BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát giáng huấn Bàn về “ Tu tâm ”

Tác giả liangfulai on 2023-05-08 11:41:02
/Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát giáng huấn  Bàn về “ Tu tâm ”

Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát giáng huấn

Bàn về “ Tu tâm ”


Người tu đạo, duy chỉ có tu một cái tâm mà thôi. Tâm tức là Đạo, Đạo tức là Tâm. Tu tâm chính là tu Đạo. Rời tâm chẳng có đạo khả tu, rời Đạo cũng chẳng có Tâm có thể tu.

Kệ rằng :

 

Vọng niệm hễ khởi, thần tức dời

Thần dời, sáu trộm loạn tâm điền ( mẫu ruộng tâm 心田 )

Tâm điền hễ loạn, thân vô chủ

Lục đạo luân hồi tại mục tiền ( ngay trước mắt )

 

 

Tu đạo nếu chẳng biết tu tâm thì chẳng phải là người chơn tu. Người tu tâm, tu cái tâm gì đây ? Là tu bỏ đi nhân tâm để hiển hiện ra đạo tâm.

 

Mỗi ngày tự kiểm điểm phản tỉnh bản thân :

Đã trung thành làm thật tốt công việc cho chủ chưa ?

Kết giao hợp tác với bạn có giữ được chữ thành tín hay chưa ?

Đã thường ôn tập áp dụng những gì thầy đã truyền thụ cho vào thực tiễn hay chưa ?

 

 Tứ phi :

 

Phi lễ vật thị ( không hợp với lễ thì không xem không nhìn )

Phi lễ vật thính ( không hợp với lễ thì không nghe )

Phi lễ vật ngôn ( không hợp với lễ thì không nói )

Phi lễ vật động ( Không hợp với lễ thì không làm )

 

 

Nhân tâm là cái tâm tư dục, cái tâm tham sân si ái. Con người nếu có thể đem tất cả những thứ tâm bất thiện, những thứ tâm không hợp với đạo trong tâm trừ bỏ đi hết, thì tự nhiên hiển hiện ra một cái tâm hoàn mĩ quang minh, cái tâm ấy tức là Đạo Tâm.

 

Con người có tám vạn bốn nghìn thứ tâm, tâm  nào cũng đều chẳng phải chơn tâm, duy chỉ có một cái chơn tâm này, gọi là “ phật tâm ”, còn gọi là “ Đạo Tâm ”. Con người thường gìn giữ bảo vệ cái đạo tâm này mà hành sự thì tất cả những hành vi, những việc làm ra chắc chắn đều thiện, chắc chắn hợp với thiên lí, người ấy chính là bậc quân tử có Đạo.

 

Nếu như người tu đạo, treo cái mác danh  “ tu đạo ” xuông, mà chẳng biết tu tâm dưỡng tánh, tuy mang danh là tu đạo, thật chẳng có tu đạo.

 

Tu đạo chính là tu sửa cái thiên lí lương tâm của chúng ta. Do con người chúng ta trong sinh hoạt ngày thường, những tội lỗi nghiệp chướng đã gieo trồng xuống từ những trải nghiệm đã làm hỏng một điểm linh tánh trời phú, do đó nhất định cần phải nương vào việc tu tâm để tu sửa lại nó. Nếu có thể tu đến mức trong tâm chẳng khởi một tà ý vọng niệm thì công phu bước đầu đã được.

 

Nếu có thể tu đến mức những cái phát ra trong tâm đều là Ngũ thường chi hạnh – Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín thì Đạo tâm hiện rõ.

 

Các con phải chăng thật sự đã dụng công tu hành ? Nếu phải, xin hỏi hôm nay tâm của các con đã tu luyện đến mức nào ? Có phải là tâm đã biết đầy đủ, hài lòng mãn nguyện với những gì trước mắt mình đang có, chớ chẳng tham cầu ? Có phải là tâm có thể nhẫn nhục mà chẳng sân giận ? Có phải là tâm có thể nhìn thấu suốt chớ chẳng si mê ? Có phải là tâm có thể đạm bạc chớ chẳng có ái chấp ? Có phải là tâm mang sự trắc ẩn có nhân đức ? Có phải là tâm có thể tu sửa điều ác mà tồn nghĩa tiết ? Có phải là tâm có thể khiêm nhường mà biết lễ nghĩa ? Có phải là tâm có thể phân biện rõ thị phi mà có trí tuệ ? Có phải là tâm tồn sự trung tín chí thành ?

 

Lục Tổ Đàn Kinh rằng :

 

Thế nhân nhược tu đạo                       

Nhất thiết tận bất phương                   

Thường tự kiến dĩ quá                         

Dư đạo tất tương đương                      

 

( Người đời muốn tu đạo,

Tất cả đều chẳng ngại,

Thường tự thấy lỗi mình,

Với đạo tức tương ứng. )

 

Sắc loài tự hữu đạo                                  

Cá bất tương phương não                         

Ly đạo biệt mịch đạo                                

Chung thân bất kiến đạo                          

 

( Muôn loài tự có đạo,

Mỗi mỗi chẳng ngại nhau,

Ngoài tâm đi tìm đạo,

 

Suốt đời chẳng thấy đạo. ) 

 

 

Chú thích :

 

Người đời nếu tu đạo, tất cả cảnh giới đều không trở ngại. Tu đạo là rất bình thường, chính là thường phản tỉnh sai lầm của mình. Cái gì là “ lỗi sai ” ? khởi tâm động niệm chính là sai. Nhưng “ không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác trễ ”; chỉ cần giác ngộ nhanh, thường thấy được lỗi lầm của bản thân, sửa chữa mọi lúc thì tiếp cận đạo, khế hợp với đạo rồi.

 

“ Sắc loài ” là các sắc các loài sinh mệnh thể, chính là chỉ tất cả chúng sanh, nếu thu nhỏ phạm vi, chính là chỉ nhân loại. Bất kể tất cả chúng sinh hay nhân loại, mỗi loài đều có đạo, mỗi loài đều có môi trường sống, mỗi loài đều có không gian tồn tại, mỗi loài đều có pháp môn tu trì, mỗi loài đều không gây hại, phiền não cho nhau. Nhưng người hiện đại vẫn cứ thích tự tìm phiền não, xưa nay không quản tự mình, lại thích quản chuyện của người khác, cho nên tự chuốc lấy phiền não, người khác cũng ghét.

 

“ Ly đạo ”, có 2 cách giải thích : một là chỉ tâm ngoài cầu pháp. Bởi vì đạo ở nơi tự thân, ngoài thân không có đạo, cho nên nếu tâm ngoài cầu đạo, chính là rời đạo.

 

Thứ hai là tự khen mình và hủy báng người khác, phê bình người khác, chính là rời đạo. Bất kể là tâm ngoài cầu pháp hay là chỉ biết phê bình người khác, cũng là rời đạo. Một khi rời đạo rồi, đều là vọng tâm dụng sự, muốn cầu thêm chân lý là không thể được, cho nên nói cả đời chẳng gặp được đạo.

 

 

 

 

 

 

Số lượt xem : 978