Huyền Quan Tu Trì Quan ( Phần 9 )
金鎖玄關留不住,行於異類且輪迴,到得恁麼田地,方可為人師。
Kim toả huyền quan lưu bất trụ, hành ư dị loại thả luân hồi, đáo đắc nhẫm ma điền địa, phương khả vi nhân sư.
出處:卍新纂續藏經第六十八冊,古尊宿語錄卷第三十三。
Xuất xứ : Vạn Tân Toản Tục Tạng Kinh quyển 68, Cổ Tôn Túc Ngữ Lục quyển 33.
經文:金鎖玄關留不住,行於異類且輪迴。到得恁麼田地,方可為人師。如今去聖時遙,人多懈怠。尋常說正法、像法、末法。山僧道法無正像末,佛法常在世間,得時便是正法,失時便是像末法。諸人決然要辦,此事緊要,是出生死,然本無生死可得,何故?三際求之不可及,先佛道,過去心不可得,現在心不可得,未來心不可得。
Kinh văn : Kim toả huyền quan lưu bất trụ, hành ư dị loại thả luân hồi. Đáo đắc nhẫm ma điền địa, phương khả vi nhân sư. Như kim khứ thánh thời diêu, nhân đa giải đãi. Tầm thường thuyết chánh pháp, tượng pháp, mạt pháp. Sơn tăng đạo pháp vô chánh tượng mạt, phật pháp thường tại thế gian, đắc thời tiện thị chánh pháp, thất thời tiện thị tượng mạt pháp. Chư nhân quyết nhiên yếu bạn, thử sự khẩn yếu, thị xuất sanh tử, nhiên bổn vô sanh tử khả đắc, hà cố ? tam tế cầu chi bất khả cập, tiên phật đạo, quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc.
Giải thích nghĩa kinh văn :
Cổ Tôn Túc Ngữ Lục là do Vị Trách Tạng Chủ đời Tống biên tập, là một bộ ngữ lục quan trọng của Thiền Tông vào 5 đời cuối đường đến sơ kì Nam Tống. Sách này tổng cộng có 48 quyển, tập hợp lại ngôn hạnh lục của tổng cộng 37 nhà Thiền Sư, trên từ Nam Nhạc Hoài Nhượng, dưới đến 16 đời Phật chiếu đức quang phía dưới Nam Nhạc, trong đó Thanh Nguyên một hệ có 5 vị, Nam Nhạc một hệ có 32 vị. Mà thu lục trong Nam Nhạc một hệ nhiều nhất là Lâm Tế Tông, tình trạng này nói rõ địa vị độc thịnh của Lâm Tế Tông lúc bấy giờ và mức độ xem trọng của mọi người đối với dòng thiền Lâm Tế. Bộ ngữ lục có một số ấn chứng đi sâu vào thấu triệt đối với việc người tu hành phải cung thỉnh thiên mệnh minh sư mở ra khoá vàng huyền quan, ví dụ như sau :
「金鎖玄關留不住。行於異類且輪迴」( kim toả huyền quan lưu bất trụ, hành ư dị loại thả luân hồi ):khoá vàng huyền quan nếu chưa được thiên mệnh minh sư mở ra, ngưng ở nơi bổn tánh nên biết ngưng, hậu quả của nó sẽ là rơi vào dị loại, tiến đến lục đạo, thay đổi diện mạo, luân hồi không ngừng.
「到得恁麼田地。方可為人師」(đáo đắc nhẫm ma điền địa, phương khả vi nhân sư ):
đắc đạo chính là tiếp nhận chỉ điểm của thiên mệnh minh sư, biết được phương thôn bảo điền của mình ở đâu thì có thể trở thành trượng phu; Thầy của người, trời; Phật.
「如今去聖時遙,人多懈怠」( như kim khứ thánh thời diêu, nhân đa giải đãi ):
Hiện tại lúc này, rời khỏi Thánh Hiền Tiên Phật đã xa xôi lắm rồi, căn cơ của chúng sanh chẳng đủ, thân tâm phóng túng, chẳng biết phấn chấn tinh thần, nỗ lực hướng lên để truy cầu phật pháp giải thoát phiền não sanh tử.
「尋常說正法、像法、末法。山僧道法無正像末」( tầm thường thuyết chánh pháp, tượng pháp, mạt pháp. Sơn tăng đạo pháp vô chánh tượng mạt ) : thường nói rằng phật pháp chia làm 3 thời kì, tức là thời kì chánh pháp, thời kì tượng pháp, thời kì mạt pháp. Thế nhưng Vị Trách tiền hiền cho rằng phật pháp của pháp bình đẳng thường trụ tại thế gian, phổ độ chúng sanh, vốn dĩ chẳng có cái phân biệt gọi là thời kì chánh pháp, thời kì tượng pháp, thời kì mạt pháp
「佛法常在世間,得時便是正法,失時便是像末法」( Phật pháp thường tại thế gian, đắc thời tiện thị chánh pháp, thất thời tiện thị mạt pháp ) : Phật pháp chia làm bình đẳng pháp và vô thượng pháp, thường trụ tại thế gian, phổ độ chúng sanh. Nếu chúng sanh tình cờ gặp Đại Thiện Tri Thức truyền thụ cho Bồ Đề Chánh Pháp thì là gặp được chánh pháp, mất đi thời cơ, chưa đắc được Đại Thiện tri Thức truyền thụ đại đạo, chỉ là nghe được bình đẳng pháp, đấy là thuộc về tượng pháp
「諸人決然要辦,此事緊要」 ( chư nhân quyết nhiên yếu bạn, thử sự khẩn yếu ) :
Chư vị những người tu hành có duyên nếu phát nguyện muốn tham dự tu bàn đạo để truy cầu Bồ Đề chánh pháp cao hơn thì Phật sự này vô cùng quan trọng.
「是出生死,然本無生死可得,何故?」( thị xuất sanh tử, nhiên bổn vô sanh tử khả đắc, hà cố ? ) Chuyện gì là chuyện quan trọng nhất đây ? bởi vì liên quan đến phật sự quan trọng của việc ra khỏi biển khổ sanh tử, thoát li lục đạo luân hồi; nhưng mà đắc đạo chỉ là khôi phục bổn lai diện mục thanh thanh tịnh tịnh của mình mà thôi, cho nên nói chẳng có phương pháp siêu sanh liễu tử khả đắc, đấy là vì sao ?
「三際求之不可及,先佛道」( Tam tế cầu chi bất khả cập, tiên phật đạo ): Bởi vì tam tâm cầu chi bất khả đắc, phải làm tới tâm tâm bất khả đắc, vô cùng khó khăn, làm thế nào mới làm được đây ? vậy thì phải bắt tay vào từ pháp môn tu hành của phật, đạo thì mới có thể làm được.
「過去心不可得,現在心不可得,未來心不可得」( quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc ). Cái gì là tam tâm bất khả đắc ? đáp án là tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc, tâm vị lai cũng bất khả đắc.
Diễn nghĩa mở rộng :
Số Thiền Sư mà Cổ Tôn Túc Ngữ Lục đã thu lục không nhiều bằng thu lục của Ngũ Đăng Hội Nguyên, nhưng đối với việc ghi thuật lại ngôn hạnh của Thiền Sư thì tương đối tường tận, có vết tích, niêm cổ, kệ tụng, tấu văn và đối đáp với Đế Vương, đã bù đắp những chỗ không đầy đủ của Đăng Lục khác. Thông qua Cổ Tôn Túc Ngữ Lục, không chỉ có thể hiểu tình hình chung của thời kì Thiền Tông phồn thịnh, còn có thể quán sát tư tưởng của những nhân vật đại biểu chủ yếu của Thiền Tông. Nó là tư liệu lịch sử không thể thiếu để nghiên cứu thiền tông, đặc biệt là thời kì cực kì phồn thịnh của Thiền Tông. Tu hành thì quan trọng nhất chính là phải cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khoá vàng huyền quan mới có thể hội kiến Tự Gia Bồ Tát, sau đó hạ công phu nơi Tự Gia Bồ Tát mới có thể viên mãn tâm tánh, liễu nguyện hoàn hương. Nếu khoá vàng huyền quan chưa có Thiên Mệnh Minh Sư mở ra, giống như chưa tìm thấy điểm trung tâm của bánh xe, ngưng ở chỗ nên ngưng, thì linh tánh giống như bánh xe vậy, xoay chuyển không ngừng.
Chúng sanh sau khi về già trăm tuổi, linh tánh từ bàng môn đi ra, vào tứ sanh lục đạo, vĩnh viễn sẽ không ngừng, vĩnh viễn luân hồi tiếp. Lục đạo luân hồi, đối với 6 bàng môn ( cửa bên ). 6 cửa bên này chính là mắt, tai, mũi, miệng, rốn, cung nê cửu. Con người đến lúc lâm chung, thân thể cứng đơ, sắc mặt, ngũ quan có vẻ kinh hãi, trạng thái biến hình thì linh tánh đã rơi vào Tứ Sanh Lục Đạo. Ví dụ như linh tánh từ những chỗ như tai, mắt, mũi, miệng, cung nê cửu, thần khuyết ( rốn ) đi ra sẽ rơi vào những dị loài như thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, hoá sanh …hoặc hai đạo phú quý, bần tiện, tiến đến con đường lục đạo luân hồi, thay đổi diện mạo, luân hồi lục đạo, vĩnh viễn không ngừng. Người đắc đạo, lúc lâm chung, linh tánh từ chỗ nên ngừng - huyền quan khiếu đi ra, tự nhiên không đi 6 cửa bên của lục đạo, cho nên sắc mặt như sống, thân thể tứ chi tự nhiên, sắc thân mềm mại, mặt mang nụ cười, thậm chí có dị hương khắp phòng, đủ để chứng tỏ ấn chứng linh tánh đã đăng cực lạc, chân thật bất hư, cho nên Cổ Tôn Túc Ngữ Lục nói :
「金鎖玄關留不住。行於異類且輪迴」( kim toả huyền quan lưu bất trụ. Hành ư dị loại thả luân hồi ). Đắc đạo chính là cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư, chỉ ra trung đạo chí thiện bảo địa mà linh tánh nên biết ngưng, giống như trồng rau quả, tìm được mảnh đất của tự mình để gieo giống thì thu hoạch mới là của mình. Nếu muốn trồng rau quả, lại trồng trọt trên mảnh đất của người khác, cuối cùng người khác gặt hái đi rồi, chẳng phải là lãng phí công phu đó sao ? Người tu hành có thể cung thỉnh thiên mệnh minh sư chỉ điểm phương thôn bảo địa của tự mình, sau đó hạ công phu trên phương thôn bảo địa của tự mình thì có thể thành tựu tất cả đạo nghiệp. Bởi vì sau khi tìm thấy phương thôn bảo địa của bản thân, hạ công phu tại phương thôn bảo địa của bản thân thì có thể minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Phẩm Hành Do của Lục Tổ Đàn Kinh, Ngũ Tổ biết Lục Tổ đã khai ngộ bổn tánh, bảo với Lục Tổ rằng : 「不識本心,學法無益。若識自本心,見自本性,即名丈夫、天人師、佛。」( bất thức bổn tâm, học pháp vô ích. Nhược thức tự bổn tẩm, kiến tự bổn tánh, tức danh trượng phu, thiên nhân sư, Phật ). Nếu có thể nhìn thấy bổn tánh của tự mình, nhận biết được chân tâm của bản thân, tự có thể vạn pháp vô ngại, cho dù tự tánh có thể khởi vạn chủng tâm, nhưng lại không vì ngoại tướng mà dao động, biết tất cả vạn sự vạn vật của phàm giới nhưng không một việc gì có thể quải ngại ( làm trở ngại chẳng thông ), nếu có thể như thế thì gọi là đại trượng phu, có thể trở thành đạo sư của người trời, thậm chí ngộ được phật tánh, trở thành phật thoát li tam giới - vị Đại Giác, như vậy mới thật sự là người đắc đạo, cho nên Cổ Tôn Túc Ngữ Lục nói :
「到得恁麼田地。方可為人師」(đạo đắc nhẫm ma điền địa, phương khả vi nhân sư ). Phật Thế Tôn đã nhập Niết Bàn hơn 2550 năm rồi ( Tây Nguyên trước năm 623 nhập Niết Bàn ), hiện tại thời kì rời khỏi chánh pháp đã vô cùng xa xôi rồi, giờ đây ở đúng vào thời kì mạt pháp, những chúng sanh chịu sự huân nhiễm của tửu sắc tài khí, danh lợi ân ái ngày càng thâm trọng, thân tâm uể oải buông thả, phóng túng quá mức, không biết truy cầu đại đạo siêu sanh liễu tử vô cùng nhiều, cho nên Cổ Tôn Túc Ngữ Lục nói : 「如今去聖時遙,人多懈怠」( như kim khứ thánh thời diêu, nhân đa giải đãi ). Sau khi Thế Tôn diệt độ, chánh pháp một nghìn năm, tượng pháp một nghìn năm, mạt pháp một vạn năm.
Thích ca Mâu Ni Phật diệt độ đã hơn 2550 năm rồi ( Tây Nguyên 2012 ), hiện tại đúng là lúc mạt pháp. Phật Pháp là sau khi phật nhập diệt 1000 năm truyền đến Trung Quốc, cho nên Phật pháp truyền đến Trung Quốc là vào thời kì tượng pháp 2000 năm, Phật Pháp là vào thời Hán Minh Đế của Triều Hán truyền vào Trung Quốc, từ thời điểm đó bắt đầu chính là tượng pháp 1000 năm, đến đời Đường vẫn là thời kì tượng pháp, đến triều Tống thì bắt đầu là thời kì mạt pháp một vạn năm. Đến triều Minh, triều Thanh, cho đến nay cũng là thời kì mạt pháp. Người bình thường đều cho rằng phật pháp phân làm 3 giai đoạn, thời kì chánh pháp, thời kì tượng pháp, thời kì mạt pháp, nhưng Vị Trách tiền hiền cho rằng phật pháp của pháp bình đẳng thường tại thế gian, phổ độ chúng sanh, vốn dĩ chẳng có cái gọi là 3 thời kì chánh pháp, tượng pháp, mạt pháp, bởi vì mỗi thời kì đều có Tổ Sư trụ thế, lúc đó việc truyền và nhận Bồ Đề chánh pháp là thời kì đơn truyền, bởi vì thời cơ vẫn chưa tới lúc đại khai phổ độ, cho nên pháp vô thượng là chọn người mà truyền thụ, do vậy chẳng có phân biệt như chánh pháp, tượng pháp, mạt pháp, do vậy Cổ Tôn Túc Ngữ Lục nói :
「尋常說正法、像法、末法。山僧道法無正像末」( tầm thường thuyết chánh pháp, tượng pháp, mạt pháp. Sơn tăng đạo pháp vô chánh tượng mạt ) . Bồ Đề chánh pháp là pháp môn vô thượng muốn cho người cầu đạo tức khắc khai ngộ, một kiếp giải thoát, giống như bệnh lâu gặp được thầy thuốc giỏi. Vô thượng tâm ấn đại pháp, chỉ có một cánh cửa, chỉ cần mở cánh cửa này ra, kho báu bèn ở trong đó, đấy là chỗ mà Bồ Đề chánh pháp thù thắng hơn các pháp môn bình thường. Cổ Tôn Túc Ngữ Lục quyển 1 ghi chép :
Đường Triều khai nguyên niên gián, Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất đến chùa Nam Nhạc Bát Nhã. Ông chẳng nghe kinh, cũng chẳng thỉnh thị phật pháp, cả ngày đều tĩnh toạ tham thiền.
Hoài Nhưỡng Thiền Sư bèn hỏi ông : “Ông mỗi ngày ngồi thiền vì cái gì ? ” Mã Tổ bèn trả lời rằng : “ muốn thành Phật ”.
Hoài Nhưỡng Thiền Sư gật gật đầu chẳng phát ra một lời thì rời khỏi, có một hôm ở trước mặt Mã Tổ cầm miếng gạch lên mài trên đá. Mã Tổ cảm thấy lúng túng khó hiểu bèn hỏi : “ Thiền Sư mài gạch để làm gì ? ”
Hoài Nhưỡng Thiền Sư trả lời rằng : “ mài gạch thành gương ! ”. Mã tổ nghe rồi rất kinh ngạc, bèn hỏi : “ mài gạch làm sao có thể thành gương được ? ”.
Hoài Nhưỡng Thiền Sư lập tức phản vấn ông : “ gạch nếu đã mài không thành gương, vậy ngồi thiền sao lại có thể thành Phật ? ”.
Mã Tổ nghi hoặc hỏi : “ làm sao mới có thể thành Phật ? ”
Hoài Nhưỡng Thiền Sư trả lời : “ cũng giống như bò kéo xe vậy, nếu xe bất động rồi, ông muốn đánh xe chăng ? hay là đánh bò ? ”
Hoài Nhưỡng Thiền Sư lại nói tiếp : “ông học ngồi thiền hay học làm phật ? nếu ông muốn ngồi thiền, thiền vốn không tồn tại ở trên hình thức ngồi nằm, nếu muốn học làm phật, phật cũng chẳng có hình tướng thường trụ bất biến. Tất cả pháp vốn là vô trụ, ở pháp vô trụ, không nên có chỗ chấp chước lấy xả được. Nếu cứ mãi chấp chước ở tướng ngồi, vĩnh viễn không có cách nhìn thấy phật pháp ”.
Tĩnh toạ chỉ là một loại phương pháp tu thiền, tuyệt đối không phải là mục đích của người tu thiền. Tĩnh toạ phải có thể phản quán tự chiếu mà rửa sạch tâm trí, dẹp bỏ vọng tưởng tạp niệm, nếu có thể tụ tinh hội thần mà toàn thần quán chú ( hoàn toàn tập trung tinh thần, chuyên tâm nhất ý ) nhìn thấu chân tướng của vạn sự vạn pháp, không vì phiền não của sanh diệt vô thường mà rối rắm, nếu đem việc tĩnh toạ tu thiền xem là một loại pháp môn thành tiên làm phật, vậy thì tĩnh toạ sẽ hướng tới hình thức bề ngoài, dụng tâm sai mà ưu tiên sai, khiến cho người tu thiền mê hoặc ở trong đó, giống như lái chiếc xe bò không nhúc nhích, không biết lùa bò mà lại đánh xe dữ dội tới tấp thì xe vĩnh viễn cũng không nhúc nhích, rốt cuộc lãng phí tinh lực mà chẳng ích gì. Gạch là không thể mài thành gương được, cho nên tĩnh toạ thật sự không thể thành Phật. Tĩnh toạ không biết dụng tâm thì chỉ có thể tôi luyện tốt cái chân, tuy là một loại oai nghi, cũng có tác dụng có thể khiến cho tâm có sự an định, chỉ là không thể đem sự an định của tâm xem là khai ngộ.
Ngũ Tổ bảo Huệ Năng rằng : “ Bất thức bổn tâm, học pháp vô ích, nhược thức tự bổn tâm, kiến tự bổn tánh, tức danh trượng phu, thiên nhân sư, phật ”. Từ khai thị của Tổ Sư, khiến cho chúng ta càng hiểu mở trí tuệ là ở nơi tâm, chứ không phải là ở ngồi thiền. Hiện nay người bình thường vẫn thích tĩnh toạ, thường đem tĩnh toạ xem là một loại pháp môn, ngộ nhân cho rằng ngồi càng lâu càng tốt, muốn từ đây minh tâm kiến tánh, vậy thì dụng tâm sai rồi, giống như mài gạch thành gương vậy, đạo lý cũng như nhau. Chỉ có đắc thụ Bồ Đề chánh pháp, tích cực tu bàn là quan trọng nhất, mới có thể liễu thoát sanh tử luân hồi, đắc chứng bỉ ngạn, cho nên Cổ Tôn Túc Ngữ Lục nói : 「諸人決然要辦,此事緊要」( chư nhân quyết nhiên yếu bạn, thử sự khẩn yếu ). Bởi vì tiếp nhận Đại Thiện Tri Thức truyền thụ cho Bồ Đề Chánh Pháp khiến chúng ta biết con đường quang minh thật sự trước mắt của việc sanh đến chết đi, hạ công phu nơi bổn tánh, tích cực tu bàn, phước tuệ song tu, nội ngoại cần ( cù ) tu mới có thể khiến chúng ta khôi phục bổn lai diện mục thanh thanh tịnh tịnh. Thiên Mệnh Minh Sư chỉ điểm con đường quang minh chân thật chỉ là chỉ dẫn tính chất mà thôi, thật ra chẳng có pháp có thể đắc, vẫn là phải chúng ta tự ngộ tự giải mới có thể công nguyện thành tựu, rời khổ đắc lạc. Kim Cang Kinh Trang Nghiêm Tịnh Thổ phần đệ thập viết :
「佛告須菩提,於意云何?如來昔在燃燈佛所,於法有所得不,不也,世尊,如來在燃燈佛所,於法實無所得。」
( Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: "Ý của ông nghĩ thế nào? Thuở xưa, hồi ở chỗ đức Phật Nhiên-Đăng, đức Như-Lai có chứng đắc nơi pháp chăng?" "Bạch đức Thế-Tôn! Không. Hồi ở chỗ đức Phật Nhiên-Đăng, nơi pháp, đức Như-Lai thiệt không có chỗ chứng đắc." )
Phật Như Lai trong kim cang kinh phần thứ 10 hỏi Tu Bồ đề rằng :
「須菩提,你的意思怎麼樣?如來我從前在燃燈佛的地方,明白自性的當下,於佛法上有所得嗎?須菩提回答說:『世尊呀!我師父如來昔時在燃燈佛那裡,經過燃燈佛授記,在頓悟自性的當時,只是恢復本性的光明,於佛法上並無所得』」。
( Tu Bồ Đề, ý của ông như thế nào ? Như Lai ta khi xưa ở chỗ đức Phật Nhiên Đăng, hiểu rõ cái tức thời của bổn tánh, có chỗ chứng đắc nơi phật pháp chăng ? Tu Bồ Đề trả lời rằng : “ Bạch Thế Tôn ! Như Lai sư phụ của con khi xưa ở chỗ của đức Nhiên Đăng Cổ Phật, thông qua Nhiên Đăng Cổ Phật thọ kí, vào cái lúc ấy đốn ngộ tự tánh chỉ là khôi phục sự quang minh của bổn tánh, chứ chẳng có chỗ chứng đắc nơi phật pháp ” ) . Có thể thấy ý nghĩa của việc tiếp nhận Thiên Mệnh Minh Sư chỉ điểm nơi ở của bổn tánh là : muốn chúng ta thụ dụng bổn tánh, khiến cho quân thần định vị, trói buộc tạp niệm, chuyển thức thành trí, khế nhập chân không, không đến cực điểm, đến cảnh giới không, có chỗ chứng đắc hoặc không có chỗ chứng đắc cũng đều không có thì mới có thể chân không diệu hữu, hiển hiện đức hạnh mĩ thiện, đấy là phương pháp cầu đạo khôi phục bổn tánh, cho nên nói là không có chỗ chứng đắc.
Hoạt Phật Sư Tôn trong giải thích đơn giản rõ ràng Kim Cang Kinh nói rằng : “ ví như một người bị mắc bệnh đục thuỷ tinh thể, Bác sĩ loại trừ đi bệnh cho anh ta, khiến cho người mắc bệnh khôi phục quang minh, quang minh là của bản thân người mắc bệnh vốn có, chứ không phải là do bác sĩ cho, đạo lý cũng như vậy ”. Tâm Kinh viết : “ dĩ vô sở đắc cố, Bồ Đề Tát Đoả ”. Bởi vì không có chỗ chứng đắc, cho nên thành tựu Bồ Tát. Thanh Tịnh Kinh viết : 「雖名得道,實無所得,為化眾生,名為得道,能悟之者,可傳聖道」( tuy danh đắc đạo, thật vô sở đắc, vi hoá chúng sanh, danh vi đắc đạo, năng ngộ chi giả, khả truyền Thánh Đạo ). Lục Tổ Đàn Kinh viết :「萬法盡通,萬法具備,一切不染,離諸法相,一無所得,名最上乘。」
( vạn pháp đều thông đạt, vạn pháp đầy đủ, tất cả chẳng nhiễm, lià các pháp tướng, trọn vô sở đắc , gọi là tối thượng thừa. )
Nay Điểm truyền sư lãnh thiên mệnh, vẽ một vòng tròn trước mắt của người cầu đạo mới, đấy là khế nhập chân không, hiển lộ vô cực đi theo bạn, lại điểm một điểm, hiển lộ diệu hữu, cũng có nghĩa là hiển lộ đức hạnh thiện mĩ, đấy là pháp môn tu hành thượng thượng thừa nhất, ý nghĩa giống với trước đây Phật Thích Ca Mâu Ni ở chỗ của đức Nhiên Đăng Cổ Phật thiệt không có chỗ chứng đắc nơi pháp, cho nên Cổ Đức Tôn Túc Ngữ Lục nói :
「是出生死,然本無生死可得,何故。」( thị xuất sanh tử, nhiên bổn vô sanh tử khả đắc, hà cố ), có thể thấy rằng tiếp nhận thiện tri thức truyền thụ đại đạo, chỉ là chỉ điểm bổn lai diện mục của mình, khôi phục kho báu nhà mình, chứ không phải là đắc được châu báu gì đến từ bên ngoài, cho nên không thể tồn cái tam tâm có chỗ chứng đắc. Nếu vẫn chưa gặp được Thiện tri thức truyền thụ cho đại đạo, có thể trước hết tu trì từ các giáo môn như Phật, đạo, chờ đợi thời cơ nhân duyên đến rồi, lại cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư truyền thụ cho đại đạo, cho nên Cổ Tôn Túc Ngữ Lục nói : 「三際求之不可及,先佛道」( Tam tế cầu chi bất khả cập, tiên phật đạo ).
Người tu hành đối với tam tâm - tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai đều bất khả đắc, bởi vì có chỗ đắc thì có chỗ mất. Mỗi người đều có 3 loại tâm quá khứ, hiện tại và vị lai, nhưng 3 loại vọng tâm này đều là sự chấp chước, mộng tưởng, điên đảo của con người trong cái không mà sinh có, giống như mặt trăng có mờ tỏ, tròn khuyết, nhưng đều không phải là bổn lai diện mục của trăng. Có một câu chuyện lưu truyền rất rộng rãi : có một vị Đắc Sơn Đại Sư, tục họ Chu, bởi vì nghiên cứu tỉ mỉ Kim Cang Kinh, cho nên người đời gọi ông là “ Chu Kim Cang ”. Đắc Sơn Đại Sư thấy thiền học phương nam lúc ấy đại thịnh, các thiền sư chủ trương “ trực chỉ nhân tâm, kiên tánh thành Phật ”, trong lòng rất không phục, cho nên gánh lấy tác phẩm đã vất vả cả đời sáng tác – Thanh Long Sớ Sao, chuẩn bị tìm các Thiền sư so tài cao thấp. Giữa đường, bởi vì Đại Sư bụng đã đói rồi, chuẩn bị mua một ít bánh làm dịu cơn đói, chẳng ngờ công lực của bà lão bán bánh phi phàm bất ngờ hỏi ông ta :
“ông cả đời giảng kinh kim cang, trên kinh nói : “ quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc ”, ông có thể nói với tôi : ông muốn dùng tâm nào để mua bánh ăn không ? ”. Đại Sư tuy trong đầu đầy kinh luận, đột nhiên trải qua một lần bị hỏi này, bất ngờ đã bị khảo đảo rồi. Đại Sư vì sao bị khảo rớt vậy ? bởi vì cái “ vọng tâm ” của ông ta vào cái khoảnh khắc đột nhiên nghe thấy vấn đề, sanh trào ra một chuỗi vọng tưởng điên đảo – tâm trạng dao động lên xuống, giống như sóng lớn dữ dội, ồ ạt tràn ngập mà đến, nhất thời sao chống lại nổi.
Đương nhiên, đấy chỉ là một công án ( câu chuyện ) của cửa Phật, đem nó xem như là một khải thị thì được, không thể cứ học vẹt kinh văn, phải biết học linh hoạt, dùng linh hoạt, nếu không cứ câu nệ ( dính chặt ) trên văn tự, vĩnh viễn sẽ không có ngày khai ngộ. Sau đó, ông ta đến thỉnh thị Long Đàm Thiền Sư, bắt đầu ngộ ý của Đạt Ma Tổ Sư đến từ Ấn Độ, nhận biết ra cái tâm bổn lai, đem quyển Sớ Sao ra đốt, nói rằng : 「窮諸玄辯,如一毫置於太虛;竭世樞機,似一滴投於巨壑。」"Cùng chư huyền biện, như nhất hào trí ư thái hư. Kiệt thế xu ki, tự nhất tích đầu ư cự hác" (Tột cùng của biện luận thâm huyền, như sợi lông đặt giữa hư không; mọi thứ thiết yếu trong đời, giống giọt nước gieo nơi biển lớn). Cho nên, Cổ Tôn Túc Ngữ Lục nói : “ quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc ”
Chú thích hàm nghĩa :
Nhất hào : là chân ngôn cảnh tỉnh đời, là đạo điểm đăng ( thắp đèn ).
Thái hư : chân như tánh hải.
Đạo điểm đăng truyền nhân ( thắp đèn truyền cho người, một truyền mười, mười truyền trăm…; dùng một đèn truyền cho người, đèn diệt lửa tắt, ngưng tại một !
Tu trì tâm đắc :
Từ ghi chép của Vạn Tân Toản Tục Tạng Kinh quyển 68, Cổ Tôn Túc Ngữ Lục thứ 33, giải thích tu đạo nếu như chưa cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khoá vàng huyền quan, sẽ rơi vào trong tứ sanh lục đạo, luân hồi không ngừng, khẳng định sự thù thắng và tôn quý của việc tu đạo phải cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khoá vàng huyền quan. Bởi vì cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khoá vàng huyền quan mới có thể tìm thấy tự gia bồ tát, giống như tìm thấy mảnh đất của mình ở đâu, sau đó dùng phương pháp cày sâu gieo cạn, nỗ lực cày cấy, cuối cùng mới có thu hoạch tốt, đạo lí là như nhau. Tu đạo nếu có thể nhìn thấy bổn tâm của tự mình, ngộ bổn tánh mình, thì có thể trở thành trượng phu, thiên nhân sư, Phật. Tuy nay đã rời khỏi Phật Thế Tôn đã rất lâu rồi, chúng sanh bị những thói xấu ô nhiễm quá sâu, căn cơ lại không đủ, biếng nhác thành tánh, tương đối khó mà độ hoá.
Tuy rằng Phật pháp chia làm 3 thời kì chánh pháp, tượng pháp, mạt pháp, nhưng mỗi thời kì đều có Tổ Sư ứng thế, chỉ là trước kia đơn truyền độc thụ, các nguyên thai phật tử đắc đạo không phải là nhiều. Cổ Tôn Túc Ngữ Lục nhấn mạnh một việc quan trọng nhất trên đời chính là nhanh chóng tu bàn đạo, nếu cơ duyên chưa đến, vẫn chưa đắc được vô thượng pháp, có thể trước hết bắt đầu tu trì từ các giáo môn bình thường, chờ đợi nhân duyên đến rồi, sau khi tiếp nhận điểm truyền của Minh Sư, cũng phải buông xuống cái tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai, không được khởi vọng tưởng chấp chước, tu trì nội công ngoại quả để khôi phục bổn lai diện mục thanh thanh tịnh tịnh, mới có thể công nguyện thành tựu, liễu nguyện hoàn hương.
金鎖玄關超凡入聖登聖域
三天大事講辦學修共歸根
Kim Toả Huyền quan siêu phàm nhập thánh chứng thánh vực
Tam thiên đại sự giảng bàn học tu cộng quy căn
Số lượt xem : 513