BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Trực tâm là đạo trường

Tác giả liangfulai on 2023-07-10 12:56:34
/Trực tâm là đạo trường

Chùa miếu, Phật đường là đạo trường hữu hình hữu tướng, là trợ duyên bên ngoài giúp chúng ta trên con đường tu bàn đạo; nhưng ngoài đạo trường hữu hình này ra, còn có một đạo trường vô hình tướng nữa quan trọng hơn và  chỉ có nó mới là đạo trường thật sự của chúng ta, như Kinh Duy Ma Cật đã nói : “ trực tâm là đạo trường ”.


Bình thường khi nói đến đạo trường mọi người đều liên tưởng đến đạo trường hữu hình hữu tướng, đều cho rằng nơi giảng kinh thuyết pháp mới là đạo trường. Trên thực tế, mỗi một người đều có một gian phật đường - tâm, bởi vì nơi mà có tâm, chính là tâm sanh thì pháp sanh, tâm sanh thì pháp giới chuyển, thiện ác đều là do tâm mà sản sanh. Điều quan trọng là thiện niệm thì phải thật tốt mà hộ trì gìn giữ bảo vệ, còn ác niệm thì phải quyết đoán chặt đứt ngay không chần chừ.

 

Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, chắc chắn sẽ có niệm khởi; niệm khởi tức là tâm sanh; nơi có tâm thì chắc chắn có khổ vui, có thị phi, có lấy xả, có ái hận, có được mất, thiên đường địa ngục do vậy mà sanh. Tâm niệm sinh khởi chính là nơi mà chúng ta phải tu hành, do đó mới nói rằng tâm tại thì đạo trường tại ( nơi có tâm thì có đạo trường ) , như thế thì chẳng cần phải đi đến những đạo trường nơi khác. Chỉ cần tâm động một cái thì là nơi tu hành rồi. Người tu đạo duy chỉ có tu một cái Tâm mà thôi, tu đạo tu tâm, rời tâm chẳng có đạo khả tu; bất luận thế nào, có đau khổ thì nhất định có tâm tại, có vui vẻ thì cũng nhất định có tâm tại. Nếu như chẳng biết rằng tâm là đạo trường, mà chỉ đi tìm đạo trường có hình tướng, như vậy là chẳng thiết với thực tếPhật ngộ là ngộ bổn tâm, chúng sanh mê là mê bổn tâm; giữa mê và ngộ đều là tâm, vậy thì phải ngộ như thế nào đây ? chính là vào lúc có lấy xả, có thị phi này đi ngộ ra, từ trong thị phi mà đi ngộ ra cái đầu nguồn vốn dĩ chẳng có thị phi. Lục Tổ Đàn Kinh rằng : “ phiền não tức bồ đề ” , do vậy, có tâm tại thì là đạo trường. Cổ Đức nói rằng : “ có tâm đều khổ, quên tâm thì vui ”. Lúc mê thì là tâm thị phi, có tâm đối đãi, có tâm oán hận; do vậy có tâm là khổ, quên tâm thì vui. Chúng ta nếu như hiểu được cái đạo lí này, thì có tâm mới có cái gọi là tu; lúc vô tâm thì chẳng cần phải nói tu rồi; giống như chúng ta lúc ngủ say chẳng có mộng vậy, chẳng có sự đối đãi, ân oán, việc dù có lớn đi nữa cũng đều chẳng còn rồi. Những người bình thường đều chỉ đem “ tu đạo ” treo trên miệng, đấy là cách làm của kẻ mê.

 

Bởi vì một ngày 24 tiếng, tâm không thể đều cứ mãi hoạt động, không thể cứ mãi đều suy nghĩ sự việc; lúc đang chẳng có suy nghĩ sự việc thì đau khổ và phiền não đều chẳng còn rồi, cũng chẳng có cảm giác rằng có một cái tâm tồn tại, thậm chí cũng chẳng có cảm giác tồn tại ở cái thế gian này. Khi bạn chuyên tâm nhất trí làm việc thì cũng chẳng có cảm giác rằng đang làm việc gì, lúc này thì cũng chẳng có đau khổ có thể nói. Đạo chẳng rời khỏi chúng ta, từ tâm của chúng ta có thể chứng minh ra được. Do vậy, có tâm thì có việc, thế nhưng chẳng có tâm chẳng phải là thật sự chẳng có tâm, ví dụ như bản thân mình chẳng có cảm giác rằng đang lái xe, thế nhưng gặp người thì lại tự nhiên sẽ tránh, đấy là phản ứng tự nhiên. Thế nhưng có khởi tâm thì có sự đối đãi, có đối đãi thì bạn nhất định cần phải chú ý rồi, do vậy nói, nơi có tâm thì mới cần phải tu. Chúng ta nếu chẳng biết rằng tự tâm là đạo trường thì sẽ ở ngoài thân tâm để cầu pháp, tìm kiếm đạo trường; nếu như chúng ta có thể khẳng định rằng nơi có tâm thì có đạo trường thì thời thời khắc khắc chẳng rời khỏi đạo trường, là học hành cũng tốt, nội trợ trong gia đình cũng tốt, bất kể là ở bất cứ nơi nào, chỉ cần có khởi tâm thì là nơi tu đạo. Điều này là khác với việc chỉ chú trọng đạo trường hình tướng, bình thường mồng một, mười lăm mới đi chùa miếu cúng bái, khấu đầu quỳ bái sáng tối ở phật đường gia đình, nếu cho rằng như thế mới là đạo trường, một ngày 24 tiếng, có thể có bao nhiêu thời gian ở đạo trường đây ? Như vậy thì là khó tu rồi. Nếu có thể dựa vào “ tâm tại thì là đạo trường tại ”, lúc gặp việc, đối với sự sanh khởi của mỗi một tâm niệm của mình mà có thể nhận thức phát giác ra; lúc chẳng có việc thì lúc nào cũng gìn giữ cái bổn tâm cát tường an lạc, tâm bình khí tịnh, như thế thì chẳng có rời khỏi đạo trường, như thế mới là sự tu học thật sự. Từ sáng đến tối, tùy theo các nhân duyên, trên những cương vị khác nhau, có thể nói rằng khắp nơi đều là đạo trường. Do vậy, Cổ Đức nói rằng :

 

 

“ Phật ở Linh Sơn chớ kiếm xa,

Linh Sơn chỉ ở tâm đầu ta,

người người có cái Linh Sơn Tháp,

hảo hướng Linh Sơn tháp hạ tu ”.

 

Linh Sơn ở tại tâm đầu, chẳng cần đi xa bên ngoài tìm cầu; bởi vì chúng sanh mê muội, bỏ gần cầu xa, ví dụ như có người muốn bái Quán Thế Âm Bồ Tát thì bèn đi đến núi Phổ Đà, trên thực tế thì Quán Thế Âm Bồ Tát chính là ở tâm đầu của chúng ta; tâm của bạn động một cái thì ngài ấy bèn cảm ứng rồi. Thế nhưng do chúng sanh chẳng biết cái gì là đạo trường, nên mới cho rằng núi Phổ Đà là đạo trường thật sự, thậm chí là có một số người khá ư là trước tướng, ngỡ rằng chùa miếu có tượng phật lớn mới là đạo trường, tượng phật nhỏ ở trong nhà hình như chẳng có gì đáng xem, nào biết rằng chính tâm của bản thân chúng ta mới là đạo trường. Vì sao lại nói như vậy ? Bởi vì tâm là căn nguyên ( nguồn gốc ) của vạn pháp; tâm là vị chủ nhân của thân, lên thiên đường, xuống địa ngục đều là do tâm, do đó tu đạo duy chỉ có bắt tay vào từ tâm, tâm mới là đạo trường thật sự của chúng ta; nếu không, giống như việc đến chùa miếu cúng bái, hành hương, hoặc đến nhà thờ làm lễ, một tuần thì mới có vài tiếng, cách khoảng thời gian dài như thế mới một lần, lửa cũng tắt mất rồi, muốn tu thành thì chỉ là nói dễ, làm khó ! Tu đạo thật sự chính là ở trong cuộc sống sinh hoạt, lúc gặp chuyện thì tâm đi phản chiếu, nên làm hay không nên làm, nên nói hay không nên nói, chỗ này mới phải dụng tâm, còn lại những cái khác thì chẳng cần phải thường treo trên đầu môi rằng phải tu như thế nào, phải phản chiếu thế nào, nếu không thì trở thành sự trói buộc. Do vậy, tu đạo chẳng rời khỏi bổn tâm của chúng ta; nếu rời khỏi tâm để đi tìm những cái hữu hình hữu tướng, vậy thì chẳng phải là đạo trường thật sự. Các vị đại đức thiền tông xưa kia, cũng là có trực chỉ tâm tánh, thế nhưng lại chẳng giống như sự phổ truyền ứng vận thời này, có thể đắc thụ sự chỉ điểm ngay lúc ấy của sư tôn sư mẫu về bổn tâm, bổn tánh của chúng ta. Sau khi cầu đạo, về mặt kinh giáo nếu có thể tham khảo nhiều vào thì biết rằng trực chỉ của Sư Tôn Sư Mẫu chúng ta khiến cho chúng ta đã vừa tiết kiệm công lại vừa tiết kiệm hơi sức, như thế tự sẽ có lòng tin khẳng định gánh vác, theo pháp mà hành.

 

Các tôn giáo bình thường là lấy chùa miếu, nhà thờ, thánh đường ... làm đạo trường của họ; Sư Tôn Sư Mẫu thì trực thị bổn tâm của chúng ta, lấy Tâm làm đạo trường thì chúng ta thời thời khắc khắc chẳng rời khỏi đạo trường, lấy tâm làm đạo trường, vừa thực tế, tiện lợi, lại chẳng phí thời gian hơi sức, phù hợp nhất với nhu cầu hiện nay. Tu tâm chẳng có sắc màu mê tín gì, cũng chẳng có sự cách li trở ngại, bất luận thế nào, chỉ cần là nơi có tâm thì có thể tu đạo, như thế thì trên sự nghiệp hay lúc học hành đều có thể tu đạo. Đấy chính là nơi thù thắng phải nhấn mạnh, cũng chính là chỗ khác với những giáo môn khác. Hiện nay một số người hay siêng đi hành hương lễ phật tuy rằng là biểu hiện của sự thành tâm chân thành hiếm có, thế nhưng ý nghĩa trên thực tế thì chúng ta phải có thể rõ ràng. Nguyên tắc này có thể giữ lấy, sau này trên mặt ứng dụng thì có thể tự tại như ý. Pháp phải học một cách lung linh hoạt bát, chớ có học một cách khư khư cứng nhắc. Đối với tâm nếu chẳng rõ ràng, chỉ dùng pháp một cách khư khư cứng nhắc thì chẳng có ích gì đối với việc tu đạo, do đó Cổ Đức nói rằng : “ chẳng biết bổn tâm, học pháp vô ích ”.

 

Kệ rằng :

Vọng tâm hễ khởi thần tức dời

Thần dời sáu trộm loạn tâm điền

Tâm điền hễ loạn, thân vô chủ

Lục đạo luân hồi tại mục tiền ( ngay trước mắt )

 

Lục Tổ Đại Sư rằng : “ Thiện tri thức ! nếu muốn học Phật tu hành, tại gia cũng có thể làm được, không nhất định phải xuất gia tại chùaNgười tại gia nếu có thể cần cù tinh tiến dựa theo pháp mà tu hành thì giống như tâm địa người Đông phương lương thiệntuy xuất gia sống ở trong chùa, nhưng không thể dựa theo Pháp mà tu hành thì cũng giống như người Tây Phương tâm tồn niệm ácChỉ cần tâm địa thanh tịnh, thì là Tây Phương tự tánh.

 

 

 

 

 

Hai chữ “ thanh tịnh ” là tông chỉ sở tại của việc tu học, bất kỳ một pháp môn nào, muốn phán đoán nó là chánh hay tà thì dựa vào tiêu chuẩn này; nếu lấy “ thanh tịnh ” làm tông chỉ thì là chánh, không lấy thanh tịnh làm tông chỉ thì là tà. Nếu đã như thế, nếu muốn luận một người tu học có thành tựu hay không thì phải xem tâm thanh tịnh hay không thanh tịnh; về việc tu tại gia hay tu xuất gia là không quan trọng.

 

Vậy thì tại gia tu hành thế nào ?

 

Lục Tổ nói : “ ta nói cho mọi người vô tướng tụng, chỉ cần có thể dựa vô tướng tụng này mà tu hành thì giống như thường ở bên cạnh ta không khác biệt. Nếu không theo vô tướng tụng này mà tu hành, tuy rằng xuống tóc xuất gia làm tăng ni, đối với đạo nghiệp cũng chẳng có trợ ích gì. ”

 

Tụng viết :

 

Tâm bình hà lao trì giới,

Hạnh trực hà dụng tu thiền.

Ân tắc thân dưỡng phụ mẫu,

Nghiã tắc thượng hạ tương lân.

Nhượng tắc tôn ty hòa mục,

Nhẫn tắc chúng ác vô tuyên.

Nhược năng toản mộc thủ hỏa,

Ứ nê định sinh hồng liên.

Khổ khẩu tức thị lương dược,

Nghịch nhĩ tất thị trung ngôn.

Cải qúa tất sanh trí huệ,

Hộ đoản tâm nội phi hiền.

Nhựt dụng thường hành nhiêu ích,

Thành đạo phi do thí tiền.

Bồ đề chỉ hướng tâm mích,

Hà lao hướng ngoại cầu huyền.

Thính thuyết y thử tu hành,

Thiên đàng chỉ tại mục tiền.

 

 

 

Dịch nghiã :

 

Tâm bình đẳng (bất nhị) chẳng nhọc trì giới

(tâm địa chẳng quấy tự tánh giới).

Hạnh ngay thẳng (bất nhị) đâu cần tu thiền.

(Hạnh ngay thẳng là công phu bảo nhậm, ngộ rồi chỉ cần bảo nhậm, khỏi phải tu thiền ).

Báo ân là nuôi dưỡng cha mẹ,

Nhân nghiã thì già trẻ thương nhau.

Khiêm nhường thì sang hèn hoà thuận,

Nhẫn nhục thì việc ác chẳng sanh.

Nếu công phu miên mật mãi mãi,

Kẻ ngu độn cũng phải kiến tánh.

Thuốc đắng hay trừ được bệnh khổ,

Lời trái tai ắt là trung ngôn.

Tự sửa quấy sẽ sanh trí tuệ,

Giấu lỗi thì trong tâm chẳng lành.

Hằng ngày thường lợi ích chúng sanh,

Thành đạo chẳng do bố thí tiền.

Bồ đề chỉ ở nơi tâm ngộ.

Ðâu cần hướng ngoại để cầu huyền.

Nghe xong hãy theo đây mà tu hành,

Tịnh độ đã ở ngay trước mắt.

 

 


 

 

 

Số lượt xem : 760