BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 7 - 8 )

Tác giả liangfulai on 2023-07-12 09:08:58
/Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 7 - 8 )

Phần thứ bảy :

Vô Đắc Vô Thuyết

 


Phân giải :

 

Phần trước nói Phật chẳng thể nhìn thấy, pháp chẳng thể lấy. Vậy thì kinh văn là ai nói đây ? Pháp nếu đã không thể lấy, vậy thì người đắc pháp là ai đây ? Đấy đều là nghi vấn của những kẻ phàm phu, ngỡ rằng có vật có thể đắc được gọi là đắc, có pháp có thể lấy gọi là pháp, đặc biệt chẳng biết pháp là pháp chẳng thể đối, chẳng thể thấy, chẳng phải là những vật chất hữu hình có thể so sánh được. Nếu đã chẳng thể đối, chẳng thể thấy thì lại có vật gì khả đắc ( có thể đắc được ) đây ? lại càng có một loại người thông minh, gọi đó là tâm đắc. Nhưng mà tâm đắc này cũng là một cái ngã chấp vô hình, gọi là năng tri chướng, lại còn gọi là lí chướng. Sự chướng chướng phàm phu, lí chướng chướng Bồ Tát. Nay nói vô đắc, chính là phá cả hai chướng sự, lí. Khi chưa ngộ, cần phải dựa vào lời nói, sau khi đã ngộ rồi, lời nói đều không.

 

Pháp mà Như Lai đã nói, có lúc nói có, có lúc nói không, đều là tuỳ theo bệnh mà thí thuốc, chứ chẳng có cái nói nhất định. Nếu tuỳ ngôn sanh giải, chấp trước có, không, đều là căn bệnh chấp pháp. Nhưng mà có nói, đều chẳng có nghĩa thật sự. Nay nói là không có nói, là phá cái chướng của ngôn ngữ văn tự. Cho nên Kinh tụng rằng : có tâm đều là vọng, vô chấp ( chẳng chấp ) thì là thật, nếu ngộ phi phi pháp, tiêu diêu khỏi lục trần. ( 有心俱是妄,無執乃名真,若悟非非法,逍遙出六塵。)

 

Nguyên Văn

 

Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có chứng được quả Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác chăng? Đức Như-Lai có nói pháp chăng?"

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Như con hiểu ý nghĩa của Phật nói, thời không có pháp nhứt định nào, gọi là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, cũng không có pháp nhứt định nào, mà đức Như-Lai có thể nói được. Bởi vì sao? Vì pháp của đức Như-Lai nói, đều không thể vin lấy, không thể nói được, chẳng phải pháp, chẳng phải "không-phải-pháp". Tại vì sao? Vì tất cả Hiền-Thánh, đều do nơi pháp vô-vi mà có từng-bực khác nhau".

 

Nghĩa của từ :

 

Thánh Hiền : Hiền là thuộc loại như Tu Đà Hoàn, A La Hán. Thánh là Phật. Tất cả Thánh Hiền chính là nói Thánh Hiền Tam Thừa. Cái gì gọi là Thánh Hiền Tam Thừa ?

 

(1) : Thanh Văn Thừa, là gọi người dựa vào pháp môn của Tứ Đế - khổ, tập, diệt, đạo, quán nghe âm thanh của phật nói pháp này mà tu hành được giải thoát.

 

(2) Duyên giác thừa : là gọi người dựa vào pháp môn thập nhị nhân duyên, chẳng theo thầy học tập, tự ngộ được lí này

 

(3) Bồ Tát thừa là gọi người dựa vào pháp môn lục độ mà đạt được giải thoát.

 

Pháp vô vi : là giác tánh của tự nhiên, chẳng thể dựa vào nhân tạo. Cho nên, pháp vô vi chính là vô thượng Bồ Đề, như Niết Bàn, Như Lai, vô tướng, vô trụ, cho đến Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật…tuy có đủ thứ danh xưng, đều có nghĩa là pháp vô vi. Pháp hữu vi là pháp của thế gian. Pháp vô vi là pháp xuất thế gian.

 

Sai biệt ( khác nhau ) : ý là không đều nhau. Như voi, ngựa, thỏ qua sông. Voi thì thong thả mà đi qua, ngựa thì ngóc đầu lên mà qua, thỏ thì bơi nổi. Lại như ba con chim bay trên không trung, có trước có sau. Nói đến nước sông vốn chẳng có sâu cạn. Nói đến không gian, vốn chẳng có trước sau, là do chân thì có dài ngắn, bộ cánh có mạnh yếu, cũng giống như pháp vô vi vậy, chỉ do người tu hành. Căn có sự chênh lệch khác nhau giữa bén và cùn, cho nên thành sự khác biệt của Thánh Hiền tam thừa.

 

Khái luận :


Phần này là tiếp theo phần trước, vẫn là nói li tướng, muốn khiến cho các đệ tử lãnh ngộ kinh văn, cái đạo lí ở nơi pháp nên hành thí vố trụ.

Vốn dĩ trong giác tánh vốn có tứ tướng, pháp tướngphi pháp tướng, cho nên Phật Như Lai trong kinh văn phần thứ sáu lấy thuyền bè làm ví von, nói rõ pháp và phi pháp đều chẳng nên lấy.

Nhưng mà Phật Như Lai lại e rằng các đệ tử nghi pháp và phi pháp nếu đã không thể lấy, vậy thì vì sao bản thân Phật Như Lai lại luyện hạnh tu nhân để lấy quả Bồ Đề chánh giác vậy ? ngay hiện tại trên trời và cõi người, 16 hội, rộng mở việc đàm luận về Bát Nhã.

 

Dựa vào cái này mà nói, là phật pháp vẫn là có lấy, có nói, sao lại dạy chúng sanh chẳng lấy, do vậy mà dễ sanh hiểu lầm.

 

Cho nên Phật Như Lai, dùng hai câu : Như Lai có đắc A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đ chăng ? ( Như Lai quả có đắc được Bồ Đề chăng ? )

Như Lai có nói pháp chăng ? ( Như Lai quả có nói pháp nhất định chăng ? ) để thử Tu Bồ Đ liệu đã lãnh ngộ cái ý Như Lai chẳng lấy chăng ?

Tu Bồ Đề thông qua một cái phá này, đã lãnh ngộ được cái ý này bèn đáp rằng, cái ví von của thuyền bè mà Thầy con đã nói, con đã hiểu tường tận.

Chưa qua ( sông ) thì lấy, đã qua rồi thì xả bỏ. Từ đây mà suy ra, lấy và xả làm gì có cái pháp nhất định, cho nên biết rằng chẳng có cái pháp nhất định. Tên gọi là Bồ Đề, cũng là chẳng có cái pháp nhất định có thể nói. Pháp vô thượng bồ đề đều là giác tánh tự nhiên cuả ta, chẳng thể dựa vào nhân tạo.

Chẳng những Như Lai như vậy, Thánh Hiền Tam Thừa cũng là do sự khác biệt của căn có bén, cùn, ngộ có sâu cạn mà thành công tự nhiên có sự phân biệt nhanh chậm.

Cho nên, đức Văn Thù tán thán Duy Ma Cật Bồ Tát rằng : “ cho đến chẳng có ngôn ngữ văn tự, là chơn bất nhị pháp môn ” có thể thấy diệu pháp vô trụ của Như Lai vốn rời khỏi văn tự lời nói, chẳng đắc được thứ gì.

 

Chỉ vì phổ độ lợi ích cho chúng sanh, chẳng ngại hiện khởi đủ thứ lời nói hình tướng, khiến cho người quán ( xem ) tướng mà khởi lòng tôn kính, nghe pháp ngộ lí.


Nếu người có trí tuệ, tức lời nói rời khỏi lời nói, tức danh tướng rời khỏi danh tướng, biết đắc được tức là vô đắc ( chẳng đắc được ), biết nói tức là chẳng nói, có thể gọi là ngộ nghĩa đế thứ nhất của trung đạo.

 


Giảng nghĩa

 

Phật nói : “ này Tu Bồ Đề ! ” ý của ông như thế nào ?

Như Lai quả có đắc được Bồ Đề ( chánh giác ) chăng ? Như Lai quả có nói pháp nhất định chăng ?

Tu Bồ Đề nói : như con hiểu ý nghĩa của Phật nói, thời không có pháp nhất định nào.  

Tên gọi là Bồ Đề, cũng chẳng có pháp nhất định nào có thể nói. Đấy là vì lý do gì đây ?

Chính là vì pháp mà Như Lai thầy của con đã nói là pháp của vô thượng bồ đề, có thể dùng tâm để ngộ, chẳng thể dùng sắc tướng mà lấy, có thể trong tâm lĩnh hội, chẳng thể dùng miệng lưỡi nói.

 

Cái mà thầy con nói là phi pháp ( tuy có mà lại chẳng có ), phi phi pháp ( tuy không mà lại có ), cái lí do này, không những Như Lai thầy con, tất cả các Thánh Hiền đều dùng cái pháp vô vi này tự tu.

Nhưng mà người đắc đạo cạn ( bậc Hiền ) hoặc nhờ lời nói chương cú mà sau đó tự ngộ.

Người đắc đạo sâu ( bậc Thánh ) thì có thể đốn ngộ đốn tu. Thành công của nó tuy là một, do sự khác biệt của căn có bén, cùn, ngộ có sâu, cạn, cho nên thành công có nhanh chậm không giống nhau.

 

 

Phần thứ tám 

 Y Pháp Suất Sanh

 

Phân giải :

 


Tất cả pháp hữu vi của thế gian đều là từ tâm sanh, cái gọi là tâm sanh pháp sanh, tâm diệt pháp diệt.

Tâm là tâm thể ( thể của tâm ), pháp là tâm tướng ( tướng của tâm ), tướng của tâm có sanh diệt, nhưng mà bổn thể của tâm thì chẳng sanh diệt.

Bổn thể của tâm là an tĩnh thường trụ chẳng thay đổi.

Nếu chân tâm thường trụ đột nhiên có vọng kiến thì đánh mất đi bổn thể mà biến thành nghiệp thức. Từ vọng khởi vọng, tự tánh tinh minh bị bức đẩy ra ngoài, chạy hướng theo thanh sắc, tạo nghiệp chịu khổ.

Cái mê của chúng sanh trước hết là chấp pháp ngã, sau chấp nhân ngã, có hai cái chấp này , đột nhiên bảo dùng cái nhân vô tướng, làm sao có thể khế nhập cái quả vô tướng ?

Cái Bát Nhã vô cùng sâu này, những Bồ Tát chưa phá pháp ngã chấp còn chưa hiểu rõ cái lí này, huống chi là những phàm phu chưa phá nhân ngã chấp ? .

Chúng sanh vô thuỷ kiếp đến nay tập khí ( thói xấu và tính khí nóng nảy ) sâu dày, ở đâu cũng bị nghiệp lực xoay chuyển. Nghiệp cũ chưa trừ, ương mới đã tạo ( đã tạo ra tai hoạ mới ), càng chuyển càng sâu, tuy rằng có bổn trí, nếu chẳng nhờ vào sức của Bát Nhã, tuyệt đối không thể ra khỏi cái phiền não gây trở ngại này.

 

Như Lai khổ khẩu bà tâm ( hết mực khuyên bảo ) , nói một bộ Bát Nhã này, quả thật có diệu dụng chẳng thể suy lường.

Đủ thứ phá tướng, dùng lời nói ở mức độ dễ hiểu để giáo hoá chúng sanh, dùng lời nói ở mức độ sâu rộng để khơi gợi khiến Bồ Tát giác ngộ.

Những chúng sanh đời vị lai nếu có thể dựa theo lời giáo huấn mà tu hành, thọ trì kinh này thì có thể vượt ra con đường diệu trang nghiêm.

Do bát Nhã là pháp môn vô thượng, chư Phật có thể thành vô thượng chánh đẳng chánh giác đều là sức của Bát Nhã, do vậy gọi là Y pháp xuất sanh.

 

 "Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Như có người đem bảy thứ báu, đầy cả cõi tam-thiên, đại-thiên, để làm việc bố-thí, phước-đức của người đó đặng, có nhiều hay chăng?"

 

Đại thiên : khắp thiên hạ, gọi là tiểu thế giới. Một nghìn cái tiểu thế giới gọi là Tiểu Thiên. Một nghìn tiểu thiên thế giới gọi là Trung Thiên. Một nghìn trung thiên thế giới gọi là Đại Thiên.

 

Thế giới : giới hạn vị trí các phương hướng của thế gian.

 

Thất bảo : là chỉ 7 loại :  vàng, bạc, lưu li, pha lê, mã não, san hô, trân châu.

 

Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn, rất nhiều! Tại làm sao? Vì phước-đức đó, chính là không phải thật phước-đức, cho nên đức Như-Lai nói là phước-đức nhiều".

 

"Còn như có người, nơi trong kinh nầy, nhẫn đến thọ-trì một bài kệ bốn câu v.v... lại giảng nói cho người khác, thời phước-đức nầy trội hơn phước-đức trước. Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Tất cả các đức Phật, và pháp Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác của các đức Phật, đều từ kinh này mà có ra. Nầy Tu-Bồ-Đề! Phật-pháp nói đó chính chẳng phải là Phật-pháp.

 

Thọ trì : nghĩa là tiếp nhận lời chỉ dạy mà chẳng đi làm ngược lại, tâm suy nghĩ ghi nhớ chẳng mỏi.

 

Bốn câu kệ : là 4 câu trong phần 26 ( nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị đang hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai ), và 4 câu trong phần 32 ( nhất thiết hữu vi pháp, như mộng ảo bào ảnh, như lộ diệc như điện, ứng tác như thị quán ).

 

Khái luận :

 

Phần này chỉ điểm rõ kinh văn chánh tông, là pháp Bồ Đề của chư phật, đều là từ đây mà ra.

Lại lần nữa điểm phá phật pháp nói đó chẳng phải là phật pháp, là gọi tên là phật pháp để hiển thị trong tâm người tự có chơn phật, mà phương pháp chỉ điểm rõ lại là từ trong việc so đo tính toán phước đức hữu vi của sự tướng mà nói ra dần dần. Đấy chính là vì e rằng người ta nghi ngờ pháp vô thượng bồ đề đã nói trước đó, ( pháp vô vi ) nếu đã chẳng thể dựa vào sắc tướng mà lấy, lại chẳng thể dựa vào miệng lưỡi nói, giống như cái pháp chẳng thể nói, phật chẳng thể thành này, mọi người là người tu hành biến thành cam chịu ngồi trong cái lỗ vô vi thì có lợi ích gì ?

 

Cho nên Như Lai từ trong tình người cử ra tiểu quả, trước hết dựa vào bố thí hữu tướng, ( như có người đem cả bảy thứ báu, đầy cả tam thiên đại thiên để làm việc bố thí ) để so đo tính toán phước đức, lại so đo tính toán cái phước đức hữu tướng này vẫn thua xa chẳng bằng phước đức vô tướng của việc trì 4 câu kệ, bởi vì bố thí có tướng đều là cái thiện hữu vi, cho dù có phước báo cực lớn, phước báo hết rồi vẫn phải đoạ lạc.

 

Nếu tu cái pháp Bát Nhã, hoặc hiểu rõ bốn câu kệ, hoặc giải thích ý nghĩa sâu của Bát Nhã cho người khác, thì cái phước báo có được là vô cùng vô tận. Cho nên nói, dùng tài ( tiền bạc ) bố thí chẳng bằng dùng pháp bố thí. Tài hữu tận, pháp thí thì vô tận. Cái duyên cố này chính là vì tất cả chư phật đều từ cái Bát Nhã ( diệu trí tuệ ) này mà sanh. Lại từ đây mà điểm phá một câu phật pháp tức chẳng phải phật pháp. Bởi vì Bát Nhã là mẹ của chư phật. Bát Nhã có thể sanh ra phật pháp, nhưng Bát Nhã chẳng phải là Phật Pháp, cho nên nói phá phật pháp, tức chẳng phải phật pháp. Lão Tử nói : “đại đạo vô danh, cưỡng danh viết đạo ” ( đại đạo vốn chẳng có cái tên, miễn cưỡng đặt cái tên cho nó là đạo ), cho nên có thể biết vốn chẳng có phật pháp, chẳng qua chỉ là miễn cưỡng gọi nó cái tên là phật pháp mà thôi ! Lại có sự so đo tính toán giữa phước đức hữu tướng với phước đức vô tướng, trước sau tổng cộng gồm 9 lần hỏi đáp, trong phần này là lần hỏi đáp thứ nhất.

 


Giảng nghĩa : 

 

Phật nói : “ này Tu Bồ Đề ! ý của ông như thế nào ? ”

Như có người đem bảy thứ báu, đầy cả cõi tam thiên, đại thiên để làm việc bố thí, phước đức của người đó đặng, có nhiều hay chăng ?

 

Tu Bồ Đề đáp rằng : Bạch đức Thế Tôn ! tự nhiên rất nhiều. Tại làm sao ?

Chính là vì loại phước đức này là bố thí hữu tướng, hoàn toàn không liên quan với phước đức của trí tuệ trong tánh của chúng ta, rốt cuộc là tánh vô phước đức.

Thầy con dựa vào phước đức của việc bố thí của nhân thế mà nói, cho nên nói là nhiều.

Phật Như Lai lại nói : còn như có người, nơi trong kinh Bát Nhã này, tuỳ tiện thọ trì, hoặc là một quyển nửa quyển, hoặc là một chương, nửa chương, thậm chí ít nhất là dùng 4 câu kệ ( phần thứ 26, phần thứ 32, mỗi phần đều có 4 câu kệ ) hoặc có thể diễn thuyết ý nghĩa của kinh này cho người khác, thì cái phước đức có được lại càng nhiều hơn so với cái phước đức có được do bố thí đại thiên bảo mà trước đã nói đến.

 

Cái duyên cố này là do tất cả chư Phật và cái pháp A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề của việc thành Phật đều từ kinh này mà ra. Do đó nói rằng Bát Nhã là mẹ của chư Phật.

 

Phật lại nói : “ này Tu bồ Đề! Nhưng mà Bát Nhã chẳng phải là phật pháp.

Ý nghĩa chính là vốn dĩ chẳng có phật pháp, nhưng mà mượn những chúng sanh khai ngộ lấy một cái tên gọi là phật pháp mà thôi ! cho nên nói cái gọi là phật pháp đó chính chẳng phải là phật pháp.

 

Số lượt xem : 552