Ma ni châu
摩尼珠 人不識 如來藏裏親收得
Ma ni châu
Người chẳng biết
Trong Như Lai Tạng tự thân thu đắc
Người đời tu đạo vì cầu siêu sanh liễu tử; người đời hành thiện vì cầu lên Thiên đường, đấy là Dục.
Hữu tâm hữu dục là Vọng. Kim Cang Kinh rằng : “ Phàm hễ có tướng đều là hư vọng, nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức là thấy Như Lai. ”
Ma Ni Bảo Châu, người đời chẳng biết. Phật Đà nhất mạch chánh tông phân biệt ra các chi phái khác nhau, pháp môn vạn nghìn. Tịnh độ tông niệm phật để cầu vãng sanh. Thiền Tông đả tọa để cầu thanh tịnh. Tông chỉ của Phật Đà vốn chẳng có phái hệ, về sau tâm người dần thay đổi, tùy nhân tâm mà có các Tông các phái, chẳng biết rằng vạn pháp duy tâm, là cái “ Giác ”.
Giác ở bên trong Như Lai Tạng, Tự Như của nhân tâm, tự có Ma Ni Bảo Châu, chẳng tốn tiền bạc, chẳng dụng công phu, là thứ tự tự nhiên nhiên, tự do tự tại, thiên ma ngoại đạo chẳng thể lấy được, tự bản thân mình thu đắc.
Tu đạo chưa ngộ, muốn hỏi Ma Ni Bảo Châu, làm sao có thể đắc, hỡi ôi ! Chẳng phải là người mắc câu, hỏi tất cả mọi pháp đều là Không Vọng; nếu như tự đích thân thu được, thảy ở trong cái không lời, Tào Khê ai hiểu được, hãy hỏi Vô Tâm Đạo Nhân vậy !
Hữu ý hỏi vô tâm, chẳng thấy Bổn Lai Nhơn, đậu đen chưa nảy mầm, gốc gác thế nào đây ? nhắm vào đầu phan cho một gậy, hét to một tiếng, ngộ tức là Phật, chưa ngộ tức là chúng sanh. Do vậy mà Ma Ni Châu, người chẳng biết, trong Như Lai Tạng tự thân thu được.
Trong Kinh Pháp Hoa, khi Phật Thích Ca dùng ngón tay hữu mở cửa tháp bảy báu.
Ở chỗ mà các vị phật ( hóa thân phật ) đang thuyết pháp trong thế giới thập phương cùng nhau tụ họp về.
Chỗ ngồi hai người trong tháp báu, vai sánh vai
Pháp thân phật ở bên trong, báo thân phật lên trên đăng tọa.
Lục ban thần dụng Không bất Không
六般神用空不空
Nhất khỏa viên quang sắc phi sắc
一顆圓光色非色
Nhãn căn chưa tịnh thì tướng sắc trần chẳng đi; Nhĩ căn chưa tịnh thì sinh trần chẳng đi; chớ có xem, chớ có nghe, chớ có ngửi, chớ có nếm, chớ có xúc, chớ có nghĩ ! Người chẳng phải là gỗ đá, nếu đã có lục thần thì sao có thể vô dụng, ý là muốn chúng ta chớ có trụ tướng, chớ có trụ ở vọng tưởng, do vậy nói rằng Không chẳng Không.
Lục Tổ nói rằng : “khiến lục thức ra cửa lục căn, đối với lục trần mà chẳng nhiễm chẳng trước, đi lại tự do, ứng dụng vô ngại tức là BÁT NHÃ TAM MUỘI, tự tại giải thoát, gọi là hạnh VÔ NIỆM. Chứ chẳng phải như người lầm tưởng cho là trăm điều chẳng nghĩ, chỉ cho niệm tuyệt, ấy là pháp trói buộc, tức là biên kiến. ”, do vậy nói rằng : Lục ban dụng thần không bất không.
Tự tánh của con người vốn dĩ thanh tịnh, tròn đầy đặn, sáng chói lòa, nói Sắc chẳng phải Sắc, nói có chẳng thấy, nói chẳng có thì lại có, là tổng chủ tể của thân người.
Người học đạo sợ một niệm trước tưởng, cách rời với đạo. Tám vạn bốn nghìn pháp môn là đối trị tám vạn bốn nghìn phiền não, chỉ do người mà thiết giáo.
Pháp thân phật tựa như hư không; nếu nói có hư không, hư không cũng không phải là pháp thân; nếu nói có pháp thân, pháp thân cũng chẳng phải là hư không. Phật và chúng sanh chẳng có tướng khác, phiền não và bồ đề chẳng có tướng khác; Phật rời tất cả mọi Vọng tướng, Chúng sanh trước tất cả mọi Vọng tướng, do vậy nói : một vầng sáng tròn Sắc chẳng phải Sắc.
Số lượt xem : 526