĐCS Trung Quốc đến rồi, bắt hơn 1 vạn đạo thân cáp nhĩ tân, trong đó có một số vị Lão Tiền Nhân. Đảng Cộng Sản bèn nói : “ chạy mất một con cá lớn ) , tức là để vuột mất Thịnh Lão Tiền nhân, là người mà họ muốn bắt.
Thịnh Lão Tiền nhân khi ấy sắp 72 tuổi, người ở Thiên Tân. Nghe thấy việc này thì bi thống vô cùng, bèn bẩm cáo với Trương Lão Tiền nhân rằng “ kính thưa Trương Lão Tiền nhân, tôi còn có một tâm nguyện vẫn chưa liễu. ”
Trương Lão Tiền nhân nói “ cậu còn tâm nguyện gì chưa liễu ? “
Ngài ấy nói : “ tôi muốn về Cáp Nhĩ Tân”
Trương Lão Tiền nhân nói : “ không được, ra khỏi hố lửa thì không được lại vào hố lửa nữa, bởi vì đi đến đó chắc chắn sẽ chết.”
Ngài ấy nói : “ Tôi muốn đi cứu họ ra, có vài vị Lão Tiền Nhân ở trong đó, tôi phải đi xin, chẳng can hệ gì với họ, là việc của tôi. ”
Bèn thế là ngài ấy quỳ xuống cầu xin. Tiền nhân của ngài ấy vẫn còn chưa đồng ý. Sau đó ngài ấy thỉnh vài vị Tiền nhân đến cầu xin giúp ngài ấy, cầu đến mức Trương Lão Tiền Nhân hết cách rồi, nước mắt rơi xuống, gật đầu mà khóc nhận lời : “ được thôi, nếu ông đã muốn vậy thì hãy đi đi !”
Trương Lão Tiền Nhân nhận lời rồi thì Thịnh Lão Tiền nhân bèn vội đứng dậy, mừng rỡ vô cùng, ngài ấy nói : “ tốt quá rồi, tốt quá rồi ! Tuổi của tôi đã lớn ngần này rồi, là một người chẳng còn ích chi nữa, tôi vẫn còn có một cơ hội tốt đến như vậy, đi hành cái công này.”
Ngô Tiền nhân là người hồng kong hôm ấy đến giúp Thịnh Lão Tiền Nhân cầm hành lý, đưa tiễn ngài ấy đến trạm xe lửa Thiên Tân. Ngô Tiền nhân đeo hành lý sau lưng, Thịnh Lão Tiền nhân đi đằng trước. Ngô Tiền nhân vừa nhìn vừa khóc. Một ông cụ già như thế, cả đời hy sinh vì đạo, đến cuối cùng lại còn phải tự tìm cái chết, nên đã khóc rất đau lòng. Thịnh Lão tiền nhân quay đầu nhìn lại nói : “ Cậu thật ngốc, khóc gì chứ, cậu lẽ ra phải vui mừng thay cho tôi thì phải, tôi có một cơ hội tốt như thế này có thể liễu nguyện. “
Sau khi lên xe lửa, Ngô Tiền nhân đem hành lý giao cho Thịnh Lão tiền nhân. Thịnh Lão tiền nhân cầm hành lý rôi dặn dò Ngô Tiền nhân một câu rằng : “ Chúng ta sau nay thì không gặp mặt nhau được nữa. Ông tu đạo rồi thì phải chú ý một chút, sinh tử phải cân bằng. Sinh tử không cân bằng thi chẳng thể tu đạo !”
Thế nào gọi là không cân bằng ? Tham sống sợ chết gọi là không cân băng. Sống chết phải cân bằng, cũng có nghĩa là phải xem nặng như nhau.
Kết quả, Thịnh Lão tiền nhân bèn lên xe mà đi. Vừa về đến Cáp Nhĩ Tân thì đến tổng bộ của đảng cộng sản để báo trình diện : “ Các ông muốn bắt Thịnh Khảo Bân, tôi chính là Thịnh Khảo Bân, tôi về rồi đây. Thế nhưng tôi đến đầu thú có một điều kiện, là hơn một vạn người này họ chẳng liên can gì, hãy thả họ ra, đều là việc của tôi cả, một mình tôi gánh vác !”
Nghe nói là cũng bởi thế mà trên một nửa số người ấy đã được thả ra. Có 3 vị Lão Tiền nhân vốn dĩ bị phán tử hình, nhưng do bởi Thịnh Lão Tiền nhân đều gánh tội cả rồi, 3 vị Lão Tiền nhân ấy bèn được sửa đổi bản án thành lao động cải tạo. Đảng cộng sản bắt ngài ấy đi diễu phố tại Cáp Nhĩ Tân. Đạo thân quỳ tiễn đưa đầy khắp các nẻo đường. Có người dùng tam bảo, có người khóc, có người khấu đầu, biết rằng vị Tiền nhân này là người rất tốt. Thịnh Tiền nhân sau đó nói ra câu này : “ cảm ơn mọi người đến tiễn tôi, chúng ta sau này gặp lại nhau trên trời ! “
Thịnh Tiền nhân lại nói 8 chữ này : “mọi người chớ có đau buồn, “chặt đầu, xử bắn, cáo lão hoàn hương””
Cứ như thế rất tự nhiên phóng khoáng, rất phi thường, phải không ? Câu nói này đã mang lại một nếp sống tinh thần cho các thế hệ hậu học về sau. Đến dân quốc năm thứ 38 ( tức năm 1949 ), 39 ( 1950 ), 40 ( 1951 ) Đảng cộng sản trung quốc đã xử bắn rất nhiều vị Điểm Truyền Sư. Những vị Điểm Truyền Sư này đều nói lời mà ngài ấy đã nói “ chặt đầu, xử bắn, cáo lão hoàn hương”. Ngài ấy là người đầu tiên nói câu này. Sau này có người từ Cáp Nhĩ Tân ra bảo rằng Thịnh Lão Tiền nhân lúc bị xử bắn thì có trận cuồng phong nổi lên, trời đổ mưa sấm chớp. Đảng cộng sản trung quốc chẳng tin vào quỷ thần, thế nhưng nhin thấy cảnh này cũng có chút sợ, vậy nên đã ngưng một chút, sau đó xét xử công khai 3 lần, bảo đạo thân đến đó hỏi : “ Thịnh Khảo Bân này có phải là đáng giết ? Có tội hay không ? “ Không một ai bảo rằng ngài ấy có tội. Mọi người đều quỳ xuống. Đảng cộng sản trung quốc nhìn thấy không ổn. Đã xét xử công khai 3 lần đều chẳng có ai giơ tay, bèn phái một số cán bộ của Đảng cộng sản trung quốc trà trộn vào bên trong, hỏi lại lần nữa “ có phải là đáng giết ?” Trong nhóm người ấy bèn có người nói “ phải”, bèn thế mới xử bắn. Lúc xử bắn, cuồng phong nổi lên, sấm chớp đan xen, lại còn mưa đá nữa, là thiên tượng xưa nay chưa từng có, có thể thấy là người trời cùng chia sẻ nỗi buồn.
Số lượt xem : 439