Kim Cang Diệu Nghĩa – Đèn tháp trí tuệ ( phần 3 )
Kim Cang Diệu Nghĩa – Đèn tháp trí tuệ
( Phần hạ tiếp theo)
16. Vô đoạn vô diệt, bất thụ bất tham
Phật Thế Tôn diễn thuyết chớ có dựa vào 32 tướng để thấy Như Lai, lại không thể dựa vào sắc tướng, âm thanh để cầu bổn tánh của bản thân cá nhân, thế nhưng e rằng người đời tưởng rằng tu đạo thì cái gì cũng đều phải nhìn thấu, cái gì cũng đều Không, Phước chẳng cần phải hành, Thiện cũng chẳng cần phải tu, dẫn đến đọa lạc ở một phía của biên kiến, đấy là quan niệm sai lầm. Ý của Phật là bảo rằng tâm của chúng ta không được chấp trước ở giữa đường sanh diệt. Sau khi nhận biết được bổn tánh của mình, hợp thành một thể với đại tự nhiên, chẳng vì khổ lạc ưu hỷ suy nghĩ, cái tâm chẳng tham đắc đạo chứng quả, ngộ được bổn tánh chơn như, tu trì diệu pháp của trung đạo, gọi là vô đoạn vô diệt. Nếu như lúc cảnh thuận nghịch đến chẳng động ý niệm, chẳng theo đuổi cầu mong phước đức của kiếp sau và chẳng tham cầu tất cả mọi sự hưởng thụ sau khi niết bàn, chỉ là sự bộc lộ của hành vi mỹ thiện bên trong tự tánh, gọi là chẳng thụ chẳng tham, đấy là diệu đế của phật pháp đại thừa.
Phần thứ 27 của Kim Cang Kinh nói rằng :
“ Tu-Bồ-Đề! Nếu ông nghĩ thế nầy: Đức Như-Lai, không phải vì có tướng cụ-túc mà được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác!
Tu-Bồ-Đề! Ông cũng đừng nghĩ như vầy: Đức Như-Lai há chẳng do nơi tướng cụ-túc mà được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác sao?
Tu-Bồ-Đề! Nếu ông nghĩ như vầy: Người phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác nói các pháp đều đoạn diệt.
Ông đừng nghĩ như thế. Bởi vì sao? Vì nơi các pháp, người phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác không nói tướng đoạn diệt.”
Phật nói với Tu Bồ Đề rằng chẳng cần phải có 32 loại tướng tốt thì có thể nhìn thấy được tự tánh Như Lai để chứng đắc bồ đề vô thượng chánh đẳng chánh giác. Chỉ cần chúng ta đem những vật dục trong tâm trừ bỏ đi hết, lại giác hành viên mãn, ngây thơ bộc lộ thì có thể chứng đắc vô thượng bồ đề. Phật lại càng tường tận bảo với tu Bồ Đề rằng : tưởng rằng người phát tâm bồ đề tức là chơn không diệu dụng, vậy thì tất cả mọi thiện pháp đều có thể phế trừ đi, phước đức, bố thí cũng đều chẳng cần phải hành nữa rồi; nếu là như thế thì sẽ rơi vào thiên kiến, hiểu sai về diệu đế bát nhã, dẫn đến đoạn tuyệt bại diệt tất cả các pháp. Loại niệm đầu này là tuyệt đối không được sanh khởi, cho nên người phát tâm bồ đề thật sự phải có thể thông đạt cái đạo của chơn không diệu hữu, tâm chẳng chấp trước, việc đến thì ứng, việc đi thì tịnh, xử sự hoạt bát viên dung, Không mà chẳng đoạn, Vô ( chẳng có ) mà chẳng diệt. Hiện nay các nhà khoa học nói về năng lượng hỗ biến ( có thể chuyển đổi qua lại ) và định luật về vật chất bất diệt, đạo lý là như nhau. Người tu hành sau khi có thể ngộ ra Vô Ngã ( chẳng có cái tôi ), trong tâm chẳng tham cầu phước đức của đời vị lai, khi thuận nghịch đến cũng chẳng bị ảnh hưởng dẫn động, tức là thành tựu công phu của người tu hành đại thừa, cho nên Phật Thế Tôn nói rằng :
“Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu Bồ-tát đem bảy thứ báu đầy cả những cõi nước bằng số cát sông Hằng để làm việc bố-thí.
Nếu lại có người biết lý vô-ngã của tất cả pháp mà đặng thành nhẫn trí . Vị Bồ-tát nầy được công-đức hơn phước-đức của vị Bồ-tát trước. Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Vì các vị Bồ-tát không nhận lấy phước-đức."
Ông Tu-Bồ-Đề bạch với đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Tại sao các vị Bồ-tát không nhận lấy phước-đức?"
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Vị Bồ-tát phàm có làm việc phước-đức thời chẳng nên tham-trước, vì thế nên nói là chẳng nhận lấy phước-đức.
Phật cho rằng các bồ tát dùng bảy thứ báu của vô số thế giới để hành bố thí, thì phước đức ấy đắc được tuy rằng rất nhiều, nhưng do tâm có ( chấp ) trước tướng, không thể gọi là công đức vô lượng. Nếu lại có người biết rằng tất cả mọi pháp Vô Ngã, tâm chẳng trước tướng, tu hạnh nhẫn nhục, nghịch đến thuân chịu ( dùng thái độ thuận tùng và nhẫn chịu để tiếp nhận hoàn cảnh ác liệt hoặc những đãi ngộ đối xử vô lễ, không hợp lý ), có thể nhẫn chịu lại có thể quên đi sự nhẫn chịu mà mình đã chịu đựng, đạt đến Vô Ngã, thì bổn tánh có thể sanh diệu trí tuệ. Loại công đức này hơn trội hẳn công đức dùng bảy thứ báu của thể giới hành bố thí mà đắc được, lại càng nhiều hơn nữa. Đấy là Phật Thế Tôn lần thứ 8 đưa ra sự so sánh với nhau giữa công đức đã đắc được của việc dùng bảy thứ báu của thế giới để hành bố thí và công đức đã đắc được của việc biết lý vô-ngã của tất cả các pháp mà đắc thành nơi nhẫn. Do vậy Bồ Tát có thể độ hóa chúng sanh, biết lý vô-ngã của tất cả các pháp, không được chấp trước đối với phước đức, tự tâm thường sanh sự thanh tịnh, chẳng sanh vọng tâm tham trước, dựa vào phương pháp trung đạo để tu bàn, đấy mới là chân đế của việc tu pháp thượng thừa.
17. Uy nghi tịch tĩnh, nhất hợp lý tướng
Uy nghi là hình thái đoan trang, đi ở nằm ngồi có uy đức nghi tắc, chẳng đánh mất hình tướng trang nghiêm. Tịch tĩnh, tức là thân không làm các việc ác, trong tâm rời xa tam độc tham sân si, bổn tánh thanh tịnh quang minh, chẳng có phiền não, gọi là tịch tĩnh. Người kiến tánh hiểu được đạo lý phàm những gì có tướng đều là hư vọng, hiểu rõ thấu triệt rằng thế giới là một hợp lý tướng của thể tập hợp từ vô số các vi trần, cũng là miễn cưỡng đặt tên hình dung một hợp lý tướng mà thôi. Cho nên đối với một hợp lý tướng cũng không được chấp trước; bổn tánh có thể lúc nào cũng tịch tĩnh, tùy cơ hiện ra tướng uy nghi thì có thể nhìn thấy thật thể của bốn tánh. Phật Thế Tôn giảng kinh đến đây, vẫn lo rằng chúng sanh vẫn chấp trước ở các loại sắc tướng để truy cầu chơn tánh mà chẳng biết rằng bát nhã chơn tánh là chơn thể vô hình vô tượng, chơn không diệu hữu, tịch nhiên bất động. Do vậy, phần thứ 29 của Kim Cang Kinh nói rằng : “ Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu có người nói: Đức Như-Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, thời người ấy không hiểu nghĩa của Phật nói. Bởi vì sao? Vì Như-Lai đó, không từ nơi nào lại, mà cũng không đi về đâu, nên gọi là Như-Lai! ”
Phật lại giảng giải cho Tu Bồ Đề yếu quyết phá tướng kiến tánh. Hai chữ Như Lai này là dựa vào tự tánh quang minh như như để chứng niết bàn, bởi vì tự tánh Như Lai vốn dĩ là vô hình vô tướng, một đoàn hư linh, tịch nhiên bất động, chơn thể của chơn không diệu hữu. Thế nhưng người đời hiểu sai tưởng rằng tướng sắc thân bốn thứ uy nghi có đến có đi có ngồi có nằm chính là chơn pháp thân của Như Lai, đấy là chẳng hiểu cái đạo lý mà phật đã nói, cũng chính là chấp trước ở giả tướng của danh từ Như Lai. Đấy là do nguyên nhân gì đây ? nếu có thể từ chỗ “ như thế này ” ( chủ nhân ông của bên trong huyền quan khiếu ) hiển lộ ra bổn thể của tự tánh Như Lai, nó là thật tướng bát nhã, thể năng lượng chẳng sanh chẳng diệt, tịch nhiên bất động, cảm nhi tùy thông ( cảnh giới vô tư vô vi, đối với vạn sự vạn vật của thế giới có cảm tất ứng, vạn sự đều thông ), bởi vì nó tồn tại ở bên trong của nhục thể và ở trong hư không của các tầng thứ mức độ khác nhau, vĩnh hằng lúc nào cũng tồn tại, cho nên nói rằng không từ nơi nào lại, mà cũng không đi về đâu, nên gọi là Như-Lai!
Người nghe đạo nếu có thể tự tịnh tâm, hồi quang phản chiếu, ngay lúc chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác ấy, tự tánh Như Lai tự nhiên hiện ra trước mắt. Nếu có thể tìm Minh Sư chỉ điểm, tức có thể hoa khai kiến phật. Bổn tánh là không thể thấy được, Phật lại giảng giải những sự so sánh cao sâu hơn.
“ Nầy Tu-Bồ-Đề! Như có trang thiện-nam, người thiện-nữ, đem cõi tam-thiên đại-thiên đập nát ra vi-trần. Nơi ý ông nghĩ thế nào? Các vi-trần đó có nhiều chăng?"
Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều. Bởi vì sao? Vì nếu những vi-trần đó là thiệt có, thời đức Phật chẳng nói là những vi-trần.
Vì cớ sao thế? Vì đức Phật nói những vi-trần chính chẳng phải những vi-trần, đó tạm gọi là những vi-trần.
Bạch đức Thế-tôn! Cõi tam-thiên, đại-thiên của đức Như-Lai nói, chính chẳng phải thế-giới, đó gọi là thế-giới. Bởi vì sao? Vì nếu thế-giới là thiệt có ấy, thời là một hợp-tướng.
Đức Như-Lai nói một hợp-tướng chính chẳng phải một hợp-tướng, đó tạm gọi là một hợp-tướng".
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Một hợp-tướng đó bèn là chẳng thể nói được, chỉ nơi kẻ phàm-phu tham trước việc ấy thôi.
Ý của Phật Thế Tôn là nói với Tu Bồ Đề rằng, nếu như những thiện nam tín nữ của thế gian có thể đem tam thiên đại thiên thế giới đập nát ra thành những hạt bụi rất nhỏ, có phải là rất nhiều chăng ? Tu Bồ Đề trả lời rằng rất nhiều, nhưng đều là những giả tướng hư vọng, cuối cùng rồi cũng tiêu diệt. Ý của Phật là thế giới ví như pháp thân, vi trần ( bụi nhỏ ) ví như ứng thân ( nhục thể ), thật ra ứng thân chẳng rời pháp thân ( tức vi trần tụ thành thế giới ); pháp thân phân chia thành ứng thân ( tức thế giới đập nát ra thành những vi trần ). Tu Bồ Đề trả lời rằng thế giới do vi trần tập kết cuối cùng rốt cuộc chẳng phải là thật có, mà pháp thân chia thành ứng thân ( nhục thể ) , ứng thân cũng chẳng thể vĩnh viễn tồn tại. Phật Thế Tôn giải thích thuyết minh rằng chính là cái đạo lý này; các hạt vi trần nhỏ và đại thiên thế giới mà phật đã nói đến đều là những hạt bụi hư vọng, có hình tượng thì sẽ có một ngày hỗn độn hủy diệt. Đấy đều là hư ảo không thực tế. Đấy là do nguyên nhân gì đây ? trên thực tế thế giới không thể tồn tại vĩnh viễn, chính là có hình thể, chỉ có một hợp tướng, ví dụ như pháp thân chơn không của mình mới có thể vĩnh viễn vĩnh tồn bất hoại, thế nhưng một hợp lý tướng của chơn không diệu hữu rất khó mà dùng ngôn ngữ để hình dung, chỉ là tạm gọi tên lấy một hợp lý tướng để hình dung. Phật ở trọng điểm của phần này là muốn chúng ta hiểu cái đạo lý rằng có tướng đều là hư vọng , mà nhắc nhở chỉ ra rằng một hợp lý tướng cũng không được chấp trước thì mới có thể đại khai trí tuệ, lãnh ngộ hiểu thấu diệu đế của bát nhã.
18. Tri kiến bất sanh, ứng hóa phi chơn
Người minh tâm kiến tánh, đã khôi phục linh giác ( tánh linh minh giác ngộ ) nguyên thủy. Lúc này tánh thể hư không, vốn dĩ thanh tịnh, viên minh phổ chiếu, trong chẳng sanh tà niệm thiên kiến, ngoài chẳng nhiễm lục trần, do vậy nói rằng tri kiến bất sanh. Cuối cùng, toàn bộ tổng kết luận của Kim Cang Kinh là muốn chúng ta thọ trì đọc tụng từ bên trong bát nhã diệu tánh, đem đạo dung nhập vào trong cuộc sống mới có thể ngộ nhập toàn thể đại dụng của phi thân phi tướng; Phật vốn có pháp thân ( chơn thân ), báo thân ( công đức thân ), ứng thân ( ứng hiện thân ). Phật dùng pháp thân biến hiện ứng hóa thân, giảng kinh thuyết pháp, phổ độ chúng sanh. Do ứng thân viên mãn, tam thân cuối cùng quy về một thể, do vậy nói là ứng hóa phi chơn ( ứng hóa chẳng phải là thật ). Phật lại e rằng Tu Bồ Đề có nghi ngờ về bổn thể của pháp thân; nếu đã không thể dùng tướng để thấy, vì sao Phật cũng đã từng nói Ngã kiến, Nhân kiến, Chúng sanh kiến, Thọ giả kiến vậy ? do vậy ngài lại lần nữa phá trừ hữu tướng chi kiến. Phần thứ 31 của Kim Cang Kinh nói rằng :
Nầy Tu-Bồ-Đề! Như có người nói: Đức Phật nói ngã-kiến, nhân kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến. Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Người ấy hiểu nghĩa-lý của Phật nói chăng?"
"Bạch đức Thế-Tôn! Không. Người ấy không hiểu nghĩa-lý của đức Phật nói. Bởi vì sao? Đức Thế-tôn nói ngã-kiến, nhân-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến, chính chẳng phải ngã-kiến, nhân-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến, đó tạm gọi là ngã-kiến, nhân-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến".
"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi tất cả pháp, người phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác phải biết như thế, thấy như thế, tin hiểu như thế, chẳng sanh pháp-tướng.
Nầy Tu-Bồ-Đề! Pháp tướng nói ra đó, đức Như Lai nói chính là không phải pháp tướng, đó tạm gọi là pháp tướng.
Phật nói Kim Cang Kinh đến đây, e rằng Tu Bồ Đề vẫn có sự mê hoặc trên giả tri vọng kiến, cho nên lại hỏi Tu Bồ Đề rằng ông có biết cái đạo lý của tứ kiến mà Như Lai ta đã nói chăng ? Tu Bồ Đề trả lời rằng tứ kiến mà Phật đã nói là vọng kiến của người phàm, có 4 loại vọng kiến này là chẳng hiểu ý nghĩa thật mà Phật đã nói. Tứ kiến mà Phật đã nói là để trừ đi những vọng niệm trong tâm của chúng sanh, khiến cho bát nhã tự tánh của người bộc lộ ra ngoài, giống như mặt trời quang minh phổ chiếu, thông đạt vô ngại. Phật lại nói rằng : phàm những người có thể phát tâm bồ đề, thông qua Minh Sư chỉ điểm, tức có thể thông đạt thật tướng bát nhã, lãnh ngộ cái diệu lý của tịch tĩnh, tự nhiên có thể biết chỗ của bổn thể tự tánh “ như thế này ” thì có thể biết mà chẳng có chỗ chướng ngại, thấy mà chẳng có chỗ nào bị cản trở, tin tưởng hiểu rõ cái đạo của minh tâm kiến tánh, vậy thì trong thời thời khắc khắc ghi nhớ kĩ trong tâm, niệm niệm chẳng quên, chẳng rời cái ☉ này, đoạn trừ những giả tri vọng kiến trên ngoại cảnh thì chẳng sanh pháp tướng rồi. Phật lại nói rằng, tướng của các pháp vốn là vọng tướng, chẳng phải là bổn tướng chơn như của nguyên thủy. Chỉ vì muốn dẫn mê nhập ngộ, do vậy tạm gọi là pháp tướng mà thôi. Phật Thế Tôn e rằng Tu Bồ Đề chấp trụ ở trên tướng của ứng hóa hữu vi, do vậy lại phó chúc lần cuối rằng :
“Nầy Tu-Bồ-Đề! Như có người đem bảy thứ báu đầy cả vô-lượng vô-số cõi nước để làm việc bố-thí. Như có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, phát tâm Bồ-đề, thọ-trì kinh nầy, nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... tự mình thọ-trì, đọc-tụng, lại giảng cho kẻ khác nghe, thời phước-đức của người nầy hơn người trước.
Giảng nói cho người khác nghe như thế nào? : – " Không chấp lấy nơi tướng, như-như chẳng động?"
Bởi vì sao?
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như điện
Ứng tác như thị quán
Tạm dịch :
Tất cả những pháp hữu-vi
Khác nào mộng, huyễn, khác gì điện, sương.
Như bóng nước, như ảnh-tượng ( bóng ).
Xét suy như thế cho thường chớ quên!
Đức Phật nói kinh nầy xong, ông Trưởng-Lão Tu-Bồ-Đề cùng với các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-Ni, Ưu-Bà-Tắc, Ưu-Bà-Di, tất cả Trời, Người, A-Tu-La v.v... trong thế-gian, nghe những lời của Đức Phật dạy, thảy đều rất vui mừng, tin nhận, vâng theo tu hành.”
Phật lại e rằng những người tu hành đời sau chấp trước ngoan không, chấp trước pháp hữu vi thì trì kinh có ích lợi gì ? Do vậy ngài lại lần thứ 9 đưa ra sự so sánh của phước tuệ. Phật nói rằng nếu có người có thể dùng bảy thứ báu đầy cả vô-lượng vô-số cõi nước để làm việc bố-thí, phước đức đắc được đương nhiên rất nhiều; nhưng nếu có thiện nam tín nữ phát tâm bồ đề để lợi ích chúng sanh, lại có thể đọc tụng kinh này, hoặc một bài kệ bốn câu trong kinh, chẳng những bản thân mình có thể đắc đạo nhìn thấy bổn tánh của mình, lại rộng giảng cho người khác nghe, hoằng dương bát nhã chánh pháp, độ hóa hữu duyên, khiến cho chúng sanh đều có thể kiến tánh thành phật, rời khổ được vui; phước đức như vậy vượt trội hơn nhiều so với phước đức của việc dùng bảy thứ báu để bố thí. Thế nhưng, phải dùng phương pháp gì để hoằng dương diễn thuyết bát nhã chánh pháp, khiến cho người người đều có thể minh tâm kiến tánh ? Phương pháp này chính là chớ có chấp trước ở những pháp hữu vi có hình tượng, nên thể ngộ bát nhã chánh pháp của chơn không vô tướng, vả lại có thể hiển lộ bổn tánh của lương tri lương năng chơn thật giữa cuộc sống ngày thường thì tam tâm tứ tướng chẳng sanh, thất tình lục dục chẳng khởi, thời thời khắc khắc bộc lộ đức hạnh thiện mỹ, bổn tánh của tự tánh như như bất động sẽ hiện ngay ra trước mắt. Đấy là do nguyên nhân gì đây ? Bởi vì tất cả các pháp hữu vi biến hóa đa đoan khó mà dự đoán, hiện diệt vô thường, giống như mộng cảnh ảo duyên, như sự tan biến tiêu mất đi của bong bóng nước, của cái bóng hư ảo, của sương mai, của tia chớp, cho nên phải dựa vào tâm pháp vô thượng của “ như thế này ” để liễu ngộ thánh đạo của chơn không diệu hữu; làm lời kết cuối cùng của Kim Cang Kinh, Phật Thế Tôn đại từ đại bi lại có thể một lần lại một lần xiển dương bát nhã chánh pháp, đồng thời các vị đại bồ tát, thiện nam tín nữ và thiên long bát bộ, a tu la và các quỷ thần tham gia pháp hội nghe phật thuyết pháp đều có thể nghe pháp kiến tánh, tất cả đều vô cùng hoan hỷ, tín thụ phụng hành, là kinh giảng giải đến đây viên mãn kết thúc.
19. Bát nhã chánh pháp, minh tâm kiến tánh
Tinh hoa của toàn chương Kim Cang Kinh hoàn toàn ở chỗ hoằng dương bát nhã chánh pháp, phá tất cả mọi tướng, trừ đi tất cả mọi sự chấp trước, mới có thể hiện ra phật tánh chơn như, khiến cho chúng ta minh tâm kiến tánh, liễu thoát luân hồi, đắc chứng bỉ ngạn ( lên được bến bờ bên kia ). Tuy rằng từ xưa đến nay trong và ngoài nước, những người đọc tụng thọ trì Kim Cang Kinh thì nhiều vô số, thế nhưng những người có thể triệt ngộ chơn truyền, kiến tánh thành phật, quy căn phục mệnh thì có thể đếm trên đầu ngón tay ( rất ít hiếm ), bởi vì không được Minh Sư gánh vác thiên mệnh mở ra tánh và thiên đạo thuộc về tâm pháp là không thể thành tựu được. Nay đại đạo phổ truyền, Minh Sư ứng vận giáng thế, vô thượng thậm thâm vi diệu pháp ( cái pháp vi diệu vô thượng vô cùng thâm sâu ) của Phật Thế Tôn đã đại phổ thiên hạ, bởi vì có những kinh điển của Ngũ Giáo Thánh Nhân lưu truyền lại làm chứng minh, do vậy có thể ở trong khoảng thời gian ngắn ngủi mà truyền khắp vạn quốc cửu châu trên thế giới. Đấy đều phải cảm tạ các Tổ Sư đạo thống vất vả gian khổ phí tận tâm tư để hoằng dương bát nhã chánh pháp – tâm pháp cứu thế mãi truyền thừa cho đến nay. Chúng ta phải hiểu sự quan trọng của bộ Kim Cang Kinh này. Nó là trí tuệ tâm truyền của Phật Thế Tôn, Như Lai vì những người thượng thừa mà nói, vì những người tối thượng thừa mà nói, tức là xiển rõ diệu nghĩa của chân không diệu hữu, nhất quán chơn truyền. Các đệ tử của Nhất Quán Đạo nếu có thể mượn nhờ hàm nghĩa của Kim Cang Kinh, lãnh ngộ bát nhã đại pháp của một chỉ của Minh Sư, trực tiếp khế nhập bổn thể của tự tánh, tức có thể hiểu được bổn thể tự tánh kim cang như như bất động là thân phật thật sự của tự tánh thì có thể kiến tánh thành phật. Phật Thế Tôn lại lần nữa khổ khẩu bà tâm xiển rõ cái đạo của kiến tánh thành phật. Những người nếu muốn kiến tánh thì nhất định cần phải phá trừ các tướng, như phần thứ 5 “Nếu nhận thấy các tướng đều là không phải tướng, chính là thấy Như-Lai" ; phần thứ 10 “đức Phật nói chẳng phải thân, đó mới gọi là thân lớn."; phần thứ 13 “Đức Như-Lai nói ba-mươi-hai tướng chính chẳng phải tướng”; phần thứ 20 “Chẳng nên do sắc-thân cụ-túc mà thấy được đức Như-Lai”; có thể thấy rằng người muốn kiến tánh phải triệt ngộ thông hiểu chơn không, khế nhập cái lý của vô tướng. Các đệ tử của Nhất Quán Đạo, nhờ vào một chỉ của Minh Sư là phương tiện dẫn đạo nhờ cánh tay chỉ mà nhìn thấy trăng, không được nghĩ về một chỉ, nên nhờ vào ngay lúc ấy của một chỉ để khế ngộ tự gia bồ tát của bên trong huyền quan khiếu, khế nhập chơn không, vốn dĩ thanh tịnh, vốn chẳng rời thân mình; từ đây chơn không chẳng rời diệu hữu, diệu hữu chẳng rời chơn không. Sau này khởi tâm động niệm, đi ở ngồi nằm trực tiếp triển hiện diệu hữu, thể dụng hợp nhất, bộc lộ ra từ bi hỷ xả, tức là biết bổn tâm của mình, nhìn thấy diệu đạo của bổn tánh mình.
Lại nữa, lời dự đoán của Kim Cang Kinh đối với việc đại đạo phổ truyền, ở phần thứ 6 Chánh tín hi hữu nói rằng : “Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Ông chớ nói lời ấy! Sau khi đức Như-Lai diệt-độ, năm trăm năm sau, có người trì-giới, tu phước, có thể sanh lòng tin nơi những câu trong bài nầy mà cho đó là thiệt, thời phải biết rằng người ấy chẳng phải chỉ vun trồng căn-lành từ nơi một đức Phật, hai đức Phật, ba, bốn, năm đức Phật, mà người đó đã vun-trồng căn-lành từ nơi vô-lượng nghìn muôn đức Phật rồi.”
Năm trăm năm sau, căn cứ chú giải của “ Đại Tập Kinh ”, gọi tắt là ngũ ngũ bách niên, cũng chính là hiện tại của sau 2500 năm sau khi đức Như Lai diệt độ, chính là đại đạo phổ truyền, là lúc bát nhã chánh pháp khắp nơi rộng độ người hữu duyên, chẳng lấy gì làm lạ rằng những đạo thân thanh khẩu trì giới tu phước lại vô số. Đấy là lời tiên đoán của Phật Thế Tôn đã thành sự thật, cũng là ơn trên đại khai phổ độ, sự thật của đạo giáng hỏa trạch ( người dân bá tánh ). Chúng ta nên chánh tín tinh tiến, cấp tốc tu trì mới không lỡ mất cơ hội tốt tu bàn. Kim Cang Kinh chỉ ra rằng cái đạo của minh tâm kiến tánh phải phá trừ sự chấp trước hình tướng, tâm, niệm đầu, Tự Ngã ( cái tôi ), Tha Ngã ( người khác, tôi ), Nễ Ngã ( bạn, tôi ), pháp, sắc thanh, tham, thụ, phước đức …mới có thể hiển lộ pháp thân chơn như thanh tịnh. Điều quan trọng nhất là Phật Thế Tôn tổng cộng đưa ra 9 lần rằng phước đức của việc dùng 7 thứ báu của tam thiên đại thiên thế giới để bố thí hành thiện chẳng bằng phước đức của việc nơi trong kinh này thọ trì nhẫn đến một bài kệ 4 câu, giảng giải cho người khác. Vì sao mà có phước đức lớn như thế ? Bởi vì liên quan đến việc phổ truyền của bát nhã chánh pháp, cũng là tự giác giác tha ( tự mình giác ngộ lại giúp cho người khác giác ngộ ), kỉ lập lập nhân, kỉ đạt đạt nhân ( tự mình làm tốt việc tu dưỡng lập thân xử thế cũng khiến cho người khác làm tốt việc tu dưỡng lập thân xử thế, tự mình cầu được thông đạt cũng khiến cho người khác cầu đắc được sự thông đạt ), khiến cho chúng sanh đại địa đều được cứu rỗi, cũng có thể khiến cho chơn truyền của Thánh thánh nhất mạch dĩ tâm truyền tâm, nguồn gốc tuệ mệnh chảy dài phổ truyền xuống, khiến cho tất cả nguyên linh đều có thể cùng ra khỏi biển khổ, siêu phàm nhập thánh.
Chú giải : ngũ ngũ bách niên : thời gian trong 500 năm của kì thứ 5 sau khi phật diệt độ
Theo Kinh Đại Tập Nguyệt Tạng, sau khi Ðức Phật nhập niết bàn, thì Phật pháp sẽ diễn biến qua năm thời kỳ, từ thịnh đến suy và mỗi thời kỳ có thời gian là 500 năm. Năm thời ấy gọi là Ngũ kiên cố được sắp theo thứ tự như sau : Giải thoát kiên cố | Thiền định kiên cố | Đa văn kiên cố | Tháp tự kiên cố | Đấu tranh kiên cố.
Thời kỳ giải thoát kiên cố là thời gian trong 500 năm đầu tiên, sau khi Ðức Đức Phật nhập Niết bàn.
Thời kỳ Thiền định kiên cố là thời gian trong 500 năm thứ hai, sau khi Ðức Đức Phật nhập Niết bàn.
Thời kỳ Đa văn kiên cố là thời gian trong 500 năm thứ ba, sau khi Ðức Đức Phật nhập Niết bàn.
Thời kỳ Tháp tự kiên cố là thời gian trong 500 năm thứ tư, sau khi Ðức Đức Phật nhập Niết bàn
Thời kỳ Đấu tranh kiên cố là thời gian trong 500 năm thứ năm, sau khi Ðức Đức Phật nhập Niết bàn. Chúng ta đang ở trong giai đoạn này của Phật pháp.
20. Kim Cang Diệu Nghĩa, đèn tháp trí tuệ
Diệu nghĩa của Kim Cang Kinh là từ hữu tận mà lý vô cùng. Nó là một bộ bảo điển quan trọng nhất trong kinh điển của Phật Giáo, vô cùng tôn quý, càng là độ nhân cứu thế, hoằng dương bát nhã chánh pháp, khiến cho người người nhận biết bổn tánh của mình, khiến cho bổn tánh phát huy diệu trí tuệ vô thượng, sau đó tiến đến việc lập kỉ đạt nhân, cùng đạt đến cảnh giới liên hoa tịnh độ chơn thiện mĩ thánh. Từ điển cố của Phật Đà, nguyện nghe tường tận, khiến cho chúng ta nhận biết Phật Thích Ca Mâu Ni, quý là thái tử xuất gia tu hành thành đạo, giác hành viên mãn, là đại đạo sư của người, trời. Kim Cang Bảo Điển, Nguyên Do Thuyết Pháp khiến cho chúng ta nhận biết nguồn gốc của quyển Kim Cang Kinh này; Thiện Hiện khải thỉnh, Nhân Duyên của Pháp hội chỉ rõ Trưởng Lão Tu Bồ Đề ở Kì Viên được Phật đích thân truyền thụ bát nhã chánh pháp, tạo thành nhân duyên của pháp hội thỉnh thị chân lý của đại đạo, Đại Thừa Chánh Tông, Diệu Hạnh Vô Trụ xiển rõ tâm pháp vô thượng, chơn đế ( ý nghĩa thật ) của việc tu trì bố thí chẳng có trụ tướng.
Như Lý Thật Tu, Chánh Tín Hy Hữu nói rõ chơn đế của việc tu trì bố thí chẳng trụ tướng, lại còn chỉ ra phương pháp minh tâm kiến tánh và ấn chứng cho sự thù thắng và hy hữu của đại đạo phổ truyền vào đời vị lai. Vô Đắc Vô Thuyết, Y Pháp Xuất Sanh xiển thuật ý nghĩa của việc đắc đạo và lần đầu tiên đưa ra sự so sánh của phước đức. Nhất Tướng Vô Tướng, Trang Nghiêm Tịnh Độ nói rõ phương pháp phá tướng và trọng điểm của việc tu hành. Vô Vi Phước Thắng, Tôn Trọng Chánh Pháp lại lần nữa đưa ra sự so sánh của phước đức, và uy lực của Kim Cang Kinh. Như Pháp Thọ Trì, Ly Tướng Tịch Diệt lại lần nữa giảng giải về phương pháp tu hành và yếu quyết của rời tướng tịch diệt; Công Đức Trì Kinh, Năng Tịnh Chư Nghiệp lần thứ 4 đưa ra thành tựu của công đức trì kinh, và sự vĩ đại của quả báo của việc độ người. Cứu Cánh Vô Ngã, Nhất Thể Đồng Quán chỉ ra điều kiện tất yếu để thành tựu bồ tát đạo và phương pháp trừ bỏ đi tam tâm tứ tướng. Pháp Giới Thông Hóa, Li Sắc Li Tướng khiến cho chúng ta hiểu công phu tu trì rời xa sắc tướng, đạt đến sự thông hóa vô ngại. Phi Thuyết Phi Đắc, Vô Pháp Khả Đắc nói rõ yếu quyết tu trì của các pháp và ngôn thuyết cũng bất khả đắc mới có thể viên mãn tâm tánh. Tịnh tâm hành thiện, Trí Phước Vô Song, ý nghĩa của nó là muốn chúng ta tu trì tất cả mọi thiện pháp và sự so sánh công đức của việc trì kinh độ người.
Hóa Vô Sở Hóa, Pháp Thân Phi Tướng nhấn mạnh rằng không được chấp trước tướng công đức và niệm đầu của việc độ hóa chúng sanh thành tựu; còn ý nghĩa thật của Pháp Thân Phi Tướng, vô đoạn vô diệt, chẳng thụ chẳng tham, chỉ ra phương pháp tu trì trung đạo và diệu nghĩa của việc tu trì phật pháp đại thừa; Uy Nghi Tịch Tĩnh, Nhất Hợp Lí Tướng điểm ra ý nghĩa thật của bổn tánh chơn không diệu hữu, và diệu nghĩa của việc không được chấp trước Nhất Hợp Lí Tướng. Tri Kiến Bất Sanh, Ứng Hóa Phi Chơn nói rõ toàn thể đại dụng của sau khi minh tâm kiến tánh, cuối cùng đưa ra sự thù thắng của công đức trì kinh giảng giải cho người khác và độ hóa chúng sanh. Bát Nhã Chánh Pháp, Minh Tâm Kiến Tánh xiển dương đại nghĩa toàn chương của Kim Cang Kinh. Nó là phá tất cả mọi tướng, trừ bỏ đi tất cả mọi sự chấp, khiến cho mỗi người khôi phục bát nhã chơn tánh quang minh thanh tịnh, càng ấn chứng ý nghĩa thật của việc đại đạo phổ truyền, khiến cho mỗi người tu đạo đều có thể dứt nghi sanh tín, lấy vô trụ làm thể, vô niệm làm gốc, vô tướng làm tông, biết được thật tướng của đời người, khiến cho mỗi người đều có thể bộc lộ ra sự từ bi và trí tuệ, cấp tốc tu bàn, lập kỉ đạt nhân, khiến cho bổn tánh đạt đến cảnh giới của quang minh viên mãn.
Tóm lại, Kim Cang Kinh khiến cho chúng ta càng thêm nhận biết sự thù thắng và tôn quý của tâm pháp, khiến cho chúng ta phá trừ tất cả mọi sự chấp trước, tự tánh hôn mê được giác tỉnh ( thức giấc ), khiến cho tâm tánh của chúng ta càng thêm linh minh ( thông minh, trí tuệ, cảnh giới tư tưởng sáng tỏ không có tạp niệm ), có sự nhận thức càng sâu hơn đối với phước báo, triệt ngộ thông hiểu áo nghĩa của chơn không diệu hữu và tất cả mọi thành tựu công đức hy hữu. Còn 4 câu kệ “ nên trụ tâm như thế này, nên hàng phục thân tâm như thế này ” càng ấn chứng tâm pháp vô thượng tôn quý hiếm có; hy vọng rằng chư vị Tiền Hiền Đại Đức vẫn chưa được nghe bát nhã chánh pháp của Như Lai hãy nhanh chóng lên tìm Minh Sư chỉ điểm cho nơi tồn tại của bổn tánh ( phẩm Hành Do trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn nói rằng : chẳng nhận biết được bổn tâm, học pháp vô ích, nếu nhận được bổn tâm, thấy được bổn tánh, tức gọi là Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật ); sau đó lại suy ngẫm qua lại với nghĩa kinh của kinh này, sẽ mở ra diệu trí tuệ của bạn để đạt đến một con đường lớn thông thiên minh tâm kiến tánh, trực liễu thành phật.
Số lượt xem : 877