BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Ba thứ chẳng rời và tu trì tam bảo

Tác giả liangfulai on 2023-05-08 10:51:42
/Ba thứ chẳng rời và tu trì tam bảo

Đã tỉnh chưa ? 

 

 

Trước lúc chưa cầu đạo, chúng ta lạy Phật là cầu xin thần minh phù hộ bình an, mạnh khỏe, kiếm được nhiều tiền; sau khi cầu đạo là tìm lại về một con đường quang minh của đời người, con đường mà sau trăm tuổi linh tánh về trời, chẳng tiếp tục mê chuyển lang thang sinh tử luân hồi nữa, đấy mới thật sự là chân đế ( ý nghĩa thật sự ) của đời người, sinh tử chuyện lớn.


 

Bởi vì cầu đạo ngoài việc đắc được mật bảo thông thiên ( tam bảo ) hộ trì, càng phải từng bước từng bước tu kỉ thành nhân, đi hướng đến con đường thành đạo. Đấy mới là điều bảo đảm cho việc ơn trên từ bi giáng đại đạo xuống, để chúng sanh có thể đắc trước tu sau. Cho nên thành đạo là phải vững chắc thiết thực tu bàn và hành, giống như lên bậc thang vậy, không thể một bước lên trời, không thể chẳng phí chút công sức mà đạt được.

 

Cầu đạo là trồng xuống một hạt giống thành phậtsau đó nhất định cần phải bản thân mình nỗ lực nuôi dưỡng tưới phun, để cho nó trưởng thành khỏe mạnh, sau cùng kết thành đạo quả. Cho nên quá trình nỗ lực ở giữa bao gồm học đạo, tu đạo, bàn đạo vô cùng quan trọng. 

 

Bởi vì học tu bàn khiến cho chúng ta có thể tìm về bổn tánh lương thiện mà ngay từ ban đầu đã có, từ trong Tam Tự Kinh đã bảo rõ với chúng ta rằng bổn tánh của mỗi người đều lương thiện như nhau, chỉ là do chịu nghiệp lực của lũy kiếp và sự làm ô nhiễm của môi trường bên ngoài mới ngày càng xa dần bổn tánh mà đi hướng đến con đường tăm tối, cho nên phải hạ sẵn quyết tâm, chuyên tâm nhất ý mà học tu bàn, đem bổn tánh đã mất đi tìm về trở lại, khôi phục chân diện mục vốn có, đấy chính là nghĩa thật của nhân chi sơ, tánh bổn thiện.

 

Nhưng làm thế nào để làm được việc học, tu, bàn đây ? trước hết phải hiểu rằng con đường tu hành chẳng phải là vài ngày ngắn ngủi thì có thể hoàn thành. Chúng sanh muốn tu hành lúc bắt đầu thường là đem Phật đặt ở trong tâm, đến cuối cùng thì phật ở trong tâm lại biến mất tiêu chẳng còn tung tích. Cho nên nhất định phải nhờ vào Tam bất rời ( ba thứ chẳng rời ) đi thể ngộ đạo lý, xây dựng lên lòng tự tin, sản sinh sức mạnh chẳng thoái chuyển mang tính tự phát, lập xuống chí nguyện trước sau như một đạt thành phật quả.

 

 

Tam bất rời :

 

1. Chẳng rời phật đường :

 

Sau khi cầu đạo, dẫn bảo sư thường sẽ nhắc nhở phải thường quay về phật đường để phật quang phổ chiếu. Phật đường chính là Cung Vô Cực của Lão Mẫu. Ba ngọn phật đèn thắp lên một cái thì ánh hào quang có thể xông thẳng ra ngoài tam giới, Chư Thiên Tiên Phật hộ trì.

 

Lợi ích của việc thường quay về phật đường :

 


Có thể thu tâm. Bởi vì tâm người cứ là hay hướng ra bên ngoài mà phan duyên truy cầu, quay trở về phật đường trang nghiêm thì tìm lại cái bổn tâm thanh tịnh, đem cái tâm đã thả ra bên ngoài thu trở lại về đến chỗ của tự tánh, khiến cho cái tâm dập dờn lên xuống như sóng được trầm tĩnh xuống.

Có thể hành công liễu nguyện, cùng lúc hành tam thí. Tận một phần công sức để bàn việc Thánh cho ơn trên, cho dù là ở phật đường tĩnh tâm xuống để ngồi nghe giảng thì cũng là đang hành vô úy thí hỗ trợ cho sự tiến hành của pháp hội.

Có thể tinh tiến chẳng lười biếng chểnh mảng. Trong phật đường học phật quy lễ tiết, thường sử dụng mới chẳng quên. Lại có thể nghiên cứu đạo lý, khai ngộ đối với những điểm mù nghi hoặc của đời người, khiến cho bản thân mình có phương hướng đời người đúng đắn, sửa lại thân, khẩu, ý của mình cho đúng hợp với lý mới chẳng tu luyện theo kiểu mù.


Có thể thành toàn chúng sanh. Chúng ta phải học tập có thể hạ mình, phục vụ bình đẳng tất cả chúng sanh, dẫn dắt chỉ dạy cho các đồng tu, hậu tiến  cùng đi hướng đến con đường quang minh.

 

Ngoài ra, chúng ta càng phải nhị lục thời trung ( cả ngày, thời thời khắc khắc )  chẳng rời phật đường tự tánh trên mỗi người chúng ta. Cái phật đường vô hình này mới là tồn tại vĩnh hằng, lúc nào cũng hồi quang phản chiếu, thường thanh thường tịnh, lúc tâm thanh tịnh vô niệm thì tức khắc ở thiên đàng.

 

2. Chẳng rời kinh điển

 

Cái gọi là “ ba ngày chẳng đọc sách thì cảm thấy dung mạo khiến cho người ta phát ghét, lời nói trở nên vô vị ”. Cho nên đọc nhiều sách Thánh có thể khiến cho tướng mạo thay đổi. Những kinh điển thánh huấn mà các bậc thánh hiền tiên phật đã để lại , như Tứ thư, Ngũ kinh…đều là những diệu trí tuệ bộc lộ ra từ những thể ngộ của họ lúc tu hành trước đây, đáng để cho người tu đạo chuyên nghiên cứu tỉ mỉ tham ngộ.

 

Thông qua việc đọc hiểu kinh điển thánh huấn :

 

Có thể khai ngộ giác tánh. Bởi vì bổn tánh quang minh đã bị tửu, sắc, tài, khí, danh lợi, ân ái che lấp mất rồi, mà chân lý thì như cơn gió vậy, có thể thổi những đám mây đen này tan ra, tự nhiên tự tánh quang minh bèn như ánh sáng mặt trời hiển hiện ra trí tuệ. Cho nên phật nói tất cả các pháp là để khế ứng với tất cả nhân duyên của chúng sanh, độ cái tâm thiên biến vạn hóa của chúng sanh, khiến cho tất cả chúng sanh đều có thể tìm về trở lại phật tánh quang minh thanh tịnh vốn có. Pháp ngữ của tiên phật làm thấm nhuần , có thể chiếu sáng tâm đăng của chúng sanh, tiếp dẫn chúng sanh từ mê chuyển ngộ.

Có thể quay đầu lại để kiểm tra những lỗi lầm sai trái của bản thân mình. Quán sát tỉ mỉ thân khẩu ý của mình, thay đổi quan niệm, cách nghĩ sai lầm của dĩ vãng, đem những sở thích không tốt, những thói hư tật xấu, tánh nóng nảy sám hối sửa đổi hết, cải ác hướng thiện, chẳng tiếp tục phạm sai tạo lỗi. Trong câu chuyện đến tây phương thỉnh kinh, mỗi một vai nhân vật đều là ám thị người tu đạo phải mượn cái giả thể để tu mình. Tam Tạng pháp sư chính là đại biểu cho một cái chân tâm bất khuất, một lòng đến Tây Phương để thỉnh kinh.


Người tu đạo cũng phải thật thà tu luyện, chẳng lợi dụng thời cơ để gặt hái lợi ích cá nhân mới có thể trở về Lý Thiên. Đệ tử lớn Tôn Ngộ Khôn chính là muốn giải mở tất cả những trói buộc, không bị những dục niệm, giả tướng bên ngoài đeo bám làm vướng víu mới có thể thân tâm giải thoát tự tại.  Đệ tử thứ hai Sa Tăng, chính là phải giới sát ( không sát sanh ), bởi vì miệng của con người trong một năm chẳng biết đã ăn biết bao nhiêu những thứ không nên ăn, thốt ra biết bao nhiêu những lời chẳng nên nói, cho nên phải từ bi tâm miệng phóng sanh, nói ít làm nhiều. Đệ tử thứ ba Chư Bát Giới ( biết tám giới ) , tửu, sắc, tài, khí, danh lợi ân ái đều phải, xem nhẹ, buông xuống mới có thể nhổ trừ 8 gốc rễ của nhân quả tạo nghiệp, miễn chịu nỗi khổ của luân hồi.

 

Từ tên gọi của 4 loại vai diễn này bảo với chúng ta rõ ràng rằng, tuyệt đối phải tu tâm, tu ý, tu khẩu, tu thân. Trên trời chẳng có một vị tiên phật nào mang theo thói hư tật xấu, tánh nóng nảy , một ti tí tạp niệm trở về trời. Chân lý là phải dựa vào bản thân mình đi thể ngộ sâu sắc, tự mình mới có thể thay đổi bản thân mình, tu trở về lương tâm bổn tánh, đấy chính là một bộ Vô Tự Chân Kinh của mỗi người, cái giác tánh cũng giống với tiên phật phải phát huy diệu dụng của nó. Ân Sư rằng : “ một người có thể phản tỉnh sâu bao nhiêu thì trí tuệ bộc lộ sẽ sâu bấy nhiêu. Cho nên, công phu phản tỉnh là phải dựa vào bản thân mình tu mới có thể có cái đắc được, cầu phật chẳng thà cầu mình.

 

3. Chẳng rời thiện tri thức

 

Thường nói rằng : “ Phật là chúng sanh, chúng sanh cũng là Phật ”. Phật là do chúng sanh mà thành tựu. Muốn thành phật trước tiên phải làm nô dịch cho chúng sanh, cho nên chẳng rời chúng sanh tức là chẳng rời tiên phật. Lúc nào cũng dựa vào nguyện lực từ bi, niệm niệm đều là cứu độ chúng sanh, tự nhiên sẽ hợp với trời, hợp với chúng sanh, đấy chính là nghĩa thật của hợp đồng. Cho nên phải có thể :


 Kiêm thiện thiên hạ  ( rộng bố thí ân trạch, khiến cho chúng sanh trong thiên hạ đều có thể nhận được cái ân huệ lợi ích ấy ) . Thời khắc này là thời khắc đại khai phổ độ Tam Tào, thời khắc phải cứu độ, phải cứu độ tất cả những phật tử có duyên trở về trời, không thể chỉ có độc thiện kì thân ( chỉ lo cho bản thân mà lờ đi chẳng cần biết đến quyền và lợi ích của người khác ), giấu đạo chẳng hiện.

 

 Thay trời tuyên hóa. Đạo là dựa vào con người để hoằng dương ra ngoài, khiến cho tất cả chúng sanh, huynh, đệ, tỉ muội đều có thể lên pháp thuyền, nhảy ra khỏi luân hồi.


 Từ bi độ chúng. Tâm tồn cái tâm vô duyên đại từ, đồng thể đại bi. Xem nỗi khổ của chúng sanh giống như nỗi khổ của bản thân mình, có thể vào thời điểm thích hợp cứu viện giúp đỡ chúng sanh rời khổ đắc lạc, nhổ bỏ đi nỗi khổ của chúng sanh.

 

 Rộng tu thiện duyên. Giữa các đồng tu có thể quan tâm khích lệ lẫn nhau, khuyên nhủ khích lệ hướng thiện, khiến cho mọi người do đạo mà thân, trên con đường tu đạo có thêm một người bạn đạo tri âm mới thật sự là chẳng rời thiện tri thức.

 

Chúng ta lập chí trở thành người tu đạo thì phải mang lấy một lòng tin thành tâm thành ý, càng phải biết thấu rằng tam bảo chẳng rời tự tánh của chúng ta.


Lúc nào cũng dụng công phu ở bảo địa tự tánh của nội tâm, khôi phục cái chơn ngã thanh tịnh quang minh.

 

Phát giác, phản tỉnh tự bản thân, tu thân, khẩu, ý, sám hối sửa đổi, chẳng tiếp tục tạo nhân kết quả nữa. 

Tâm từ bi độ hóa chúng sanh, tam thí đều hành, từ đầu đến cuối đều nhất quán. Tự nhiên trong tâm của mỗi người đều có một tòa thiên đường bình yên hạnh phúc có thể an trụ, cũng vì thế không ngừng tu trì mà đã hoàn thành tứ hoằng thệ nguyện :

Bởi vì chẳng rời sự thanh tịnh, tất cả phiền não đều có thể tiêu trừ, tức là làm được đến “ phiền não vô tận thệ nguyện đoạn ”.

Bởi vì chẳng rời giác tánh, tất cả diệu pháp đều hiểu thấu, giác ngộ chân lý, tức là “ pháp môn vô thượng thệ nguyện học ”

Bởi vì chẳng rời nguyện hành tâm từ bi, lúc nào cũng có thể dùng cái tâm bình đẳng để độ bản thân mình và độ người khác, tức là “ chúng sanh vô biên thệ nguyện độ ”

Sau cùng viên mãn ba thứ trước, cuối cùng có thể thành tựu phật quả vô thượng, đạo thành trên trời, tức là “ phật đạo vô thượng thệ nguyện thành ”.

Chúc phúc các đồng tu và chúng sanh thập phương đều có thể sớm ngày chẳng rời tam bảo tự tánh trong “ tam bất rời ”, hoàn thành tứ hoằng thệ nguyện trở lại Vô Cực Lý Thiên.

Số lượt xem : 399