BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Ngay lúc ấy mới là đạo Phần 1 ( Lời của Thầy )

Tác giả liangfulai on 2023-07-03 19:38:31
/Ngay lúc ấy mới là đạo  Phần 1  ( Lời của Thầy )

Đồ nhi ơi ! Hỏa hầu con tu được như thế nào rồi ? Thân là những người Tiền Hiền, lẽ nào hỏa hầu của các con chỉ giới hạn ở mức một câu nói không thuận tai thì lửa bốc lên cao ba trượng, nóng giận bực tức rồi sao ?


Nếu như sự tu dưỡng hậu thiên của các con cái nào cũng chẳng bằng được như người khác thì ít nhất vẫn phải hàm dưỡng, hàm dưỡng hỏa hầu và đức tánh của các con đấy ! Hãy nghĩ xem vì sao mà các con đều cam nguyện đi theo bước chân của Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân của các con tu đạo, bàn đạo vậy ? Trong tâm mình hãy phản tỉnh một cái, Lão Tiền Nhân của các con lúc còn tại thế đều là đạt quy củ bàn đạo; làm việc cũng đều là tuân theo những quy củ của Tổ Sư. Ngài ấy tuy thân phận cao quý là một vị lãnh đạo, thế nhưng ngài ấy càng tu càng khiêm tốn lễ phép, càng bàn càng giữ gìn quy củ đấy ! Các con không học ngài ấy, lại muốn học cái gì đây ?

 

Tuy rằng thầy đã rời cái thế gian này nhiều năm rồi, thế nhưng cái tâm phổ độ chúng sanh vẫn thường như xưa. Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân của các con khiến thầy yên tâm như vậy, còn các con thì sao ? Nguyện mà các con đã lập giống y như nguyện của thầy vậy, giống y như nguyện của chư thiên tiên phật vậy, thế nhưng những điều mà các con làm thì lại thế nào đây ? Nếu như lấy mười phân để nói, các con rốt cuộc đã giống được mấy phân ? Điều này các con đã nghĩ qua chưa ?

 

Đồ nhi ơi ! Mỗi một người các con đều đã thụ nhận một chỉ điểm của Minh Sư, có biết vận dụng không ? Có biết đem lương tâm, bổn tánh của con hoàn toàn hiển lộ ra bên ngoài không ? Trí tuệ người tu đạo nên bộc lộ hiển hiện ra ngoài, con đã bộc lộ chưa ? Các đồ nhi hãy nghĩ xem, nếu như con đã bộc lộ rồi thì con sẽ biết được những sai trái của mình ở đâu, do đó nói, trí tuệ là phải dùng ở trên bản thân của mình, tuyệt đối chẳng phải là mở miệng khép miệng đều là những điều đúng sai của người khác. Khi con đang phê bình những đúng sai của người khác, sao không quay đầu để xem xem những sai trái của chính mình ? Có lẽ những sai trái của con còn lớn còn nhiều hơn những sai trái của người khác nữa đấy ! Do đó nói, lúc nào cũng phản quán ( soi nhìn ngược lại ) bản thân, lúc nào cũng phản tỉnh bản thân, vậy mới là đang học đạo, tu đạo đấy !

 

 

 

 

Các con càng khiêm nhường cúi mình thì người khác càng tôn trọng các con. Nếu như các con thường khởi cái tâm cao ngạo, tâm ngạo mạn, thường khởi lên sự bất phục, bất bình, vậy thì các con đã tự hại bản thân mình đấy ! Tâm phải tồn chánh khí đấy ! Chẳng có sự phân biệt đối đãi, chẳng có bản thân; tu đạo cuối cùng chính là phải dẹp bỏ đi những Ngã chấp, Ngã kiến, biết không ?

 

Đồ nhi ơi ! Hy vọng rằng các con lúc nào cũng tồn lấy cái tâm cảm ân, cảm tạ thiên ân sư đức thì sẽ chẳng oán trời trách người, tâm của các con cũng sẽ không bất bình, sẽ quay trở về sự thanh tịnh, tự nhiên sẽ không nghĩ suy lung tung bậy bạ. Các con mỗi ngày tụng kinh có đem ý nghĩa của kinh ghi nhớ lấy không ? Có đi hành, đi làm hay không ? Các con có đọc qua Thanh Tĩnh Kinh ? biết được ý nghĩa của kinh không ? Thầy hy vọng những ý nghĩa trong kinh đồ nhi đều có thể đi tham ngộ lấy. Cái gì gọi là “ thanh tĩnh ” ? Tâm của các con hiện nay toàn bộ đều chẳng thanh tịnh; bên ngoài hễ có sự quấy nhiễu thì tâm các con bèn lay động rồi. Hãy thật tốt mà quán chiếu tự tánh, duy chỉ có tự tánh thanh tịnh sáng tròn mới có thể đạt chứng Phật đạo.

 

Con người rốt cuộc vẫn là con người, vẫn cứ là nhận chịu ơn dễ, biết ơn khó. Thế nhưng đồ nhi ơi ! cho dù là rất khó thì con vẫn phải biểu thị một cái tự bản thân mình có chịu làm hay không ! Có người biết là khó thì thoái lui rồi; các con vẫn phải biết rằng trong việc biết được cái khó ấy các con nên đi làm như thế nào ? gánh vác như thế nào ?

 

Thầy bảo với các con rằng, việc trên thế gian này chẳng có gì đáng tranh cả; nếu như các con vẫn “ biết rõ mà cố phạm ”, vậy thì là tội thêm một bậc đấy ! Chớ có để cho đến cuối cùng chẳng chiếm được lợi gì, trái lại còn bị thiệt, đấy chẳng phải là rất không đáng hay sao ?

 

Lại còn một thứ tội sâu nặng nhất chính là thuận theo những lời của Tiên Phật nhưng dựa vào ý riêng ( tư tâm, cách nghĩ cá nhân ) của mình để đi giải thích; loại tội dựa vào tâm ý của mình mà dẫn dắt sai cho chúng sanh, các con phải tịnh tâm mà suy ngẫm đấy ! Bây giờ tạm thời hãy khoan nói đến việc con đã nhìn thấy bao nhiêu tiên phật; thầy lại hỏi hỏi xem các con tâm thái như thế nào ? Những lời mà Tiên Phật đã nói thì các con đã thật tâm, tịnh tâm nghe qua bao nhiêu ? Đồ nhi ơi ! Biết nói chuyện chẳng phải là lợi hại, biết lắng nghe lời mới là quan trọng; việc nghe hiểu được nội hàm ( hàm nghĩa bên trong ) của những lời mà Tiên Phật đã nói là vô cùng quan trọng, bởi vì những lời mà tiên phật nhắc nhở - con đều có khả năng phạm phải những sai lầm ấy trong sự có ý hay vô ý, hữu hình hay vô hình.

 

Đạo ở trong cuộc sống sinh hoạt, con tự mình phải đi tìm lấy. Con nếu như tìm chẳng thấy thì hãy quay đầu hỏi Tiên Phật; Tiên Phật ở trong sự vô hình sẽ cho con sự chỉ dẫn; thế nhưng nếu như là bản thân con đột nhiên đại ngộ, có phải là còn tốt hơn so với việc người khác bảo cho con biết ? Điều mà việc đột nhiên đại ngộ đắc được chính là pháp hỷ vô thượng; thông qua những lời nói của người khác , giống như những lời giải thích thuyết minh mà thầy cho các con đây đều đã chẳng phải là đạo rồi ! Đạo là chẳng cần lời nói, có lời nói thì là sự giáo hóa. Thầy đây hôm nay là đến giáo hóa, đến dạy bảo chỉ dẫn cho các đồ đệ đấy; thầy đây rất nguyện ý một vai gánh lấy những lỗi lầm của các con, thế nhưng điều đó có thể được sao ? Sau này những những lỗi lầm mà bản thân các con đã tạo, đã phạm thì vẫn phải tự mình đi gánh lấy, không thể lại muốn thầy gánh thay cho con đấy ! Sau này có thể hay không chẳng còn phải lại nghe thấy những lời oán trách của các con nữa ? Phát hiện ra bản thân mình có sai thì hãy nhanh chóng mà khấu đầu sám hối ! Một cái khởi tâm động niệm phát hiện ra mình lại sai lệch rồi, lại tà rồi, lại dâm rồi thì hãy nhanh chóng nói lời xin lỗi với Lão Mẫu, có được không con ?

 

Đồ nhi ơi ! lúc nào cũng hãy bảo trì gìn giữ lấy một cái tâm thận trọng nghiêm túc thì những tội lỗi sai trái sẽ càng lúc càng ít đi; tội lỗi sai trái càng lúc càng ít đi thì sẽ phát hiện bản thân mình càng lúc càng tự nhiên, càng sống càng vui vẻ.

 

Con người sợ nhất là động tâm; hễ sau khi con động tâm một cái thì ma sẽ bèn nhân lúc yếu ớt sơ hở mà vào; điều này biểu thị công phu tĩnh của các con chưa đủ. Trước khi lên giường nằm ngủ thì các con hãy tịnh tâm nhiều vào; cho dù các con có bận rộn đi chăng nữa thì các con nhất định phải tịnh 10 phút, 15 phút mới có thể đi ngủ, kiểm tính xem con hôm nay đã làm những gì. Buổi sáng thức dậy chớ có gấp vội đi làm; các con hãy sớm 10 phút để ngẫm nghĩ xem hôm nay vẫn có ai mà mình chưa tận tâm thành toàn, chớ có ở trong nhà chỉ là xem tivi, được không ?

 

Đồ nhi ơi ! các con đều cho rằng bản thân mình đã làm tròn được bổn phận của mình rồi sao ? Bổn phận của các con chưa có làm tốt, lại còn muốn nói nhảm nói càn những đại sự khác sao ? Chẳng thể giải quyết việc của người khác thì chẳng cách nào cứu chúng sinh.

 

Thầy đây dạy cho các con một cách để tránh cửa địa ngục ! Hãy thừa nhận bản thân mình không đúng, hãy thừa nhận những tội, lỗi, sự không ngay của bản thân mình thì con sẽ không tiến vào cửa địa ngục rồi, phải không ? Con phải thừa nhận những cái không đúng của bản thân mình thì mới có cơ hội thành công; các con muốn làm Thánh Nhân phải không ? Thánh Nhân có phải là lỗi nhiều ?

 

Quả táo có phải là bắt đầu thối rữa từ bên trong trước ? Vẻ ngoài nhìn trông vẫn còn tốt đấy, thế nhưng bên trong đã thối nát rồi, là ai góp phần thúc đẩy sự thối nát của nó vậy ? là bản thân các con nhận chịu sự công kích, sự ảnh hưởng trước hết đấy ! Hãy ngẫm nghĩ xem, chẳng có sự đoàn kết thì ở đâu có sức mạnh ? Chẳng có sự khiêm tốn lễ phép hòa nhã thì ở đâu mà có đạo trường ? Chẳng có sự hy sinh phụng hiến thì các đạo thân sẽ vô duyên vô cớ mà cảm kích hoài niệm các con sao ?

 

Các con lớn thì phải có sự độ lượng của người lớn, nhỏ thì phải có sự khiêm nhường cung kính lễ phép của người nhỏ. Nếu như bàn cho đến bây giờ mỗi người đều cô độc lẻ loi, vậy thì các con bàn cái đạo gì ? Nếu như đắc tội với trời thì thật là chẳng có chỗ để khẩn cầu rồi. Hãy nhân lúc hiện nay ông trời đại khai ân điển, thật tốt sám hối khẩn cầu đối phương tha thứ; nếu như đối phương không tha thứ cho các con, thì lẽ nào chẳng cần bàn nữa sao ? Bởi vì phương thức mà các con dẫn dắt đều chẳng phải là một tấm gương mẫu mực tốt thì người ta làm sao theo ? Con chẳng phải là càng bàn càng sai sao ? thế nhưng, các con nếu do vậy mà chẳng bàn nữa, vậy chẳng phải là càng làm trở ngại bản thân, trở ngại người khác rồi ! Do đó, đồ nhi ơi ! hãy hy sinh sự hưởng thụ trước mắt, hãy làm tấm gương tốt thì con đường sau này sẽ dễ đi hơn.

 

Nếu như đem cái tâm vô cùng khó xả này của con giao cho trời, chẳng còn cái “ Tôi ”, vậy thì con còn có gì có thể so đo tính toán nữa ? Chúng sanh buông chẳng xuống thì là buông chẳng xuống, khóc cũng khóc qua, đau buồn cũng đau buồn qua, hãy nghĩ nghĩ xem, có lẽ trong việc bàn đạo, con chỉ là con rối bị người giật dây thì tâm con đã không thoải mái rồi ! “ bởi vì bên ngoài, bên trong, bởi vì tất cả mọi thứ ”, các con chỉ biết nói “ tại vì ”, chỉ biết đi trách móc người khác : “ bởi vì anh ta làm như thế cho nên tôi mới như thế nào đó ”, đấy chính là bảo với các con rằng công phu quay ngược lại đòi hỏi ở chính mình có đủ không ?

 

Đồ nhi ơi, các con khổ không ? các con chẳng khổ, thế nhưng các con rất oán đấy ! Các con dám bảo rằng các con chẳng có oán qua trời sao ? Mỗi người đều oán khí xung thiên, các con cũng oán thầy đây. Thầy mỗi ngày vì các con đều bị người ta nói là “ Tế Tư ” đấy ! Các con có bao giờ nghĩ qua : những tội, lỗi, sai của các con ở đâu ? các con tìm không ra đó sao ? lại còn bảo mình có đức hạnh, lại còn bảo rằng bản thân mình chẳng có tu cái đạo tình người ( chạy theo tình cảm cá nhân ) !

 

 

Cái gì là chỉnh đốn đạo trường ? Cái tâm của các con chẳng có chỉnh đốn thì làm thế nào mà chỉnh đốn đạo trường ? Hãy nghĩ nghĩ bản thân mình xem, các con có cái tâm như thế nào ? Phần lớn thời gian đều là nhân tâm, phàm tâm, cái Tâm Phật thật sự ở đâu rồi ? Chỉ có vào lúc phát tâm ban đầu của các con mới có một chút chút cái tâm đó, thế nhưng thời gian lâu rồi lại chẳng còn rồi. Nếu cứ mãi là dùng cái nhân tâm của mình để bàn việc trời thì đường nhiên việc trời cũng biến thành việc người rồi đấy ! Con nếu như có tâm bàn thì phải dùng thiên tâm để bàn việc người, vậy thì việc người cũng biến thành việc trời rồi đấy ! Thầy đây nghìn cầu vạn cầu, điều mà thầy cầu chính là một chút cái chơn tâm này của đồ nhi !

 

Hôm nay các con vì sao chẳng có chơn tâm vậy ? các con có lẽ đã từng nghĩ : “ vì sao mình chẳng có chơn tâm vậy ? ”, con sao lại chẳng nghĩ vì sao con chẳng có “ lương tâm ” vậy ? Lương tâm chạy đi đâu mất rồi ? Nhìn chẳng thấy nó, cũng chẳng sờ được nó. Các con có thể trên miệng nói đã tìm thấy rồi, trên thực tế thì sao ? Hễ một khi quay trở lại bên trong hoàn cảnh môi trường của mình, các con chẳng phải vẫn là lại rơi vào cái cảnh khốn đó sao.

 

Đồ nhi ơi ! Mười lăm điều phật quy là những mười lăm điều nào vậy ? Các con có mấy ai ghi nhớ được đây ? Các con có phải là đem nó treo trên tường, nhìn cũng chẳng nhìn một cái ? Các con hãy hỏi hỏi bản thân xem, phận làm đàn chủ, ngay đến cả mười lăm điều phật quy cũng đều chẳng rõ, con nói xem con sẽ làm tốt phật quy lễ tiết sao ? Các con đã chẳng phải là những đạo thân mới rồi, những phật quy lễ tiết cơ bản nhất lại hiểu được bao nhiêu ? Thầy chẳng nhìn thấy được một chút sự thành tâm kính ý trên người các con, giữa con với các Tiền Hiền chẳng qua chỉ là ứng xử lễ phép giả dối mà thôi ! Hôm nay công phu tu đạo chính là ở việc phản tỉnh bản thân mà thôicác con chẳng có thường thường phản tỉnh, lại chỉ toàn nhìn thấy những chỗ không tốt của người khác, đều là phản tỉnh người khác ! Phải biết rằng, khi tay của con chỉ về những lỗi sai của người khác, các con có nghĩ qua bản thân mình cũng có lỗi không ?

 

Hôm nay các con mỗi người đều mang theo cái nhân tâm sống trên thế gian này, xưa nay chưa từng có tồn cái tâm phật. Đạo bảo quý như thế, bị các con dùng nhân tâm để bàn, con nói xem việc trời sẽ bàn được viên mãn chăng ? Mỗi người đều là không viên mãn, ngay đến cả thầy đây cũng chẳng viên mãn đấy ! Thầy đây chẳng có cách khiến cho cái thế giới này viên mãn, đấy là lỗi của thầy; trọng trách phổ độ Tam Tào thầy gánh chẳng nổi, cũng là cái tội của thầy. Các con mỗi ngày nhìn thấy được cái lỗi của mình không ? Mỗi một cái động niệm đều có thể là sai đấy; mỗi một câu nói nói ra ngoài đều có thể khảo rớt người khác, vậy các con sao có thể không cẩn thận, không thận trọng vậy ?

 

Tiền Hiền có chỗ không đúng thì là lỗi của Tiền Hiền, các con lẽ ra cũng phải tự mình sửa chữa; người tu đạo thật sự thì không thể có cái tâm oán hận Tiền Hiền. Các con chẳng biết rằng cái tham, sân, si, oán này tích nhiều rồi sẽ phá hoại một cái tâm từ bi của các con đấy, biết không ? Là người thật tu thì chẳng có nhìn thấy những cái không phải của người khác, chỉ có những cái không phải ( không đúng ) của mình mà thôi; con chẳng có làm tốt, con chỉ toàn là nghĩ những cái không đúng của Tiền Hiền, vậy bản thân con lẽ nào thì đúng sao ? Các con có phải là cũng muốn đi cùng với những cái không đúng của Tiền Hiền ?

 

Thầy đây thật sự rất hy vọng dạy cho các đồ nhi kính trọng yêu thương lẫn nhau, thật sự có thể tu tốt cái tâm; tâm con chẳng tu tốt, niệm con chẳng tu tốt thì làm sao dưỡng cái tinh thần từ bi đại vô úy này đây ? Những người ở phía trước con có những thói quen không tốt, có sai lầm thì đều phải sửa bỏ, phải quan tâm hiểu và thông cảm nhiều cho tâm của các Hậu Học đấy ! Các con đây phận làm Hậu Học cũng phải yêu kính Tiền Hiền thật nhiều, ngẫm nghĩ xem Tiền Hiền khai hoang hy sinh là vì ai ? Các con hôm nay không thể vì những oán ghét nhỏ mà quên đi cái ân lớn; chúng ta tu đạo tuyệt đối không thể làm người vong ân phụ nghĩa, hiểu không ?

 

Khi những người bên cạnh lăng nhục ức hiếp các con, cười nhạo các con thì đồ nhi các con nên làm thế nào ? Mắng chửi anh ta chăng ? hận anh ta chăng ? Ghi nhớ anh ta chăng ? Buông xuống chẳng phải là đơn giản như vậy, đặc biệt là phải buông xuống tất cả những sự khen chê thì càng khó. Các con thường vì dung mạo tôn quý của mình mà tình nguyện biểu hiện một dáng vẻ rất ổn ở trước người khác, thế nhưng âm thầm bên trong thì là như vậy thật sao ? Vì sao phải phô trương năng lực vậy ? Các con đều là rất thích quyền vị, thế nhưng cho dù các con sở hữu một tước vị thì thật sự có thể tiêu giải những món nợ của những oan thân trái chủ ( của ) các con sao ?

 

Các con đều thích nhìn xem những sự vật kì lạ mới mẻ, ưa thích hỏi nhân quả, thế nhưng cho dù rằng biết được nhân quả, vậy thì sao ? có ích không ? Cho dù con là Đại La Kim Tiên hạ phàm, con chẳng thật tốt mà tu đạo thì cũng vậy. Bề mặt thì các con mỗi người đều rất nghe lời, thế nhưng âm thầm bên trong con thì sao ? thì lại đang phân biệt anh và tôi : “ Người nghe lời tôi thì là bạn tốt, người không nghe lời tôi thì là kẻ địch ”. Thầy đây muốn hỏi các con, trên trời làm gì có vị tiên phật nào bất hòa khí ( thái độ không hòa nhã dễ gần ) ? Con bất hòa với người khác, mối ác duyên này ở nhân gian chẳng hóa bỏ đi, sau khi về trời thì có thể hóa sao ? Cái tâm oán sân của con ở cõi phàm chẳng hóa bỏ, con trở về trời thì có thể hóa bỏ sao ?

 

Các con đều thích sinh sự vô cớ; bình thường chẳng sống những ngày an phận giữ mình, lại cứ lăn lộn trong những điều thị thị phi phi, thử hỏi : nói những điều thị phi của người khác thì có thể càng có trí tuệ, hay là biểu thị rằng con rất có thể minh biện thị phi ( phân biện rõ ràng đúng và sai ) đây ? Mỗi một câu mà thầy nói, đồ nhi đều phải ghi nhớ trong tâm. Chớ có mà ở đây thì rất cảm động, sau khi trở về nhà lại chịu sự ảnh hưởng của thế tục; thầy đây chẳng muốn các con kiểu đệ tử như vậy, bởi vì thầy đây nhìn thấy rồi thì buồn bã.

 

Đồ nhi ơi, những người mà khắc ý khoe khoang khoác lác những lí niệm của mình thì sẽ gặp phải khảo nghiệm; mà lí niệm muốn đúng đắn thì phải lúc nào cũng gìn giữ tấm lòng khiêm tốn. Đồ nhi nghĩ xem : con có thông minh hơn nữa, suy đoán ra được bước tiếp theo người khác sẽ làm gì, nhưng con có suy đoán ra được bước tiếp theo ông trời sẽ làm gì không ? Con nói trời mưa thì trời sẽ mưa sao ? Con muốn trời trong sanh quang đãng thì sẽ quang đãng sao ? Đồ nhi ơi, nếu như con có thể tu được thánh đức như như thì trời đất đều sẽ cảm động cảm ứng vì con đấy ! Do đó chớ có lấy kinh nghiệm của con để đi bàn đạo, bởi vì con tưởng rằng con có kinh nghiệm thì có thể kiêu ngạo rồi; dụng ý của ông trời thì là khó mà để con đi đoán biết được, trừ phi con có cái tâm hằng kính không hai.

 

Tai kiếp phải làm sao xoay chuyển đây ? Duy chỉ có dùng tâm của đồ nhi đi xoay chuyển. Phải biết rằng thiện tâm của đồ nhi cũng có thể làm cảm động lòng trời, thế nhưng đồ nhi nhất định phải dựa theo phật tánh mà đi làm, được không ? Đồ nhi có sợ tai kiếp không ? Chẳng có gì đáng sợ cả, phải không ? Quỷ thần đều là con người đi làm, họa phước cũng cùng ý nghĩa như vậy. Hy vọng đồ nhi chớ có quên mất nguyện mà mình đã lập, được không ?

 

Tu đạo bàn đạo là chẳng có tánh nóng giận đấy; nhục thể của con có khổ hơn chăng nữa, thân tâm có mệt mỏi hơn chăng nữa thì chỉ có hướng về phía trước mà xông, chẳng có lùi về sau đấy. Đấy chính là sự gánh vác của người đi trước, khác với những người đi sau. Vì sao mà người đi trước phải gánh lấy trách nhiệm nhiều như vậy ? Bởi vì người ở phía trên vẫn cứ là không dễ làm đâu đấy !

 

Đồ nhi ơi ! Hãy nghĩ nghĩ xem bản thân mình trên đạo trường, trong xã hội có phải là thường ưa thích lạm quyền bá thế ? có phải là ưa thích ra mặt ra vẻ ta đây ? chẳng có làm được sự khiêm tốn nhường người, chỉ vì dục niệm nhất thời của bản thân mình mà khoe khoang tài năng của mình, có hay không ? có muốn sửa đổi hay không ? Cá tính mạnh mẽ phải sửa đổi, phải ngoại nhu nội cương ( trong cứng ngoài mềm )

 

Các con những người làm giảng sư muốn thay trời tuyên hóa, có phản tỉnh qua tâm của mình, lời nói của mình, hành vi của mình hay không ? Đặc biệt là những người làm Đàn Chủ, sinh hoạt thường ngày của mình có hợp với lễ hay không ? Không hợp với lễ thì phải sửa đổi đấy !

 

Các đồ nhi có từng nghĩ qua rằng đốt nhang khấu đầu là việc của mình, vậy tại sao các đồ nhi đốt nhang khấu đầu mỗi người đều là ứng phó làm qua loa cho xong vậy ? tùy tiện khấu khấu thì xem như xong rồi, thật tâm khấu đầu có mấy ai ? Mỗi ngày người thật tâm niệm nguyện sám văn lại có mấy ai ? Từ giờ trở đi, hãy mang cái tâm sám hối cảm ân để đi niệm, đi khấu, có được không ? Các con tự mình hãy đi ngẫm nghĩ xem, hãy tự phản tỉnh kiểm thảo, tự hỏi mình xem xem con hôm nay thân là Tiền Hiền của người khác, con đã thấu hiểu thông cảm cho người ta chưa ? Chịu phải sự khảo nghiệm của cha mẹ thì bảo rằng cha mẹ chẳng rõ lí; chịu phải sự khảo nghiệm của anh chị em thì cũng nói rằng anh chị em xem thường con; chịu phải sự khảo nghiệm của vợ chồng thì nói rằng vợ chẳng hiểu chuyện, nói rằng chồng ngang ngược bá đạo; chịu phải sự khảo nghiệm của bạn bè, bị người ta xem thường, bị người ta cười nhạo mỉa mai thì ý chí ăn chay của con bèn chẳng kiên định, có như vậy không ? Đồ nhi ơi, hãy ăn năn hối hận mà giác ngộ sửa sai, không thì đến lúc đó thầy đây cũng chẳng cứu nổi con đấy !

 

Các đồ nhi vì sao từng người một phải đi ngược lại những lời thề nguyện, lời đã nói qua mà chẳng giữ lời ? Chịu phải sự khảo nghiệm thì mỗi một người đều oán ông trời; hễ sau khi đắc được sự phù hộ của ông trời thì lại từng người một phát nguyện lại từ đầu, thế nhưng thầy lại hỏi các con những nguyện trước kia đã liễu chưa ? Chưa, vì sao lại phát lại nguyện mới từ đầu vậy ? Thầy đây mong đợi các con làm tốt chức trách của mình, yên với địa vị mình đang ở để đi làm những việc mình nên làm, lượng sức mà làm, chớ có lại đi so cao thấp, giành thắng hơn với người khác, cũng chớ có đi so sánh ai độ được nhiều người, ai độ ít người, quan trọng là phải thành toàn đấy ! Hãy hỏi bản thân xem, con rốt cuộc đã thành toàn mấy người ? Con có dẫn dắt tốt cho người ta không ? Hãy tự mình suy nghĩ xem !

 

Thân là Đàn Chủ thế nhưng trách nhiệm trọng đại đấy ! Cũng giống như người thủy thủ của một con tàu vậy, phương hướng chẳng rõ ràng có được không ? Hy vọng đồ nhi có thể làm được :

1.     Tự động tự giác tham gia vào các hạng liệt của nhân viên bàn sự

2.     Chỉnh đốn thân tâm, sinh hoạt hằng ngày phải có quy luật

3.     Mỗi ngày khấu đầu, hồi hướng cho các oan thân trái chủ của con !

 

Khi niệm nguyện sám văn phải thật tâm sám hối, thời thời khắc khắc sám hối, đã nói rồi thì phải làm, đấy gọi là tri hành hợp nhất. Có việc thì làm, chớ có đợi cho đến lúc chẳng có việc có thể làm thì mới hối hận. Có lúc hãy phạt cái nhục thể của mình, nếm một chút khổ thì tội mới tiêu được nhanh, chớ có quá trân trọng cái giả thể của mình, thân thể là tứ đại giả hợp đấy.

 

Thầy hy vọng đồ nhi tốt đấy ! Có khổ thì hãy nhẫn nhịn nuốt vào, có khổ thì hãy thổ lộ với Tế Công, chớ có mà oán trời trách người. Nếu như người khác càu nhàu kể lể ( những bất mãn và oán hận bất bình trong lòng ) với các con thì các con hãy học thầy đây, hãy gánh lên những nỗi khổ của các con, tiêu hóa mất đi, chớ có mà một đứa truyền một đứa, những việc ẩn mật riêng tư của người khác đều bị con truyền rải khắp nơi đấy !

Số lượt xem : 675