BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Làm tốt việc thừa thượng khải hạ, duy trì gìn giữ kỉ cương luân lí của đạo trường

Tác giả liangfulai on 2023-06-04 20:12:46
/Làm tốt việc thừa thượng khải hạ,  duy trì gìn giữ kỉ cương luân lí của đạo trường

Lời nói đầu

 

Kỉ cương luân lí đạo trường cũng giống như nền móng của toà nhà cao tầng, như trục của bánh xe vậy, mất đi nó thì sẽ nghiêng lệch, phát sinh nguy hiểm.


Kỉ cương luân lí duy trì sự hài hoà giữa trên và dưới, từ Điểm Truyền Sư, Đàn Chủ, Giảng Sư, đến các đạo thân bình thường, ai ai cũng phải biết lễ, trên dưới có thứ tự, cảm ân lẫn nhau.

Đạo trường giống như một đại gia đình vậy, giữa Tiền Hiền, Hậu Học phải có sự tôn kính lẫn nhau, hiệp trợ lẫn nhau, dìu dắt lẫn nhau, trước sau có thứ tự, thì cái đạo trường này mới có đạo, mới có hy vọng.

 

Nếu như nhân tài đông đúc, mỗi người ai ai cũng đầy tài hoa, có thể nói, có thể bàn, lại có thể lên kế hoạch cho đạo vụ, thế nhưng quan hệ giữa người với người không hài hoà, mỗi người ai cũng cậy tài bon chen, ngạo mạn khinh người, điều đó biểu thị “ đạo ” đã xảy ra vấn đề rồi. Đạo trường trên dưới đều chẳng có sự nhận biết về kỉ cương luân lí, thiếu đi nội hàm của “ Đạo ”, thì trở thành đoàn thể nhân sự rồi, vậy nên sự hài hoà giữa trên và dưới là việc quan trọng chủ yếu hàng đầu của kỉ cương luân lí.

 

Mỗi một phật đường, đạo trường đều có luân lí của nó; muốn củng cố đạo trường thì kỉ cương luân lí của các phật đường phải làm thật tốt, phải làm tốt thừa thượng khải hạ. Thừa thượng khải hạ là phật quy lễ tiết của đạo trường.

Nay chúng ta thân là Đàn Chủ, Giảng Sư phải dẫn dắt các đạo thân cùng nhau thực hiện.

 

1. Phải cảm ân đền đáp

 

Bởi vì chúng ta từ chỗ mơ màng hồ đồ không biết gì, cho đến có lập trường của hôm nay, đều là nhận được sự khổ tâm vun bồi, đề bạt, thành toàn của các Tiền hiền. Chúng ta nên cảm ân đền đáp.

 

Nhận ơn ở trên, tôn kính tuân theo bậc trên, thí huệ nơi dưới, đề bạt hậu học, thừa thượng khải hạ là một thể hai mặt, ví dụ như : nói về đạo hiếu, mình hiếu thuận với cha mẹ trước thì con cái cũng sẽ hiếu thuận với mình giống như vậy.

Thừa thượng khải hạ chẳng phải chuyên nhắm vào cá nhân nào đó mà nói trên hay dưới; Đạo trường là một đường kim tuyến, liên kết mắt xích với nhau. Mỗi cá nhân đều có tiền hiền, hậu học.

 

2. Kính Lão Tuân Hiền

 

Trong số các Điểm Truyền Sư thì có Điểm truyền sư thâm niên và Điểm truyền sư còn trẻ và mới. Những Điểm Truyền Sư trẻ và mới thì phải tôn kính những Điểm Truyền Sư thâm niên, đấy là kính Lão.

Giảng sư cũng có giảng sư thâm niên và giảng sư còn trẻ, mới; mọi người phải tôn kính lẫn nhau, cái lễ : “ kính trên nhường dưới ” này không thể thiếu sót được, nhất định phải làm tốt, nếu không thì chẳng cách nào làm gương sáng cho các hậu học. Đối với các đạo thân nhiều tuổi hơn thì chúng ta cũng phải có cái tâm chân thành kính trọng với họ, khiến cho họ cảm nhận được sự ấm áp của đạo trường.

 

Tiên Phật từ bi rằng : “ Đạo trường muốn có thể hưng vượng thì phải là già thương yêu trẻ, đề bạt nhiều các hậu học; đạo trường muốn tốt thì phải trẻ kính già, người người đều kính lão tôn hiền ”.

 

Sự hồng triển của đạo vụ lấy sự thuận hợp hài hoà làm bổn vị, lấy phật quy làm thước đo tiêu chuẩn, giữa trên với dưới có thể cẩn thận nghiêm túc tuân thủ luân lí, mới có thể sáng tạo Di Lặc Gia Viên đầm ấm, trật tự ngăn nắp.

 

3. Xuất tất cáo, phản tất diện

 

Ra khỏi nhà thì báo cho cha mẹ người nhà biết một tiếng. Ở đạo trường ra nước ngoài thì phải báo cáo với Tiền Hiền, về nước rồi thì báo cáo đúng sự thật, phải thành tín, không được che giấu.

Lên bục giảng bài, thao trì, nói đạo nghĩa, giảng tam bảo, làm thượng hạ chấp lễ, khi có mặt điểm truyền sư thì phải thỉnh mệnh và nói lời cảm ơn.

Tiền hiền ra nước ngoài, về nước rồi thì phải gọi điện quan tâm hỏi han xem Tiền Hiền liệu bàn đạo ở nước ngoài có được thuận lợi, bình an, cát tường, như ý hay không.

 

4. Nhận thức về thừa thượng khải hạ

 

Quan niệm tu đạo không phải là mệnh lệnh người khác đi làm, mà là phải dẫn đầu đi làm – thân giáo, trên làm dưới noi, lấy thân mình làm gương.

Đàn Chủ, giảng sư tu bàn trên đạo trường tố chất mỗi người mỗi khác, không đồng đều; khi mở cuộc họp thì sẽ có những ý kiến khác nhau, ông nói lí của ông, bà nói lí của bà, kỉ cương luân lí của đạo trường rất quan trọng, nên khi biểu quyết là do điểm truyền sư phán quyết, mọi người phải có sự đồng tâm nhất tríNếu như chưa thông qua sự phán quyết của Điểm truyền sư, mà đã tự tác chủ trương đi làm, làm không tốt thì tự mình phải gánh chịu lấy. Đạo trường không nói mệnh lệnh, thế nhưng phải có sự đồng tâm nhất trí, nghe theo ý kiến của người phụ trách, bởi vì toàn bộ sự thành bại là của đạo trường, không phải của cá nhân.

 

5. Nguyên tắc thừa thượng khải hạ

 

Quan tâm nhiều vào về phương diện sức khoẻ thân thể, việc ăn ở, đi lại của Tiền Hiền, chủ động hỏi thăm gia đình, sự nghiệp, công tác phải chăng cần sự giúp đỡ, chi viện, hiệp trợ, dùng lòng yêu thương quan tâm, dùng tâm sức thể hiện ra hành động, thông cảm, thấu hiểu, lượng thứ, ân cần chu đáo quan tâm nhiều đến các Tiền hiền.

 

Sắp xếp xe cộ đón tiếp đưa tiễn khi Tiền hiền ra ngoài bàn đạo, giảng bài, mở cuộc họp, các hoạt động, pháp hội là hộ trì thiên mệnh. Những ngày tết, đêm giao thừa … gọi điện thoại thỉnh an hỏi thăm thì càng đặc biệt cảm thấy ấm lòng.

 

Cùng chia sẽ gánh vác những nỗi ưu lo mệt nhọc: Chỉ mỗi chăm sóc chiếu cố các Tiền hiền không thôi thì chưa đủ, còn phải chia sẽ gánh vác những nỗi ưu lo mệt nhọc. Tiền hiền có rất nhiều việc, trách nhiệm lớn nặng nề, khó mà mặt nào cũng chăm lo được chu đáo, có khi khó tránh khỏi những thiếu sót, vậy nên phải bù đắp cho những thiếu sót của Tiền hiền, cũng bù đắp cho những thiếu sót của đạo trường, để hoá giải những sự hiểu lầm của các hậu học đối với điểm truyền sư, đạo trường.

 

Những việc đã được bàn giao rồi thì phải tận tâm tận sức mà làm, chớ có từ chối, đùn đẩy. Sư Tôn dạy rằng : “ chúng ta phải nói “ có thể làm được ”, “ không thành vấn đề ” thật nhiều vào, chớ có việc gì cũng đều nói “ chẳng cách nào ”, cứ có thể từ chối đùn đẩy thì là từ chối, đùn đẩy trách nhiệm, càng chớ có lấy  “ rất bận, không biết làm ” làm cái cớ. Con từ chối, đùn đẩy rồi thì mất đi cơ hội học tập liễu nguyện, vả lại còn có chỗ thất lễ với Tiền hiền. ”

 

Tiền hiền cho chúng ta cơ hội thì phải trân trọng nhiều hơn nữa; cảm tạ Tiền hiền đã để cho chúng ta có cơ hội tôi luyện, đền đáp đúng lúc.

Chủ động báo cáo đạo vụ. Tiền Hiền có hỏi thì tất phải trả lời; có việc báo cáo, không được che giấu.

Thay Tiền Hiền bố đức thật nhiều, nghĩ nhiều cho đạo vụ; có nghe thấy một số những điều thị thị phi phi, thì khi thị phi đến tai mình, chớ có mà phê bình, chớ có mà lan truyền nữa, việc nhỏ có thể thay Tiền Hiền hoá giải giùm, chớ để cho Tiền Hiền lo lắng.

 

Nghe theo chỉ thị của Điểm Truyền Sư, mọi cái do Tiền Hiền quyết định, gánh hết mọi trách nhiệmPhàm việc gì cũng phải thỉnh thị, báo cáo, tôn trọng; những việc mà Tiền Hiền giao cho làm thì phải nhanh chóng làm cho xong, không được rề rà lề mềCó việc thì thương lượng bàn bạc trước với Tiền Hiền, không thể tuỳ ý làm chủ, phải do Tiền Hiền quyết định mới là tôn trọng.

 

Đạo trường không phải là chỗ phô diễn tài năng, chớ có mà tỏ vẻ tài năng. Nếu chẳng có thỉnh thị Tiền Hiền, khi bắt tay vào làm thì sẽ trắc trở, không thuận lợi, không viên mãn.

Nếu như có giảng sư mới, người mới gia nhập đàn chủ, phó đàn chủ, thì đưa đến Mẫu Đàn ( Phật đường Mẹ ) ra mắt Điểm truyền sư, để cho Điểm Truyền Sư nhận biết, khích lệ, khẳng định. Uống nước phải nhớ nguồn, không quên đầu nguồn.

 

Một chút những lời gợi ý đóng góp đối với Tiền Hiền : dùng trung ngôn, chánh ngôn, không dùng lời nịnh nọt, phải dùng những lời đóng góp từ lương tâm. Làm tiền hiền thì phải có tâm bao dung, sự độ lượng phải lớn thì mới tiến bộ.

Không được huỷ báng, nói xấu sau lưng Tiền HiềnTiền Hiền dẫu có thể nào chăng nữa cũng vẫn là Tiền Hiền của chúng ta, là duyên phận mấy kiếp tu mà có, kiếp này mới kết lại cùng nhau. Chớ có trách Tiền Hiền thế nào, hãy nhìn nhiều vào các ưu điểm thì được rồi, như vậy mới viên mãn.

 

“ Tuân Tiền ” thì nhất định cần phải “ đề hậu ” để báo ân. Người làm Tiền Hiền thì vẫn cứ hy vọng thiên mệnh vĩnh viễn lưu truyền. Tu Thiên Đạo chỉ làm tới “ tuân Tiền ” không thôi thì chưa đủ, nhất định cần phải đề bạt những người ưu tú xuất hiện sau. Nếu như chẳng có dìu dắt hậu học, thì cái đạo trường này sẽ không lớn mạnh.

Hậu học nhiều, đạo trường lớn, Tiền Hiền theo đó mà nâng cao.

 

Tuân Tiền có đạo, đề hậu có đức. Nếu như có hậu học chẳng có Tiền Hiền, chẳng màng quan tâm đến Tiền Hiền, tự cho rằng mình lớn nhất, hậu học đến thì không dẫn ra mắt Tiền Hiền, nếu chỉ dựa vào bản thân mình thành toàn, thì vốn là mê mờ chân lí; có Tiền Hiền không có Hậu Học, thì ngọn đuốc không thể tương truyền, đạo vụ chẳng thể hồng triển, vậy nên tuân tiền đề hậu là hai mặt không thể tách rời đấy.

 

6. Khải hạ như thế nào ?

 

Khải phát cái tâm hướng đạo của các hậu học, thành toàn họ phát tâm tu đạo rõ lí, nhận lí thật tu, dẫn dắt họ đi phương hướng đời người đúng đắn.

Làm cầu nối giữa Tiền Hiền với Hậu Học, thay Tiền Hiền bố đức thật nhiều.

Chớ có phê bình Tiền Hiền ở ngay trước mặt các hậu học, không kể khổ, không oán trách, không nói thị phi, không nói những lời tiêu cực; hãy khích lệ thành toàn thật nhiều, quan tâm gia đình công việc của hậu học xem có thuận lợi hay không, quan tâm chiếu cố thật nhiều, cung cấp cơ hội học tập liễu nguyện cho các hậu học.

Những Tiền Hiền hiền năng ( có đạo đức, tài năng ) thì bồi dưỡng ra các hiền tài xuất chúng, có đạo khí, có tu dưỡng, được nhiều người yêu mến ngưỡng mộ.

 

7. Làm thế nào để làm một vị Tiền Hiền tốt ?

 

Sửa bỏ những tánh khí, thói hư tật xấu, chân tu thật luyện, bồi dưỡng sự độ lượng, quan tâm đạo vụ, phụ trách tận trách, chẳng từ lao khổ, chẳng sợ bị trách, chẳng oán trời, chẳng trách người chẳng kiêu ngạo tư đại, phải nhường công, ôm lỗi.

Tôn Sư trọng đạo, kính lão tôn Hiền. Mình thương người ta thì người ta thương lại mình, mình kính trọng người ta thì người ta kính trọng mình.

Làm tấm gương sáng mẫu mực, ví dụ như : Điểm Truyền Sư đến phật đường nào thì Đàn chủ, giảng sư thâm niên của phật đường đó sẽ dâng khăn tiếp đãi, làm Thượng Hạ chấp lễ. Điểm Truyền Sư đến phật đường thì Giảng Sư dẫn dắt Đàn Chủ, Đạo Thân tiếp giá, tiễn giá theo đúng Phật quy lễ tiết; bàn đạo đón tiễn Điểm truyền sư, bàn đạo xong thì thay giúp Điểm Truyền Sư xếp gọn lại đạo bào; những chi tiết nhỏ nhặt làm không tốt thì sẽ phá hoại đạo khí.

Không được có tâm thái kiêu ngạo, háo thắng, phê bình, tranh chấp, xem thường trước mặt Tiền Hiền, phải nhỏ nhẹ nhún nhường khiêm tốn.

Tiền Hiền nên nghe những lời khuyên bảo; làm cán bộ tiền hiền thường được người khác cúc cung, tâng bốc lên cao thì dễ sanh tâm tự cao tự ngạo, phải cẩn thận.

Thành toàn dạy bảo các Hậu Học : Thành toàn người phải dùng trí tuệ, quan tâm nhiều đến thân tâm, gia đình của các Hậu Học. Lúc bình thường thì phải xây dựng cảm tình, quan tâm nhiều đến người nhà của các Hậu Học. Phải bỏ ra lòng yêu thương, lòng nhẫn nại, sự thành tâm, chân tâm. Không thể gọi điện đi chỉ là muốn các Hậu Học lên lớp, muốn họ đến liễu nguyện.

Đối với các đạo thân, phải nói nhiều về những nỗi khổ tâm, sự hy sinh phụng hiến, chịu khổ chịu cực, những gian lao vất vả của các Tiền HiềnChúng ta hôm nay có môi trường học đạo tốt như vậy thì phải biết uống nước nhớ nguồn. Không có Tiền Hiền thì chẳng có cơ hội học tập tu bàn của chúng ta ngày hôm nay, vậy nên phải đem từng tí một những gian lao khổ nhọc, chịu nhận sự mài luyện, sự khổ tâm gầy dựng đạo trường của Tiền Hiền nói ra cho các Hậu Học nghe, nếu không thì Hậu Học có năng lực thao bàn sẽ xem thường khi dễ Tiền Hiền.

 

8. Truyền đạt những ngôn hành đúng đắn của Tiền Hiền

 

Chúng ta phận làm Hậu Học phải xiển thuật nhiều, thể hội nhiều đức hạnh của Tiền Hiền, để các Hậu Học có thói quen nghe lời, lễ phép đối với Tiền Hiền, sau này các Hậu Học đối với mình cũng sẽ như vậy, thì mới không để cho các Hậu Học xem thường Tiền Hiền, không được nói không tốt về Tiền Hiền; phải làm tốt vai trò cầu nối.

Tiền Hiền có lúc yêu cầu cao hoặc quở trách chúng ta, nếu hợp lí thì xem như là sự huấn luyện, không hợp lí thì xem như sự mài luyện, khảo nghiệm cũng là đang tiêu nghiệp lực. Mỗi Tiền hiền đều phải trải qua sự mài luyện của Tiền Hiền trước đó thì mới tiến bộ trưởng thành; những sự khích lệ và trách mắng của Tiền Hiền cũng là đang giáo dục chúng ta.

Thương yêu càng sâu thì trách mắng càng nghiêm gắt; nghịch cảnh hiện ra trước mắt thì tâm phải tồn sự cảm ân, cũng chớ có bởi vì Tiền Hiền khen ngợi mà kiêu ngạo tự đại, như thế vĩnh viễn chẳng cách nào nhảy ra khỏi sự luân hồi của vô thường.

Gặp người hiền tài thì cất nhắc đề bạt : không quên giới thiệu tiến cử đạo thân cho Tiền Hiền nhận biết, khích lệ đúng lúc, biểu dương trong trường hợp công khai, với những khiếm khuyết thiếu sót thì khuyên bảo sửa lại cho ngay một cách riêng kín.

Hành công tài thí : Đạo thân của phật đường nào đó hành tài thí biểu hiện đặc biệt, thì báo cáo giới thiệu cho Điểm Truyền Sư hay biết, chớ có làm mai một nhân tài; tuy rằng không chấp tướng công đức, nhưng để Điểm Truyền Sư biết mà khích lệ, khiến cho người ta cảm thấy vinh quang.

Phải nhường công : có chỗ thành tựu thì chớ có đem công lao, ân huệ độc ôm hết một mình, phải nhường đẩy công đẩy ân lên trên, nói Thiên Ân Sư Đức, Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân Đại Đức, các vị Tiền Hiền của đạo trường, Điểm Truyền Sư từ bi.

 

9. Kết Luận

 

“ Tuân Tiền ” tức là “ thừa thượng ”

Làm được sự tôn kính, tuân thủ, tuân theo Tiền Hiền của chúng ta.

Tôn kính : kính mến, yêu thương, thông cảm thấu hiểu, quan tâm ân cần chu đáo, bao dung, lượng thứ.

Tuân thủ : tuân thủ những lời dạy bảo của Tiền Hiền, chớ có làm trái lời dạy bảo, làm trái đạo của Tiền Hiền.

Tuân theo : Tiền Hiền chỉ phái cho công việc, có việc thì hậu học phải ra tâm ra sức mà làm; đằng sau những sự chỉ phái của Tiền Hiền đều hàm có tác dụng dạy bảo.

Khuyên can : Tiền Hiền có lỗi sai thì chớ có mà công kích, phải khéo léo uyển chuyển mà khai đạo, chớ có công kích Tiền Hiền ở trước mặt hậu học, khiến cho Tiền Hiền chẳng còn chỗ đứng, làm hại Tiền Hiền, làm hại mọi người.

“ Đề hậu ” tức là “ khải hạ ”

Nhất định phải làm được việc đề bạt, giới thiệu tiến cử, nâng cao, khoan thứ cho các Hậu Học. Yêu thương, quan tâm, thành toàn hậu học khiến cho các hậu học trưởng thành, sau này có chỗ thành tựu.

Nâng cao : dùng thân giáo, ngôn giáo, khen ngợi, thậm chí chê trách, thảy đều vì để khiến cho hậu học nâng cao tâm cảnh, tiêu trừ nghiệp lực; khen ngợi là khích lệ; trách mắng thì là cải tiến, mục đích là nâng cao tâm cảnh của hậu học.

Đề bạt : Sắp xếp nhiều cơ hội học tập liễu nguyện cho các hậu học, ví dụ như : làm Thượng Hạ Chấp Lễ, tiếp đãi, phục vụ, ghi danh, văn thư…

Khoan thứ : Có lỗi lầm thì khoan thứ, dạy bảo, khuyên răn, không thể khiến cho hậu học vô cùng hổ thẹn mất mặt, chớ có bảo rằng hậu học phạm lỗi rồi thì không cần hậu học nữa, mà phải huấn thị, dạy bảo cho hậu học, để cho hậu học có cơ hội sửa lỗi đổi mới, lấy công chuộc lỗi.

 

Số lượt xem : 1391