Làm người khó, người khó làm ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )
Tu đạo tuy rằng là không làm trái luân thường, thế nhưng, nhân cách cũng nên có cảm giác tôn nghiêm, không được phép học theo kiểu những người trong xã hội, rơi vào kiểu người thế tục, những tập quán, trào lưu, phong tục đang lưu hành trong xã hội, vì những điều đó sẽ làm sỉ nhục, xấu hổ hết cả đạo trường ta đấy! Hi vọng, các đồ nhi phải gìn giữ sự tôn nghiêm của bản thân, duy trì bảo vệ pháp đàn thần thánh của ta trong quy phạm đạo đức, được không?
Các đồ nhi phải biết rằng, tu đạo cũng không nằm ngoài sự viên dung của nhân sự, giữa người với người lẫn nhau. Khi tư tưởng chẳng cách nào thông nhau sẽ sinh ra vô minh. Đấy là sự luân hồi của nghiệp thức chấp trước lũy kiếp, khi đốt cháy lên thì mùi vị rất khó chịu. Lúc này, thì nên làm thế nào đây ? Rất đơn giản, chỉ cần một cái niệm đầu chuyển qua lại thì được rồi. Hãy nhanh chóng dùng cái tâm trạng cảm ơn, nghịch đến thì thuận chịu, nhẫn nhục bao dung. Phải biết rằng, lùi một bước thì biển rộng trời không, nhường ba phân thì thanh nhàn biết bao. Nhịn mấy câu chẳng lo buồn, tự tại ,chịu đựng nhất thời vui vẻ tựa thần tiên. Các đồ nhi tu đạo, cũng phải hoạt bát linh lung, thông quyền đạt biến, giống như nước vậy. Có thể tánh tình ôn hòa, dễ gần, không cố chấp có thể làm lợi vạn vật mà chẳng tranh. Bất cứ sự việc gì đều nhẫn nại, luôn nhường một cái, thì tự nhiên bèn biển rộng trời không, vô ưu, tự tại rồi.
Cái gọi là “Thượng Thiện Nhược Thủy” người thiện và bậc cao, có đức hạnh cao nhất, hoàn mỹ nhất, thì giống như phẩm tánh của nước vậy. Chính là muốn chúng ta học tập sự nhẫn nhục, hạ mình của nước, sự bao dung, mềm dịu của nước vậy. Phải biết rằng, có thể làm việc mà người khác chẳng thể làm nổi, thì chẳng qua chỉ là việc mà các hào kiệt đã làm mà thôi.Thế nhưng, có thể nhẫn nhịn việc mà người khác chẳng thể nhẫn nhịn nổi, mới là việc mà các thánh hiền đã làm đấy! Các con có biết không ? khi chỉ có nửa thùng nước, thì mới lắc được ra tiếng. Nếu như là đầy cả thùng cho dù là lắc như thế nào thì cũng chẳng có phát ra tiếng, người ta mới cảm thấy rằng, con là thật chớ chẳng hư dối, khoác lác, cảm thấy con cao thâm chẳng cách nào đo lường được. Cũng giống như bông lúa vậy, càng chín thì càng rủ xuống. Cho nên, các con càng là đứng ở vị trí nơi cao, thì càng phải nghĩ đến chỗ thấp, càng là địa vị cao thì nhất định cần phải hạ mình, khiêm tốn. Những người ở bậc trên phải thường bố thí tình yêu thương cho những người ở cấp dưới, người cấp dưới phải thường tồn tâm cảm ơn. Mỗi một người đều có thể lúc nào cũng đứng ở trên lập trường của người khác để quán ngược lại mình, dùng một góc độ khác để nhìn, để quan sát như thế, thì trên dưới mới có thể liên kết lại với nhau, mới không có chỗ ma sát, khoảng cách giữa người với người mới sẽ kéo lại gần, vui vẻ, hòa thuận.
Phải nhớ rằng, nội tâm khiêm hạ là “Công”, ngoài hành nơi lễ là “Đức”. Người muốn hành công đức thì phải tâm chẳng khinh người, lễ kính tất cả mọi chúng sanh mới phải. Những người trẻ tuổi các con đây, vẫn cứ hay thích tranh sủng, tranh giành được sự yêu chiều. Thậm chí ở trên đạo trường cũng tranh sủng. Nên biết rằng, người được cưng chiều quá mức không nhất định có thể thành đạo, trái lại người mà bị lãnh đạm thờ ơ, cũng không nhất định là tu không tốt. Những “hình hình” “sắc sắc” vẫn cứ là hư ảo. Cho dù là các con muốn hiển hách, quý phái ở trước mọi người thì cũng nhất định cần phải âm thầm, kín đáo, nhẫn chịu tội nhiều vào đấy.
Nhẫn chịu tội có rất nhiều loại, chịu chút oan khuất, chịu bị hủy báng, chịu sự mệt mỏi kiệt sức, chịu sự oán trách, chịu sự giày vò, lăng nhục, bạc đãi của người khác. Nếu như con đều có thể vui vẻ tiếp nhận, chẳng từ lao khổ, chẳng sợ mọi oán ghét, thì đạo bèn đã ở trên thân của các con rồi, biết không ? Chúng ta bình thường đối với bản thân, phải ở trong sự chẳng có lỗi mà tìm có lỗi, tức là phải ràng buộc nghiêm khắc đối với bản thân. Còn đối với người khác, thì phải ở trong sự có lỗi, mà tìm chẳng có lỗi. Tức là dùng thái độ khoan dung để đối đãi người khác, mà có lỗi thì phải có thể sửa, muốn sửa thì phải có thể biết, mà muốn biết thì phải tìm ở bản thân đấy.
Do đó, khi các đồ nhi có chỗ không hài lòng đối với môi trường, hoàn cảnh xung quanh hoặc khi có cảm giác không vui trong đạo trường, thì cần phải quay đầu lại kiểm tra những lỗi lầm của bản thân, có phải là niệm đầu của mình có sai lầm đấy. Sự đời tốt xấu vẫn cứ có hai mặt, sao lại cứ mãi hướng về sừng trâu mà khoan đục đây! Sao lại cố chấp, chẳng biết biến thông phí sức vào những việc vô ích không đâu, những chuyện chẳng cách nào giải quyết.
Nếu như con, thường có cảm giác không thoải mái đối với người khác, có thể chính là những tư niệm của con chưa trừ, thành kiến chưa trừ, do đeo cặp mắt kính có màu sắc mà nhìn người khác. Nếu là như vậy, thì phải nhanh chóng mà tìm ra nguyên nhân, chém sạch hết những ma niệm thì thân tâm con mới có thể trong ngoài đều cân bằng. Nếu không, chớ có bảo rằng chúng sanh cứu chẳng nổi, e rằng! Ngay đến bản thân con đều có vấn đề. Do đó, có khi nhất định phải nhờ vào hoàn cảnh để tạo tựu mỗi một người. Nếu chẳng phải là sự giày vò lẫn nhau, vướng mắc quấy nhiễu lẫn nhau, thì làm thế nào có thể đạt đến cảnh giới mà mọi việc đều viên dung, đạt đến mọi cái đều chẳng có góc, chẳng có cạnh. Lại làm sao có thể chung với Phật, cùng đến bàn đại sự thâu viên đợt cuối cùng này đây.
Khi giao tế, qua lại với người khác nếu chỉ có cho người khác sự yêu thương tràn ngập trong lòng, người khác không nhất định sẽ tiếp nhận đâu, còn phải tùy cơ mà làm mới phải. Ví dụ như người này thích ăn ngọt, thì phải cho ngọt, anh ta thích mặn nhưng con lại cho anh ta ngọt thì chẳng phải là tùy cơ mà làm, hiểu không ?
Khi thị phi đang lưu hành lan rộng con hãy giả câm, giả điếc vậy! Tất cả mọi thị phi, đúng sai rồi sẽ qua đi. Người tu đạo phải tu tâm, dưỡng tánh. Vậy thì, tâm của các con đã chánh hay chưa ? Phải biết rằng, lý chẳng rõ thì tâm chẳng được ngay chánh, tâm có chỗ quái ngại, lo lắng, vướng mắt thì chẳng được Chánh. Thầy đây nhìn thấy, hiện nay rất nhiều người tu đạo chỉ chú trọng ngoại công, khắp nơi đi độ người, khắp nơi đi giảng đạo, giảng đến hoa trời rơi tứ tung, kết quả thì lại dẫn đến sự hủy báng của rất nhiều người, rất nhiều người chẳng tin, đấy là vì sao vậy ? Bởi vì con thiếu sót hai chữ “Đạo Đức”. Bởi vì con ở trong ngày thường, tam độc “Tham Sân Si” chẳng thể tiêu diệt, bởi vì con tham công đức. Nếu như con chẳng hiểu rằng độ người, cứu người đều là bổn phận của con, vậy thì, khi con độ một người nếu chẳng thể thuận lòng trong tâm của con bèn rất dễ sinh sự oán trách. Con nếu đã sanh niệm, tâm bèn chẳng được chánh rồi, biết không ?
Thầy khảo sát qua, phẩm đức của các đồ nhi thì vẫn còn được, còn hỏa hầu thì kém quá nhiều rồi, hỏa hầu là công phu chủ yếu của việc dưỡng tánh. Thiếu hỏa hầu thì dễ nửa chừng mà bỏ cuộc, làm việc chưa thành công mà bỏ nửa chừng, bị người hủy báng thì sanh tâm sân, chịu sự dụ dỗ của danh lợi thì sanh tâm tham, bị phàm nghiệp đeo bám, vướng mắc thì sanh tâm lười nhát, mệt mỏi. Một lời nói chẳng thuận lòng thì nổi cơn tam bành, một câu nói oan khuất thì nhỏ lệ, trải qua đủ thứ cảnh thì sanh đủ thứ tâm, dần dần bị cảnh lôi kéo mà trệt rời chánh đạo. Cuối cùng, dẫn đến toàn bộ những công lao đã vất vả gầy dựng trước kia cả thảy đều bị phế bỏ, phải không ? Phải cẩn thận đấy ! Đồ nhi ơi, có những tánh khí, bệnh thối xấu thế này, thì phải nhanh chóng mà hồi quang phản chiếu, phản tỉnh, suy ngẫm đi, suy ngẫm lại, sám hối, sửa lỗi, biết không?
Số lượt xem : 1380