BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Giải thích về nghi thức Nhất Quán

Tác giả liangfulai on 2023-05-26 16:20:02
/Giải thích về  nghi thức Nhất Quán

Nhập môn lễ rửa tội Thiên Nhơn hợp nhất, tràn đầy thiền cơ

Cô đọng lại quá trình tu đạo dài vô tận, bảo đảm người cầu đạo trực hạ vô tâm


Thân là đệ tử Nhất Quán Đạo, trong quá trình học đạo tu đạo, đề tài cơ bản thấp nhất, cũng triệt để nhất chính là nội dung ý nghĩa hàm ẩn sâu bên trong của nghi thức Nhất Quán Đạo, từ thân phận của phàm phu tục tử tiếp nhận đại quán đỉnh của thiên mệnh nghi thức Nhất Quán, giữa một sát na mới trở thành đạo thân, đấy là lễ rửa tội cơ bản nhất, cũng là sự gia bị cơ bản nhất của thiên ân sư đức.

 

Làm sao nói rằng nghi thức Nhất Quán là triệt để nhất đây ? chủ yếu là những sự tu hành bình thường là lấy việc siêu sanh liễu tử làm mục tiêu cuối cùng, còn Tiên Thiên Đại Đạo Nhất Quán Chơn truyền thì lấy việc siêu sanh liễu tử làm khởi điểm, lấy việc thành phật làm mục đích, do đó vào cái sát na cầu đạo bèn đã hoàn thành đại nghiệp của siêu sanh liễu tử rồi, một mặt thì độ chúng sanh, mặt khác thì tiêu nghiệp chướng, từng bước từng bước một hướng đến đạo thành phật. Toàn bộ nghi thức Nhất Quán từ đầu đến cuối chính là sự tuyên dương lưu truyền phổ biến rộng Đại Tạng Kinh.

 

Trong toàn bộ nghi thức cầu đạo, từ đầu đến cuối đều là Nhất Quán, chính là sau khi đăng kí ghi danh thì bắt đầu thắp phật đèn, hiến cúng, thỉnh đàn, cửu ngũ đại lễ, quỳ đọc mạt hậu nhất trước, người cầu đạo mới bước vào bái vị, quỳ hoặc đứng nghe đọc biểu, Dẫn Bảo Sư đương nguyện, Minh Sư truyền tam bảo và giảng giải tam bảo, cuối cùng mới là tiễn đăng ( tiễn phật giá, tắt phật đèn ).

 

Từ lúc bắt đầu thắp phật đèn, mãi cho đến khi tiễn phật đăng, quá trình này tràn đầy linh bí và thiên cơ, tràn đầy thiền cơ và những thông điệp vi diệu của thiên nhơn hợp nhất; toàn bộ nghi thức Nhất Quán là đem quá trình tu đạo dài vô tận của Thiền Môn cô đọng lại trong hơn một tiếng đồng hồ, khiến cho người cầu đạo mới từ cái tâm tán loạn đến chuyên tâm, từ chuyên tâm đến nhất tâm, nhất tâm rồi lại trực hạ vô tâm. Hiến cúng và thỉnh đàn khiến cho người cầu đạo tạm thời rời khỏi cuộc sống trần tục ô uế, khi bình tâm tịnh khí nhìn phần đèn, tâm bèn hoàn toàn nhiếp vào trong phật đèn, đạt đến nhất tâm, còn khi điểm huyền bèn trực hạ vô tâm, lại truyền thụ tam bảo tâm pháp của đấng Vô Cực Chí Tôn.

 


Thành tựu Thánh Hiền Tiên Phật nhất định cần phải đăng kí ghi danh trước

Dẫn Bảo Sư đưa dẫn vào cửa, tu hành dựa vào cá nhân mỗi người

 

Bước đầu quan trọng nhất cầu đạo nhập môn của Nhất Quán Đạo chính là “ đăng kí ghi danh ”, trước tiên do Dẫn Bảo Sư dẫn đạo đưa đến chỗ đăng kí ghi danh, điền vào họ tên thật của mình, sau đó lại đem họ tên của người cầu đạo mới, họ tên của Dẫn Bảo Sư và công đức phí điền vào bên trong tờ biểu văn. Sau cửu ngũ đại lễ thỉnh đàn, đem tờ biểu văn đốt trong lò bát quái, lại cung thỉnh Tam Quan Đại Đế đem tên rút ra khỏi quyển sổ sinh tử dưới địa phủ, ghi danh trên quyển sổ vàng, từ giờ thoát ly sự chưởng quản của Diêm Vương, đấy gọi là Thiên Bảng ghi danh, địa phủ rút tên.

 

Vì sao mà người cầu đạo mới phải “ đăng kí ghi danh ” vậy ? Bởi vì mỗi một người mới sinh ra đều có 3 quyển tịch, “ Nguyên Tịch ” ở cõi Vô Cực Lí Thiên, cũng chính là cố hương của nhân loại, “ Kí Tịch ” ở cõi trần gian, cũng giống như nhà trọ khách sạn vậy, mượn ở tạm, “ Phân Tịch ” ở địa phủ, nơi triển thị sự trừng phạt những kẻ phạm tội, còn “ đăng kí ghi danh ” chính là làm thủ tục di cư đến “ Nguyên Tịch  ” thiên đường, khẩn cầu Chư Phật ban cho con đường sáng tỏ, truyền thụ cho tâm pháp, mật pháp.

 

Điều kiện cơ bản nhất của việc “ đăng kí ghi danh ” chính là phải có Dẫn Bảo Sư dẫn nhập bảo nhập, nếu không thì chẳng có ai dám để cho bạn cầu đạo, do đó Dẫn Bảo Sư có thể nói là cầu nối giữa Thiên Đạo với người cầu đạo mới. Người cầu đạo phải thông qua cầu nối này mới có thể tiến vào thiên đường. Cái gì gọi là “ Dẫn Bảo Sư ” ? chính là người dẫn độ người cầu đạo mới đăng kí ghi danh cầu đạo lên pháp thuyền, và đảm bảo người cầu đạo thân gia thanh bạch, phẩm hạnh đoan chánh, bảo đảm rằng cái đạo mà mình cầu là Thiên Đạo chân lí, tánh lí chơn truyền.

 

Đăng kí ghi danh khi đến cũng giống như ghi danh nhập học vậy, muốn lấy được học vị Cử Nhân, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ thì trước tiên phải ghi danh nhập học, đến trường lên lớp đúng giờ, thông qua thi cử đạt tiêu chuẩn đậu thì mới có thể lấy được, cũng giống với việc di cư ra nước ngoài, nhất định cần phải làm thủ tục di cư, lấy được giấy tờ hộ chiếu xuất cảnh thì mới có thể di cư xuất cảnh. Do vậy, mọi người muốn di cư về thiên đường, thành tựu Thánh Hiền Tiên Phật thì nhất định trước tiên cần phải đăng kí ghi danh, ở trong Tiên Thiên Phật Đường, thông qua một nghi thức Nhất Quán vô cùng trang nghiêm túc tĩnh, dùng “ thánh linh ” và “ lửa ” để rửa tội, khiến cho người cầu đạo cầu đắc được chân lí Thiên Đạo. Đơn giản mà nói, “ đăng kí ghi danh ” chính là con đường tiến vào việc đoạn dứt luân hồi, siêu sanh liễu tử, chứng quả thành chơn.

 

 

Thắp đèn phật

Vô Cực sanh Thái Cực, Thái Cực sanh Lưỡng Nghi

 

Thắp đèn phật tượng trưng Thượng Đế ban cho chúng sanh sự quang minh sáng ngời.


Bước thứ hai của nghi thức Nhất Quán là “ thắp phật đèn ”, đấy là phần mở đầu, theo lệ thường, vào trước khi bàn lí việc người cầu đạo mới cầu đạo và lúc hiến hương lễ bái trước 3 bữa mỗi ngày; còn đèn thì tượng trưng cho sự quang minh sáng ngời, đại biểu cho đầu nguồn sinh mệnh của vạn vật vạn loài, là bổn thể của vũ trụ - Minh Minh Thượng Đế Vô Sanh Lão Mẫu, cũng đại biểu cho lương tâm bổn tánh của chính bản thân mình – tâm đăng.

 

Trong sự trưng bày của Phật Đường Nhất Quán Đạo đặt 3 ngọn đèn sáng, một ngọn đèn nơi chính giữa bàn thờ phật ở trên, gọi là “ đèn Mẫu ” hay “ đèn Vô Cực ”, tượng trưng cho vị chủ tể của thiên địa vạn vật – Minh Minh Thượng Đế Vô Sanh Lão Mẫu, ánh sáng này gọi là “ Linh Quang ”, còn bàn dưới có đặt hai ngọn đèn, gọi là “ đèn Nhật Nguyệt ” hay “ đèn Lưỡng Nghi ”.

Khi thắp đèn, nhất định cần phải thắp ngọn “ Đèn Mẫu ” ở chính giữa trước, lại thắp “ đèn Nhật ” ở phía bên trái, cuối cùng thắp “ đèn Nguyệt ” ở phía bên phải, biểu trưng cho ý nghĩa Vô Cực sanh Thái Cực, Thái Cực sanh Lưỡng Nghi, cũng chính là ý nghĩa của “ nhất bổn tán vạn thù ”.

 

Khi bàn Phật sự xong hoặc lễ bái khấu đầu hoàn tất, phải tiễn tắt phật đèn, trước hết tiễn “ đèn Nguyệt ”, lại tiễn “ đèn Nhật ”, cuối cùng tiễn “ đèn Mẫu ”, tức là ý “ vạn thù quy nhất bổn ”.

 

Trong lúc bàn lí phật sự, thắp phật đèn là bộc lộ thông điệp chư phật bồ tát cho chúng sanh sự quang minh sáng ngời của sinh mệnh, cũng là bổn ý truyền đạo của chư phật bồ tát, như thời cổ xưa truyền đạo thì gọi là “ truyền đăng ”.

 

Sau khi thắp sáng phật đèn, đạo thân chân thành cung thỉnh Minh Minh Thượng Đế lâm đàn, cũng cung thỉnh Chư Phật mười phương, các vị  Tiên Chân, Bồ Tát và và Lôi Bộ, Phong Bộ, Long Bộ và nhị thập bát tinh tú, Chư Thiên Thần Thánh giáng đàn, hộ đạo hộ đàn.

 

Khi phật đèn thắp sáng, người cầu đạo nhất định phải mắt nhìn phật đèn, khiến cho sức chú ý của người cầu đạo tập trung ở phật đèn, dùng ánh sáng đèn nhiếp trụ an tâm các tạp niệm, từ tâm tán loạn đến chuyên tâm. Khi truyền đạo, vị Minh Sư đại diện dùng truyền hương từ chỉ dẫn xuống một đường kim tuyến, trong miệng niệm “ đương tiền tức thị chơn dương quan ” đột phá khiếu sanh tử, từ đây thắp sáng ngọn tâm đăng quang minh sáng ngời bên trong.


“ Lễ hiến cúng ” hoằng dương lễ giáo của Thánh Hiền Tiên Phật, những quy phạm nhân tâm.

“ Lễ hiến cúng ” của Nhất Quán chân lí Thiên Đạo dùng Chu Công Đại Lễ tam quỳ cửu khấu, không những làm trang nghiêm đạo trường, còn làm trang nghiêm tâm của người cầu đạo mới, càng hàm nghĩa một cách sâu sắc đang khôi phục văn hóa luân lí đạo đức cố hữu, những quy phạm nhân tâm, hoằng dương các lễ giáo của Thánh Nhân.

 

Trước khi cử hành lễ hiến cúng, trước hết nên lau chùi phật đèn, quét dọn sạch sẽ phật đường, và mài phẳng tro nhang trong lò bát quái.

 

Khi hành lễ hiến cúng, nếu như có đủ các nhân viên tham dự thì nên dựa theo sự sắp ban 3 người, 5 người, hoặc 7 người, dựa theo thứ tự hiến cúng, các nhân viên tham dự hiến cúng nên mặc áo lễ để hiển thị sự đoan trang.

 

Lễ phẩm hiến cúng là thanh trà, hoa tươi, trái cây … số lượng cúng phẩm dùng các số 5, 10, 15, 20, 25 đĩa, hoàn toàn xem vào nguồn năng lực tài chánh của cá nhân mà định, không cần phải miễn cưỡng.

 

Khi hiến cúng, do Điểm Truyền Sư hoặc Đàn Chủ chỉ định hai người thượng hạ chấp lễ, hai người hoặc  4 người đứng sắp ban, một người đoan cúng, và do nhân viên chấp lễ chấp hành khẩu lệnh, do người hiến hương chấp hành các nghi thức như bước vào bái vị, chấp xá, quỳ …, thông qua Chu Công Đại Lễ mới được xem là hoàn thành lễ hiến cúng.

 

Trong lễ hiến cúng, ý nghĩa việc các nhân viên hiến cúng dùng 3, 5, 7 người và số cúng phẩm 5, 10, 15, 20, 25 chủ yếu bắt nguồn từ cách sắp xếp hà đồ, lạc thư vốn có của Trung Quốc; biểu đồ phân bố của hà đồ và lạc thư lại ngụ hàm sự phối trí xảo diệu của âm dương, có ý nghĩa sinh sôi nảy nở không ngừng.

 

Những oan nghiệt của người cầu đạo tạm thời hoãn lại việc đòi nợ, buông xuống những tạp niệm trong tâm.

Ý nghĩa sâu xa của “ Kinh Thỉnh Đàn ”

 

Sau khi thắp phật đèn và hiến cúng xong, tiếp theo chính là thỉnh đàn, cung thỉnh Minh Minh Thượng Đế lâm đàn, và cung thỉnh mười phương Chư Phật, Vạn Tiên Bồ Tát, và Lôi Bộ, Phong Bộ, Hổ Bộ, Long Bộ, và 28 Tinh Tú giáng đàn hộ pháp hộ đạo, khiến cho Chư Tà tránh lui, phù hộ cho việc bàn đạo bình an thuận lợi.

 

Kinh thỉnh đàn chính là cái mà thường gọi là chơn ngôn, việc cung tụng kinh thỉnh đàn là vô cùng thần thánh trang nghiêm, trong khoảng thời gian này, mọi người nhất định cần phải im lặng trang nghiêm, không được ồn ào huyên náo, để biểu thị sự kính trọng, thì mới có thể cảm triệu Tiên Phật giáng lâm pháp đàn, và tất cả các nhân viên tham gia cần phải xếp hàng chỉnh tề ngay ngắn, nam nữ phân ban, kính cẩn nghe kinh văn tuyên thỉnh một cách thành kính. Người cung tụng “ kinh thỉnh đàn ” nhất định phải trai giới mộc dục, và là người gánh vác chức vị Điểm Truyền Sư có lãnh thiên mệnh mới có thể.

 

Nội dung của Kinh Thỉnh Đàn như sau :

 


「大眾肅靜,各列齊班,俱整衣冠,誠敬聽宣,八卦爐中起祥煙,育化聖降臨壇,關帝居左純陽右,二十八宿護法壇。老至壇,諸神儼然,右指呼叱,左指呵鞭,雷部、風部、虎部、龍部,各顯威嚴,爾等恭立,細聽吾言,今逢三天,大道顯然,諸部神真,護庇靈壇,鬼神聽旨,切實冥頑,遇難救難,遇災除焉,遇善相助,遇事相辦,大劫遠退,星旦靈官。領帝敕令,速辦天盤,三曹之事,一一詳參,不准退意,時時皆然,各盡爾職,鎮壓三天。命諸真,代吾傳宣,見道成道,運轉坤乾,十二元辰,各俱其天,時勢將至,毋違持宣」。

 

“ Đại chúng túc tĩnh, các liệt tề ban, câu chỉnh y quan, thành kính thính tuyên, bát quái lô trung khởi tường yên, dục hóa Thánh Mẫu giáng lâm đàn, Quan Đế cư tả Thuần Dương hữu, nhị thập bát tú hộ pháp đàn. Lão Mẫu chí đàn, Chư Thần nghiễm nhiên, hữu chỉ hô sất, tả chỉ ha tiên, Lôi Bộ, Phong Bộ, Hổ Bộ, Long Bộ, Các hiển uy nghiêm, nhĩ đẳng cung lập, tế thính ngô ngôn, kim phùng tam thiên, đại đạo hiển nhiên, Chư Bộ Thần Chơn, hộ tị linh đàn, quỷ thần thính chỉ, thiết thực minh ngoan, ngộ nạn cứu nạn, ngộ tai trừ yên, ngộ thiên tương trợ, ngộ sự tương bạn, đại kiếp viễn thoái, tinh đán linh quan. Lĩnh đế sắc lệnh, tốc biện thiên bàn, tam tào chi sự, nhất nhất tường tham, bất chuẩn thoái ý, thời thời giai nhiên, các tận nhĩ chức, trấn áp tam thiên. Mệnh chư chân, đại ngô truyền tuyên, kiến đạo thành đạo, vận chuyển càn khôn, thập nhị nguyên thần, các câu kì thiên, thời thế tương chí, vô vi trì tuyên. ”

 

Ý nghĩa của việc thỉnh đàn chính là để khiến cho những oan nghiệt của người cầu đạo tạm hoãn lại việc đòi nợ, để cho tâm của người cầu đạo buông xuống những tạp niệm, và rồi truyền thụ tam bảo tâm pháp, và mới không dẫn đến việc tiết lộ thiên cơ, truyền bừa cho những người có hành vi bất chính và tinh linh quỷ quái; thông qua nghi thức thỉnh đàn, dưới sự tác nghiệp của thiên nhân hợp nhất, thủ tục thiên bảng ghi danh, địa phủ xóa tên của người cầu đạo mới mới được xem là chính thức hoàn thành.

 

 

Phúc âm của “ Mạt hậu nhất trước ” vạn linh rời khổ được vui.

 


Sau nghi thức thỉnh đàn, ngay tiếp theo sau đó chính là quỳ đọc những từ lễ chúc “ Mạt hậu nhất trước ”, thông qua sự xiển thuật của Sư Tôn Sư Mẫu, biết được con đường đạo quay trở về cố hương Vô Cực, liễu ngộ việc sanh từ đâu đến, chết từ đâu đi ? Do đó đại sự phổ độ thâu viên mạt hậu nhất trước là thời điểm cơ hội tốt đẹp của việc siêu sanh liễu tử, tiến thêm bước tu học, tức có thể gặp phật nghe pháp mà chứng quả.

 

Lúc truyền đạo, những từ Lễ Chúc nhấn mạnh rằng : “ đại sự phổ độ thâu viên lần cuối cùng là điều mà quá khứ chư phật chư tổ chưa từng nói qua, nhưng nay tam kì mạt kiếp, Sư Tôn Sư Mẫu trao trả lại con đường đạo trở về cố hương Vô Cực, nhận biết được sanh từ đâu đến ? chết từ đâu đi ? liễu ngộ rõ ràng ngay trước mắt. Lại xin vị Tổ Sư ứng vận chưởng thiên bàn của bạch dương tam kì – Di Lặc Cổ Phật, phái khiển 3000 đệ tử đã thành đạo của Thích, Đạo, Giê, Hồi và các vị tinh tú thần chi, những vị phật cùng trợ  Di Lặc Cổ Phật, Thiên Nhiên Cổ Phật, Nguyệt Tuệ Bồ Tát bàn lý phổ thâu những chúng sanh của mạt pháp, đem đại sự mạt hậu bàn cho được rõ ràng, để bẩm báo ơn trên Lão Mẫu.

 

Nghi thức “ mạt hậu nhất trước ” của Nhất Quán Đạo là truyền diệu đạo của nhất chỉ siêu sanh, Lão Mẫu hạ lệnh khai bàn, phàm là người hễ đã thông qua sự chỉ điểm của Minh Sư có lãnh thiên mệnh, kiếp này tu trì, kiếp này bèn đắc được sự giải thoát, dưới sự gia bị của thiên ân sư đức, đều có thể gặp dữ hóa lành, không giống như thời xưa phải tu trì lũy kiếp đến công quả viên mãn, ơn trên lại phái Minh Sư chỉ điểm cho mới có thể giải thoát.

 

Khổng Tử do đó nói rằng “ ngô đạo nhất dĩ quán chi ”, như đại quán đỉnh nhất chỉ định huyền quan của Di Lặc Tổ Sư, một điểm này khiến chúng sanh giật mình tỉnh giấc mê mộng, đột nhiên tỉnh ngộ những lỗi lầm trước đây, từ chỗ trước kia cái gì cũng chẳng có trở thành giờ đây cái gì cũng đều có, có thể rời khổ được vui.

 

Mạt hậu nhất trước, đấy là một phúc âm lớn của vạn linh rời khổ được vui, phản bổn quy hương, nhưng những chúng sanh chưa từng được chỉ điểm qua là vĩnh viễn không cách nào hiểu được ý nghĩa thật của nó.

 

 

“ Biểu văn trình tấu ”, người cầu đạo thiên bảng ghi thánh hiệu

 

Sau khi quỳ đọc mạt hậu nhất trước, tiếp theo chính là “ biểu văn trình tấu ”, đốt tờ biểu văn trước án của Tam Quan Đại Đế, đại biểu hoàn thành sự thật địa phủ rút tên, thiên bảng ghi danh của người cầu đạo mới.

 

 Tờ biểu văn này còn gọi là “ biểu văn Long Thiên ”, phải có chữ kí của Minh Sư, dẫn dắt Dẫn Bảo Sư thành tâm cung kính quỳ dưới đài sen của Minh Minh Thượng Đế, đem họ tên của người cầu đạo mới và dẫn bảo sư, thời gian cầu đạo, trình tấu ghi danh biểu bạch với Vô Cực Lão Mẫu, cho người cầu đạo mới một con đường lớn đại đạo quang minh siêu sanh liễu tử. Biểu văn khác với những cái bình thường gọi là Sớ Văn; Sớ văn là do hành vi của con người, đem những việc mà mình cần, khẩn cầu ơn trên từ bi ân chuẩn; Biểu văn chẳng phải là do hành vi của con người, mà là ý chỉ của ơn trên, còn gọi là tờ “ Long Thiên Biểu ”.

 

Biểu văn cũng giống như hợp đồng bảo hiểm vậy, bảo hiểm các đệ tử Nhất Quán Đạo siêu sanh liễu tử, kiếp này sau khi thụ trì không phải chịu nỗi khổ luân hồi nữa; nếu sau khi cầu đạo mà phản đạo bại đức, phỉ đạo báng đạo thì hợp đồng bảo hiểm bèn sẽ mất hiệu lực, do đó khi lễ đương nguyện của người cầu đạo mới đã xong, Điểm Truyền Sư thay thế Sư Tôn Sư Mẫu lại dặn dò một phen : “ con nếu nguyện chẳng thể liễu, khó mà về cố hương ”. Đơn giản mà nói, biểu văn là Minh Minh Thượng Đế cho người cầu đạo mới dọn rời khỏi hậu thiên, rời khỏi căn cứ của địa ngục, do đó, từ sự nhận thức đối với biểu văn càng khiến cho các đạo thân hiểu được ân điển của Thượng Đế, sự hồng từ của Tổ Sư, đại đức của Sư Tôn Sư Mẫu, sự bảo quý của thiên mệnh và sự thù thắng của Nhất Quán Đạo.

 

Dẫn Bảo Sư lập nguyện

 

“ Kiền tâm quỳ tại Minh Minh Thượng Đế liên hạ, hôm nay nguyện dẫn nguyện bảo “ đại chúng ” cầu Phát Nhất Đại Đạo, tánh lí chơn truyền, nếu như dẫn nhập bảo nhập người thân gia không thanh bạch, chẳng rõ ràng, phẩm hạnh không đoan chánh; tả đạo bàng môn, lừa gạt tiền tài của người, nguyện chịu sự cộng giám của người trời ”, đấy chính là nguyện văn mà Dẫn Bảo Sư dẫn người cầu đạo mới đã lập xuống, cũng có thể nhận ra rằng Nhất Quán Đạo Đạo là chánh tông chánh phái, tuyệt đối nhất định chẳng phải là tiểu đạo bàng môn.

 

Người mà dẫn tiến người cầu đạo mới có phẩm hạnh đoan chánh, thân gia thanh bạch đến cầu đạo gọi là “ Dẫn Sư ”, người mà bảo đảm cái đạo mà đã cầu là Thiên Đạo chân lí, tánh lí chân truyền thì gọi là “ Bảo Sư ”.

 

Khi độ hóa người cầu đạo mới đến phật đường để cầu đạo, phải thành tâm cung kính quỳ lập nguyện dưới đài sen của Minh Minh Thượng Đế, và bảo đảm rằng đạo mà người cầu đạo mới đã cầu là chân lí của Ngũ Giáo và là tinh tủy của nghìn kinh vạn điển, tuyệt đối chẳng phải là cái thập ác bát tà, và Dẫn Bảo Sư, Điểm Truyền Sư cũng phải chia nhau gánh vác lấy nghiệp lực của người cầu đạo mới.

 

Nếu như đạo đã cầu là tả đạo bàng môn, hoặc lừa gạt tiền tài của người khác, thì sẽ tình nguyện tiếp nhận sự giáng tội trừng phạt của ông trời, hoặc sự báo ứng của ngũ lôi kích thân. Do đó, nếu Nhất Quán Đạo không phải là đạo thật, lí thật, thiên mệnh thật, thì Dẫn Bảo Sư làm sao dám lập xuống lời thề nguyện trọng đại như thế; dựa vào nguyện văn của Dẫn Bảo Sư thì có thể biết rằng Nhất Quán Đạo là tôn giáo quang minh chính đại.

 

Quỳ dưới đài sen của Minh Minh Thượng Đế lập xuống 10 điều đại nguyện thì người cầu đạo mới mới có thể được chỉ điểm cho con đường sáng tỏ thành tựu đạo nghiệp.

 

Nhất Quán Đạo vì để khải phát lương tri của người cầu đạo mới, chỉ thị rõ phương pháp tu đạo và biểu đạt sự chí thành và hoằng nguyện của người cầu đạo, trước tiên nhất định cần phải quỳ dưới đài sen của Minh Minh Thượng Đế, lập xuống mười điều nguyện lớn, sau đó mới có thể được Minh Sư chỉ định con đường sáng tỏ, để khiến cho công viên quả mãn.

 

Đệ tử Nhất Quán Đạo trước khi cầu đạo thì trước tiên cần phải thành tâm quỳ dưới đài sen của Minh Minh Thượng Đế, lập xuống 10 điều nguyện lớn, ý nghĩa là biểu bạch với ơn trên về tâm nguyện thành khẩn cung kính tu đạo sau khi đắc đạo, khải phát lương tri của con người, chỉ dạy con người tu đạo như thế nào để đạt đến cảnh giới thánh vực.

 

Tên gọi của 10 điều nguyện lớn này là “ thành tâm bảo thủ ”, “ thật tâm sám hối ”, “ nếu có hư tâm giả ý ”, “ thối rút bất tiền ”, “ khi sư diệt tổ ”, “ miễu thị tiền nhân ”, “ bất tuân phật quy ”, “ tiết lộ thiên cơ ”, “ nặc đạo bất hiện ”, “ bất lượng lực nhi vi giả ”, lập 10 điều nguyện này là dựa vào thệ lực để trừ bớt những nghiệp chướng lỗi lầm sai trái trước kia, giảm nhẹ ma khảo, lại dựng công lập đức để bù đắp cho những lỗi lầm trước đây.

       
Mười điều nguyện là nguyện văn mà các đệ tử Nhất Quán Đạo đã lập xuống vào cái hôm cầu đạo, nhất định cần phải lập nguyện liễu nguyện, hành nguyện mới có thể thành thật, bất luận trên phương diện về đạo làm người hay trên phật quy lễ tiết thì đều nên dốc hết sức mà phụng hành, làm tất cả những việc có lợi ích cho chúng sanh, nội ngoại song tu, phước tuệ song tu, như thế mới có thể công đức viên mãn, thành tựu đạo nghiệp.

 

Những từ Lễ Chúc – bảo điển tôn quý nhất của Nhất Quán Đạo truyền đạo


Điểm huyền quan là chỗ tinh túy, giống như điểm đá thành vàng, hướng đến con đường thành đạo.  

   

Sau khi xong Lễ phát nguyện của người cầu đạo mới, tiếp theo sẽ là bình tâm tịnh khí, mắt nhìn phật đèn, quỳ nghe lễ chúc. Lễ chúc cầu đạo là bảo điển tôn quý nhất của Nhất Quán Đạo truyền đạo, đơn giản mà nói thì là “ chơn ngôn pháp ngữ ”, do Minh Sư Tam Tào đem những tuyệt học, truyền tâm pháp yếu của Tiên Phật cổ thánh tiên hiền cô đọng lại ở nghi thức Nhất Quán Đạo, tuyên đọc một lần trực chỉ phật nguồn tánh biển với mỗi một người cầu đạo mới vào trước lúc điểm đạo.

 

Toàn bộ từ Lễ Chúc chia làm 3 đoạn, đoạn thứ nhất chỉ rõ nguyên do phổ độ, nguyên nhân giáng đạo, sự truyền thừa của đạo thống, quá trình phổ độ thâu viên; đoạn thứ hai nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập nguyện liễu nguyện; đoạn thứ ba là nghi thức điểm huyền quan quan trọng nhất.

 

Khảo cứu về nghi thức điểm huyền quan của Nhất Quán Đạo thì là Quang Tự năm thứ 3, tổ sư đời thứ 15 Vương Giác Nhất chưởng đạo, điểm mở huyền quan khiếu, tức là nhất chỉ thiền mà Ngũ Tổ đã nói đến, do đó, điểm huyền quan là chỗ tinh túy của Nhất Quán Đạo, toàn bộ nghi thức truyền đạo, vào một sát na đang truyền, điểm huyền quan, thụ khẩu quyết, tức cáo viên mãn hoàn thành. Sau khi điểm huyền quan, lại cung kính lắng nghe sự giảng giải về tam bảo, từ đấy cái tâm bồ đề của nội tâm bắt đầu bộc lộ, sinh mệnh lại thay đổi hẳn, cấp độ tâm linh nâng cao, trí tuệ không ngừng thăng hoa, giống như điểm đá thành vàng vậy, từ từ tiến hướng đến con đường thành đạo. 

Số lượt xem : 841