BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Phân biệt vãng sanh, siêu sanh liễu tử và tái sanh.

Tác giả liangfulai on 2023-12-28 09:16:45
/Phân biệt vãng sanh, siêu sanh liễu tử và tái sanh.

Phân biệt giữa

tái sanh, vãng sanh, siêu sanh liễu tử .


 

Sự Tái Sanh

 

Sự tái sanh có nghĩa là sự tái tạo, sự sanh mới, sanh lần thứ hai, sự tạo dựng mới.

Tái sinh hay tái sanh, tái kiếp trong Phật giáo đề cập đến giáo lý cho rằng nghiệp của một con người sẽ dẫn dắt đến một cuộc sống mới sau khi chết, trong một vòng không bao giờ chấm dứt gọi là luân hi.

Việc tái sinh không nhất định phải thành một con người, mà vào một trong sáu cõi luân hồi ( Trời, người, A Tu La, Súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục ).

 

Vãng Sanh

 

Vãng sanh là từ dùng trong phật giáo, nói đơn giản thì là sanh đến một nơi khác.

Vãng sanh giống như dọn nhà, nơi này chẳng ở nữa, vãng ( đi đến ) nơi khác để sinh hoạt, thuyên chuyển công tác, tuyên bố kết thúc một giai đoạn công việc, đến nơi khác đđi làm, duy trì sinh kế.

Vãng sanh tịnh độ là quá trình con người buông xuống mọi việc vật thế tục, thoát khỏi sự trói buộc của nghiệp lực ác nghiệp quá khứ, buông xả hết mọi thứ, đắc được sự tái sanh mới của linh hồn, tục gọi là chết.

Pháp môn vãng sanh có thể khiến hành giả thoát lìa cõi ác, chuyển thân nghiệp báo ngũ trược thành thân pháp khí thanh tịnh, ở trong cái thân thiện lành ấy mà nghe pháp tu hành, tích lũy công đức.

Người tín theo pháp môn tịnh độ chủ trương là sau khi chết sẽ thừa nguyện lại đến, vậy nên từ “vãng sanh” cho sinh mệnh khoảng không gian thay đổi, để người ta có hy vọng vô hạn đối với sinh mệnh.

 

Siêu Sanh liễu tử

 

Siêu sanh liễu tử là siêu xuất sanh, liễu khước tử ( siêu vượt ra khỏi sự sanh, chấm dứt sự tử ) , chính là lĩnh ngộ, hiểu rõ chân tướng của sanh tử,  hiểu biết rõ sanh từ đâu đến, chết từ đâu đi, siêu vượt ra ngoài tam giới, giải thoát sanh tử, xuất lìa sanh tử, không chịu sự luân hồi trong tứ sanh lục đạo nữa, là sự giải thoát rốt ráo của tâm tánh viên mãn, sự thanh tịnh tiêu trừ chặt đứt sạch hết tất cả mọi nghiệp lực mà ràng buộc khiến chúng ta đọa lạc, là cảnh giới của Thánh Phật Bồ Tát.

“Siêu sanh” chính là không bị chuyển sanh trong tứ sanh lục đạo nữa, “liễu tử” chính là tinh thần bất tử, vĩnh viễn lưu lại trong suy nghĩ cảm nhận của mọi người, như tinh thần bất diệt, đức tánh vĩ đại của các vị Thánh Hiền Tiên Phật xưa nay.

Trong 3 loại, thì siêu sanh liễu tử là cảnh giới cao nhất duy có Tiên Phật Bồ Tát, những vị tu hành đắc đạo, minh tâm kiến tánh, đã chứng đắc đạo quả, khôi phục lại bổn tánh thanh tịnh vô nhiễm mới có thể đạt được.

Cầu đạo cầu đắc chỉ điểm của Thiên Mệnh Minh Sư, rồi học tu giảng bàn hành chính là để tiến dần đến cảnh giới minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, viên mãn công đức, chứng đắc đạo quả, siêu sanh liễu tử vậy, chứ chẳng phải là chỉ dừng lại ở chỗ vãng sanh tịnh đđể sau này v tịnh độ nghe pháp tu hành, tích lũy công đức.

Số lượt xem : 727