BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Những khiếm khuyết mà bàn sự nhân viên dễ phạm phải

Tác giả liangfulai on 2023-03-30 11:12:23
/Những khiếm khuyết mà bàn sự nhân viên dễ phạm phải

1. Bàn sự nhân viên, tức là những nhân tài quan trọng chuyên môn thay cho ơn trên xử lý đại sự tam tào phổ độ, dẫn đạo chúng sanh thoát rời biển khổ thế gian, liễu kết sanh tử đại sự vào những năm tam kỳ mạt kiếp này.


Là những người tiếp dẫn chúng sanh lên thiên đàng tây phương cực lạc, cũng là những trụ cột của xã hội, là những nhân tài không thể thiếu. Do vậy trọng cuộc sống thường ngày, chớ để cho do lời nói hành động không thận trọng mà ảnh hưởng đến danh dự của đạo trường, dẫn đến sản sinh sự hiểu lầm mà cắt đứt tuệ mệnh của chúng sanh.

 

Bình thường mà nói, trong phật đường đều biết rằng phải nghiêm giữ phật quy lễ tiết, nhưng trong thường ngày lại xao lãng quên đi sự tồn tại của tự thân phật đường ( phật đường trên người mình )

 

2. Những khiếm khuyết mà bình thường các bàn sự nhân viên dễ phạm phải

Do bất hòa với đàn chủ mà chẳng giúp đỡ công tác đạo vụ.

 

Đến Phật đường tham giá, từ giá nên dùng nghi lễ khấu đầu mà hành, không thể tùy tiện tam cúc cung cho có cho xong, nhưng nếu đang tiến hành hiến cúng, thỉnh đàn, bàn đạo hoặc lên lớp thì có thể tam cúc cung cũng được.

 

Đến phật đường chỉ đàm đạo tình, không được nói những chuyện phàm tục, không nói thị phi, không tạo thị phi, cũng không truyền thị phi. Đối với đạo thân thì nên quan tâm chào hỏi, không thể để cho họ có cảm giác bị cô lập lạnh nhạt mà chẳng nguyện đến phật đường rồi thoái đạo.

 

Đến phật đường chỉ muốn hưởng máy lạnh, ăn cơm miễn phí mà chẳng làm bất cứ công việc gì, nghĩa là chỉ muốn làm đạo thân nhỏ bé, chẳng phụ trách công việc của phật đường, chỉ làm người khách tham quan của đạo trường.

 

Bái đệm sắp nghiêng lệch rồi thì không được dùng chân đẩy, cũng đừng có giẫm đạp lên, bước ngang qua hoặc xem như cái đệm ( nệm ) để ngồi.

 

Xem việc sửa bỏ thói hư tật xấu, tánh nóng nảy như là khẩu hiệu, có tuổi đạo vài năm rồi thì phải có chỗ tiến bộ. Lão Tiên Ông nói rằng : “ tu đạo nhiều năm như vậy mà thói hư tật xấu và tánh nóng nảy y như lúc trước khi cầu đạo, đều chẳng có thay đổi, định lực thật đủ công phu ! ” Loại định lực này quả thật chẳng cần thì thôi.


Có lý tưởng, có nguyện vọng hoài bão, đạo lý có thể từ một suy ra mười, nhưng chỉ biết mà chẳng thể làm. Thầy nói rằng : “ hiện nay cái mà thiếu sót nhất chính là công phu của hành ”.

 

Gánh vác Thánh nghiệp trước mắt, nhưng lo lắng cho cuộc sống về sau này. Tiên Phật nói rằng : “ con thay cho trời chăm sóc chúng sanh, trời sẽ chăm sóc cho con ”.

 

Bàn đạo thỉnh đàn bắt đầu, tất cả nhân viên tại hiện trường đều nên đứng cung kính, chớ có tùy tiện mà đi lại hoặc nói chuyện. Cho dù muốn thành toàn người cầu đạo thì cũng nên ở chỗ khác mới không ảnh hưởng sự trang nghiêm của bàn đạo.

 

Dẫn bảo sư sau khi lập nguyện trước phật thì chớ có gấp vội rời khỏi hiện trường, nên hiệp trợ cho người cầu đạo để cho nghi thức bàn đạo có thể tiến hành thuận lợi.

 

Trong quá trình bàn đạo, khi điểm truyền sư truyền hợp đồng cho càn đạo, người làm dẫn bảo sư không được nóng vội đem cách ôm hợp đồng bảo cho người cầu đạo là khôn đạo, dẫn đến tiết lộ thiên cơ.


Sau khi điểm truyền sư truyền qua khẩu quyết, lúc người cầu đạo khấu đầu tạ ơn, chấp lễ niệm đến “ cảm ơn dẫn bảo sư nhất khấu thủ ” thì người làm dẫn bảo sư nên làm động tác đáp lễ; khi niệm đến “ cảm ơn tiền hiền đại chúng nhất khấu thủ ” thì tất cả các đạo thân có mặt tại hiện trường cũng nên đáp lễ.

 

 

Đối với đạo thân của những tổ tuyến khác thì chớ có tùy ý dẫn đến phật đường, nên bẩm báo thỉnh cầu chỉ thị với điểm truyền sư trước rồi mới quyết định. Những đạo thân đã đứt tuyến mà muốn cầu đạo lại từ đầu thì cũng như vậy, Chúng ta tuy cùng là con cái của Lão Mẫu, đồ nhi của Thầy, nhưng do mỗi người là sở thuộc kim tuyến của đơn vị phật đường, lão tiền nhân, tiền nhân, điểm truyền sư khác nhau, đấy chính là cái gọi là chẳng phân mà phân, phân mà chẳng phân.

 

 

Làm nhân viên chấp lễ thì phải tâm không được thả ra bên ngoài, nếu không thì dễ bị sai, chẳng phải là quên từ thì là điên đảo thác loạn ( thứ tự đảo ngược hỗn loạn ), chẳng những không có công mà trái lại còn gánh lỗi. Cho dù niệm sai rồi cũng chớ có vui đùa mà làm mất đi sự đoan trang.

 

* Lúc đạo trường Đức Tuệ mở lớp đồng tâm đồng đức, A Tu La lâm đàn cảnh cáo răn dạy các lớp viên rằng :


Chỉ cần tu bàn đạo mà không thể nhận lý thật tu, phạm vào việc có sư tự tư tự lợi, khẩu thị tâm phi ( những gì miệng nói và trong lòng suy nghĩ không nhất trí với nhau ), nhiễu loạn phật đường, chẳng sợ thiên mệnh, xảo ngôn lệnh sắc ( lời nói nghe rất lọt tai, sắc mặt ra vẻ rất ôn hòa lương thiện, thế nhưng chẳng chút thành khẩn ) , xem trọng công chẳng trọng đức, thích leo cao theo đuổi những mục tiêu quá tham vọng, cao xa  không thiết thật tế, chẳng tuân chức trách, phóng đại không thiết với thật tế, chẳng nghe lệnh của thầy, chẳng truyền đạt xuống phía dưới, tự đại , tự khoe khoang khoác lác, chẳng rõ chân lý, tự cho mình đúng chứ không chịu khiêm tốn tiếp nhận ý kiến của người khác, có được một chút công thì tự cao tự đại tách rời khỏi quần chúng, tán tán loạn loạn, tự cho rằng mình vĩ đại. Tâm giả dối mà ra vẻ chân thành, vô tâm mà làm ra vẻ thật lòng. Tuổi đạo cao mà tự cho rằng mình đúng hoặc quá tự ti mà chẳng biết tự trọng. Những cái nói ở trên đều là những thói xấu mà người tu đạo dễ phạm phải, là những cái ưa thích nhất của A Tu La, đều sẽ trở thanh con cháu của Ma.

 

Tiên Phật nói rằng : “ hữu công vô đức dễ sanh Ma, hữu đức vô công khó viên mãn. Hữu đức vô đạo khó siêu phàm, hữu đạo vô đức khó chứng quả ”.

 

Chúng ta phải hành cái đạo có đức, làm cái đức có đạo, tức là phải đức tuệ song tu.

 

Sư Tôn từ bi rằng : “ tu đạo chẳng tu đức, như cá chẳng có nước, đèn chẳng có dầu, do vậy phải bồi dưỡng đức, bồi dưỡng đức tánh thì những chướng ngại của tu hành tự nhiên sẽ giảm bớt, đức trong tu hành là quan trọng nhất. ”

 

Tiên Phật từng từ bi nói rằng : “ Thói xấu tánh nóng chẳng đổi thì uổng tu đạo, tam thanh tứ chánh chẳng giữ thì uổng bàn đạo ”. Câu nói này phải ghi nhớ kĩ trong tâm, nếu không thì tu đạo cả đời như rổ tre múc nước ( phí sức mà không có hiệu quả ), rốt cuộc cũng là không, chẳng đạt được thứ gì cả, vậy thì hối hận chẳng kịp rồi.

 

Có thể rõ lý tu bàn, thận trọng tuân thủ giới luật phật quy, làm việc thiết thật, nghiêm túc vững chắc, mỗi bước một dấu chân, chân tu thật bàn, trong cái niên đại biến động bất an này hình thành một luồng sức mạnh thanh tịnh, giống như một ngọn đèn sáng dẫn đạo mọi người đi hướng đến quang minh, để cho xã hội càng hướng đến an định hạnh phúc.

 

Thầy trò tay nắm tay bàn việc mạt hậu ( sau cùng ), gánh lấy trách nhiệm phổ độ tam tào, cứu độ các phật tử lên bờ. “ lấy tâm phật làm tâm mình, lấy chí thầy làm chí mình ”, cần mẫn tu bàn để báo đáp thiên ân sư đức.

Số lượt xem : 948