SÁM HỐI VĂN
SÁM HỐI VĂN
Chấp xá, quỳ
Minh Minh Thượng Đế ( 10 khấu thủ )
Dư Uẩn ( Tín Sĩ ) … Chân thành cung kính quỳ trước toà sen của Lão Mẫu,
Quỳ cầu Lão Mẫu đại từ đại bi, Chư Phật Bồ Tát hộ trì làm chủ :
Người phàm ( chúng ) con đây sáu vạn năm cho đến đời này kiếp này do bởi mọi vô minh tạo tác,
đã làm hại gây tổn thương cho rất nhiều những người, động vật xung quanh và những chúng sanh của tứ sanh lục đạo,
khiến cho thân, tâm, linh của quý vị bị đau khổ dày vò,
hết thảy đều là lỗi của ( chúng ) con, ( chúng ) con nay ở trước toà sen của Lão Mẫu hướng về các vị thành tâm sám hối cầu xin khoan dung tha thứ,
Xin quý vị hãy tha thứ cho ( chúng ) con, và hộ trì cho ( chúng ) con,
để cho ( chúng ) con thân thể khoẻ mạnh bình an tu bàn đạo, tài thí, pháp thí, vô uý thí, tam thí song tiến,
và đem tất cả mọi công đức đã làm thảy đều hồi hướng lại cho quý vị, để chúng ta cùng triêm Thiên Ân Sư Đức, đem những mối ác duyên của chúng ta hoá thành thiện duyên,
và dưới sự gia trì của phật lực, phật quang phổ chiếu, mọi người cùng lìa khổ được vui, vãng sanh tịnh độ. ( 10 khấu thủ, 3 biến )
Tế Công Hoạt Phật từ bi rằng :
" Mỗi ngày lúc sáng tối hiến hương, có thể tụng văn sám hối này 3 biến, sau khi niệm xong lại cung tụng “ Di Lặc Cứu Khổ Chân Kinh ” từ 1 đến 3 biến; sau khi niệm xong thì hồi hướng cho tất cả những chúng sanh khổ nạn trong thiên hạ, những U Minh Quỷ Hồn nơi địa phủ, tất cả những chúng sanh của Tứ Sanh Lục Đạo và hồi hướng cho bản thân hoặc tất cả người nhà, bao gồm tất cả những chúng sanh vô hình trên thân mình, kế bên mình và tại hiện trường, tất cả những oan thân trái chủ vô hình, những bạn tốt vô hình hoặc những chúng sanh xảy ra tai nạn gần đây nhất, hoặc nghe thấy chỗ nào có người chịu khổ nạn, có người bị giết chết rồi, đều có thể hồi hướng, để cho tất cả chúng sanh đều cùng tu phật pháp với chúng ta, miễn trừ những nỗi đau khổ và sợ hãi của họ. Bởi vì nếu như cái tâm của họ không buông xuống được, họ luỹ kiếp đều sẽ loanh quanh trong những thứ tai nạn đau khổ ấy, vậy nên phải dùng phật pháp để làm dịu lặng những nỗi sợ hãi oán hận đau khổ của họ, đấy gọi là vô duyên đại từ, đồng thể đại bi. "
“ Sám Hối Ca ”
( Tế Công Hoạt Phật từ bi )
恩師 濟公活佛 慈悲 " 懺 ~ 悔 ~ 歌 " :
弟子向老母懺悔 犯三清敗四正行為
弟子稽首虔懺悔 欺師逆道與天命謗譭
弟子向玄祖懺悔 動邪念怨天尤人非
弟子向冤親懺悔 忽做忽輟言行相悖
往昔所造諸罪惡 皆由貪嗔痴所累
痛思痛懺悔 不貳過省覺 想祈上帝寬赦發慈悲
弟子重發愿助末會 濟眾生超脫輪迴
娑婆化蓮幃 自性綻光輝 三曹的佛子返天闕
Chú thích : Sám hối Ca dưới đây đã được dịch lại từ tiếng hoa sang tiếng việt, có thể hát theo điệu nhạc trong clip theo lời việt.
Đệ tử hướng Lão Mẫu sám hối, hành vi phạm Tứ Chánh và Tam Thanh,
Đệ tử khể thủ kiền sám hối, Khi Sư nghịch đạo và huỷ báng thiên mệnh,
Đệ tử hướng Tổ Huyền sám hối, động tà niệm oán trời chê trách người,
Đệ tử hướng Oan thân sám hối, lúc làm lúc dừng hành vi ngược lời nói,
Tội ác xưa kia con đã tạo, đều do vô thuỷ tham sân si,
Lòng thương đau sám hối, chẳng phạm lại lỗi xưa, cầu mong Thượng Đế từ bi khoan xá cho,
Đệ tử phát ( lại ) nguyện trợ Mạt hội, cứu chúng sanh thoát siêu luân hồi
Ta bà hoá cõi sen, tự tánh nở rực chói, Phật Tử Tam Tào cùng về Lí Thiên.
NGŨ HƯƠNG PHÁP THÂN của tự tánh
Nay con lại nguyện thường thắp lên ngũ hương pháp thân của tự tánh.
GIỚI HƯƠNG: Trong tự tâm chẳng quấy chẳng ác, chẳng ganh tỵ, chẳng tham sân, chẳng cướp hại.
ĐỊNH HƯƠNG: Thấy những cảnh tướng thiện ác tự tâm chẳng loạn.
HUỆ HƯƠNG: Tự tâm vô ngại thường dùng trí huệ chiếu soi tự tánh, chẳng tạo điều ác, dù tu nhiều thiện mà tâm chẳng chấp trước, kính trên mến dưới, thương xót kẻ cô đơn nghèo nàn.
GIẢI THOÁT HƯƠNG: Tự tâm chẳng phan duyên, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tự tại vô ngại.
GIẢI THOÁT TRI KIẾN HƯƠNG: Tự tâm đã chẳng phan duyên thiện ác, không được trầm không thủ tịch, phải học rộng nghe nhiều, tu học pháp Tối Thượng Thừa, nhận biết tự bản tâm, thông đạt lý Phật, hoà nhã khiêm tốn hạ mình để tiếp người, vô nhơn vô ngã, thẳng đến Bồ Đề, chơn tánh chẳng đổi.
VÔ TƯỚNG SÁM HỐI
Con xưa đã tạo bao ác nghiệp
Đều bởi vô thỉ tham sân si
Từ thân, miệng, ý mà sanh ra
Tất cả con nay xin sám hối.
Tội từ tâm khởi đem tâm sám.
Tâm nếu diệt rồi tội cũng tiêu.
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không.
Ấy mới thật là chân sám hối
( Chúng ) Con nay nguyện đoạn ác tu thiện, cải tà quy chánh, bỏ ác dương thiện, đoan chánh tâm niệm.
Đệ tử chúng con, từ tiền niệm, hiện niệm, hậu niệm, niệm niệm chẳng bị ngu mê nhiễm. Tất cả các tội ác nghiệp ngu mê đã có từ trước, thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tan rã, trọn chẳng khởi nữa.
Đệ tử chúng con, từ tiền niệm, hiện niệm, hậu niệm, niệm niệm chẳng bị kiêu căng dối trá nhiễm. Tất cả các tội ác nghiệp kiêu căng dối trá đã có từ trước thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tan rã, trọn chẳng khởi nữa.
Đệ tử chúng con, từ tiền niệm, hiện niệm, hậu niệm, niệm niệm chẳng bị ganh tỵ nhiễm. Tất cả các tội ác nghiệp ganh tỵ đã có từ trước thảy đều sám hối, nguyện nhất thời tan rã, trọn chẳng khởi nữa.
TỨ HOẰNG THỆ NGUYỆN
Nay con xin phát TỨ HOẰNG thệ nguyện :
Tự tâm chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,
Tự tâm phiền não vô tận thệ nguyện dứt,
Tự tánh pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Tự tánh Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
CHÚNG SANH VÔ BIÊN THỆ NGUYỆN ĐỘ : chúng sanh ở nơi tự tâm, cũng như tâm tà mê, tâm cuồng vọng, tâm chẳng thiện, tâm ganh tỵ, tâm ác độc … những thứ tâm kể trên đều là chúng sanh, mỗi mỗi phải tự tánh tự độ gọi là CHƠN ĐỘ. Tự tánh tự độ, tức là tà kiến, phiền não, ngu si trong tâm dùng chánh kiến để độ; đã có chánh kiến, dùng trí Bát Nhã để phá trừ ngu si mê vọng, tà đến chánh độ, mê đến ngộ độ, ngu đến trí độ, ác đến thiện độ, chúng sanh mỗi mỗi tự độ, độ như thế gọi là CHƠN ĐỘ.
PHIỀN NÃO VÔ TẬN THỆ NGUYỆN DỨT: Tức là đem trí Bát Nhã của tự tánh, dứt trừ tất cả tư tưởng hư vọng, gọi là CHƠN DỨT.
PHÁP MÔN VÔ LƯỢNG THỆ NGUYỆN HỌC: là phải tự thấy tự tánh, thường hành chánh pháp, gọi là CHƠN HỌC.
PHẬT ĐẠO VÔ THƯỢNG THỆ NGUYỆN THÀNH: Đã quyết tâm thường dùng công phu, thường hành nơi chơn chánh, lìa mê lìa giác, thường sanh Bát Nhã, trừ vọng trừ chơn, liền thấy Phật tánh, tức ngay đó thành Phật đạo, gọi là CHƠN THÀNH. Thường nghĩ nhớ tu hành là PHÁT NGUYỆN LỰC.
VÔ TƯỚNG TAM QUY Y GIỚI.
QUY Y GIÁC, lưỡng túc tôn, QUY Y CHÁNH, ly dục tôn, QUY Y TỊNH, chúng trung tôn.
Từ nay trở đi, xưng GIÁC làm Thầy, trọn chẳng quy y tà ma ngoại đạo, dùng TỰ TÁNH TAM BẢO thường tự chứng minh.
QUY Y TỰ TÁNH TAM BẢO: Phật tức là GIÁC, Pháp tức là CHÁNH, Tăng tức là TỊNH.
Tự tâm quy y GIÁC : tà mê chẳng sanh, thiểu dục tri túc, hay lià tài sắc.
Tự tâm quy y CHÁNH: niệm niệm chẳng tà kiến, vì chẳng tà kiến nên chẳng có nhơn ngã, cống cao, tham ái, chấp trước.
Tự tâm quy y TỊNH: tự tánh đối với tất cả cảnh giới trần lao ái dục đều chẳng nhiễm trước.
Con nay quy y TỰ TÁNH TAM BẢO, bên trong tự sửa tâm tánh, bên ngoài kính mến mọi người.
Nơi tự sắc thân Quy y THANH TỊNH PHÁP THÂN PHẬT.
Nơi tự sắc thân Quy y THIÊN BÁ ỨC HOÁ THÂN PHẬT.
Nơi tự sắc thân Quy y VIÊN MÃN BÁO THÂN PHẬT.
VÔ TƯỚNG TỤNG
Kẻ mê tu phước chẳng tu đạo,
Chỉ cho tu phước tức là đạo.
Bố thí cúng dường phước vô biên,
Trong tâm tam ác vẫn còn tạo.
Muốn dùng tu phước để diệt tội,
Kiếp sau được phước tội vẫn còn.
Nhân duyên tội ác trừ nơi tâm,
Hướng vào tự tánh chơn sám hối.
Hoát ngộ đại thừa chơn sám hối,
Tà dứt hạnh chánh tức vô tội.
Học đạo thường quán nơi tự tánh,
Thì với chư Phật đồng một loại.
Tổ Sư truyền pháp đốn ngộ này,
Nguyện cùng kiến tánh đồng nhất thể.
Nếu muốn tương lai ngộ pháp thân,
Lià các pháp tướng tâm trong sạch.
Cố gắng tu hành chớ nhởn nhơ,
Hậu niệm thoạt dứt một đời tiêu,
Muốn ngộ đại thừa thấy tự tánh,
Kính lễ Tri Thức chí tâm cầu.
(Cầu nơi chẳng cầu gọi là chí tâm cầu.)
Phụ Chú :
Tự tánh có tam thân Phật; tam thân Phật này từ tự tánh sanh ra, chẳng từ bên ngoài mà được.
Sao gọi là THANH TỊNH PHÁP THÂN PHẬT ?
Người đời tánh vốn thanh tịnh, vạn pháp từ tự tánh sanh khởi. Suy lường điều ác tức sanh hạnh ác, suy lường điều thiện tức sanh hạnh lành. Như vậy các pháp ở trong tự tánh như trời thường trong, mặt trời mặt trăng thường sáng; vì bị mây đen che khuất nên trên sáng dưới tối; thoạt được gió thổi mây tan, trên dưới đều sáng, vạn tượng đều hiện. Người đời tánh hay phù du lơ lửng như mây trên trời. Thiện tri thức, trí như mặt trời, huệ như mặt trăng, trí huệ thường sáng; vì chấp cảnh bên ngoài, nên bị vọng niệm mây đen che khuất, tự tánh chẳng được sáng tỏ. Nếu gặp được thiện tri thức, nghe được Chánh Pháp, tự trừ mê vọng, trong ngoài đều sáng, vạn pháp đều hiện nơi tự tánh: người KIẾN TÁNH cũng vậy. Ðây gọi là THANH TỊNH PHÁP THÂN PHẬT.
Thiện tri thức, tự tâm quy y tự tánh tức là quy y CHƠN PHẬT. Tự Quy Y tức là trong tự tánh trừ sạch những tâm bất thiện, tâm ganh tỵ, tâm quanh co, tâm chấp ngã, tâm cuồng vọng, tâm khinh mạn, tâm tà kiến, tâm cống cao và tất cả những hạnh bất thiện. Thường tự thấy lỗi mình, chẳng nói tốt xấu của người, ấy là TỰ QUY Y. Thường phải hạ mình, cung kính mọi người, tức là KIẾN TÁNH, thông đạt chẳng còn trệ ngại, ấy là TỰ QUY Y.
Sao gọi là THIÊN BÁ ỨC HOÁ THÂN ? Nếu chẳng nghĩ muôn pháp, tánh vốn như hư không. Một niệm suy lường gọi là biến hoá: Suy lường điều ác tức hoá ra địa ngục, suy lường việc thiện hoá ra thiên đàng, độc hại hoá ra rắn rồng, từ bi hoá ra Bồ Tát, trí huệ hoá ra tam thiện đạo, ngu si hoá ra tam ác đạo. Tự tánh biến hoá rất nhiều, kẻ mê chẳng thể tỉnh giác, niệm niệm khởi ác, thường đi trên đường ác, hễ nhất niệm hồi tâm hướng thiện, trí huệ liền sanh, đây gọi là TỰ TÁNH HOÁ THÂN PHẬT.
Sao gọi là VIÊN MÃN BÁO THÂN ? Ví như một ngọn đèn trừ được ngàn năm đen tối, một niệm trí huệ diệt được muôn năm ngu mê. Chớ nghĩ việc xưa, đã qua thì bất khả đắc, thường nghĩ về sau, niệm niệm viên tròn sáng tỏ, tự thấy bản tánh, thiện ác dù khác, tánh vốn bất nhị, tánh bất nhị gọi là thật tánh, ở trong thật tánh chẳng nhiễm thiện ác, đây gọi là VIÊN MÃN BÁO THÂN PHẬT.
Tự tánh khởi một niệm ác, liền diệt vạn kiếp thiện nhân, tự tánh khởi một niệm thiện, liền dứt hằng sa ác nghiệp, thẳng đến Vô Thượng Bồ Ðề. Niệm niệm tự thấy, chẳng mất bản niệm gọi là BÁO THÂN PHẬT.
Thiện tri thức, từ Pháp Thân suy lường tức là HOÁ THÂN PHẬT; niệm niệm tự tánh tự thấy tức là BÁO THÂN PHẬT; tự ngộ tự tu tự tánh công đức là CHƠN QUY Y. Da thịt này là sắc thân, sắc thân là nhà trọ, chẳng thể Quy Y được. Hễ ngộ được tự tánh tam thân, tức nhận được tự tánh Phật.
Tế Công Hoạt Phật từ bi rằng : Hôm nay tu đạo mỗi người đều có những nghiệp chướng nghiệp lực, vậy nên hôm nay không tiêu trừ những ma chướng của con, hôm khác khó mà tránh khỏi Ma Chưởng, vậy nên một niệm chánh là Phật, một niệm tà là Ma. Tâm của Ma là tâm đố kị, tâm hoài nghi ( hoài nghi cầu đạo quả thật có thể siêu sanh liễu tử sao ? Có cái tâm này thì rất khó mà thành đạo ), tâm oán hận, tâm oán trách. Các con tiêu nghiệp chướng phải làm bao nhiêu công đức, biết không ? Các con đã làm đại công đức suốt 200 kiếp vẫn tiêu không hết những nghiệp chướng của một kiếp đấy. Sự sám hối lớn nhất là con chẳng tái phạm, cái tâm của con thanh thanh tịnh tịnh không làm tổn hại, tổn thương người nữa, đấy mới là sự sám hối lớn nhất.
Số lượt xem : 1127