BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Những Điều Cần Chú Ý Của Gia Thuộc Đối Với Thành Viên Gia Đình Đã Cầu Đạo Lâm Chung, Quy Không

Tác giả liangfulai on 2022-05-06 21:01:11
/Những Điều Cần Chú Ý Của Gia Thuộc  Đối Với  Thành Viên Gia Đình  Đã Cầu Đạo Lâm Chung, Quy Không

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chuẩn Bị Các Phẩm Vật :

 

1.Quyển Di Lặc Cứu Khổ Chân Kinh.

2.Máy Niệm Phật ( Di Lặc Cứu Khổ Chân Kinh hoặc những CD niệm Phật hiệu khác thích hợp và máy cátxét phát âm ).


3.Dùng phương thức trò chuyện để bảo với người bệnh về Thiên Ân Sư Đức, sự thù thắng của Đạo, sự trân quý của tờ Long Thiên Biểu – thiên bảng ghi danh, địa phủ xoá tên, và sự trân quý của Minh Sư nhất chỉ, lại còn sự trang nghiêm thù thắng của cõi Vô Cực Lí Thiên và cõi Di Lặc Tịnh Độ, để cho người bệnh có thể kiên định lòng tín ngưỡng, thường quán tưởng Tam Bảo và Thánh Tượng của Tiên Phật.

 

4.Thân Thuộc của người bệnh nặng sắp lâm chung đừng khóc lóc và cũng đừng đem việc nhà ra nói với người bệnh làm gì nữa. Khóc lóc hay hỏi về việc nhà lúc ấy không giải quyết được gì hết mà chỉ khiến cho người bệnh sinh khởi niệm luyến tiếc việc đời một cách vô ích, chẳng thể buông xả. Không gây ra huyên náo to tiếng hay nói chuyện to tiếng.

 

5.Gia thuộc phải chấp nhận sự thật là người thân sắp quy không vãng sanh, ví dụ như : tuyệt đối chớ có làm những biện pháp cấp cứu vô nghĩa và không cần thiết, đặc biệt là đối với người bệnh nặng mà tuổi tác khá lớn hoặc thể chất chẳng chịu đựng nổi, và cũng chớ có quá tin nghe những lời của các giang hồ thuật sĩ, cách nói miễn cưỡng giữ lại một hơi thở; mọi thứ cứ tuỳ thuận nhân duyên thì mới có thể khiến cho người thân an tường nhất. Những nỗi vất vả lao khổ cực nhọc mang tính giai đoạn của người thân ở tại nhân gian đã viên mãn, con cái đều đã thành gia lập nghiệp hoặc có thể độc lập tự chủ rồi nên để cho người già cả thật tốt mà nghỉ ngơi, chẳng cần phải vì con cháu mà lo phiền nữa.

 

6.Bảo với người bệnh nặng sắp lâm chung rằng nhân duyên đối với gia đình đã viên mãn, con cái thành đạt rồi, hãy cứ yên tâm, ví dụ như : Ông/bà đã vất vả nhiều rồi, đừng có lại lo phiền vì con vì cháu nữa … nên thật tốt mà nghỉ ngơi … con cháu đều ở bên cạnh ông/bà, ông/bà đừng có nhớ nhung, vướng bận lòng nữa. Ông/bà hãy quán tưởng Chư Phật Bồ Tát hoặc niệm Phật hiệu, chớ có lo phiền vì con vì cháu nữa. Ông/bà bình thường thành tâm hướng đạo, tin rằng Tiên Phật đã có sự xếp đặt, bây giờ xin hãy vạn duyên buông xuống, chuyên tâm trì tam bảo tâm pháp hoặc cung tụng Phật hiệu.

 

Nên làm sự gầy dựng tâm lí như thế nào đối với người sắp lâm chung đây ? Đối với những người già cả các cơ quan suy yếu nghiêm trọng, bệnh lâu nằm liệt giường suốt, hoặc tai nạn ngoài ý muốn, hoặc bệnh nguy cấp nghiêm trọng cần phải phẫu thuật mà nói, họ đều có một phần sự chấp trước và sợ hãi đối với sự kết thúc của sinh mệnh. Cái mà chấp trước là ở chỗ không buông xuống được đối với những gì mình sở hữu, cái mà lo sợ chính là hoàn toàn chẳng biết gì đối với sự kết thúc của sinh mệnh và chẳng biết theo ai đi đâu về đâu. Ở đây xin gợi ý vài cách làm sau. Ví dụ như :

 

a.  Nếu người lâm chung vẫn chưa có tâm lí chuẩn bị thì ở trước mặt ông ấy/bà ấy không nhắc đến chữ “ chết ”,  cố gắng dùng từ “ ngủ nghỉ ” là thích hợp nhất. ( Còn nếu như có tâm lí chuẩn bị rồi thì có thể nhân lúc này mà hỏi tường tận tâm nguyện và cách làm đối với nghi lễ vãng sanh của ông/bà … )

b.  Con cái đã thành gia lập nghiệp rồi, chẳng cần phải lo lắng bận tâm chi nữa …

c.   Con cái đều ở bên cạnh, ông/bà hãy thật tốt mà ngủ nghỉ …

d.  Nếu ngủ không được thì hãy thật tốt mà quán tưởng đến pháp tướng trang nghiêm thanh tịnh của Phật, Bồ Tát, hoặc là trong tâm mặc niệm danh hiệu Phật ( hoặc Ngũ Tự Chơn Ngôn ) sẽ khá dễ đi vào giấc ngủ …

e.  Niệm Phật hiệu cho Ông/bà nghe, ông/ bà phải niệm theo nhé ! …

 

7.Khi Bệnh viện đã phát thông báo bệnh nặng nguy cấp, hãy chuẩn bị cho bệnh nhân về nhà. Nếu chẳng cách nào khôi phục lại sức khoẻ thì phải xuất viện, gia thuộc tốt nhất nên làm thủ tục pháp lý bằng lòng ưng thuận việc không thi hành sự hồi sức tim phổi, từ bỏ điện xung trị liệu và việc cắm ống thở để tránh tạo thành sự tổn thương tổn hại lớn hơn đối với người bệnh, tạo nên nỗi ám ảnh không thể xoá bỏ trong lòng của gia thuộc.

 

8.Người thân nên hành công thật nhiều hoặc sắp xếp thời gian thích hợp để tham gia các hoạt động đạo trường, đem công đức hồi hướng cho người bệnh.

 

9.Người thân đã quy không rồi thì bài vị của Thần Minh, của Tổ Tiên nếu như ở lầu 1 thì trước tiên cần phải che đậy lại. Nếu như có khai thiết Phật Đường Tiên Thiên thì chẳng cần dùng vải đỏ che lại ( nếu như cần phải thay y phục thì phải xem tình huống mà xử lí, tôn trọng Thánh Tượng của Tiên Phật ) .

 

10.Khi bệnh nhân đã hết thở rồi gia thuộc vẫn tuyệt đối không được khóc lócCũng không nên đụng đến thi thể hoặc vội tắm rửa thay áo quần. Tránh đừng nên đụng chạm gây ra huyên náo hay nói to tiếng làm cho người quy không bị kinh loạn. Lúc này vẫn tụng Kinh Di Lặc Cứu Khổ Chân Kinh hoặc niệm Phật.

( Theo như quan niệm của Phật giáo thì sở dĩ phải tuyệt đối giữ thanh tịnh là vì dù ngực hết thở, quả tim hết đập nhưng thần thức ( thức thứ tám ) của người chết vẫn chưa lìa khỏi xác. Nếu xung quanh có tiếng khóc lóc hoặc ồn ào va chạm, thi thể còn cảm giác sẽ sanh lòng sân hận, rồi có thể vì đó mà bị đọa lạc. Kinh chép khi vua A Kỳ Đạt băng hà vì người giữ thây dùng quạt đuổi ruồi đụng nhầm mặt nhà vua, khiến nhà vua phẫn nộ do đó nhà vua đọa làm thân con rắn ! Vì những lẽ trên nên cần phải thận trọng trong giờ phút trước và sau khi lâm chung. Nên đuổi hết mèo chó, hoặc cấm hẳn người ra vào và đóng kín cửa phòng lại. Nếu như muốn tắm rửa, thay quần áo và uốn nắn tay chân cho người chết để nhập liệm thì nên đợi sau 8-16 tiếng đồng hồ mới chắc chắn không làm hại cho người chết. )

 

11.Trong Đại Đạo Minh Đăng ( Loan Huấn ) của Tiên Phật có nói rằng : Huyền quan là cửa chính, vậy nên những người đắc đạo lúc quy không thì giống như là đang ngủ vậy, chẳng có chút đau khổ, khác với những người chưa đắc đạo. Theo cách nói của Phật giáo thì những người bình thường lúc quy không, linh hồn và nhục thể phân lìa, giống như rùa sống bị lột mai vậy, vô cùng đau khổ. Vậy nên có thể thấy rằng đắc được một chỉ điểm của Minh Sư là vô cùng thù thắng.

 

12.Hướng về người vãng sanh khai thị khuyến cáo ôm trì Tam Bảo, và bảo với người vãng sanh rằng thế gian mọi thứ thảy đều là nhân duyên hoà hợp, thảy đều là cảnh giả huyễn hoá, nhục thân đã hỏng, nay cảm giác là Phật Tánh, là Linh Tánh, nên vạn duyên buông xuống, hãy theo Tổ Sư, Sư Tôn, Sư Mẫu mà trở về trời tu hành, giúp đỡ trợ đạo. Bây giờ duy chỉ có tụng kinh, niệm Phật theo người nhà hoặc các đạo thân, tĩnh đợi Tiên Phật giáng lâm tiếp dẫn về trời mới là chánh niệm mà người quy không hiện giờ nên trì giữ.

 

13.Trước khi khai thị Tam Bảo với người quy không, ( có thể trước tiên mời bậc đại đức ) trợ giúp cho người quy không tay ôm hợp đồng, có thể đặt một chồng lớn giấy vệ sinh phía dưới gờ cạnh của hai khuỷu tay để trợ giúp cho tay ôm hợp đồng. ( Chú ý : chỉ để bàn tay trái đặt phía trên ôm lấy bàn tay phải chứ không bắt đúng như hợp đồng đã được truyền lúc cầu đạo để tránh tiết lộ thiên cơ vì xung quanh mình đều có rất nhiều các chúng sinh vô hình mà mắt thường không nhìn thấy.

 

 

 

 

14.Một bộ phận gia thuộc chuẩn bị năm đĩa trái cây và bó nhang lớn ( 108 nén nhang ) đến Phật đường cầu Tiên Phật từ bi tiếp dẫn người vãng sanh được thuận lợi về trời. Nếu nhà cách xa Phật đường thì có thể gọi điện về Phật đường nhờ Đàn chủ thắp Phật đèn, đốt hộ bó nhang lớn bẩm báo với Lão Mẫu và Tiên Phật Bồ Tát, Tế Công Hoạt Phật, Nguyệt Tuệ Bồ Tát cầu xin Sư Tôn Sư Mẫu từ bi đến tiếp dẫn; thế nhưng bản thân gia đình cũng phải chuẩn bị 5 đĩa trái cây và đốt bó nhang lớn bẩm báo ngay tại gia đình để bày tỏ lòng thành kính khẩn mời cầu xin Tế Công Hoạt Phật từ bi đến tiếp dẫn, cũng là thể hiện tấm lòng tôn sư trọng đạo. Đàn Chủ cũng như Gia Thuộc đều nên bẩm báo với Thầy Tế Công về các thông tin của người vãng sanh như : ngày tháng năm cầu đạo, Điểm Truyền Sư điểm đạo, họ tên dẫn bảo sư, phật đường nơi cầu đạo, ngày tháng năm sinh và ngày giờ mất của người vãng sanh, nơi thường trú, nơi đặt linh cữu của người vãng sanh. Đồng thời bẩm báo với Thầy rằng gia thuộc sẽ phát lại tâm nguyện hồi hướng công đức cho người vãng sanh ( chẳng hạn như bố thí, độ người, tham gia các lớp … )

 

15.Gia đình người vãng sanh nên cúng chay, đãi chay, tuyệt đối không được sát sanh, không cúng mặn, không đãi mặn. Nghi lễ không nên quá hoa lệ phô trương lãng phí, lấy sự trang nghiêm, nghiêm túc, yên tịnh làm chính. Lễ Đường cúng tế chẳng phải là nới để triển hiện năng lực tài chính và năng lực giao tế, mà là chỗ đề gia quyến và bạn bè thân thích làm sự cúng tế cáo biệt tận lòng thương xót lần cuối, tuyệt đối chớ có dùng cái tâm thái so đo để làm sự bố trí ( sự triển hiện năng lực tài chính của vài ba ngày hay vài tiếng đồng hồ tuyệt đối chẳng thể đổi lại ân tình cả đời của bậc trưởng bối ) .

 

16.Theo lễ tục truyền thống thì sau khi thiết lập xong Linh Đường nhỏ rồi thì sẽ mời Pháp Sư đến tụng kinh, còn lễ nghi đạo trường thì là tụng Di Lặc Cứu Khổ Chân Kinh, hoặc là mời đội tụng kinh của đạo trường đến trợ tụng hồi hướng.

 

17.Tập tục đốt vàng mã, nhà giấy thì lễ nghi của đạo trường vốn không khích lệ, thế nhưng cũng không cưỡng chế phản đối. Trên thực tế thì nghi lễ đạo trường không tán thành việc tiến hành tập tục nhập liệm của các vùng miền như là dùng nghi thức hoặc dụng phẩm dành cho hương linh đến địa phủ dùng ( như vàng mã, lông gà, lông chó, cành đào, quần qua núi … )  bởi vì đạo thân quy không sẽ trở về đến Thiên Phật Viện nơi Di Lặc Tịnh Độ hoặc là Vô Cực Lí Thiên ( miền Tây Phương Cực Lạc ).

 

18.Khoảng thời gian trống lúc nhập liệm, gia thuộc có thể cung tụng Di Lặc Cứu Khổ Chân Kinh, Tế Công Hoạt Phật Cứu Thế Chân Kinh và Tâm Kinh

 

19.Sau khi đã an táng, gia thuộc vào thời điểm thích hợp nên quay về Phật đường sở thuộc để hiến cúng ( chuẩn bị trái cây và nhang đem theo ) để cảm tạ Thiên Ân Sư Đức và sự giúp đỡ của các Tiền Hiền của đạo trường. Đặc biệt là trong vòng 1 năm ( 100 ngày ) nên tham gia các loại hình hoạt động, các lớp nghiên cứu của Phật đường, dùng những công đức tu bàn ấy để hồi hướng cho người vãng sanh, khiến cho người vãng sanh được thêm công tiến quả.

 

Những Điều Cần Chú Ý Của Đội Trợ Tụng của Đạo Trường

1.  Các đội trợ niệm của đạo trường tốt nhất là trong khoảng thời gian ngắn sau khi đạo thân vãng sanh phải tranh thủ đến sớm nhất trong thời gian có thể để trợ niệm kinh điển để biểu thị tâm ý quan tâm an ủi hỏi thăm ( Nếu điều kiện cho phép thì có thể sắp xếp thời gian, mời các Tiền Hiền của Phật đường đến để trợ niệm. )

 

2.  Các đội trợ niệm cũng có thể đến tụng kinh vào lúc tang gia sắp xếp cúng 49 ngày để thể hiện tình cảm quan tâm nhiệt tình của đạo trường đối với gia đình người đạo thân đã vãng sanh ( nếu điều kiện cho phép ).  

 

Tam Bảo Tâm Pháp Phải Ghi Nhớ

 

Vô cực là gốc cội trời đất,
Thái cực lưỡng nghi tứ tượng sinh …,
Là nguồn cội thập phương Chư Phật,
Vô hình vô tướng vô sanh diệt.

 

Muốn về vô cực : tầm chân đạo,
Bái Thiên Mệnh Minh Sư Tế Công,
Ôm ấn Hài Nhi tâm Xích Tử,
Khẩu quyết Long Hoa, đạo chứng thành.

 

Vượt vòng sanh tử : diệu khiếu xuất,
Vạn duyên buông xuống, khẩu quyết thầm,
Ôm lòng Hài Nhi theo Tế Phật,
Chẳng luyến thân quyến, chẳng nhọc lòng.

 

Cổng Nam Thiên đối chứng Tam Bảo
Quà Mẫu Phật ban phải ghi tâm
Chẳng nhớ Tam Bảo sao về cội ?
Hối thì đã muộn, hận muôn năm …

 

Giây phút lâm chung tâm lắng tịnh
Vạn duyên buông xuống, thủ huyền nhanh
Chế tâm một điểm Minh Sư chỉ
Ngũ tự chân ngôn tâm niệm thầm.

 

Hồi quang phản chiếu, tâm an định
Mắt chẳng phóng ngoài, thâu nhãn căn
Niệm thầm ….. thâu ý, nhĩ, khẩu tịnh
Thân bất động, tay sẵn hợp đồng.

 

Một hơi chẳng lại, sáu căn tịnh
Hợp về đại đạo thoát tử sinh
Sắc thân thoại tướng, thân mềm mại
Đông chẳng cứng, Hạ chẳng thối sình.

 

Tam bảo tâm pháp phải luôn nhớ
Ghi lòng tạc dạ, công phu thâm
Pháp bảo thường dày công trì luyện
Tiêu nghiệp nạn, miễn luân hồi vòng.

 

Số lượt xem : 1111