BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 11-12 )

Tác giả liangfulai on 2023-07-12 09:21:48
/Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 11-12 )

Phần thứ mười một 

  Vô vi phước thắng


Phân giải :

 

Phàm dựa vào pháp hữu vi mà bố thí, phước báo đắc được là có tận. Nếu dựa vào pháp vô vi mà bố thí, thì phước báo đắc được là vô lượng vô biên. Vô vi hữu vi là pháp đối đãi. Vô vi chẳng rời hữu vi, rời khỏi hữu vi mà vô vi chẳng hiện. Hữu vi thật sự vô vi, chơn vô vi nghĩa là hữu vi bất trụ, cho nên đại Bồ Tát bất trụ vô vi, bất tận hữu vi mới hiển phước thắng của vô vi.

 

Cái gì là bất trụ vô vi đây ? Phàm Bồ Tát quán ( xem ) tất cả các pháp hữu vi như mộng ảo bào ảnh, như sương cũng như điện. Tu pháp vô vi, sau khi nghe pháp thì hồi trí hướng bi, chẳng chịu an trụ vô vi, phát tâm đại bi mà độ thế, vận dụng cả từ bi và trí tuệ, dùng pháp lục độ nhiếp hoá chúng sanh. Tuy nói là độ vô lượng vô biên chúng sanh, nhưng không tồn cái tâm đã độ và có thể độ, đấy chính là chẳng trụ vô vi mà hành Bồ Tát đạo.

 

Cái gì là chẳng tận hữu vi đây ? phàm bồ tát đã phá tận trần sa hoặc, tuy nói là quán ( xem ) chúng sanh vô lượng vô biên, nhưng không tồn tâm khó độ, không tồn cái tâm chán mệt. Vô tranh, dung hợp với đời, hoá thân thiên bách vạn ức, thường hành việc độ chúng sanh, chúng sanh vô tận, nguyện lực cũng vô tận, đấy chính là chẳng tận hữu vi mà hành bồ tát đạo. Tóm lại nghĩa là hữu vi mà chẳng trụ hữu vi, vô vi mà thật vô bất vi. Bồ tát có thể hành công dụng vô vi, cho nên nói cái lí vô vi là phước đức vô lượng vô biên.

 

Nguyên Văn

 

"Tu-Bồ-Đề! Như trong một sông Hằng có bao nhiêu số cát, lại có những sông Hằng nhiều như số cát đó. Ý của ông nghĩ thế nào? Số cát trong những-sông-Hằng đó, chừng có nhiều chăng?"

Phật nhiều lần thuyết pháp ở sông Hằng, cho nên lấy sông Hằng làm ví von, cũng như lấy núi chúa Tu Di làm ví von vậy. )

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều. Nội những-sông-Hằng đã là nhiều vô-số rồi, huống nữa là số cát trong sông!"

"Này, Tu-Bồ-Đề! Nay Ta nói thật mà bảo ông: Nếu có trang nam-tử, thiện nữ-nhơn nào đem bảy thứ báu đầy cả ngần ấy Hằng-hà sa-số cõi Tam-thiên đại-thiên để làm việc bố-thí, người đó đặng phước có nhiều không

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều."

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Nơi trong kinh này, nếu có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, thọ-trì nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... và giảng nói cho người khác nghe, thời phước-đức này hơn phước-đức trước kia.

 

Khái luận :

 

Phần này, Phật Như Lai lại kiêm từ nhân tình thuyết pháp, biểu thị phước huệ tương giao lần thứ hai. Và từ chỗ so sánh phước đức, dần dần nói đến chỗ phá tướng, đấy chính là biểu hiện khổ tâm hướng dẫn tiệm tiến ( tiến dần ) theo thứ tự của Phật Như Lai. Cái bố thí đã nói trong phần thứ 8 của kinh này, dùng thất bảo đầy tam thiên đại thiên thế giới để ví von đã biểu thị cái nhiều của hữu tướng bố thí. Nay cái bố thí đã nói trong phần này, đem một hạt cát xem thành một thế giới, dùng thất bảo đầy như hằng hà sa số tam thiên đại thiên thế giới để ví von. Cái bố thí này, so với bố thí của phần thứ 8 không biết nhiều hơn bao nhiêu vạn vạn lần, thế nhưng loại hữu tướng bố thí này, tuy cũng được nhiều phước đức, nhưng lại là một phước đức trước tướng, chứ chẳng phải phước đức của tánh công. Nếu là trì kinh, thì có thể ngộ tánh công, cho nên Như Lai gọi thức tỉnh thiện nam tín nữ phải có thể ở trong kinh này thụ ở nơi tâm, trì lâu chẳng quên.

 

Cho đến dùng 4 câu kệ diễn thuyết cho người khác, tiên giác giác nhân, tự lợi lợi tha giống như thế ( trước tiên bản thân mình giác ngộ rồi giúp người khác giác ngộ, bản thân mình được lợi ích cũng giúp cho người khác được lợi ích ) , cái phước đức của bên trong tánh đắc được lại càng nhiều hơn là cái phước đức của việc dùng thất bảo đầy như hằng ha sa số tam thiên đại thiên thế giới để bố thí ! có thể biết cái phước đức của hữu tướng bố thí tuy nhiều, nhưng có hạn. Phước đức của pháp thí tuy ít, nhưng vô biên tế. Thế nhưng, trì kinh nên ngộ chơn lí, nếu không thì lại dễ trước tướng. Xưa kia có một người, vốn dĩ rất keo kiệt, vì muốn tu phước đức cho nên thường bố thí. Sau đó, đọc tụng Kim Cang Kinh, thì tự phán đoán rằng : trong kinh nói, nơi trong kinh này, nếu có thiện nam tử, thiện nữ tử thọ trì nhẫn đến một bài kệ bốn câu...và giảng cho người khác nghe thì phước đức này hơn phước đức kia. Anh ta bèn ngỡ rằng tu phước nếu đã dễ như vậy, chỉ cần chuyên trì 4 câu kệ là đã đủ, hà tất phải bố thí ? từ đấy về sau, anh ta đối với việc bố thí thì một đồng cũng chẳng chịu xả. Đấy chính là chấp trước, chưa ngộ chơn lí mà có sự hiểu sai như thế.

 

Giảng nghĩa

 

Phật nói : "Tu-Bồ-Đề! Như trong một sông Hằng có bao nhiêu số cát, lại có những sông Hằng nhiều như số cát đó. Ý của ông nghĩ thế nào? Số cát trong những-sông-Hằng đó, chừng có nhiều chăng?"

 

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều. Mỗi hạt cát như một sông hằng,      Nội những-sông-Hằng đã là nhiều vô-số rồi, huống nữa là số cát trong sông!"

Phật nói : “ này Tu Bồ Đề ! ” nay ta bảo thật với ông, nếu có thiện nam tín nữ, lấy một hạt cát xem làm một thế giới, dùng thất bảo đầy nhiều như hằng hà sa số tam thiên đại thiên thế giới để bố thí, được phước đức nhiều chăng ? Tu Bồ Đề đáp rằng : “ bạch đức Thế Tôn ! rất nhiều.

Phật bảo với Tu Bồ Đề rằng “ nếu thiện nam tín nữ nơi trong một chương một cú của kinh này, thọ trì nhẫn đến một bài kệ bốn câu, diễn thuyết cho người ta nghe, thì cái phước đức của pháp thí này lại càng nhiều hơn cái phước đức của việc thí bảo bối đã nói trước đó.

 

 

Phần thứ mười hai 

   Tôn trọng chánh giáo

 

Phân giải

 

Giáo là giáo pháp của Như Lai. Như Lai trụ thế 80 năm, thuyết pháp 49 năm, ngũ thời thuyết giáo. Sơ thời thuyết hoa nghiêm đại thừa. Nhị thời thuyết pháp tứ đế tiểu thừa. Tam thời thuyết Lăng Nghiêm. Tứ thời thuyết Bát Nhã. Ngũ thời thuyết Pháp Hoa. Nay nói chánh giáo tức là nói chánh giáo của thời Bát Nhã. Tôn trọng chánh giáo tức là nói chư Phật Bồ Tát đều từ kinh này mà ra. Chúng sanh thời mạt pháp nghe đại pháp này vô cùng khó khăn, người nói người nghe đều phải vô cùng tôn trọng diệu pháp bát nhã. Đó chính là cái gọi là vô lượng thậm thâm vi diệu pháp, bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ.

 

Nguyên Văn

 

Này Tu-Bồ-Đề! Lại nữa, tùy chỗ nào giảng nói kinh nầy, nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... phải biết chỗ này, tất cả Trời, Người, A-Tu-La... trong đời, đều nên cúng-dường như là tháp miếu thờ đức Phật. Huống nữa là, có người nào hay thọ-trì, đọc-tụng, trọn cả kinh nầy!

 

phải biết chỗ này : gọi là Tâm )

Đọc tụng : nghĩa là miệng thuộc lời văn, tâm hiểu được ý nghĩa của nó ).

Nầy Tu-Bồ-Đề! Phải biết người ấy thành-tựu pháp tối-thượng, hy-hữu bực nhứt.

Còn nếu kinh điển nầy ở tại chỗ nào, thời chỗ đó chính là có đức Phật, hoặc có hàng tôn-trọng Đệ-Tử của Phật."

Khái luận :

 

Phần này là do phần trước nói phước đức của tánh công hơn phước đức trước tướng. Hiện nay càng tiến thêm một bước, biểu rõ phước đức của việc bố thí bảo vật chẳng bằng phước đức của việc trì kinh và chú trọng đẩy sự tôn trọng của việc trì kinh đến cực điểm. Nói cách khác, nghĩa là nói rõ ý kinh văn trong việc hành thí vô trụ thì phước đức chẳng như thế, tôn trọng cũng chẳng như thế. Cho nên đoạn thứ nhất biểu rõ sự tôn trọng của tuỳ chỗ nào giảng nói kinh này, bởi vì tuỳ chỗ nào giảng nói kinh này, trong này tức có toàn thân Như Lai, Thiên Đạo, Nhân Đạo, A Tu La Đạo đều đến kính ngưỡng cúng dường, như là Phật đang trong tháp miếu vậy. Lại còn Thiên Long Bát Bộ ( còn gọi là Long Thần Bát Bộ, tại vì trời và rồng ở vị trí đầu, cho nên gọi là Thiên long Bát Bộ. Phàm lúc giảng kinh, tức sẽ đến bảo vệ phật pháp. ) cũng đến hộ pháp.

 

Đoạn thứ hai biểu rõ sự tôn trọng của việc thụ trì đọc tụng kinh này, bởi vì pháp Bồ Đề vô thượng đều từ kinh này ra. Nếu người có thể thọ trì đọc tụng kinh này thì sẽ sanh tâm thanh tịnh. Trong tâm thanh tịnh, vô tướng vô trụ, thật sự là thành tựu pháp hi hữu tối thượng đệ nhất.

 

Giảng nghĩa

 

 

Phật lại bảo : “ này Tu Bồ Đề ! nếu có người tuỳ chỗ nào mà diễn thuyết kinh này, nhẫn đến một bài kệ 4 câu…khiến cho người nghe kinh tiêu trừ vọng niệm, nên biết một quyển chơn kinh này, bèn ở trong thân chỗ này, bèn có thể cảm động Bồ Tát thần minh của thiên đạo, chúng sanh của nhân đạo, ác ma của A Tu La đạo…đều đến cúng dường dâng hương hoa đảnh lễ giống như kính ngưỡng tháp miếu tượng phật, huống chi có người có thể thọ trì đọc tụng kinh này nhiều lần để cầu ngộ tánh. Phật lại bảo : “ này Tu Bồ Đề ! có thể biết rằng loại người này chính là thành tựu ở pháp vô thượng Bồ Đề ( pháp A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề ). Phải biết rằng tự tâm tức là phật, chứ chẳng phải đắc được từ bên ngoài. Cho nên kinh điển này ở tại nơi nào thì chỗ đó chính là có đức phật. Có thể nói rằng như thể cùng ở với tam bảo đệ tử của phật, sao lại có cái lí chẳng thành tựu, sao lại chẳng khả tôn khả trọng ?

Số lượt xem : 344