BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Nghĩa thật của thập điều đại nguyện

Tác giả liangfulai on 2023-07-03 20:11:15
/Nghĩa thật của thập điều đại nguyện

Phàm là các nguyên thai phật tử của pháp môn bạch dương, nhất định trước hết phải thành tâm quỳ dưới đài sen của Minh Minh Thượng Đế, thành tâm đương nguyện, sau đó mới có thể được Thầy chỉ điểm cho con đường rõ ràng, do vậy mười điều nguyện lớn đối với các đệ tử Bạch Dương mà nói là vô cùng quan trọng.


1. Thành tâm bảo thủ

 

Tu đạo chỉ có thành tâm, Thượng sĩ ( từ dùng để chỉ những người tu hành đại thừa vì lợi ích cho tất cả chúng sanh mà truy cầu phật đạo ) nghe đạo thì thái độ thành khẩn chân thành, thành tâm thành ý phục tùng ghi nhớ kĩ trong lòng, chốc lát cũng chẳng rời, đấy là nghĩa đơn giản của thành tâm bảo thủ. Người thượng căn gặp được chân đạo, dựa vào tâm không chấp trước để mà hành cái đạo vô vi, tinh tiến chẳng mỏi lười, trước sau như một, thuận cảnh chẳng chìm, nghịch khảo chẳng thay đổi. Người trung căn khiêm tốn, dùng thành tâm đối đãi nhau, làm tất cả các việc thiện, không làm tất cả những việc ác, nghiêm túc thiết thực, bình dị không tô điểm. Người hạ căn không treo cái hư danh, không ứng phó bề ngoài, không tùy tiện dối gạt, thành khẩn như thế, duy chỉ sợ tự dối dối người, thì là phù hợp với cái nguyện thành tâm bảo thủ !

 

2. Thật tâm sám hối  :

 

Thường tồn giác niệm, soi thấu vô minh, mây cũng tan theo, không che phủ bổn tánh, biết sai dũng cảm mà sửa lỗi, biết điều không đúng thì dám đoạn tuyệt, đấy là ý nghĩa đơn giản của thật tâm sám hối. Người thượng căn vô tâm vô niệm, chẳng khởi sự phân biệt, chẳng khởi tà kiến, chẳng sanh vọng tâm, chẳng động ác niệm là thật tâm sám hối. Người trung căn lấy việc không che giấu lỗi lầm sai trái của mình, lúc nào cũng phản tỉnh, sửa lỗi làm lại người mới là thật tâm sám hối. Người hạ căn chẳng biết chẳng hiểu, chẳng tự giác, thế nhưng hễ gặp có người chỉ điểm cho chỗ không phải thì thật tâm sửa sai hướng thiện, chẳng lấy danh dự thể diện hư giả làm vinh dự, mà lấy việc nhận lỗi sửa lỗi làm điều dũng cảm.

 

3. Hư tâm giả ý :

 

Tất cả mọi sự mê hoặc ngu si, chẳng thấy phật tánh vốn có của mình, chẳng biết bổn tâm, chẳng thể thường sanh trí tuệ đều là hư tâm giả ý. Do vậy người thượng căn thường trụ pháp luân bát nhã hàng phục tà tâm. Người trung căn chặt đứt việc lời nói và hành động không nhất trí, miệng nói mà lòng chẳng nghĩ như vậy. Người hạ căn chặn đứng đoạn tuyệt việc không có lý tưởng đối với cuộc sống, không có ý thức trách nhiệm đối với công việc, qua ngày nào hay ngày đó, bỏ đi sự giả tạo, như thế thì đạt được điều nguyện lực này.

 

4. Thoái súc bất tiền :


Người thượng căn lấy việc không thể ra sức nỗ lực thực hành tinh tiến, nhẫn nhục, trì giới, bố thí, trí tuệ xem là thối súc bất tiền. Người trung căn lấy việc chịu đựng không nổi đủ thứ khảo nghiệm, mài luyện, chưa thể thật sự hành nguyện liễu nguyện xem là thối súc bất tiền. Người hạ căn lấy việc ban đầu cần mẫn siêng năng, sau cùng lười biếng, đột nhiên tiến đột nhiên lui, đạo chí mơ hồ chẳng rõ ràng hình như có cũng hình như không : là thối súc bất tiền

 

5. Khi Sư diệt tổ :

 

Người thượng căn lấy việc không thể khế hội ý của Tổ Sư, không thể lãnh hội nghĩa thật của đại đạo, không thể thay trời truyền chân lý ra ngoài là sự thối súc bất tiền. Người trung căn lấy việc rời khỏi pháp thuyền mệnh mạch của Minh Sư là sự khi sư diệt tổ. Người hạ căn lấy việc không tôn trọng điểm truyền sư, giảng sư, dẫn bảo sư hoặc làm trái ngược với thiên mệnh là sự khi sư diệt tổ.


6. Miễu thị Tiền Nhân :
 

Người thượng căn lấy việc không thể tục vãng khai lai ( kế thừa tiếp tục sự nghiệp của những người đi trước và khai thác mở ra con đường cho những người đi sau ) , kế thừa tiếp tục ngọn đuốc chân lý, gánh vác thay thế cho tiên Thánh tiên Hiền là sự miễu thị tiền nhân. Người trung căn lấy việc không thể mở rộng trải dài chí hướng hoài bão, lý tưởng nguyện vọng của Tiền Nhân, không thể hoàn thành những lời huấn thị hoằng pháp bố đức mà Tiền Nhân đã bàn giao là sự miệt thị Tiền Nhân. Người hạ căn lấy việc cống cao tự đại, trong mắt không có các bậc trưởng bối, không cung kính Tiền Nhân, không phục tùng những lời dạy bảo của Tiền Nhân là miễu thị Tiền Nhân.

 

7. Bất Tuân Phật Quy :

 

Người thượng căn lấy việc khởi tâm động niệm, đi, ở, ngồi, nằm, không khế hợp với trung dung là sự bất tuân phật quy. Người trung căn lấy việc không giữ ngũ thường ngũ giới, không hành thập thiện bát đức là bất tuân phật quy. Người hạ căn lấy việc gây ồn ào tranh cãi náo loạn tại phật đường, trang phục không chỉnh tề, chẳng biết lễ nghi là sự bất tuân phật quy.


8. Tiết lộ thiên cơ :

Người thượng căn lấy việc không nói mà nói, chẳng gặp đúng người ( người thích hợp ) để mà nói, thời cơ chưa thích hợp, duyên chưa chín muồi mà khai thị diệu huyền là sự tiết lộ thiên cơ. Người trung căn lấy việc tùy tiện công khai tam bảo tâm pháp là tiết lộ thiên cơ. Người hạ căn thì lấy việc trong tình huống chưa thắp phật đèn, dùng văn tự hoặc lời nói để lộ ra danh tướng của tam bảo là sự tiết lộ thiên cơ.

 

9. Nặc đạo bất hiện :

 

Người thượng căn lấy việc không thể tùy duyên bất biến, bất biến ứng duyên, đồng thể đại bi, vô duyên đại từ là sự nặc đạo bất hiện. Người trung căn lấy việc không thể hoằng pháp độ chúng là sự nặc đạo bất hiện. Người hạ căn lấy việc không thể độ người khuyên người hướng đạo là sự nặc đạo bất hiện.

 

10. Bất lượng lực nhi vi giả :

 

Người thượng căn lấy việc không thể tiêu bỏ những tội nghiệp, thói hư tật xấu, không thể đoạn vô minh phiền não, không thể phá ngã pháp nhị chấp ( chấp pháp và chấp ngã ), không thể chứng thực tướng là sự không lượng sức mà làm. Người trung căn lấy việc nhìn không thấu gông cùm xiềng xích của ái tình, xem danh lợi như mạng sống, phó mặc cho thời điểm tốt đẹp trôi qua, để lỡ mất cơ hội là không lượng sức mà làm. Người hạ căn lấy việc viện đủ thứ cớ lý do nói khó nói bận, không có thời gian nghe đạo, tu đạo, bàn đạo, không thường tiếp cận đạo trường, đạo thân, phớt lờ việc hiến hương khấu đầu là sự không lượng sức mà làm !

 

Thập điều đại nguyện ở trên là nguyện mà các đệ tử Bạch Dương đã lập vào cái hôm lúc cầu đạo. Phải biết rằng lập nguyện tất nhiên cần phải liễu nguyện, liễu nguyện mới có thể thành chơn. Thế nhưng các đệ tử Bạch Dương căn khí của mỗi người không giống nhau, thể nhận chẳng giống nhau, do vậy hành và chứng cũng không giống nhau.
Các tu tử khắp thiên hạ tốt nhất vẫn là tự mình thật tốt mà tham chiếu dựa theo bài viết này để mở tâm nhãn đại nguyện, để hành nghĩa thật của đại nguyện.

 

Số lượt xem : 769