BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Quy Y Giác ( Tam Bảo và Quy Y Tự Tánh Tam Bảo )

Tác giả liangfulai on 2023-06-30 22:09:13
/  Quy Y Giác   ( Tam Bảo và Quy Y Tự Tánh Tam Bảo )

Bảo thứ 1 : “ Huyền Quan Khiếu ” là diệu khiếu của “ Quy y Giác 

 

Thế nào gọi là “ Quy y Giác ” ? tức là từ trong sự điên đảo mê hoặc mà quay đầu nương nhờ vào bổn giác của tự tánh.


Cái gì gọi là điên đảo mê hoặc đây ? chính là chẳng biết chơn tướng của nhân sanh vũ trụ. Khi mê thì có mười pháp giới ( Tứ Thánh – Phật, Bồ Tát, Bích Chi Phật, A La Hán. Lục Đạo – Thiên Đạo, Nhân Đạo, A Tu La, Súc Sanh Đạo, Ngạ Quỷ Đạo, Địa Ngục Đạo ) vả lại thế gian có nhân quả của thế gian, xuất thế gian có nhân quả của xuất thế gian. “ Lục đạo ” có luân hồi có báo ứng, chẳng mảy may sai sót.

 


 

 

Hễ một khi đã giác ngộ rồi thì chẳng có mười pháp giới nữa, mà là “ nhất chơn pháp giới ”. Người giác ngộ biết rõ tất cả đều là hư vọng cả, chính là cái mà “ Kim Cang Kinh ” đã nói : “ phàm cái gì có tướng đều là hư vọng ”. Do chúng sanh chấp mê, chẳng biết rằng vạn pháp đều là hư vọng cả, vẫn cứ cảm thấy rằng thế gian có rất nhiều thứ đáng để chúng ta đi theo đuổi.

 

 

Người đời theo đuổi cái gì đây ? Chẳng ngoài hai chữ danh lợi ! Thật ra những danh lợi này thật sao ? vẫn thường hay có câu nói rằng “ đời người như giấc mộng ”, ở trong cảnh mộng, tất cả mọi cảnh ngộ quả thật là rất thật, hễ một khi tỉnh lại rồi thì là chẳng có được gì cả, như “ Kinh Hoa Nghiêm, phẩm nguyện hạnh Phổ Hiền ” đã nói : “ người này lúc lâm chúng, phút cuối cùng, tất cả căn thân đều hư hoại, tất cả thân thuộc đều phải bỏ lìa, tất cả oai thế đều thối thất, cho đến các quan phụ tướng đại thần, cung thành trong ngoài, voi ngựa xe cộ, trân bảo kho đụn v.v... Tất cả đều không đem một món nào theo được ”, do đó hiện tại tuy rằng có danh vọng, giống như rất là thật, thế nhưng vô thường đến một cái, cái gọi là “ sanh chẳng mang đến, chết chẳng mang đi ”, rốt cuộc là hai bàn tay trống không.

 

Có thể rằng khi chúng ta hai tay trống không rời khỏi thế gian vẫn chưa thể giác ngộ được tất cả những thứ này của thế gian đều là giả, bởi vì vẫn chưa kiến tánh được giác tỉnh ( tỉnh giấc ) lại. Do đó một giấc mộng này kết thúc rồi, lại tiếp tục đi làm một giấc mộng khác. Đi đâu đây ? Đương nhiên là tuỳ theo nghiệp vãng sanh; tuỳ theo sự lôi kéo của nghiệp lực, lại đến một nơi khác, đi làm một giấc mộng khác. Giấc mộng lớn đời người này chẳng phải là cũng giống với cảnh mộng của giấc ngủ đó sao ?

 

 

 

 Đợi đến khi có một ngày tỉnh lại rồi, thế nào mới được xem là tỉnh lại đây ? Chính là “ khai ngộ kiến tánh ”; “ kiến tánh ” mới là sự giác tỉnh ( thức tỉnh, tỉnh giấc ) thật sự. Lúc này mới hoắt nhiên đại ngộ, thì ra là tất cả những thứ này đều là hư vọng cả, giống như điều mà  “ Chứng Đạo Ca ” đã nói :

“ Đốn giác liễu Như Lai thiền

Lục Độ vạn hạnh thể tròn viên

Trong mộng rõ ràng có sáu nẻo

Giác rồi rỗng không vô Đại Thiên 

 

Do vậy mà người đời theo đuổi danh, đều là hư danh. Nếu như chẳng tu đạo, làm sao mà biết được có chơn danh bồ đề niết bàn chơn thật vĩnh hằng đây ?

Lại nữa, tất cả những sự giàu sang phú quý, tiền tài vật chất danh lợi của thế gian có phải là có thể theo đuổi không ? Khi nãy đã nói qua, tất cả mọi thứ trên đời, lúc vãng sanh vẫn cứ là chẳng mang theo được, là theo đuổi chẳng được. Cho dù là trong cảnh giới mê ảo, tiền tài phú quý cũng chẳng phải là thứ theo đuổi đắc được. Vì sao vậy ? Bởi vì tuy rằng ở trong cảnh mê cũng là có công lí, có định lí cả. Nên biết rằng có bố thí, có gieo giống mới có thể có sự thu hoạch, cũng duy chỉ có tài thí mới có thể đắc được tiền tài phú quý, đấy là điều tất nhiên.

 

Hôm nay cái mà chúng ta vất vả khổ sở theo đuổi là cái gì ? là những phước báo mà kiếp trước đã tu. Nếu đã là như vậy, chúng ta chẳng đi theo đuổi, phước báo liệu sẽ biến mất chăng ? Tuyệt đối sẽ không. Những cái nên là của bạn thì là của bạn, không nên là của bạn thì dù có cưỡng cầu cũng không được. Do đó nhất định cần phải hiểu rõ rằng kiếm tiền phải dựa vào phước báo, do đó chẳng cần phải dốc tận hết sức của cả đời để đi theo đuổi những phước báo chẳng thật ấy, để tránh chỉ có để lại những hối tiếc của “ chết rồi nào từng ở trong tay ? ”

 

Hôm nay khai quang cầu đạo, tu đạo rồi, biết được rằng tự tánh có bảo tạng vô cùng vô tận, chờ đợi chúng ta đi khai thác.

 

 

Ma Ni Bảo Châu hiện ra trở lại, chiếu sáng soi khắp cả mười phương

 

 

Mã Minh Bồ Tát trong “ Đại Thừa Khởi Tín Luận ” nói rõ rằng bổn giác là cái vốn có. Có một bài kệ nói rằng : “ Phật tại Linh Sơn mạc viễn cầu, Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu, nhân nhân hữu cá linh sơn tháp, hảo hướng linh sơn tháp hạ tu ”. Bài kệ này ở phần trước đã nói qua, ở đây không thuật lại lần nữa.

Điều quan trọng là phải khẳng định rằng tự tánh là cái vốn có, người người đều có tự tánh, vả lại người người có thể thành phật, chúng ta nên tinh tấn chuyên cần hạ công phu ở trên tự tánh. “ Lục Tổ Đàn Kinh ” nói rằng : “ Phật hướng tánh trung tác, mạc hướng thân ngoại cầu ”, điều mà ngài đã nói cực đúng.

 

Minh Sư một chỉ điểm, là đang vì chúng ta “ phá mê khai ngộ ”.

 

Tự Tánh tận hư không, khắp pháp giới, lớn chẳng có giới hạn. “ Huyền Quan Khiếu ” và “ Tự Tánh ” lại có quan hệ gì với nhau đây ?

Huyền Quan Khiếu là diệu khiếu “ kiến tánh ”, là chỗ để bắt tay vào “ phản vọng quy chơn ”, là then chốt để khế nhập sự huyền diệu.

 

Khi Lục Căn tiếp xúc với cảnh giới Lục Trần, thức sanh trong ấy. Căn, Trần, Thức ba cái ấy từ vô thỉ kiếp đến nay chưa từng đứt lìa. Một chỉ điểm của Minh Sư “ nhất chỉ trung ương hội ”, ngay lúc ấy căn trần chợt đứt, cái tâm hư vọng trụ ở cảnh giới ngoại trần thâu nhiếp trở về lại một cách nhanh chóng, khế nhập vô sanh. Do đó một chỉ ngay lúc ấy, ngoài lìa tướng cảnh giới lục trần, trong lìa Tâm, Ý, Thức, do đó nói một chỉ điểm của Minh Sư chính là Thầy vì chúng ta “ phá mê khai ngộ ”.

 

Cái mà chúng sanh niệm niệm chẳng quên chính là sáu nẻo luân hồi.

 

Mười pháp giới mỗi cái đều có nhân duyên của nó, vì sao có thể thành “ Phật ” vậy ? Bởi vì tâm địa thanh tịnh, giác hành viên mãn; thành Bồ Tát là vì lục độ vạn hạnh. Vì sao thành “ Bích Chi Phật ” vậy ? Vì mười hai nhân duyên mà ngộ đạo, phá cành ngọn vô minh. Vì sao thành “ A La Hán ” vậy ? Do tu Tứ Thánh Đế - Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Vì sao mà vãng sanh “ Thiên Đạo ” vậy ? Do hành Thập Thiện Nghiệp; Vì sao làm “ Người ” vậy ? Do có thể giữ Ngũ Giới. Vì sao rơi vào “ A Tu La ” ? Bởi vì tuy ưa thích bố thí, nhưng tâm nghi mạn chưa trừ. Si là cái nhân của “ Súc Sanh Đạo ”; Tham là cái nhân của “ Ngạ Quỷ Đạo ”, Sân là cái nhân của “ Địa Ngục Đạo ”.

 

Vì sao mà Tịnh Độ Tông đặc biệt đề xướng việc niệm Phật ? Chính bởi vì đi đến nẻo nào, mỗi cái đều có cái nhân của nó, do đó nhấn mạnh việc niệm phật thành phật, “ niệm niệm A Di Đà, đồng thăng Cực Lạc Quốc ”. Dùng Thánh Hiệu của ngài “ A Di Đà Phật ”  để hàng phục những vọng tưởng chấp trước, lúc vãng sanh có thể tâm không điên đảo, chắc chắn được Phật tiếp dẫn, lí luận của tịnh độ tông chính là như thế, do đó nói : “ niệm phật thành phật ”.

 

Nếu chẳng niệm phật, gặp danh theo đuổi danh, gặp lợi theo đuổi lợi, gặp cái gì thì theo đuổi cái đó, những cái đã niệm đều là những việc của sáu nẻo luân hồi.

Làm thế nào mới có thể phá mê khai ngộ ? Muốn “ ngộ ” thì phải “ lìa tâm ý thức ”.

 

Vào cái hôm cầu đạo, khi mượn nhờ vào nghi thức cầu đạo, đem tâm của chúng ta dẫn đến “ mắt nhìn phật đèn ”, toàn bộ tinh thần tập trung ở ngọn phật đèn, một chỉ điểm ngay lúc ấy, tâm từ ngọn phật đèn thâu nhiếp trở về, căn trần chợt đứt, chẳng có quá khứ, chẳng có hiện tại, càng chẳng có vị lai, tam tâm đều chẳng còn. Ngay lúc ấy khế nhập vô sanh. “ Vô trụ, Vô niệm, Vô tướng ”.

 

Do vậy, một chỉ điểm của Minh Sư tức là “ trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật ”. “ Nhân tâm ” nghĩa là bổn tâm của con người, “ bổn tâm ” là thanh tịnh đấy; “ kiến tánh ” thì thành Phật.

Ân Sư nói rằng : “ nhất chỉ trung ương hội ”; “ nhất chỉ ” là trực chỉ nhân tâm, “ trung ương hội ” là kiến tánh thành Phật. “ Nhất chỉ ”, “ trung ương hội ” là không thể tách rời; vì để thuyết minh tiện lợi mới miễn cưỡng đem nó phân ra mà nói, trên thật tế thì “ nhất chỉ ” ngay lúc ấy thì “ trung ương hội ”; nhất chỉ tức kiến tánh, kiến tánh thì là Phật.

 

Thế nhưng các đạo thân vẫn cứ là nghi hoặc, theo lí mà nói thì người kiến tánh lẽ ra nên liễu liễu phân minh mới phải, vì sao mà chúng ta chẳng thể rõ rõ ràng ràng đây ? Bởi vì chúng ta chỉ là vào một sát na ngay lúc ấy nơi một chỉ đắc được sự thanh tịnh của một niệm, lại do bởi chẳng phải là tự thân chứng, do vậy mà chẳng thể thường trụ chơn tâm.

Thầy nói rằng : “ chỉ mở huyền quan thấy Chơn Phật ”, một chỉ điểm của Minh Sư ngay lúc ấy, tức đã viên mãn “ Nam Mô A Di Đà Phật ”; “ Nam Mô ” nghĩa là “ Quy Y ”, nghĩa là “ quay đầu nương tựa ”, “ A ” là , “ Di Đà ” là Lượng, “ Phật  ” là Giác, ý nghĩa là “ quay đầu nương tựa vào bổn giác vô lượng của tự tánh ”.

 

Một chỉ điểm của Minh Sư ngay lúc ấy “ lìa tướng ”, lìa tướng thì chính là “ Phật ”. “ Kim Cang Kinh ” nói rằng : “ lìa tất cả các tướng , tức gọi là Chư Phật  ”. Vấn đề là chúng ta chẳng thể thường trụ, do đó Ân Sư muốn chúng ta “ suốt ngày luyện thần quang ”.

 

Do vậy nếu kì vọng thường trụ chơn tâm, nhất định cần phải vào lúc lục căn tiếp xúc với cảnh giới lục trần thì có thể nâng lên được sự quán chiếu, bên trong có thể lìa tâm ý thức, bên ngoài chẳng bị cảnh giới làm lay chuyển, như “ Lục Tổ Đàn Kinh ” đã nói : “ khiến sáu thức ra sáu cửa ( tức lục căn ), ở nơi sáu trần chẳng ô nhiễm tạp loạn ”, đấy gọi là quán chiếu.

 

“ Tâm Kinh ” nói rằng “ Quán Tự Tại Bồ Tát ”. Phải quán thì mới có thể tự tại, chúng ta đã bị cảnh giới lay chuyển mất rồi ! Gặp người yêu người, gặp vật yêu vật, do vậy mới chẳng được tự tại. “ Quán ” mới có thể lìa tướng, chẳng nhiễm ngũ dục lục trần, vả lại công phu phải sâu, do vậy nhất định cần phải “ suốt ngày luyện thần quang ”.

 

“ Suốt ngày ” là thời thời khắc khắc, 24 tiếng đều phải nâng lên được sự quán chiếu. Mọi người có lẽ sẽ có một vấn đề, rằng buổi tối ngủ thì làm sao đây ? ngủ có thể nâng lên được sự quán chiếu không ? Nếu như công phu hạ chẳng đủ sâu, đương nhiên là nâng lên chẳng nổi, nếu như công phu hạ được sâu, ngủ nằm mơ cũng vẫn rõ rõ ràng ràng. Hễ sau khi khai ngộ kiến tánh rồi, là chẳng làm mộng đâu, cho nên nói “ Thánh Nhân chẳng có mộng ”.

Có một vị Thiền Sư đã khai ngộ đã làm một giấc mộng, mơ thấy bị một ngọn núi muối đè lên mình. Ông ta tỉnh lại, rất bối rối chẳng hiểu vì sao lại mơ thấy giấc mơ này ? hồi tưởng lại kĩ càng, thì ra là lúc mới xuất gia không lâu, vì ăn trái cây, đã đến nhà bếp lấy một ít muối chấm để ăn. Một tí ti muối ấy là của nhà phật, chính là cái gọi là “ nhà phật một đồng tiền, lớn tựa núi Tu Di ”. Tuy rằng là một tí ti, nhưng lại nhiều tựa một ngọn núi Tu Di. Do vậy mà ông đã mua hai bao muối để hoàn trả.

 

Thầy nói rằng : “ suốt ngày luyện thần quang ”, chẳng sai tí nào, nếu như công phu hạ được sâu, những niệm đầu lúc ngủ mơ đều có thể nắm bắt kiểm soát được, đợi đến khi kiến tánh thì hoàn toàn chẳng có mộng rồi.

Có một cuộn băng ghi âm tựa đề là “ Nam Cực Lão Tiên Ông bàn về minh tâm kiến tánh ”, trong đó có nhắc đến phải  “ . ”, phải “ nhiếp ”. Ý là khi cầu đạo, Điểm Truyền Sư vì chúng ta “ . ” một cái, còn lại thì phải dựa vào tự bản thân chúng ta thâu nhiếp vọng tâm rồi, chính là cái gọi là “ Đạt Ma tây đến chẳng một chữ, toàn nương tâm ý dụng công phu ”. Nghĩa là có thể đem tâm từ trong cảnh giới lục trần thâu nhiếp trở về, thâu thị phản thính, phản quán nội chiếu.

 

Thế nhưng phải chú ý, tuyệt đối chớ có thủ giữ lấy trong đó . Vào cái sát na mà Điểm Truyền Sư vì chúng ta điểm xuống, tâm có trụ ở bên trong đó không ? Nếu như trụ ở bên trong đó, thủ giữ lấy bên trong đó, thì chẳng được thanh tịnh, bởi vì có chỗ chấp trước.

 

Do đó, hồi quang phản chiếu chỉ là “ lìa tướng ”, lìa khỏi sự chấp trước đối với các tướng cảnh giới lục trần. Do đó việc thủ giữ lấy bên trong tuyệt đối không phải là nghĩa “ thủ trung ”, tuyệt đối chớ có hiểu lầm. “ Lục Tổ Đàn Kinh ” nói “ trong ngoài chẳng trụ ”; trụ ở bên ngoài chẳng đúng, thâu về để thủ giữ lấy bên trong, cũng không được. Nhất định cần phải trong chẳng trụ, ngoài cũng chẳng trụ, “ trong ngoài chẳng trụ ”. “ Đàn Kinh ” lại nói rằng : “ tâm nếu trụ pháp, gọi là tự trói buộc ”. Do đó nếu chấp giữ một pháp, chỉ là tự mình trói buộc lấy chính mình mà thôi.

 

Cái gì là “ tồn vô thủ hữu ” đây ? “ tồn vô ” là tồn chẳng có chỗ tồn; “ thủ hữu ” là dựa theo thể khởi dụng, ở trong tất cả vạn hữu mà chẳng lìa thể, đấy mới là “ thủ hữu ”. Do đó “ tồn vô ” là chẳng ( chấp ) trước hữu ( có ) , “ thủ hữu ” là chẳng ( chấp ) trước Không; chẳng trước Hữu lại chẳng trước Không, “ hai bên chẳng trước, trung đạo chẳng tồn ”, đấy mới là trung đạo.

 

“ Kim Cang Kinh ” phần thứ 10 nói rằng : “ nên chẳng có chỗ trụ ” chính là “ tồn Vô ”, lại nói rằng : “ mà sanh tâm ấy ” chính là “ thủ hữu ”. Phần thứ 14 nói rằng : “ sanh tâm chẳng có chỗ trụ ”, là lúc sanh tâm, chính là lúc chẳng có trụ. Nếu như có chỗ chấp trước, lại làm sao có thể buông xuống mà khai ngộ kiến tánh đây ? “ Kinh Lăng Nghiêm ” nói rằng : “ lìa tất cả tướng, ( tức ) là tất cả pháp ”; “ lìa ” và “ tức ” cùng lúc.

 

Từ đây có thể biết tâm thanh tịnh phải biểu hiện ở đâu đây ? Phải ở trong tất cả mọi cảnh giới lại chẳng khởi vọng niệm. Trong lúc ứng tất cả mọi việc, lại có thể liễu liễu phân minh, đấy mới là “ sanh tâm chẳng có chỗ trụ ”.

Do đó “ huyền quan khiếu ” là diệu khiếu để chúng ta hồi quang phản chiếu, khế nhập chơn tánh, tuyệt đối chớ có tưởng lầm rằng huyền quan khiếu chính là tự tánh.

 

Thầy nói rằng : “ chỉ mở huyền quan thấy Chơn Phật ”, lại nói rằng : “ chấp trước huyền quan theo người đi ”, vì sao mà đi theo người ? Bởi vì nếu như chấp trước huyền quan nhất khiếu, thì đạo lí nhất định chẳng thông. Có thể “ quên mất huyền quan đã thành Phật ”.

Đối với “ huyền quan khiếu ” thì nên giống như điều mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói : “ Này, các Tỳ Kheo, các ông phải biết rằng, pháp của ta nói ra đó, dụ cũng như thuyền bè, đến pháp còn phải xả bỏ, huống nữa là phi pháp ! ”.

 

 

Một chỉ điểm của Minh Sư khiến chúng ta từ bờ bên này của sự sanh diệt, đạt đến bờ bên kia niết bàn của sự bất sanh bất diệt. Do đó “ huyền quan khiếu ” giống như chiếc bè quý vậy, để chúng ta từ trong những vọng tưởng chấp trước cảnh giới lục trần, mượn nhờ vào sự thâu nhiếp của huyền quan khiếu, trở về lại biển tánh thanh tịnh, tan chảy thành một thể với pháp giới. Như vậy chúng ta còn chấp trước huyền quan khiếu sao ? Do đó nói “ quên mất huyền quan đã thành Phật ”.

 

Nếu như có thể thời thời khắc khắc hồi quang phản chiếu, thì sẽ có hiệu quả gì đây ? “ Đàn Kinh ” bảo với chúng ta rằng : “ tự tánh nội soi, tam độc tức trừ, địa ngục đẳng tội, nhất thời tiêu diệt ”.

Chúng ta giải thích một cái về “ nội soi ”, khi nãy nói tự tánh là tận hư không, khắp pháp giới, sao lại có vấn đề tự tánh nội soi đây ? Chợt mới nghe thấy thì dường như có “ nội ”, đúng không ? Chẳng phải đâu, đấy chỉ là thuận theo sự chấp trước của chúng sanh để nói mà thôi. Bởi vì chúng ta hiện tại chấp mê, nếu như nói cảnh giới chơn thật, sẽ giống với Phật giảng nói “ Kinh Hoa Nghiêm ” vậy, chúng sanh chẳng thể thụ ích ( nhận được sự ích lợi ). Do vậy mà các Tổ Sư Đại Đức, Phật Bồ Tát đều có các phương tiện thiện xảo, có thể thuận theo sự chấp trước của chúng sanh để khuyên bảo dẫn dắt,  chỉ dẫn chúng ta phá mê khai ngộ.

 

Do đó tuy nói rằng “ tự tánh nội soi ”, thật ra thì tự tánh ở bên trong, cũng ở bên ngoài, thế nhưng thuận theo việc chúng sanh cứ ngỡ rằng cái tấm thân này là bản thân mình, vả lại còn cho rằng ngoài cái tấm thân này ra, những cái khác đều là những chấp trước của ngoại cảnh, mà ban cho sự khai thị của các phương tiện thiện xảo. Nếu đã như vậy, trước hết nhất định phải lìa khỏi những chấp trước của ngoại cảnh, đem tâm thâu trở về, đây là công phu bước đầu tiên.

 

Chúng sanh chính là tưởng rằng có rất nhiều thứ đáng để chúng ta theo đuổi, do vậy mới bị ngoại cảnh làm cho mê đến đầu óc ngu tối mê đắm, mất trí, chẳng còn rõ ràng tỉnh táo nữa. Tự tánh nếu có thể nội soi, thì tam độc tức trừ; tam độc ( tham, sân, si ) là cái nhân của 3 đường ác, tam độc hễ trừ đi, do chẳng còn nữa, những ác quả của các tội như địa ngục thì đồng thời tiêu diệt mất rồi.

 

“ Lục Tổ Đàn Kinh ” lại nói rằng : “ tự tánh quy y Giác thì tà mê chẳng sanh, thiểu dục tri túc, có thể lìa tài sắc, gọi là Lưỡng Túc Tôn ”.

Cái gì là Giác ? lìa mê thì là Giác. Cái gì là  ? Tâm bị cảnh giới lay chuyển thì là Mê; lìa khỏi sự chấp trước cảnh giới thì là Giác. Nếu đã giác ngộ rồi, thì tà mê bèn chẳng sanh. “ Thiểu dục tri túc ”, tri túc – biết đủ, thì thường vui vẻ, dục vọng bèn ít. Có thể lìa khỏi tiền tài, thì là người có phước. Nếu khổ sở theo đuổi tiền tài, thì là người chẳng có phước nhất trong thiên hạ; cho dù là theo đuổi được mà sở hữu tiền tài sự giàu sang, cũng chẳng được xem là người có phước, bởi vì thường cảm thấy chẳng đủ. Có thể lìa khỏi tiền tài, chẳng tham tiền tài, chẳng theo đuổi tài vật, cũng chẳng đến mức cảm thấy nghèo thiếu, bởi vì biết đủ mới là sự giàu có nhất. Có thể lìa sắc mới có thể thành tựu trí tuệ viên mãn.

 

Lìa tài lìa sắc, phước huệ hai thứ đều viên mãn rồi, là điều tôn quý nhất, do vậy nói “ Lưỡng Túc Tôn ”. “ Lưỡng Túc Tôn ” thì chính là “ Phật ” .

Nếu có thể lúc nào cũng thông qua huyền quan khiếu mà hồi quang phản chiếu, thì có thể lìa tướng, lìa tướng thì chính là Phật. Do đó “ Nhất Quán Đạo ” có thể nói là cái đạo thành Phật

Số lượt xem : 320