BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Một người quan hệ chặt chẽ với biết bao tánh mệnh của biết bao chúng sanh ( Lời của Thầy )

Tác giả liangfulai on 2023-06-26 20:38:50
/Một người quan hệ chặt chẽ với  biết bao tánh mệnh của biết bao chúng sanh  ( Lời của Thầy )

Khảo nghiệm không ngoài gì khác chính là Thuận Khảo, Nghịch Khảo, đúng không ? Các con thích thuận khảo hay là nghịch khảo đây ? ( nghịch khảo ) là lời thật lòng đó sao ? Lúc nghịch cảnh, tuy rằng rất không dễ chịu, thân tâm chịu đựng gấp bội những nỗi giày vò thống khổ, thế nhưng có ai nghĩ qua chưa ?


Thật ra nghịch cảnh và thuận cảnh, thật sự mà đem so với nhau, thì thuận cảnh còn vất vả khốn khó hơn nghịch cảnh, các con có hiểu được cái ý này không ? Bởi vì chỉ có lúc các con gặp phải những nghịch cảnh, thì mới càng có thể nhìn thấu toàn bộ đời người, lãnh ngộ được đời người này rốt cuộc là chuyện gì đây, đúng không ? Lúc nghịch cảnh, càng có thể khiến cho các con kiên định cái tâm tu hành; lúc nghịch cảnh, cho dù các con sẽ suy nghĩ rất nhiều, thế nhưng vẫn sẽ có lúc qua đi. Thế nhưng, vào lúc thuận cảnh, bởi vì tất cả mọi thứ đều rất thuận lòng, thì sẽ đánh mất đi cái tâm thận trọng cảnh giác, từ từ rồi cái tâm chí tu đạo này bèn chẳng còn nữa rồi. Đồ nhi ơi ! Các con đều quá thuận lòng rồi ! quá phước khí rồi ! Lúc các con mọi thứ đều thuận lòng, đắc ý ( vừa ý ) , thì cái tâm tu đạo này của con từ từ bèn sẽ bị nó làm mài mòn hết sạch rồi ! Do đó nói, con người lúc ở trong thuận cảnh thì phải nhanh chóng mà giác tỉnh đấy !

 

Lúc gặp phải nghịch cảnh, nếu như các đồ nhi vẫn muốn mê tín, tưởng rằng thầy đây, tiên phật bồ tát nhất định sẽ đến xoay chuyển cái kiếp này, xoay chuyển cái nghiệp này, vậy thì là các con vẫn chưa rõ lí đấy ! Nếu như con hiện tại đang ở trong nghịch cảnh, thì càng phải cảm tạ sự từ bi của ông trời, con có thể oán trời trách người hay không ? Các con bây giờ đều là những đàn chủ, giảng sư, bàn sự nhân viên rồi, lúc gặp phải khốn khó, lẽ nào còn không cầu tiên phật giúp đỡ thì không được hay sao ? Nếu là như thế, các con thật sự là có thẹn với việc đã gánh cái thiên chức này, các con có cái tâm thái như thế, làm sao mà có thể đi thành toàn người khác đây ? làm sao mà đi lãnh đạo các đạo thân hậu học đây ? Nếu như bản thân con đều oán trách ông trời rồi, khi các con tiếp xúc với đạo thân, mỗi lời nói mỗi hành động của các con tuyệt đối sẽ ảnh hưởng đến họ, một câu nói có thể thành toàn người, cũng có thể khiến họ rời khỏi cương vị của bản thân. Do đó, các con nếu như có thể rõ lí, chẳng phải bèn có thể thành toàn vô số chúng sanh đó sao ? Thế nhưng, trái lại, nếu như tâm niệm của con bất chánh, thì cũng như thế, cũng có thể ảnh hưởng đến rất nhiều chúng sanh. Hãy nghĩ xem, như thế chẳng phải bèn hổ thẹn đối mặt với Thiên Ân Sư Đức đó sao ?

 

Thầy đây xem rồi lại xem, những người học đạo, tu đạo các con đây, chí khí chẳng lớn gì, nhưng tánh khí nóng giận thì đều rất lớn; cái đức hạnh này thì chẳng cao gì, thế nhưng cái tâm thì lại lại rất cao ( ngạo ) . Những cái này có phải đều là những tánh khí bệnh thói xấu không ? Khi thân thể của các con có bệnh, có phải là rất mau bèn phải tìm bác sĩ ? Các con có từng nghĩ qua đến cái tâm này chưa ! Nội tâm, lỡ như đã tạo thành tánh khí bệnh thói xấu rồi, rốt cuộc có cần phải đi sửa đổi hay không ? Thầy đây đều thấy các con đều quá chú trọng cái nhục thể này rồi, nhưng còn đối với đại sự sanh tử của các con thì trái lại chẳng xem ra gì. Phật tánh của các con đã mê muội mất rồi, lưu giữ lại cái sắc thân này thì lại có thể như thế nào đây ? Đương nhiên, thân thể cũng là quan trọng đấy, thế nhưng con chẳng thể chỉ chăm lo cho sự an dật của sắc thân này đâu ! Các con đều là những nhân viên bàn sự thay trời làm việc; nếu như ngay đến cái đạo lí nông cạn này đều chẳng biết, thì quá ư là không đủ tư cách, không hợp tiêu chuẩn rồi !

 

Đồ nhi ơi ! Các con thường thường nói đấy, phải hoằng dương cái “ Nhân đạo ” này, phải làm thế nào đi hành cái “ Nhân ” ( nhân từ )  này đây ? Cái Nhân này, có thể bao gồm Nhân đạo và Thiên Đạo, cũng chính là cái tâm trắc ẩn mà Mạnh Tử đã nói đến, cái tâm chẳng nỡ lòng nào, có thể tự giác, có thể giác tỉnh. Con nếu như có thể thật sự từ nội tâm giác tỉnh lại thì mới có khả năng khiến cho đạo đức của con vượt trội hoàn mĩ, muốn chuyển đổi, cải thiện các tập tục, bầu không khí chung của xã hội mới có khả năng đấy ! Đấy cũng là bởi vì sự tự giác, giác tỉnh của con mà cảm thông cái tâm tứ đoan này đấy.

 

Tứ đoan nào, con có biết không ? ( Nhân ) ở dưới nữa thì sao ? ( Nghĩa, lễ, trí, tín ) . Bởi vì nội tâm của con đã có sự tự giác, thì mới có thể có nghĩa khí đối với người khác đấy ! và cũng mới có thể giữ lấy cái lễ tiết này, làm người xử sự nếu như có thể hợp với cái lễ này, thì trí tuệ mới có thể sáng hiện; nếu không thì nào biết rõ tự bản thân vẫn còn có những chỗ không biết, cũng chẳng cách nào biết được những lời bản thân mình đã nói qua có phải là đúng đắn ? Do vậy, duy chỉ có nội tâm có thể thật sự tự giác thì mới có thể cảm thông cái tâm tứ đoan đấy ! Con lúc bấy giờ mới là người thật sự chuyển đổi, cải thiện các tập tục, bầu không khí chung của xã hội đấy.

Các con hãy ngẫm nghĩ xem, việc độ hoá chúng sanh có quan trọng hay không ? Vì sao mà nhất định phải bảo các con đi độ người ? Vì sao mà phải nghĩ cách khiến cho những bạn bè thân thích của con đến phật đường cầu đạo ? Bởi vì họ chẳng dễ gì giác ngộ, chẳng biết yêu cầu đòi hỏi bản thân, nếu chỉ phải dựa vào người khác nhắc nhở, thúc ép không thôi, đấy là kế sách lâu dài đó sao ? Hễ một khi chẳng có người giám sát và thúc đẩy họ, có phải là họ nhanh chóng lại thay đổi nữa rồi ? Do vậy, duy có những người mà nội tâm bản thân thật sự giác tỉnh thì mới sẽ không làm những việc sai trái.

 

Thầy đây hỏi các con, những chúng sanh của tự bản thân các con đã độ được bao nhiêu rồi ? Tự bản thân các con có những chúng sanh nào ? Các con đều biết giúp làm đạo vụ, thế nhưng các con liệu có nghĩ qua rằng phải tiến thêm bước để nghiên cứu đạo nghĩa, tiến thêm bước để nâng cao tâm tánh của các con không ? Nếu như nói con đã là Đàn Chủ, Giảng Sư, là Bàn Sự Nhân Viên rồi, thế nhưng trên tâm cảnh thì lại chẳng có một chút gì nâng cao, lâu dần rồi con bèn chẳng thể cảm hoá người nữa, đạo vụ cũng chẳng cách nào sinh sôi phát triển nữa rồi, con nghe hiểu không ? Bởi vì chúng sanh chẳng phải là chỉ nghe con dùng một cái miệng để nói, nếu muốn mọi người có thể rõ lí, có thể phát tâm, thì nhất định cần phải đi cảm hoá họ ở trong mỗi một lời nói mỗi một hành động. Do vậy, bản thân con nếu như tu được tốt, thì cho dù chẳng có làm bao nhiêu việc, cũng là đang giúp đỡ đạo vụ rồi !

 

Các con nếu đã muốn học đạo thì phải ghi nhớ lấy, trước hết hãy học tốt phật quy lễ tiết, đặc biệt là những người mà thân gánh thiên chức, càng nên phải đặc biệt ghi nhớ. Thế nhưng, thầy thấy các con thì lại chẳng dụng tâm, vậy thì các con lấy cái gì để thay trời tuyên hoá, độ hoá chúng sanh ? Thầy đây hy vọng mỗi một đồ nhi đều là bậc quân tử. Quân tử và Tiểu Nhân phân như thế nào ? Người mà thân là bậc quân tử, nếu như lời nói đã vượt quá hành vi của anh ta, thì sẽ cảm thấy rất đáng cảm thấy hổ thẹn, cũng giống như các con bình thường nói giảng được nhiều, thế nhưng hành vi vẫn cứ là theo chẳng kịp, đấy chính là chỗ mà một người quân tử cảm thấy đáng hổ thẹn, các con có nghĩ qua hay chưa ? Phải ghi nhớ lấy, con đem cái cơ bản nhất phật quy lễ tiết này học biết rồi, thì có thể dạy cho người khác, tiến thêm bước lại đi nghiên cứu các loại đạo nghĩa, thì mới có thể thật sự thay trời tuyên hoá, mới có thể làm cảm động lòng người.

 

Người học đạo, ngoài việc những lời nói và hành động của bản thân phải nhất trí ra, cái “ đức ” này tuyệt đối không thể thiếu. Nếu như chẳng tu đức, cũng giống như cá chẳng có nước, đèn chẳng có dầu. Vậy phải tiến đức ( khiến cho phẩm đức tinh tiến ) như thế nào đây ? Chỗ nông cạn nhất chính là chẳng trách những lỗi nhỏ của người, đấy là đạo lí nông cạn nhất. Các con đều đã biết, đã nghe qua rồi, hôm nay lại nghe trở lại :

  1. Không trách những lỗi nhỏ của người !
  2. Chẳng để lộ ra những bí mật riêng tư thầm kín đáng thẹn của người !
  3. Chẳng ghi nhớ ác xưa ( chẳng ghi nhớ những điều xấu ác cũ đã làm ngày xưa của người khác ).
  4. Từ trong sự khiêm tốn mà đi thể nghiệm niềm vui thích !
  5. Từ trong sự nhẫn nhục mà đi bồi dưỡng mĩ đức !
  6. Từ trong sự tự chủ kiểm soát bản thân mà đi khắc phục những dục vọng tham muốn đối với vật chất !
  7. Từ trong sự yên tĩnh mà đi an đốn thân tâm !

 

Cẩu bất chí đức, chí đạo bất ngưng yên ! "   ( nghĩa  là  : Nếu không phải là bậc đức hạnh hoàn toàn tuyệt vời thì đạo cao cả chí thiện không thành tựu được ). Cuối cùng tóm lại một câu, con nếu như chẳng có tận sức làm tốt những việc trong phạm vi chức trách của mình, muốn tu đạo, thì giống như câu nói vẫn thường nói này vậy ! “ Đại đạo tu có khó có dễ, cũng là do con vừa do trời, nếu chẳng có chơn công thật thiện, còn có quần Ma tạo chướng duyên ”. Do đó, phải tích âm đức ( những đức hạnh tốt đẹp không để bị người khác biết được ) đấy ! Nếu không, còn có bọn Ma gây chướng duyên ! Do đó nói, cái “ đức ” này là cái quan trọng nhất trong sự tu hành của các con. Con nếu như thật lòng chiếu theo 7 điểm này học lấy rồi đi làm, từ từ bồi thiện đức hạnh của con, vậy thì những chướng ngại tu hành của con tự nhiên bèn giảm thiểu rồi.

 

Các con phải tịnh cái tâm xuống để thật tốt mà ngẫm nghĩhôm nay muốn cầu đạo, tu đạo, quả thật đã có dụng tâm nỗ lực hay chưa ? Điều này thì bản thân con phải rõ ràng, nếu không, nếu như chẳng rõ lí, thì những gì làm ra nhất định sẽ không hợp với đạo. Lấy ví dụ để nói, giống như các con thường hay nói, phải tôn kính Tiền Hiền, đề bạt Hậu Học như thế nào ? Những người ở bên trên nếu như cứ mãi tư tâm, tư niệm ( những niệm đầu tính toán vì lợi ích cá nhân ) , cũng có nghĩa là nói Nhân Tâm Dụng Sự, như thế muốn những người ở sau con tôn kính con, vậy thì dễ dàng mê muội mất rồi, cũng rất dễ điên đảo thác loạn ( đảo lộn lung tung trật tự ) ; hễ một khi đã có cảm giác mình vượt trội người khác, thì sẽ tự ngỡ rằng mình kiệt xuất siêu vượt tầm thường, các con bèn sẽ đánh mất đi cái tâm từ bi, đánh mất đi cái tâm bình đẳng; đến lúc đó con sẽ chẳng nhận lí, chỉ nhận người, người nào khác nghe lời của con, người nào khá là thân mật gần gũi thì con bèn dùng anh ta, lúc này thì cái tâm của con bèn sẽ thiên lệch mất rồi. Trái lại, nếu như con là một người chẳng rõ lí, con lại phải làm thế nào để tôn kính người ở trước con đây ? Nếu như nói, con cũng là dùng tư tâm nhân ý để tôn kính người ở trước con, thì dễ dàng rơi vào sự xu nịnh, sự bợ đỡ cầu cạnh để xin ân huệ, sự giả tạo, như thế bèn sẽ đánh mất đi cái tâm cảm ân, cũng dễ dàng đánh mất đi cái tâm tôn kính. Những người ở trước, sau, lớn lớn nhỏ nhỏ nếu như đều là như thế, thì cả cái đạo trường này đều là đang bàn cái đạo Tình Người, các con có thể đoán nghĩ mà biết, vào thời khắc mạt hậu này, con sẽ làm thế nào để đối mặt với tất cả những cái này đây ?

 

Đồ nhi ơi ! Nếu như chẳng phải là dùng một cái tâm thanh tịnh để làm việc, cho dù là con đã làm rất nhiều việc rồi, vẻ bề mặt trông có vẻ công đức giống như đã làm được rất lớn, thế nhưng đến cuối cùng vẫn là quay trở về nơi phước báo hữu hạn, vẫn cứ là luân hồi ở trong tam giới. Quay ngược lại mà nói, nếu như con là dùng một cái tâm thanh tịnh để thay trời làm việc, cho dù là con chỉ phụ trách dâng khăn lau tay, bưng trà nước, quét dọn phật đường, con chỉ là làm cái vô uý thí, nấu cơm, thế nhưng chỉ cần cái mà con dùng là cái tâm thanh tịnh, thì có thể khế nhập đại đạo này, thật sự đạt đến sự siêu sanh liễu tử !

 

Thời cơ đã đến mạt hậu rồi, các đồ nhi không rõ lí là không được, cái không hiểu thì phải hỏi nhiều, những cái chưa có nắm chắc thì hỏi nhiều một chút, như thế các con mới có thể rõ lí, mới có thể hợp với Đạo. Duy chỉ có lúc các con bình thường tu bàn rất nghiêm túc cẩn thận, về mặt phật quy cũng phải nghiêm giữ, và trên dưới đoàn kết nhất tâm, nhận chuẩn rõ đường kim tuyến thiên mệnh này, thì mới có thể ứng phó một đợt ma khảo cuối cùng này, cũng mới có thể đứng vững vàng không lay chuyển ! Thầy đây hy vọng các con tự mình thật tốt mà suy ngẫm, có những gì mà các con chưa có làm được, tự mình hãy thật tốt mà học lấy rồi đi làm. Các con nhất định phải rõ lí thì cái mà làm ra mới không trệch ( không nghiêng lệch )  lìa đạo. Lại nữa, 15 điều phật quy và tông chỉ của đạo, chẳng phải là đã lên lớp qua nghe qua rồi thì thôi, cũng chẳng phải là treo ở trên tường hoặc trang hoàng đóng khung thì là xong, mà là muốn các con đem nó thực hiện ra bên ngoài một cách thực tế trong sự tu bàn ngày thường !

 

Đồ nhi ơi, những bệnh thói xấu, tánh khí của các con rốt cuộc đã loại bỏ đi bao nhiêu ? Nếu như chẳng may bị thầy đoán trúng, có lẽ trước kia chưa có, bây giờ thì lại còn nhiều thêm vài điều rồi ! Như thế thì đấy chẳng phải chính là đang lãng phí sinh mệnh của các con đó sao ? Các con hãy ngẫm nghĩ xem, nếu quả thật là như thế, vậy thì các con quả thật sự là chẳng rõ lí ! Nếu như tánh khí, căn bệnh thói xấu của các con không tốt, vậy các con chẳng phải là nhiễu loạn đạo trường đó sao ?

 

Các đồ nhi có những cái không đúng, nếu chẳng biết kiểm thảo, chẳng biết phản tỉnh, lại còn cứ mãi cố chấp kiên trì ý kiến của bản thân, chẳng chịu biến thông, cứ mãi sai tiếp, vậy các con còn bàn cái đạo gì đây ? Cớ sao chẳng ngẫm nghĩ xem, các con là những người mà thân là Tiền Hiền ảnh hưởng đến xung quanh lớn biết bao đây !

 

Đạo thân mới thì có những mơ mơ màng màng của đạo thân mới, các con thì có những mơ mơ màng màng của các con. Thân là Tiền Hiền, có khi người ta nói con, con liệu có không vui hay không ? Nếu như mà không vui, vậy thì con làm Tiền Hiền gì đây ! Sự độ lượng của các con lại ở đâu đây ? Con nếu như làm được rất tốt, người ta liệu sẽ nói con không ? Cho dù là con chẳng phạm lỗi sai, người ta nói con một cái, con lại hà tất để ý đến như thế ? Càng huống hồ chi con là một người học đạo, tu đạo, lại vẫn còn tự hạ thấp bản thân đến mức như người ta đó sao ? Đồ nhi ơi ! Lẽ nào các con chỉ dùng nói thôi sao ?

 

Nếu như hôm nay hậu học của con chẳng tôn trọng con, đấy nhất định là đức hạnh của bản thân con phải kiểm thảo kiểm thảo lại rồi ! Chớ có chỉ xem người khác mà chẳng kiểm thảo bản thân, nếu không, thì cái vấn đề này sẽ vĩnh viễn tồn tại. Điều mà con yêu cầu người khác, người khác đều đã sửa đổi rồi, chính bản thân con chẳng sửa đổi, chỉ tánh khí, bệnh thói xấu của con vẫn còn, bảo người ta làm sao mà phục con, phải không ? Có quá nhiều những tánh khí, căn bệnh thói xấu của đồ nhi chẳng biết cải tạo, chỉ toàn biết yêu cầu hậu học làm như thế nào, tự bản thân mình đều chẳng biết nên làm thế nào, con bảo xem, như vậy làm thế nào dung hợp đây ? Làm sao mà có thể trên dưới đồng tâm đây ? Con nếu như nên sửa đổi mà chẳng sửa đổi, đối với tu đạo bàn đạo mà nói, thì đều là một sự chướng ngại.

 

Đến lúc này rồi, các loại tánh khí kì kì quái quái của các con nếu như vẫn chẳng sửa đổi, cho dù trông có vẻ giống như là những vấn đề rất nhỏ nhẹ, thế nhưng các con cả ngày, cả năm bận trong bận ngoài, trong nước, ngoài nước bạt mạng mà đi, đến lúc đó vẫn rơi vào hai chữ “ Tội Nhân ” đấy !

 

Các con cũng đều nhìn thấy, nghe thấy những người mà thân là Tiền Hiền đã quy không, có không ? Các con xem, cả đạo trường lớn có bao nhiêu Tiền Hiền sau khi quy không mà thành Đại Tiên, Bồ Tát đây, có không ? Có hay không những người bị nhốt thiên lao, có hay không những người gặp phải kiếp ? có hay không những người xuống địa ngục ? Đều có ! Đấy là tình hình thực tế, những cái này các con cũng đều rõ ràng, thầy đây chẳng nói bảo đảm với các con rằng Tiền Hiền thì tuyệt đối thành đạo ! Chỉ cần có thể chơn công thật thiện, làm một cách thiết thực vững chắc, nhận lí thật tu, báo ân liễu nguyện, vậy thì trở về trời tuyệt đối chẳng có vấn đề, chớ chẳng phải nói rằng con hôm nay là một danh vị, chức trách như thế nào thì nhất định sẽ thành đạo; thầy đây chẳng có bảo đảm như thế đâu ! Do vậy, một đạo thân mới muốn tu, muốn bàn, các con nên đi dẫn đạo như thế nào đây ? Có phải là trọng ở thân giáo ? Con đã nói những lời gì với hậu học của con, con bèn phải dẫn đầu đi làm trước.

 

Mỗi người các con đều có tánh khí, căn bệnh thói xấu của mỗi người; chẳng có ai sẽ hiểu rõ bản thân các con hơn các con, do vậy mà đồ nhi ơi ! phải nhanh chóng mà sửa đổi, không sửa nữa thì sắp chẳng kịp rồi ! Đã đến mạt hậu này rồi, bất kể là đạo trường bên ngoài thay đổi như thế nào, hay là tánh khí, những căn bệnh thói xấu của bản thân các con, đều tuyệt đối phải cùng lúc tiến hành, cái nên làm thì làm, cái chẳng nên làm thì chớ có làm. Thầy đây đều hy vọng các con làm người hiểu rõ, một người hiểu rõ thì sẽ không động đến cái “ tâm trần ” này đâu ! Bởi vì nó sẽ quấy nhiễu sự tu hành của con; hy vọng sau này các con có thể bắt đầu làm từ bản thân.

 

Đồ nhi ơi ! Các con tuyệt đối chớ để bị những tập khí trói buộc, Điểm Truyền Sư nói cái không đúng của con, các con có biết rằng họ cũng giống như Tiên Phật đang điểm hoá cho con đấy ! Cũng ví như trên mặt của con có vết sẹo, tự mình chẳng nhìn thấy, thì phải mượn nhờ chiếc gương của người khác để soi thấy, còn người khác chính là chiếc gương của con đấy ! Do đó, khi người khác nói con, con bèn quán tưởng, họ là người do tiên phật phái đến chỉ điểm cho con đấy ! Còn con vì sao lại bốc lửa vậy ? Bởi vì họ chẳng phải là hình tướng của Tiên Phật, đúng không ? Do đó “ niệm đầu chẳng chuyển, làm sao mà siêu sanh liễu tử đây ? niệm đầu không chuyển, làm sao có thể tránh kiếp tị nạn đây ? ”. Niệm đầu của con chẳng chuyển, làm sao có thể dẫn đạo cho các đạo thân đây ?

 

Làm thế nào chuyển niệm đây ? Có một phương pháp là : mỗi ngày xem sách Thánh, dùng đạo lí để hồi quang phản chiếu, hiểu không ? Một ngày chẳng đọc sách, diện mạo dễ ghét đấy ! Thử hỏi, con mỗi ngày đang khai hoang xiển đạo, có mỗi ngày đem sách đọc vào trong tâm hay không ? Do đó lúc con đọc sách, trước hết phải khiến bản thân hiểu rõ : “ mình có phạm vào điều này hay không ? ” Khi con thật sự tiếp nhận từ nội tâm, lúc con nói ra từ nội tâm, người ta sẽ tiếp nhận hay không ? Lúc đó thì con bèn đã rất cảm tính rồi. Cái gì gọi là “ cảm tính ” đây ? Giảng đạo giảng nhập tâm rồi ! Cái gì gọi là “ giảng nhập tâm ” ? Trước tiên vào cái tâm của bản thân, sau đó thì sao ? tự nhiên có thể làm cảm động đạo thân, dẫn chúng sanh phải dẫn tâm đấy !

 

Tu đạo là phải nhận lí mà tu, đợt khảo lớn mạt hậu sau này, con nếu chẳng nhận lí mà tu, con nhận hình tượng, có được không ? Hồ đồ ! Con nếu chẳng nhận lí mà tu, lại cứ đi vào tả đạo bàng môn, con bèn sẽ dễ dàng vong thân, biết không ? Mỗi người các con thân là người lãnh đạo, hoặc Đàn Chủ, hoặc Giảng Sư, tự mình đều chẳng rõ lí, thì sẽ làm luỵ người khác. Làm Đàn Chủ rồi, thuyền của con phải lái chạy hướng đến đâu đây ? Chở nhiều chúng sanh như thế, con phải ngẫm nghĩ xem, tổ tiên của người ta liệu sẽ buông tha cho con không ?

 

Các đồ nhi nếu đã khởi cái tâm nóng vội thiếu nhẫn nại hoặc cái tâm oán hận, vậy thì tờ giấy làm bài thi này của con bèn điền viết sai rồi, thì thi hỏng rồi. Những tội lỗi của các con phải cầu Lão Mẫu xá tội như thế nào đây ? Hai chữ sám hối từ đâu đến đây ? Người tu đạo vào thời này khắc này, giống như trong lò luyện đan vậy, trăm luyện nghìn mài, thứ có thể luyện ra mới có thể trở thành viên đan cứu mình cứu người, biết không ? Việc trời giao cho các con làm, phải làm như thế nào mới có thể làm viên mãn, làm được tốt, đều ở chỗ các con đấy ! Những điều mà tiên phật đã nói có lí thì nghe, chẳng có lí thì con có phải nghe không ? Tiên Phật có lúc đến khảo các con, con nếu như chẳng dùng trí tuệ, chẳng nhận lí mà tu, tương lai sau này thầy thật lo lắng thay cho các con đấy !

 

Những tánh khí, bệnh thói xấu của con ở chỗ nào khá nặng thì phải bắt tay vào từ chỗ đó, chớ có quản những tốt xấu của người khác, chỉ cần nhận chỗ sai của bản thân con, chẳng nói những điều thị phi đúng sai của người khác, chỉ trách chỗ không đúng của bản thân, như thế có hiểu không ? Thầy đây thường nói, con tu đạo phải có tấm gương tốt đáng để học tập noi theo thì mới có thể cảm hoá được những người khác, đúng không ? Điều này thì các con phải hiểu rõ đấy ! Bởi vì những tánh khí, bệnh thói xấu của bản thân chẳng sửa đổi, cái gương của bản thân làm hư rồi, ảnh hưởng đến những đạo thân ở phía sau, vậy thì đã gánh lấy tội lỗi rồi. Do đó nói, điều quan trọng nhất chính là những tánh khí, bệnh thói xấu phải sửa đổi, làm tấm gương tốt, làm mẫu mực cho người khác học tập, chớ nếu không con chẳng thể cảm hoá được người khác, thì làm sao có thể dẫn đạo chúng sanh đây ?

 

Các con nên biết vai diễn của bản thân, và việc bản thân nên làm thế nào để đóng tốt vai diễn này. Các con thân mặc đạo phục này đại biểu cho ai ? ( Thầy ) cũng là đại biểu cho trời. Hãy nghĩ xem, tu đạo đến giai đoạn này, thân là người lãnh đạo, nếu vẫn còn chấp trước ở Anh, Tôi, vậy có phải là rất khổ không đây ? Có phải là trên mặt rất chẳng có ánh sáng ? Chỉ nói ở trong đạo trường không thôi, trước kia là chị em tốt, tu lâu rồi mới lãnh thiên mệnh thì cũng bèn chia rẽ ra, có hay không ? Đạo trường còn phải phân chia đấy ? Hãy nghĩ xem, đấy là tội lớn nhất đấy ! Phân chia đạo thân, khiến cho đạo thân bàng hoàng vô chủ, chẳng biết làm thế nào mới tốt. Đạo thân lại cộng thêm những Cửu Huyền Thất Tổ của họ, mười vị đạo thân thì khiến cho con chịu đựng không nổi rồi, con nói xem cái tội này có lớn hay không ?

 

Bây giờ chẳng phải là lúc nhút nhát nhu nhược, mà là lúc cần phải phấn chân lên rồi. Các con phải hiểu, chỉ có sự đoàn kết nội bộ mới có thể chống đỡ thế địch bên ngoài, loại trí huệ ấy các con có không ? Có khiếm khuyết thì phải bù đủ, tự mình thiếu những hàng gì thì tự mình biết rõ nhất rồi, tiệm tạp hoá của con chẳng mở nữa sao ? Chẳng mở thì bá tánh trong thiên hạ chịu đói kém rồi đấy.

 

Bên trong đạo trường vốn dĩ sẽ có những Hỷ ( vui mừng )  nộ ( giận dữ )  ai ( buồn bã ) lạc ( vui cười ) , quá vui mừng cũng không ổn, quá ư là giận dữ cũng không được, buồn bã quá mức cũng chẳng ích gì, vui cười hết mức rồi thì bi ai bèn sẽ sản sanh. Tu hành, con đường này chính là bảo chúng ta làm thế nào điều hoà những Hỷ, nộ, ai, lạc, làm thế nào làm tốt những chức trách mà con nên có.

Hiện nay tai kiếp nhiều như vậy, không thật tốt mà nghĩ xem làm thế nào cứu tế bá tánh chúng sanh, còn tràn đầy những so đo tính toàn trong lòng anh sai tôi đúng, anh cao tôi thấp, anh mạnh tôi yếu, lẽ nào đấy chẳng phải là bệnh đó sao ? Các con phải cẩn thận, khi người khác đều chẳng dám nói các con, các con phải làm thế nào đây ? Lẽ nào các con đã quên mất rằng các con chính là thành tựu ở trong chúng sanh đó sao ? Khi vượt quá 3 người trở lên đang nói cái không đúng của con, con bèn phải phản tỉnh bản thân rồi đấy ! Ba người đại biểu cho số đông mọi người, số đông mọi người chính là âm thanh của ông trời; Khi có một trăm người nhìn con, thì phải cẩn thận rồi, một trăm người đại biểu cho trăm vạn người, trời; người ở vị trí càng cao càng phải cẩn thận. Do đó, một người nói con, có thể con bèn phải khiếp đảm rồi, phải không ? Huống hồ là 3 người, đấy là việc nghiêm trọng, đại biểu ông trời hạ mệnh lệnh cho con, điểm tỉnh cho con.

 

Con người điều sợ nhất chính là thiện duyên chẳng tiếp nối mà lại còn trồng thêm ác duyên. Có bướu u thì phải mổ, biểu thị các con bằng lòng tiếp nhận phương thuốc này. Nếu như có cái nút then chốt của vấn đề nan giải mà chẳng giải quyết, thầy đây muốn làm người hoà giải đều chẳng có cách nào rồi, vậy thì đồ nhi còn muốn thay thầy đây bàn đạo nữa không ? Con vẫn sẽ còn có công tâm hay không ? Đặc biệt thân là một Điểm Truyền Sư, nếu vẫn còn so đo tính toán ai đúng ai sai, ai có thể ở đâu, ai không thể ở đâu, cái này là của tôi, cái kia là của tôi, đấy là điều mà các con nên làm đó sao ? Đương nhiên đấy là một bộ phận nhỏ, những người chưa có làm qua thì tuyệt đối không được phạm vào, những người đã có làm qua, nếu như vẫn chẳng sửa đổi, thì là tội lớn nhất.

Khi một người đến than vãn kể khổ với con, con chỉ cứ mãi bao dung cho anh ta, tiếp nhận anh ta, vậy bèn đồng với việc đang phá hoại họ, đúng không ? Làm người hoà giải chẳng dễ dàng, thế nhưng cũng phải đi làm, bởi vì các con là tấm gương mẫu mực của chúng sanh.

Chẳng có ai dám yêu cầu đỏi hỏi các con đâu ! Các con đều là cao cao tại thượng ( tự cao tự đại, tách rời quần chúng ) , con chẳng tự mình nhận lỗi sai, thì chẳng có người dám nói lỗi sai của con rồi.

Các con chỉ thiếu lòng kiên trì bền chí, lòng yêu thương, lòng nhân từ. Lòng yêu thương không phải là cứ mãi ủng hộ theo hành động, ý kiến của người khác một cách mù quáng, tự mình chẳng có chút chủ trương, kiến giải nhất định. Yêu thương là Từ, lại còn mang theo OaiHoà, lại còn mang theo sự nổi giận, thì mới có thể xúc tiến tạo thành, muốn làm việc trời quả thật là rất không dễ dàng đấy !

Các con chẳng phải là quá nghiêm khắc thì là quá ư từ bi; không, các con là “ Từ Nhu ”, các con đem cái khổ đều cho chúng sanh rồi, làm gì mà có “ Bi ”, phải không ? Tất cả những cái sai đều là mắt kẹt ở then chốt “ Nhân Hoà ”.

 

Con người đòi hỏi phải mài trong việc, càng phải mài ở trong con người, bởi vì mỗi mỗi đều có góc cạnh, phải mài ở trong con người thì mới có thể thành Phật. Con né tránh nhân sự, bỏ mặc đám đông, vậy thì vĩnh viễn cũng chẳng cách nào thành tựu rồi. Các đồ nhi ơi, hãy bỏ ra nhiều thêm một chút lòng yêu thương vậy ! Hãy cho bản thân nhiều thêm một chút cái công phu suy ngẫm phản tỉnh vậy ! Chẳng có cái của ai, của anh, của tôi, toàn bộ thảy đều là của trời cả, hãy thật tốt mà hợp tác, bản thân con mới có hy vọng; muốn có hy vọng thì bản thân con bèn phải hạ quyết tâm đấy ! Hợp tác như thế nào đây ? có động có tịnh, thời gian trôi giàu của các con quá ít rồi, vẫn chưa đến tuổi thì đã có chút hồ đồ rồi, có một số người thì là giả cách mơ hồ đấy ! Những người giả cách mơ mơ màng màng thông thường là những người có chút thông minh; tất cả những pháp tướng tốt, chúng ta đều phải kiên quyết cự tuyệt; tất cả những hành vi xấu, chúng ta đều không thể tiếp cận, đấy gọi là “ tự yêu cầu đòi hỏi ở mình ”, hiểu không ?

 

Con thân là những Tiền Hiền cũ thâm niên nhất đã làm được bao nhiêu việc ? Con đã phục người khác chưa ? Các con tự tưởng rằng mình tuổi tác lớn, kinh nghiệm phong phú mà xem thường người khác đấy ! Nếu như chẳng biết tôn trên, càng khỏi cần nói đến nhường dưới rồi; bản thân con tấm gương, mẫu mực đều làm chẳng tốt rồi, lại còn có thể dẫn dắt các hậu học hay sao ? Các con những người ở phía trước phải đặc biệt cẩn thận, bàn đạo kiểu như thế thì chẳng tôn quý rồi, đấy là người không có chân tài thật học, trộn lẫn trong các chuyên gia, giữ chức vị làm vì để bù cho đủ số. Cái nên đào thải thì tự nhiên sẽ đào thải, cái đạo này để các con bàn, càng bàn càng chẳng tôn quý rồi, đã quên mất ông trời, tưởng và cho rằng ông trời chính là mình. Do vậy, phải thật tốt mà phòng vệ giữ gìn niệm đầu của mình; giai đoạn quan trọng của sự thăng giáng sắp đến rồi, chỉ là các con nhìn chẳng thấy, hiển hiện rõ ràng ở trước mắt đấy !

 

Những người ở vị trí bậc trên làm được tốt thì là bổn phận, làm chẳng tốt thì là tội lỗi. Ở trên vị trí này, các con có thể tiếp nhận những lời khuyên răn giữa các đồng tu không ? Ở vị trí bậc trên thì tâm càng phải khiêm tốn hạ mình, tâm của con chẳng có cúi thấp, ông trời làm sao giúp con đây ?

Hôm nay thầy muốn các con đi ra bước đầu tiên, đi ra bản thân hoàn toàn mới, trình hiện diện mạo mới, hành vi mới, cho người ta cảm giác hoàn toàn mới, vậy thì đến nơi này mới chẳng có uổng phí. Các con những người làm Đàn Chủ, những yêu cầu đòi hỏi đối với bản thân có đủ không ? Có ai mới dậy khỏi giường thì gấp chăn vậy ? Đấy đều là những chi tiết sinh hoạt, đều là Đạo đấy ! Con người nhất định phải lập xuống những quy củ, con có quy củ mới có quy tắc tiêu chuẩn có thể tuân theo, nếu không con làm sao dạy những người ở phía sau đây ? Các con đến phật đường, những biểu hiện và hành động của các con quả thật là có quy củ, thế nhưng cái tâm viên ý mã của các con thì lại chạy lung tung, kiểu như thế cho dù có tu nhiều thêm nữa đều vô ích, đến khi con quy không cũng chẳng thể đại biểu con thành đạo, chẳng tu thì vẫn cứ là vong linh như trước đấy ! Thầy đây hy vọng các con dùng những quan niệm đúng đắn để dẫn đạo những người ở phía sau, chớ có quá cố chấp ý kiến bản thân, tu đạo lâu rồi, khó tránh khỏi sẽ có chấp trước đấy !

 

Những người đứng phía trước thao trì như các con đây chớ có hiểu sai ý của Tiên Phật, chỉ cần có những chỗ không hiểu thì phải cả gan thỉnh hỏi Tiên Phật; con chẳng hỏi Tiên Phật mà đi hỏi ý người, như thế có đúng không ? Các con phải cẩn thận ! Phía trước chẳng có làm tốt sự tôn kính tiên phật, thì tội của các con bèn sám chẳng sạch. Thầy đây rất sợ các con lại tạo tội, tạo lỗi, tạo điều sai trái, bởi vì những người ở phía trước rất dễ dàng phạm lỗi sai, tâm niệm ở giữa sự ẩn vi đấy (ẩn vi : u ám không hiện rõ )  !

 

Nói đến Phật Quy, thầy cũng phải nói nói các con, cái phật quy này là một pháp môn làm trang nghiêm thân tâm, nếu như dễ dàng tuỳ tiện, thì sự tôn quý của đạo họ làm sao mà nhìn thấy được ? Con rất có tâm đi bàn, chẳng phải bàn một cách mù quáng, phải biết thành toàn đấy ! Việc của đạo trường phải hợp tác lẫn nhau, không được phân Anh, Tôi. Tu bàn đạo phải có nghĩa khí, phải bồi dưỡng hạo nhiên chánh khí, sự tu bàn đạo như thế mới càng tu tâm càng rộng mở, càng tu càng có phật quang phổ chiếu chúng sanh đấy !

 

Các con đều rất vĩ đại, biết không ? Vĩ đại ở chỗ các con thân đều gánh thiên chức, đã gánh lấy thiên chức thì chẳng phải là người bình thường nữa rồi. Thầy đây nói rằng phật đường của các con là cái nôi ( võng ) dưỡng dục tiên phật, vậy thì ai đang đu đưa chiếc nôi đây ? ( Mẹ ) Các con bèn vĩ đại giống như người mẹ vậy, làm mẹ của chúng sanh thật là chẳng đơn giản. Các con phụng hiến ra một căn phật đường, đã hy sinh thời gian và không gian, đi độ người, bàn đạo, những cái đó là bổn phận, bổn phận làm chẳng tốt, thì là chẳng giữ bổn phận, chẳng giữ gốc, sẽ mất gốc quên rễ đấy !

 

Các đồ nhi của thầy đều rất đáng yêu, đều nói rằng có việc thì cầu Tế Công chuẩn không sai, thế nhưng có lúc vẫn sẽ có sai đấysai ở chỗ năng lực của thầy không đủ đâu ! Thầy đây đức chẳng đủ, cho nên chúng sanh của thế giới cứ mãi độ chẳng xong, những người độ chẳng xong này chính là cần những Tiểu Tế Công các con đây giúp đỡ hoàn thành đấy ! Hôm nay tinh thần tu đạo ở đâu ? Lão Tiền Nhân của các con chẳng còn tại thế nữa rồi ! Có người nói rằng người rất khó mà độ, ngưng bàn rồi, có một số đàn chủ còn mang theo một đống người đi khắp nơi, người như thế thì thầy đây cũng chẳng còn cách nào, bởi vì anh ta chẳng phải là nhận lí mà tu đạo. Nhận cái lí nào ? Đạo lí người người đều biết nói, sự lí người người đều hiểu, thế nhưng thiên lí thì ít người đi làm đấy ! Tánh lí thì càng là chẳng có người có thể biết ! Thầy đây hôm nay mượn nhờ vào ngôn ngữ lời nói để nói bàn chân lí, để giảng nói tâm lí, kế đến lại nói giảng tánh lí của các con, cuối cùng mới nói thiên lí. Thiên lí chính là lương tâm. Cái gì gọi là “ Thiên ” ? Ở trong tâm của chúng ta cũng có một mảng trời, gọi là “ Thiên Tâm ”, Thiên Tâm nhìn chẳng thấy cũng rờ chẳng được, có phải là càng thêm huyền diệu không ? Các con nói bàn đi nói bàn lại chẳng phải đều là đang bàn luận những điều huyền diệu đấy sao ? Các con nói bàn một cách rất rõ ràng theo lôgic, hợp lý, thế nhưng các con chẳng có đi thể hội đấy !

 

Mạt hậu rồi, phải hướng về tự tánh mà đi tham ngộ. Các con trước kia chính là quá xem trọng ngoại công rồi, nay phải bắt đầu chú trọng nội đức rồi. Người ta nói các con như thế nào, có biết không ? “ Cậu xem xem, anh ta tu được cái đức tánh gì kia kìa ? ”; “ đức tánh ” gì ? con chính là chẳng có đức tánh ( đức hạnh ) đấy ! Khó trách chẳng cách nào cảm hoá người, càng khỏi phải nói là độ người nữa rồi. Các con rất vinh hạnh làm một Đàn Chủ, chủ yếu nhất là làm  “ chủ ” cái gì ? Cái mà chủ chính là Người, Việc, Vật.

 

Con ngoài việc làm chủ thay cho người khác, còn phải làm chủ thay cho bản thân, phải là người chủ của thân và tâm của con. Một phật đường nếu như chẳng có người chủ thì sẽ lung tung lộn xộn, hương ( nhang ) cũng chẳng có người hiến; thân nếu như chẳng có người làm chủ thì dễ dàng sanh bệnh; tâm nếu chẳng có người làm chủ thì dễ ngây ( đơ ) ra – không có thần, các con có qua cái kinh nghiệm như thế này chưa ? Nếu có, vậy thì làm sao ? Hãy tìm về lại chơn chủ nhân của chính mình, chơn chủ nhân thật là chẳng dễ tìm đâu ! Các con cảm thấy tìm người có dễ tìm không ? Bản thân các con nào từng dễ tìm đâu ? Tìm người dễ tìm, tìm bản thân mới khó tìm. Tầm quan trọng của Đàn Chủ ở đâu ? Đàn chủ liên quan đến huệ căn của chúng sanh, lại còn Cửu Huyền Thất Tổ của họ; các đồ nhi sau khi hiểu rõ tầng đạo lí này rồi, lại còn phải biết làm thế nào làm một Đàn Chủ tốt mới là quan trọng đấy.

 

Các con cảm thấy Đàn Chủ phải có đủ những điều kiện gì ? ( lòng yêu thương, lòng nhẫn nại … ) đều là nói Tâm, có tâm mới có sức. Cái thứ nhất phải có là sức học tập. Một Đàn Chủ cái gì cũng đều chẳng học, những người ở phía sau làm sao lấy anh ta làm gương đây ? Tinh thần của các con ở đâu ? Phải biểu hiện ra như thế nào ? Hình thể có thể đại biểu cho tinh thần của các con không ? Các con chính là uỷ mĩ ( ủ rũ, không hăng hái ) ở bên trong cho nên mới hành ra bên ngoài chẳng có sức. Vì sao mà tinh thần giữa  trưa đặc biệt không tốt ? Bởi vì lúc này người mỏi mệt rồi, lại thêm người lại nhiều, thời tiết lại nóng, thế nhưng con người chính là sẽ vì bản thân mà tìm mọi cớ. Nếu như con tu đạo chẳng có tinh thần, thầy đây chẳng cần sự biểu hiện nhất thời của các con, chỉ cần các con quay về làm thì đủ rồi, thầy muốn nhìn thấy biểu hiện tinh thần của các con. Một người có tinh thần thì đi đường sẽ chẳng lề mề chậm chạp, sẽ chẳng làm việc mà không có sức, và cũng sẽ không độ chẳng lay động được người; có tinh thần thì sẽ có sức mạnh.

 

Cái thứ hai là sức gì ? ( sức hoà nhã gần gũi ) Chẳng có sức hoà nhã gần gũi, thì người khác bèn chẳng muốn tiếp cận với con rồi. Làm Đàn Chủ thì đầu phải thấp, phải hoà khí, thì người khác mới thích ở gần con. Con chẳng có sức hoà nhã gần gũi thì chẳng có sức ngưng tụ ( kết tụ lại với nhau ) , vậy thì đạo vụ của con bèn chẳng có sức thúc đẩy mạnh, chẳng có sức đẩy mạnh thì phật đường của con còn có sức phát triển gì nữa ? Hãy ngẫm nghĩ xem, phật đường của con còn có thể sinh ra bao nhiêu phật đường nữa ? Hôm nay có phải là cái tâm của con chẳng đủ ? Là con tự tìm lí do để tha thứ cho bản thân, con nói : “ Con chính là như thế, con chẳng có năng lực gì ”. Đàn chủ như thế là Đàn Chủ tốt sao ? Thầy đây hy vọng các con có thể thành toàn người khác, cũng có thể thành toàn bản thân, đấy mới là ý nghĩa thật sự của việc làm Đàn Chủ.

 

Các con hôm nay làm Đàn Chủ làm đến tiếng oán phẫn nổi lên khắp nơi, có hơi chẳng có sức. Bởi vì con vẫn là chúng sanh, do đó con nhất định sẽ chán ngán, chính là cái gọi là “ chứng mệt mỏi nghề nghiệp ”, các con là “ chứng mệt mỏi thiên chức ”, chính là bởi vì cái nguyên nhân này nên mới khiến cho bước chân của các con bước chẳng nổi. Mệt mỏi lâu rồi, người bèn lười biếng rồi, con bèn lười độ người, lười nghe đạo lí, cũng lười thành toàn người. Con người cao đến cực điểm thì sẽ chuyển thấp rồi. Con phải biết nhỏ nhẹ khiêm tốn hạ mình, bảo đảm đạo vụ của con nhất định hồng triển, phật đường của con nhất định là bình an thuận lợi, chẳng có thị phi, cũng chẳng có nhiều âm thanh đâu !

 

Hôm nay tu đạo cũng ví như lên chiến trường vậy, lên chiến trường thì có sự thắng thua, con có thua nổi không ? Con chỉ có một kiếp này, vì để không để cho bản thân thua, con bèn phải có cái tinh thần không chịu thua. Bất luận việc gì đều phải cắn chặt răng chịu đựng kiên trì đến cùng mà xông qua.

 

Các con biết thiên thời hiện nay đã như thế nào rồi chưa ? Các con chính là chẳng hiểu biết thiên lí cho nên mới chẳng biết thiên thời, cũng bèn chẳng biết thiên cơ là gì. Hôm nay trong xã hội có phải là sản sinh những hiện tượng hỗn loạn, vậy bản thân các con đã loạn trước rồi sao ? Bất kể là con hôm nay ở trong hoàn cảnh gì, chỉ cần nhận định bản thân mình là người tu đạo, bất kể thời cuộc thay đổi như thế nào, các con đều phải phòng giữ lấy nguyện và gốc rễ của bản thân. Thế nhưng “ phòng giữ ”  chẳng đại biểu là bèn không bàn, không tu nữa rồi; đạo vẫn phải tiếp tục bàn xuống. Một người tu đạo phải trên thì biết lòng trời, dưới thì thể hội ý dân; các con chẳng biết thời cuộc sẽ biến thành như thế nào, nghĩa là các con chẳng có thông với ông trời, cho nên lòng tin của con đối với quốc gia và tiền đồ của mình mới lung lay đấy !

 

Người tu đạo bất kể là ở bất cứ môi trường hoàn cảnh nào cũng đều có thể sinh tồn, bất luận là trong sự khốn khổ hay an dật thì anh ta đều phải sống. Dựa vào trước mắt mà nói, cuộc sống của các con có vẻ như vẫn qua được một cách rất bình an, thế nhưng thời cuộc đang thay đổi, thiên vận đang chạy, là điều khiến cho các con chẳng ngờ đến, chẳng đoán chừng được đâu ! Các con mỗi đứa đều tồn thái độ yên lặng quan sát những biến hoá thay đổi của sự đời, chờ đợi để đưa ra quyết định, cái tâm của con biến đổi như thế nào thì trời bèn biến đổi như thế ấy, chớ có tưởng rằng con có thể an dật qua xong một kiếp này. Sự tiến đến của tai kiếp không đại biểu là điều không tốt, bởi vì có kiếp tất có đạo. Hôm nay các con đều là những người tu đạo, hà tất phải sợ tai kiếp đây ? Chẳng sợ, kiếp thì vẫn là sẽ gặp, thế nhưng trước khi gặp kiếp vẫn là phải ngọc đá phân ban trước, trong này là hư hư thật thật, ai thành thật đáng tin ? ai hư dối ? Bây giờ vẫn nhìn chưa ra, sau này đợt khảo nghiệm lớn xảy đến, thì lại rõ rõ ràng ràng.

 

Số lượt xem : 725