BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 14 )

Tác giả liangfulai on 2023-07-12 09:47:53
/Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 14 )

Phần thứ mười bốn 

 Li tướng tịch diệt


Phân giải

 

Li tướng là rời tất cả ảo tướng. Tất cả các tướng của thế gian đều là tướng huyễn hoá. Phàm phu chẳng biết ảo tướng này là hư mà không thật, cho nên chấp trước lấy xả, đâu đâu cũng bị tướng hư vọng mê hoặc. Vọng cảnh lúc nào cũng huân ( cảm nhiễm ) vọng tâm, chơn tánh vì bị ngoài trần che khuất, suốt ngày bị hoàn cảnh lay chuyển, do khởi hoặc mà tạo nghiệp, do tạo nghiệp mà chịu khổ, trường kiếp luân hồi, chẳng có nghỉ ngơi. Nếu có thể li tướng, chẳng bị tướng mê hoặc thì chẳng chấp trước lấy xả ! nếu đã chẳng chấp trước lấy xả thì trần tướng không ! nội tâm bất xuất, ngoại trần bất nhập thì động tĩnh chẳng sanh ! động tĩnh chẳng sanh thì tịch ! cái gọi là tịch diệt thì đầu tiên phục ngoại trần, kế đến tận nội căn, căn trần đều thoát, trước tiên phá nhân ngã, càng tiến thêm một tầng, lại phá pháp ngã, giác cái tướng sở giác cũng rời, lại tiến một tầng, hoàn toàn Không chẳng sanh, không sở không chi tướng cũng mất, sanh diệt diệt rồi, tịch diệt hiện tiền.

 

Nguyên Văn

 

Bấy giờ, ông Tu-Bồ-Đề nghe đức Phật nói kinh nầy, thời ông hiểu thấu nghĩa-thú của kinh, nên ông buồn khóc, rơi lệ mà bạch với đức Phật rằng:

 

Hiểu thấu : ý rằng trong tâm đại ngộ.

 

Nghĩa-thú : nghĩa lí, tông chỉ và ý nghĩa )

 

"Hi-hữu thay, đức Thế-Tôn! Đức Phật nói kinh điển rất sâu xa dường ấy, từ ngày trước khi đặng huệ-nhãn đến nay, con chưa từng được nghe kinh điển như thế nầy.

 

 

Huệ nhãn : tâm của Thánh Nhân có thất khiếu, nghe một ngộ đến nghìn, là con mắt trí tuệ. )

 

"Bạch đức Thế-Tôn! Nếu lại có người được nghe kinh nầy, mà có lòng tin thanh-tịnh, thời chính là sanh thiệt-tướng. Phải biết người ấy thành-tựu công-đức hi-hữu bực nhất.

 

Bạch đức Thế-Tôn! Thiệt-tướng đó chính chẳng phải tướng, cho nên đức Như-Lai gọi là thiệt tướng.

 

Bạch đức Thế-Tôn! Nay con được nghe kinh-điển như thế nầy, con tin hiểu, thọ trì, chẳng đủ lấy làm khó.

 

Tin hiểu : tâm chẳng có chỗ nghi ngờ, lãnh ngộ rõ ràng. )

 

Nếu khoảng năm-trăm năm rốt sau ở đời tương-lai, mà có chúng-sanh nào đặng nghe kinh nầy, rồi tin hiểu thọ-trì, thời người ấy chính là hi-hữu bậc nhứt.

 

Bởi vì sao? Người ấy không có tướng ngã, không có tướng nhân, không có tướng chúng-sanh, không có tướng thọ-giả.

 

Vì sao thế? Vì tướng ngã chính là không phải tướng, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, chính là không phải tướng!

 

Bởi vì sao? Vì rời lìa tất cả tướng, chính đó gọi là chư Phật".

 

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Đúng thế! Đúng thế! Lại như có người được nghe kinh nầy mà lòng không kinh-hãi, không e sợ, không nhút-nhát, thời phải biết, người đó rất là hi-hữu. Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Đức Như-Lai nói môn Ba-la-mật thứ nhất chính chẳng phải môn Ba-la-mật thứ nhất, đó tạm gọi là môn Ba-la-mật thứ nhất.

 

Tu-Bồ-Đề! Môn Nhẫn- nhục Ba-la-mật, đức Như-Lai nói đó chẳng phải Nhẫn-nhục Ba-la-mật, mà tạm gọi là Nhẫn-nhục Ba-la-mật.

 

( Nhẫn nhục, nội tâm tha thứ gọi là nhẫn, ngoại cảnh hoành nghịch ( hành vi cường bạo không hợp với lí lẽ ) gọi là nhục. Nhẫn nhục có 3 loại :

 

( 1 ) sanh nhẫn ( đấy là nhẫn chịu tâm phân biệt. Tức là người khác đối với mình tuy vô lễ, mình phải nhẫn chịu ).

 

( 2 ) Pháp nhẫn ( Bồ Tát hành tất cả việc độ sanh, chẳng sanh mệt mỏi phiền chán )

 

( 3 ) Vô sanh pháp nhẫn : ( chẳng thấy sanh nhẫn, chẳng thấy pháp nhẫn, nhẫn biết chơn pháp tánh bất sanh bất diệt )

 

Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề! Như Ta thuở xưa, bị vua Ca-Lợi chặt đứt thân thể. Trong lúc đó, Ta không có tướng ngã, không có tướng nhân, không có tướng chúng-sanh, không có tướng thọ-giả.

 

Thưở xưa : chỉ tiền kiếp mà nói. Vua Ca Lợi là tiếng phạn, ý nghĩa chính là vị vua cực ác.

 

Vì sao vậy? Vì thuở xưa, trong lúc thân phận bị chặt rời rã đó, nếu Ta còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng-sanh, tướng thọ-giả, thời lẽ ra Ta khởi lòng hờn-giận.

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Ta lại nhớ hồi thuở quá-khứ, trong năm trăđời, Ta làm vị Tiên nhẫn-nhục. Trong bao nhiêu đời đó, Ta không tướng ngã, không tướng nhân, không tướng chúng-sanh, không tướng thọ-giả.

 

Vị tiên nhẫn nhục chính là Phật Như Lai, ở năm trăm kiếp về trước, lúc thành tiên, là danh hiệu của một vị tiên.

 

Tu-Bồ-Đề! Vì thế nên, Bồ-tát phải rời lìa tất cả tướng, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác. Chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà sanh tâm, chẳng nên trụ-trước nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà sanh tâm. Nên sanh tâm không trụ-trước vào đâu cả.

 

Nếu như tâm còn có chỗ để trụ, thời chính là chẳng phải trụ, cho nên đức Phật nói, tâm của Bồ-tát chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà bố-thí.

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Bồ-tát vì lợi-ích cho tất cả chúng-sanh, nên phải bố-thí như thế. Đức Như-Lai nói tất cả các tướng chính là không phải tướng, lại nói tất cả chúng-sanh chính là chẳng phải chúng-sanh.

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Đức Như-Lai là bực nói lời chân-chánh, lời chắc-thiệt, lời đứng-đắn, lời không phỉnh-phờ, lời không sai-khác.

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Pháp của đức Như-Lai chứng đặng, pháp ấy, không thiệt, không hư.

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu tâm của Bồ-tát trụ-trước nơi pháp mà làm việc bố-thí, thời như người vào chỗ tối-tăm, liền không thấy đặng chi cả.

 

Nếu tâm của Bồ-tát, không trụ-trước nơi pháp mà làm việc bố-thí, thời như người có mắt sáng, lại có ánh-sáng của mặt-trời chiếu đến liền thấy các thứ hình-sắc.

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Về đời đương-lai, nếu có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, có thể thọ-trì, đọc tụng kinh nầy, liền được đức Như-Lai dùng trí-huệ của Phật, đều biết rõ người ấy, đều thấy rõ người ấy, thảy đều được thành-tựu công-đức vô-lượng, vô-biên.

 

 

Khái luận

 

Phần này, do Tu Bồ Đề đến lúc này nghe kinh đã hiểu thấu nghĩa-thú của kinh, đã lãnh ngộ cái đạo lí “ nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến như Lai ” ( tạm dịch : nếu nhìn thấy các tướng chẳng phải tướng, tức là nhìn thấy Như Lai ) , cảm động nảy sinh từ trong đó nên ông buồn khóc rơi lệ, tán thán một tiếng hi hữu thay đức Thế Tôn. Ở phần hai của bổn kinh cũng đã tán thán một tiếng hi hữu thay đức Thế Tôn. Tán thán của phần hai là tán thán Phật Như Lai giữa việc ngồi nằm trong sinh hoạt bình thường mỗi ngày chẳng qua là chỉ thị cái chơn tâm bát nhã. Tán thán của phần này là tán thán Phật Như Lai chỉ thị diệu dụng của Bát Nhã như thâm nhập cửu trùng, cũng như một ngôi nhà, trước đây chỉ bên ngoài nhìn thấy quy mô tráng lệ, nay đã tiến đến phòng khách của ngôi nhà này rồi.

 

Phật Như Lai cũng do Tu Bồ Đề đã ngộ cái mật nghĩa hữu tướng đều là vọng kiến, phi tướng tức kiến ( thấy ) Như Lai, cho nên lập tức nỗ lực muốn hạ công phu hết sức mà thực hành. Ra sức thực hành lại không ngoài lục độ ba la mật ( chính là lục độ của trí tuệ, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tính tiến, thiền định ), mà trong lục độ ba la mật, trí tuệ là khó đắc nhất. Cho nên, đưa làm Ba La Mật thứ nhất trước, ý rằng có trí tuệ mà sau đó có thể hành ngũ độ Ba La Mật còn lại. Lại nữa đưa ra nhẫn nhục ba la mật, chẳng nói những thứ khác, bởi vì cái độ nhẫn nhục này khó hành nhất, và dẫn ra câu chuyện của bản thân mình để chứng minh, biểu rõ vô ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả tứ tướng, phi không không thuyết tâm. Cần phải như cái bi thảm của việc chặt đứt thân thể chân tay, nhẫn nhục trong 500 đời, tịch nhiên bất động mới là chánh định. Bởi vì nhẫn nhục chẳng đến mức này, rốt cuộc vẫn là vọng tướng bất diệt. Nhẫn nhục chưa đến mức này mà cảm giác có tâm kinh hoàng, khủng bố, lo sợ thì là lòng tin chẳng kiên định vững chắc. Cho nên lại dùng bản thân, hành nhẫn nhục vô tứ tướng để khích lệ, và điểm rõ ý nghĩa của kinh văn, nếu bồ tát có tướng như nhân, ngã ...tức chẳng phải bồ tát. Lại nữa, các phần trước nhiều lần lặp lại nói về phước đức, phần này chỉ độc nói về công đức, công đức viên mãn, phước không đáng kể đến.

 

Phụ ngôn

 

Bát Nhã, dịch là diệu trí tuệ, trước đã nói qua rồi. Nhưng mà bát nhã chia ra để nói thì có phân loại đủ thứ. Có bát nhã văn tự, bát nhã quán chiếu, bát nhã thật tướng…Phần này, hai câu “ nghe đức phật nói kinh này thì ông hiểu thấu nghĩa-thú của kinh ” tức bao hàm 3 loại bát nhã này. Nghe đức phật nói kinh này tức là bát nhã văn tự. Hiểu thấu nghĩa thú của kinh tức là từ bát nhã quán chiếu mà thâm đạt bát nhã thật tướng.

 

Câu chuyện tiền thân của Như Lai bị vua Ca Lợi chặt đứt cơ thể là như vầy : có một hôm vua Ca Lợi dẫn các phi cung nữ vào trong núi săn bắn. Do mệt mỏi nên nghỉ ngơi trong núi rồi ngủ gục. Đợi đến lúc tỉnh giấc rồi, nhìn thấy tất cả phi cung nữ mà mình đã dẫn đến đều chẳng còn ở trước mắt, bèn tiến đến núi tìm kiếm, nhìn thấy một toà sơn động, những phi cung nữ ấy đều đang ở trước động mà nghe tăng nhân thuyết pháp. Vua Ca Lợi đại nộ, chỉ trách vị tăng nhân rằng : ngươi sao lại ở đây dụ dỗ phụ nữ ? Tăng nhân đáp rằng : ta thật chẳng tham muốn. Vua lại chất vấn rằng : ngươi sao lại còn nói thấy sắc mà chẳng tham muốn ? Tăng nhân đáp rằng : trì giới nhĩ. Vua lại hỏi cái gì là trì giới ? Tăng nhân đáp : là nhẫn nhục. Vua nghe đến nhẫn nhục, giận dữ mà rút dao, hướng về tăng nhân mà chém, hỏi rằng : ngươi có đau không ? Tăng nhân rằng : thật chẳng đau. Vua càng nộ, chặt thân thể của Tăng nhân thành từng đoạn, hỏi rằng : ngươi có hận ta chăng ? Tăng nhân đáp rằng : nếu đã vô ngã thì đâu có nộ hận. Lúc này, tứ Thiên vương chấn nộ ( giận dữ, điên tiết ), một lúc nổi lên trận cuồng phong lớn, đá chạy cát bay, Thiên Long Bát Bộ đều đến hộ pháp. Chân tay đã bị chặt đứt của vị Tăng nhân đã trở lại nguyên vẹn như trước. Vua khiếp sợ, quỳ dài trước vị Tăng nhân mà van xin tha thứ, vị tăng nhân cầu trời xá tội thay cho ông, trong chốc lát trời trở lại quang đãng như ban đầu. Vua cũng đã hồi tâm phát nguyện hướng thiện. Vị tăng nhân cũng phát nguyện rằng : nếu được thành Phật, tôi sẽ độ ông trước tiên. Vua Ca Lợi tức là Kiều Trần Như của thời hậu 500 kiếp Thích Ca đản sanh.

 

Kiều Trần Như còn có tên gọi là A Nhã Kiều Trần Như, sanh ở thành Ca Tì La Vệ của Trung Ấn Độ, thuộc dòng dõi Bà La Môn. Ông giỏi về thuật bói toán, lúc Thích Ca đản sanh, ông từng được triệu đến để tiên đoán. Sau này Thích Ca xuất gia, khổ tu ở trong núi Nairañ janā, lúc ấy Kiều Trần Như thật sự là một trong 5 đệ tử đi theo Phật.

 

Trụ sắc bố thí là tâm lấy tướng. Trụ pháp bố thí là lấy pháp tướng. Chẳng trụ pháp bố thí thì chẳng lấy pháp, cũng chẳng lấy phi pháp ( cái chẳng phải pháp ) . Chẳng lấy pháp thì vô thật, chẳng lấy phi pháp thì vô hư. Bố thí như thế thì chánh giác viên minh, vô phục chướng ngại. Bố thí nếu có chút trụ, tức tứ tướng như : ngã, nhân …vẫn chưa quên mà kết duyên yêu ghét với chúng sanh ! như thế thì là bố mẹ con cháu, oan gia trái chủ của nhau, trăm kiếp nghìn sanh, ân oán chẳng xả, luân hồi sanh tử làm gì có hạn kết thúc ? Cho nên, Như Lai dạy hành bố thí tuyệt đối không được trụ tướng chính là do duyên cố này.

 

Giảng nghĩa

 

Tu Bồ Đề nghe Phật Như Lai thuyết kinh, đến lúc này thì trong tâm đã ngộ sâu lí-thú, bèn cảm giác hối tiếc vì đã nghe kinh này trễ, bèn rơi lệ mà buồn khóc, tán thán Như Lai một tiếng rằng : hi hữu thay đức Thế Tôn ! bạch với Phật rằng : con trước đây tuy đã đắc huệ nhãn, tuy đã là nghe một mà ngộ đến nghìn, nhưng vẫn chưa từng nghe được kinh điển thâm thuý ( rất sâu xa ) như thế này.

 

Tu Bồ Đề lại bạch rằng : “ bạch đức Thế Tôn ! con nghe kinh này, trong tự tánh thanh tịnh đã ngộ rằng có thật tướng bổn lai toàn chân ( vốn dĩ hoàn toàn thật ). Nếu có người nghe được kinh này, phát tâm một lòng tin tưởng vững chắc, thì cái tâm ấy thuần chánh, chẳng chút dục trần, là cái tuệ của bát nhã thanh tĩnh, sanh tướng chân thật bất hư, thì có thể biết rằng loại người này thành tựu công đức hi hữu đệ nhất của chư phật.

 

Tu Bồ Đề lại nói rằng : “ bạch đức Thế Tôn ! rốt cuộc cái thật tướng bát nhã này trống không như thái hư, chẳng có hình tích, nếu chấp trước ở chỗ ngộ thật tướng thì chẳng phải là thật tướng, cho nên thầy của con nói chỉ là cái tên gọi là thật tướng mà thôi.

 

Tu Bồ Đề lại nói rằng : “ bạch đức Thế Tôn ! con nay được nghe kinh này, dựa vào huệ nhãn mà xưa nay con đã đắc được, tự có thể tin lời ấy là thật, hiểu được diệu lí của nó, tín phụng tu trì vẫn chẳng phải là chuyện khó. Nếu khoảng 500 năm rốt sau ở đời tương lai, vào thời kì mạt pháp của trọc thế, những chúng sanh của biển khổ mênh mông rời khỏi thầy con đã xa, nghe thấy kinh này, người có tin hiểu thọ trì thì người này thật sự là người đẳng cấp bậc nhất hiểu rõ tự tánh, thật chẳng dễ đắc. Do cuyên cố gì đây ? Bởi vì người này đốn ngộ chân không, tất nhiên chẳng có tứ tướng như ngã, nhân …Có thể rời tứ tướng thì người này tất đã ngộ phi tướng, nhân ngã cả hai đều quên. Nếu là rời khỏi tất cả các tướng, cái tâm ấy không diệt, tức đã tạo đến giác địa, sánh ngang với chư phật, thì được tên gọi là Phật.

 

Phật Như Lai bảo với Tu Bồ Đề rằng : cái mà ông đã nói sâu hợp với lí của phật, sau này quả như có người nghe được diệu pháp của bát nhã, chẳng kinh ( chẳng có tâm nghi ngờ ), chẳng e sợ , chẳng nhút nhát ( chẳng thối tâm ) , nên biết loại người này là rất hiếm có. Đấy là do duyên cố gì ? chính là do môn Ba La Mật đệ nhất mà ta đã nói vốn dĩ tất cả kinh đều từ đấy mà ra, là trí tuệ đến bờ bên kia. Lẽ nào quả có bỉ ngạn ( bờ bên kia ) để có thể chấp trước ? cũng chẳng qua chỉ là đặt biệt đạt tên là Ba La Mật đệ nhất mà thôi !

 

Phật lại nói rằng : “ này Tu Bồ Đề ! phàm hễ cảnh nhục xảy đến thì điềm nhiên mà đối mặt, xử sự, chẳng do nó mà phẫn nộ căm hận, làm loạn mất cái bát nhã của mình. Cái tâm ấy như thái hư, tức là đã đến giác địa, đấy chính là nhẫn nhục ba la mật. Nhưng chân không vốn dĩ vô tướng, bên ngoài chẳng thấy cái nhục của nó, bên trong chẳng thấy cái nhẫn chịu của nó, hoàn toàn quên cả hai, cho nên đức Như Lai nói rằng : chẳng phải nhẫn nhục ba la mật, mà là đặc biệt ( tạm ) đặt tên là nhẫn nhục ba la mật mà thôi !

 

Nói đến cái nhẫn nhục này, như tiền kiếp của ta, khi bị vua Ca Lợi chặt thân thể, tâm như hư không, chẳng khởi tứ tướng. Sở dĩ có thể như vậy, chính là vì lúc bị chặt thân thể ra thành từng khúc, có thể nói là nhục đến cực điểm. Lúc này, nếu khởi tứ tướng, nhất định sẽ khởi tâm oán hận, chẳng thể quên hận, tất sẽ thành cái quả khổ, còn có thể nói nhẫn nhịn chăng ? Ta lại nhớ đến 500 kiếp trước trong đời quá khứ làm vị nhẫn nhục tiên nhân, từng tu hạnh nhẫn nhục. Ở cái tiền kiếp này thì chẳng có cái quả tứ tướng, do việc trải qua kiếp nạn mà đốn ngộ chân không, có thể biết rằng cái mà ta tu thật chẳng phải một sớm một chiều. Cũng có thể biết rằng nhẫn nhục ba la mật thật sự là việc cấp bách hàng đầu. Trước hết phải phá cái sân tâm mới rời tứ tướng, tứ tướng đều không, đắc thành hạnh nhẫn.

 

Phật lại bảo : “ này Tu Bồ Đề ! do duyên cố này, Bồ Tát muốn thành đạo, nên không cái tâm ấy, rời khỏi tất cả hình tích mới có thể phát đạo tâm vô thượng bồ đề, chẳng nên khởi cái niệm đầu chấp trước nơi sắc, thanh, hương, hương, vị, xúc, pháp, nên sanh tâm vô sở trụ. Tâm này mới có thể viên thông vô ngại, thuần chân vô dục, tất cả chẳng chịu sự trói buộc. Nếu ở chỗ lục trần, có một trụ trước, thì không thể giải thoát cái tâm trụ ấy, tức chẳng phải chỗ trụ của Bồ Tát. Cho nên, đức Như Lai nói tâm bồ tát vốn dĩ hư ( không ) mà rõ, nếu trụ nơi sắc thì chẳng thể giác. Đức Như Lai nói rằng chẳng nên trụ sắc bố thí chính là vì như vậy.

 

Phật lại bảo rằng : “ này Tu Bồ Đề ! Bồ Tát dựa vào giác tâm bất trụ những thứ này, phát tâm quảng đại, chẳng phải chỉ vì bản thân, là vì có ích cho tất cả chúng sanh, nên vô tướng bố thí như thế. Tất cả các tướng mà đức Như Lai đã nói vốn dĩ là chỉ điểm cho chư Bồ Tát giải thoát mà thôi ! thật ra thì bổn thể toàn không, đều là phi tướng. Lại nói tất cả chúng sanh cũng là dẫn đạo chư bồ tát diệt độ mà thôi ! thật ra vọng tâm tự rời, nếu thấy bổn tánh, thì cũng chẳng là chúng sanh rồi.

 

Phật lại bảo : “ này Tu Bồ Đề ! Bát Nhã Ba La Mật mà đức Như Lai đã nói đều là Bồ Đề vô thượng, liễu ngộ bổn tánh, là chơn chứ chẳng vọng, thật chứ chẳng hư ( giả ), chẳng dối gạt, chẳng nói hai lời. Phật lại bảo : “ này Tu Bồ Đề ! pháp bát nhã mà đức Như Lai đã đắc khác với tất cả các pháp của thế gian. Tất cả các pháp của thế gian chẳng ( chấp ) trước bên này thì trước bên kia ! cái chơn như vô tướng mà ta đã nói là vô thật. Tự tánh có đầy đủ, là vô hư.

 

Phật lại bảo : “ này Tu Bồ Đề ! nếu Bồ Tát tâm ( chấp ) trước nơi pháp mà hành bố thí thì tứ tướng chưa trừ, như người tiến vào bên trong ngôi nhà âm tối, sự mờ tối che lấp thì chẳng thấy gì cả. Nếu Bồ Tát tâm chẳng ( chấp ) trước nơi pháp mà hành bố thí, thì giống như mở ra con mắt kim cang, thắp ngọn đèn bát nhã, tánh quang tứ chiếu, thấy khắp chân không, có thể liễu tất cả các cảnh, thấy đủ thứ sắc.

 

Phật lại bảo rằng : này Tu Bồ Đề ! đức Như Lai diệt hậu ( sau khi tịch diệt ) đến đời sau, nếu có trang thiện nam tín nữ có thể ở trong kinh này thọ trì đọc tụng, tức đến giác vị của Bồ Đề, thành Như Lai của tự tánh, thì công đức của người này chẳng phải hạng quyền thừa tiểu quả có thể sánh được, liền được đức Như-Lai dùng trí-huệ vô thượng của Phật mà chiếu giám, đều biết rõ người ấy, đều thấy rõ người ấy, thảy đều được thành-tựu công-đức kiến tánh, phổ thí vạn kiếp, vô lượng vô biên.  

Số lượt xem : 395