BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Huyền Quan Tu Trì Quan ( Phần 7 )

Tác giả liangfulai on 2023-03-13 09:15:28
/Huyền Quan Tu Trì Quan ( Phần 7 )

欲知佛仙理,祇這玄關竅。

Dục tri tiên phật lí, kì giá huyền quan khiếu

 

出處:卍新纂續藏經第六十八冊,御選語錄

Xuất xứ : Vạn Tân Toản Tục Tạng Kinh quyển thứ 68, ngự tuyển ngữ lục.


經文:輝輝大圓鏡,物我具此照,彌勒與威音,一身兼兩號。心本無可明,因明啟其奧。性本無可見,因見顯其妙。惟茲心性中,同含真常道,妙體恒湛然,光華六門耀,紛紜處本靜,寂歷中原閙,忘機泯取捨,歸根無老少。欲知佛仙理,祇這玄關竅。

 

Kinh văn :

 

Huy huy đại viên kính, vật ngã cụ thử chiếu, Di Lặc dự uy âm, nhất thân kiêm lưỡng hiệu. Tâm bổn vô khả minh, nhân minh khải kì áo, tánh bổn vô khả kiến, nhân kiến hiển kì diệu. Duy tư tâm tính trung, đồng hàm chân thường đạo, diệu thể hằng trạm nhiên, quang hoa lục môn diệu, phân vân xứ bổn tĩnh, tịch lịch trung nguyên náo, vong cơ mẫn thủ xả, quy căn vô lão thiểu. Dục tri phật tiên lí, kì giá huyền quan khiếu.

 

Dịch nghĩa kinh văn :

Ngự tuyển ngữ lục là thiền tông ngữ lục mà Hoàng Đế Ung Chính của đời Thanh đích thân tuyển chọn, Hoàng Đế Ung Chính không chỉ là Đế vương tài năng cận đại, mà còn là nhân tài kiệt xuất trong Tông Môn. Thiền Tông chư kinh ngữ lục kinh điển ngũ giáo đều là những kì thư vạn cổ bất diệt, ví dụ như Truyền Đăng Lục, Nhân Thiên Nhãn Mục, Ngũ Đăng Hội Nguyên, Chỉ Nguyệt Lục, Ngự Tuyển Ngữ Lục…đã từ lâu là Thánh Điển được xem là tôn quý nhất trong tông môn nhất định phải nghiên cứu, đặc biệt trong đó Ngự Tuyển Ngữ Lục là vầng sáng của Thượng Cử Quần Thư, phàm là người có chí tham chứng Thiền Tông, nghiên cứ thiền học, hoặc tu bàn đạo, muốn tâm tánh viên dung và niêm hoa diệu chỉ thì đều nên tham khảo Ngữ lục này. Ngự Tuyển Ngữ Lục ấn chứng tu đạo phải cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khoá vàng huyền quan mới có thể minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, có những kiến giải dùng văn tự lời nói đơn giản dễ hiểu để biểu đạt những đạo lí sâu sắc, ví dụ như :

 

輝輝大圓鏡,物我具此照huy huy đại viên kính, vật ngã cụ thử chiếu )

Đại viên kính trí quang minh vô biên, sáng sủa trong suốt giống như gương vậy, vạn vật và bản thân ta đều có thể chiếu hiện ra trong gương.

 

彌勒與威音,一身兼兩號Di Lặc dự uy âm, nhất thân kiêm lưỡng hiệu )

Di Lặc Tổ Sư là vị phật tương lai kế thừa Phật Thế Tôn phổ độ chúng sanh; Uy Âm Vương là vị đại giác thành phật thứ nhất trong số các chúng sanh. Hai vị Phật này đều là phân linh từ một mẹ mà đến, cho nên có hai loại danh hiệu này.

 

心本無可明,因明啟其奧( Tâm bổn vô khả minh, nhân minh khải kì áo )

Chân tâm bổn tánh vốn dĩ quang minh thanh tịnh, chứ không phải dùng pháp thuật hoặc phương pháp để khiến chân tâm bổn tánh khôi phục quang minh. Bởi vì gặp được Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khoá vàng huyền quan, khiến cho chân tâm bổn tánh khôi phục quang minh, do vậy mà hiện ra sự thâm ảo thần bí và thiên cơ của nó.

 

惟茲心性中,同含真常道Duy tư tâm tánh trung, đồng hàm chân thường đạo )duy chỉ có một điểm bổn tánh chân tâm ngay chính giữa này bao hàm cái đạo chân thường, pháp tắc vĩnh viễn không bao giờ thay đổi.

 

妙體恒湛然,光華六門耀 diệu thể hằng trạm nhiên, quang hoa lục môn diệu ) Bổn thể linh diệu của chân tâm bổn tánh vĩnh cửu thường tồn, tịch tịnh an nhiên, ánh sáng chói lọi của nó chiếu sáng sáu cửa mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý vô cùng nhạy cảm.

 

紛紜處本靜,寂歷中原閙phân vân xứ bổn tĩnh, tịch lịch trung nguyên náo )Chúng sinh đến cái thế gian hỗn loạn này, bổn tánh thanh tịnh không chịu sự ô nhiễm của lục trần, nhưng bổn tánh tĩnh lặng trong thành phố phồn hoa náo nhiệt ồn ào trải qua lâu rồi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

 

忘機泯取捨,歸根無老少vọng cơ mẫn thủ xả, quy căn vô lão tiểu ) 

Người tu hành phải quên mất sự chấp chước và những tâm tư mưu kế vọng tưởng, lúc này thì cái tâm được và mất đều chẳng có. Một khi công đức viên mãn, lúc phản bổn quy căn, già bé cũng chẳng sao, bởi vì đã thoát li lục đạo luân hồi, siêu phàm nhập thánh rồi.

 

欲知佛仙理,祇這玄關竅dục tri phật tiên lí, kì giá huyn quan khiếMuốn biết cái đạo lí thành Tiên chứng Phật, chỉ cần hạ công phu nơi huyền quan khiếu thì có thể thành tựu tất cả đạo nghiệp.

 

Diễn nghĩa mở rộng :

 

Hoàng Đế Thanh Ung Chính ( còn gọi là Hoàng Đế Thế Tông ) , đã từng tự mệnh cho mình danh hiệu là “ Viên Minh Cư Sĩ ”, ông đem Tham Thiền Ngữ của Cổ Đức biên tập thành “ Ngự Tuyển Ngữ Lục ” nhất thư, tổng cộng gồm 19 quyển. Ông từng học tập thiền học tại chỗ của Chương Gia Quốc Sư, mà Hoàng Đế Ung Chính tự xưng là đắc được chân truyền của thiền tông, cho nên biên tập “ Ung Chính Ngự Tuyển Ngữ Lục ” và viết sách như 《揀魔辨異錄》 “ Giản Ma Biện Dị Lục ” để truyền lại cho đời, đáng để cho mọi người nghiên cứu để gia tăng thêm lòng tin tu bàn. Thức thứ 8 của chúng sanh là A Lại Da Thức, A Lại Da Thức giống như một cái kho chứa rất lớn, lại giống như một trung tâm năng lượng rất lớn, đem những gì tốt và xấu đều bỏ vào trong đó, nó ngoài việc chứa giữ các chủng tử ( hạt giống ) của nhân quả, còn tích trữ chủng tử của luân hồi, khiến cho chúng sanh luân hồi lục đạo mãi không ngừng. Người tu đạo phải chuyển thức thành trí mới có thể chứng đắc thánh vị Vô Dư Niết Bàn. Làm thế nào để chuyển thức thành trí đây ? Nội dung như sau :

 

Thứ nhất : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, 5 thức này chẳng khởi phân biệt và so đo tính toán, đối với vạn sự vạn vật trên thế gian, từ nhận thức đến hiểu rõ, sau khi chúng ta hiểu rõ chân lí, có thể dùng tâm chí thành để tu bàn, thanh khẩu trường chay, hoằng đạo độ người, trì dụng tam bảo, lễ kính chư phật, tuân thủ thập điều đại nguyện ( mười điều nguyện lớn ) , rời xa nghiệp thập ác, thực hiện lục độ vạn hạnh thì có thể chuyển thành thành sở tác trí chuyển năm thức này thành thanh tịnh trí )

 

 

Thứ nhì : Ý thức thứ sáu, có thể không xem những hình ảnh, tên gọi, tư tưởng, quan niệm của người, việc, vật mà 5 thức trước đã tiếp xúc là chân thật, không rơi vào vọng tưởng chấp chước, mà xem là những công cụ phương tiện giả, tức trở thành diệu quán sát trí.

 

Thứ ba : đem Mạt Na Thức - chấp trì lục căn lục trần là “ tôi ”, hiểu rõ đó là ngũ uẩn hoà hợp mà thành, nhìn thấu triệt vô ngã ( không có cái tôi ), pháp pháp đều là y tha duyên khởi, tất cả chúng sanh đều bình đẳng chứ không có sự phân chia cao thấp, cái gọi là “ kiêu ngạo ”, “ tự ti ”, “ sở hữu - có ”, “ khống chế ”, “ sĩ diện ”, “ hư vinh ”, “ tranh quyền ” …đều là hư vọng không thật, phá trừ những chấp chước, vọng tưởng này thì trở thành “ bình đẳng tánh trí ”

 

Thứ tư : Sau khi thanh tịnh 7 thức trước, những chủng tử tiềm tàng bên trong thức điền thứ 8 vẫn chưa dọn dẹp sạch sẽ, lúc này phải quán chiếu chuyển niệm, từ tâm niệm bé tí đến giũ sạch không còn, hiểu nhân quả trước sau của tất cả các chủng tử, giám sát nghiêm ngặt các hạt giống của mình trong sinh hoạt hằng ngày, cắt đứt nguồn vấy bẩn mới. Khi A Lại Da Thức ngày càng trong sạch thì sự trong sạch thuần khiết, sự chân thật, linh hoạt, minh giác, viên thông của sinh mệnh sẽ hiển hiện. Khi A Lại Da Thức hoàn toàn thanh tĩnh, không tịch mà thường chiếu, thanh tĩnh viên minh, hiểu thấu rõ trong và ngoài, chiếu rõ vạn vật, như gương tròn lớn, vật đến thì soi, vật đi chẳng giữ thì trở thành đại viên kính trí.

 

Sau khi bổn tánh khôi phục quang minh, giống như chiếc gương vậy, hình ảnh bên ngoài của vạn vật và ta đều có thể dùng gương hiển thị hình ảnh ra ngoài, vật đến thì soi chiếu, vật đi thì không, bản thân chiếc gương hoàn toàn không chịu ô nhiễm, cho nên Ngự Tuyển Ngữ Lục nói : 輝輝大圓鏡,物我具此照  huy huy đại viên kính, vật ngã cụ thử chiếu )

 

Phật Di Lặc là phật vị lai kế thừa Phật Thế Tôn phổ độ chúng sanh sau này, Phật Thế Tôn phó chúc lần nữa cho Bồ Tát Di Lặc rằng : 我把累世久遠以來,所修集成正等正覺之法,咐囑於你,在我涅槃成道以後,未來末法時期,你當要以廣大的神力,讓正法在娑婆世,廣宣流布,無令斷絕。」Ta đem pháp chánh đẳng chánh giác mà luỹ kiếp xa xôi đến nay đã tu tập thành, phó chúc cho con, sau khi ta thành đạo nhập Niết Bàn, thời kì mạt pháp sau này, con nên dùng thần lực quảng đại khiến cho chánh pháp tại thế giới sa bà quảng tuyên lưu bố ( tuyên dương rộng rãi, lưu truyền đến các nơi trên thế giới ), chớ để đoạn tuyệt ) . Cho nên, Bồ Tát Di Lặc là đời vị lai, Phật Thế Tôn đích thân phó chúc, truyền y bát, truyền nhân duy nhất kế tục độ hoá chúng sanh thế giới sa bà mà Phật Thế Tôn chưa hoàn thành. Tôn giả Đại Ca Diếp cung kính thận trọng tuân phụng lời phó chúc của Phật Thế Tôn, không thể thị hiện Niết Bàn, tạm thời tiến vào núi Kê Túc nhập định, chờ đợi Di Lặc Tôn Phật hạ sanh nhân gian, cung kính hiến lên chiếc áo tơ bằng vàng, tái thị hiện Niết Bàn.

 

Trong Phật thuyết Di Lặc hạ sanh kinh, Cảnh Đức Truyền Đăng Lục và Phật thuyết Di Lặc đại thành phật kinh đều có ghi chép rõ ràng, đủ để ấn chứng quy y Di Lặc từ tôn là nhân duyên vô cùng thù thắng của luỹ kiếp đến nay, khiến cho người ta phấn chấn, tâm sanh pháp hỷ. Thế nhưng Di Lặc Phật rốt cuộc khi nào mới tái hạ sanh nơi nhân gian đây ? Sự thật thì Di Lặc Tôn Phật từ tâm vô lượng, nhìn thấy chúng sinh bị đủ loại thống khổ giày vò như : tam tai bát nạn, lục đạo luân hồi…từ rất sớm đã nhiều lần cửu chuyển thập sanh, hoá tích nhân duyên, thị hiện nhân gian.

 

Ví dụ như kiếp hạ sanh thứ nhất tên gọi là Đàm Ma Lưu Chi ( Phật Thế Tôn khai thị cho A Nan Tôn Giả ), kiếp thứ hai tên gọi là Tì kim Da Vô Cấu ( Bi Hoa Kinh ), kiếp thứ ba hạ sanh tên gọi là Hiền Hạnh ( Di Lặc Bồ Tát sở vấn bổn nguyện kinh ) , kiếp thứ tư hạ sanh tên gọi là Vũ Thất ( Đại Bảo Tích Kinh ), kiếp thứ năm hạ sanh với tên gọi là Di Lặc ( Di Lặc hạ sanh kinh ), kiếp thứ sáu hạ sanh tên gọi là Truyền Hấp, người ta gọi là Truyền Đại Sĩ ( Cảnh Đức Truyền Đăng Lục ), kiếp thứ bảy hạ sanh tên gọi là Bố Đại Hoà Thượng ( thời kỳ cuối nhà Đường ) , kiếp thứ tám hạ sanh với tên gọi là Lí Đình Ngọc ( Vạn Tổ Quy Chân Truyền ), kiếp thứ chín hạ sanh với tên gọi là Từ Hoàn Vô, đạo hiệu là Cát Nam ( Chánh Tông Đạo Thống Bảo Giám ), kiếp thứ mười hạ sanh với tên gọi là Lộ Trung Nhất, đạo hiệu là Thông Lí Tử ( Chánh Tông Đạo Thống Bảo Giám ). Có thể thấy Phật Di Lặc đại từ đại bi, đã nhiều lần trước khi hạ sanh nhân gian, đại đạo vẫn chưa đại khai phổ độ, một lần lại một lần hạ sanh nhân gian, là muốn để cho người đời cầu sanh Đâu Suất Thiên, lắng nghe giáo hoá của Phật Di Lặc, dựa theo pháp mà tu trì, chờ đợi công đức viên mãn, chứng quả nơi Lí Thiên, hoặc chờ cho đến khi Di Lặc Phật hạ sanh, lại theo Phật Di Lặc hạ sanh nhân gian, hoàn thành s mệnh thần thánh phổ độ thâu viên, Long Hoa Tam Hội. Lục Tổ Đàn Kinh phẩm thứ 7 cơ duyên rằng策云﹕威音王以前即得,威音王以後,無師自悟者,盡是天然外道

 

( Huyền Sách nói: Trước thời Phật Oai Âm Vương thì được, sau thời Phật Oai Âm Vương, không Thầy mà tự ngộ, ấy đều là thiên nhiên ngoại đạo. )

 

Giác nói: Vậy xin nhờ Thượng Tọa vì tôi ấn chứng.

 

Huyền Sách nói: Lời tôi chẳng đáng kể, ở Tào Khê nay có Lục Tổ Ðại Sư, các nơi đều tụ tập đến đó để thọ pháp, hễ đi thì cùng nhau đi.

 

Oai Âm Vương là vị Đại Giác thành Phật đầu tiên (Ở Thế Giới Ta Bà này, trước ngài thì chưa có đức phật nào hết ). Cái mà gọi là Thiên nhiên ngoại đạo,Tục Truyền Đăng Lục quyển thứ 14 rằng雷聲遠震廣布慈雲。甘露纔開普天春色。柳開青眼花吐芳容。鳥噪幽林魚遊水面。更說迷逢達磨。大似剜肉作瘡。若言法本如斯。正是天然外道。」lôi thanh viễn chấn quảng bố từ vân. Cam lộ tài khai phổ thiên xuân sắc. Liễu khai thanh nhãn, hoa thổ phương dung. Điểu táo u lâm, ngư du thuỷ diện. Canh thuyết mê phùng Đạt Ma. Đại tự oan nhục tác sang. Nhược ngôn pháp bổn như tư, chánh thị thiên nhiên ngoại đạo )

 

Từ nội dung của đoạn văn này, có thể biết rõ Thiên nhiên ngoại đạo là lấy cảnh giới của tâm ý thức làm thật tướng pháp giới. Cũng nói rõ rằng muốn chứng quả thành chơn, nhất định phải có thọ kí của Thiên Mệnh Minh Sư, xác nhận của Tổ Sư mới có thể sắc phong quả vị. Phần trên trích dẫn 2 vị phật này - Phật Di Lặc và Oai Âm Vương - đều là phân linh của Minh Minh Thượng Đế mà đến, đối với việc phổ độ thâu viên vị lai có ấn chứng và ý nghĩa trọng đại, cho nên Ngự Tuyển Ngữ Lục nói : 彌勒與威音,一身兼兩號Di Lặc dự Oai Âm, nhất thân kiêm lưỡng hiệu ).

 

Bổn tánh giống như mặt trời vậy, quang minh xán lạn, nhưng tại sao lại mất đi quang minh ? Bởi vì bị mây đen che khuất. Chúng sanh vì sao nhìn không thấy sự quang minh của bổn tánh ? bởi vì bị chấp chước và vọng tưởng che lấp. Nếu có thể cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư chỉ điểm nơi ở của bổn tánh, bỏ đi chấp chước và vọng tưởng, giống như dời mây đen đi, ánh sáng ngay lập tức hiển hiện ra. Có một hôm, Hành Tư Thanh Nguyên Thiền Sư nói với Huệ Tạng Thiền Sư rằng ông ta hy vọng đến chỗ của Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng để cầu pháp, để truy cầu đắc phật pháp cao hơn, Huệ Tạng Thiền Sư đồng ý. Sau khi Hành Tư Thiền Sư đến chỗ của Đại Sư Huệ Năng đắc thụ tâm pháp quay về, Huệ Tạng Thiền Sư hỏi Hành Tư Thanh Nguyên Thiền Sư rằng : “ông đến chỗ của Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng có đắc được cái gì không ? ”. Hành Tư Thanh Nguyên Thiền Sư nói rằng : “ chẳng đắc được cái gì ”. Huệ Tạng Thiền Sư hỏi : “ nếu ông chẳng đắc được cái gì, vậy thì ông đến chỗ của Huệ Năng Đại Sư làm gì ? ”. Hành Tư Thanh Nguyên Thiền Sư nói : “ nếu tôi không có đến chỗ của Huệ Năng Đại Sư cầu đạo, thì tôi không biết tôi mất cái gi ? ”

 

Từ đối thoại trên giữa Huệ Tạng Thiền Sư và Hành Tư Thanh Nguyên Thiền Sư, chúng ta biết rằng cầu đạo có thể khiến cho bổn tánh khôi phục chân đế quang minh ( bản chất thật sự sáng ngời ). Bổn tánh là châu báu nhà mình, nếu chưa có cầu đạo thì có mà chẳng biết là có, cả ngày lăng xăng khắp nơi, không biết rằng đó đều là tác dụng của tự tánh. Chân tâm bổn tánh vốn dĩ thanh tịnh quang minh, chứ không phải dùng pháp thuật hoặc phương pháp để khiến cho chân tâm bổn tánh khôi phục quang minh. Bởi vì gặp được Thiên Mệnh Minh Sư mở ra khoá vàng huyền quan, khiến cho chân tâm bổn tánh khôi phục thanh tịnh quang minh, do đó hiện ra thiên cơ và sự huyền bí của nó, cho nên Ngự Tuyển Ngữ Lục nói :

 

心本無可明,因明啟其奧Tâm bổn vô khả minh, nhân minh khải kì áo ) Chúng sanh có thể thấy ,nghe, nói, động, ăn, uống …không có gì không phải là tác dụng của một điểm bổn tánh này, nhưng mà một điểm bổn tánh này, từ sau khi đầu thai nhập thể, bổn tánh bị che phủ, suốt ngày kết giao với lục căn, lục trần, do vậy mà lục đạo luân hồi mãi không ngừng. Những nguyên thai phật tử có duyên phận, tổ đức, căn cơ, biết được trong hồng trần có Thánh đạo vĩnh hằng trường tồn, chân thật bất hư, do vậy mà cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư truyền thụ Bát Nhã Chánh Pháp khai ngộ kiến tánh, tự nhiên sẽ đắc được diệu đế. Người thật sự cầu đạo, khai ngộ kiến tánh, biết được căn nguyên ( nguồn gốc ) của bổn tánh, con đường rõ ràng chân thật sanh đến chết đi ngay trước mắt, Nhà Nho gọi là Minh Minh Đức, Nhà Phật gọi là hàng phục thân tâm như thị chi xứ ( nơi hàng phục thân tâm như thế này ), Đạo gia gọi là Huyền Tẫn chi môn, thiên địa chi căn ( cái gốc của Đất Trời ) , cuối cùng có thể thành tựu cảnh giới thâm căn cố đế, tử nhi bất vong, cho nên Ngự Tuyển Ngữ Lục nói : 惟茲心性中,同含真常道Duy tư tâm tánh trung, đồng hàm chân thường đạo ).

 

Chúng sinh có một cái tâm linh minh, tâm là tổng chủ tể của thân, là đầu nguồn của sinh mệnh, phía trên của tâm là tánh, phía dưới là ý thức, tất cả khởi tâm động niệm của nhân loại đều là tác dụng của tâm, như là văn tự ngôn ngữ, tri thức văn hoá, thành quả khoa học, luân lí đạo đức, triết học tôn giáo…thậm chí đến của cả công năng của 6 loại cơ quan như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, hành vi tư tưởng và cảm giác của hệ thống các bộ phận cơ thể, không cái nào không phải là tác dụng của diệu tâm linh minh. Chân tâm bổn tánh là một luồng chân lí, từ trường, năng lượng, tuy vô hình vô tướng, thể của nó linh diệu khôn lường, hằng cửu mà thường tồn, tịch tịnh an nhiên. Độ chói sáng của nó chiếu sáng 6 cửa mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý vô cùng nhạy. Chúng sinh nếu biết đầu nguồn của chân tâm, nơi ở của bổn tánh, những khởi tâm động niệm sau này lấy lương tâm làm chủ, không thức thần dụng sự nữa, biết được đạo lí chân không diệu hữu mới là đạo minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, cho nên Ngự Tuyển Ngữ Lục nói : 妙體恒湛然,光華六門耀Diệu thể hằng trạm nhiên, quang hoa lục môn diệu )Tứ thập nhị chương kinh nói : 置心一處,無事不辦。」trí tâm nhất xứ, vô sự bất biện ).

 

Sư mẫu nói : 二六守玄,掃妄現自佛顏。」nhị lục thủ huyn, tảo vọng hiện phật nhan ). Đấy là trực tiếp dụng công phu nơi bổn tánh thì có thể thành tựu tất cả đạo nghiệp, quét trừ tất cả phiền não vọng tưởng, hiện ra con đường quang minh chân thật của chân tâm bổn tánh. Bởi vì chúng sinh đến cõi phàm, bị căn trần tạp loạn, rắc rối phức tạp, hôi hám, ô uế không chịu nổi của thế gian bao vây, dẫn đến mê mất bổn tánh, nhận kẻ trộm làm cha, chẳng biết đâu là quê hương cũ, chỉ cần giữ chân tâm vốn có, làm cho chân tâm bổn tánh yên tĩnh xuống, không tiếp tục phan duyên những giả tướng bên ngoài, chờ đợi cơ duyên thành thục, gặp được Thiên mệnh minh sư chỉ điểm cho con đường sáng rõ mới có thể minh tâm kiến tánh, rời khổ đắc lạc, cho nên Ngự Tuyển Ngữ Lục nói :

 

紛紜處本靜,寂歷中原閙Phân vân xứ bổn tĩnh, tịch lịch trung nguyên náo )So đo, tính toán, tâm tư mưu kế, chấp chước, vọng tưởng là căn nguyên của luân hồi. Nếu có thể đem chúng trừ bỏ, thiện ác đều chẳng lấy xả, là cơ sở của khai ngộ kiến tánh, nếu có thể cung thỉnh thiên mệnh minh sư truyền thụ cho Bát Nhã Chánh Pháp, sau khi minh tâm kiến tánh, tích cực hành công lập đức, chờ đợi công nguyện thành tựu thì có thể liễu nguyện hoàn hương, quy căn nhận mẫu, một khi quy căn nhận mẫu thì đã chứng quả thành chân rồi. Do vậy, chẳng phân già trẻ, đều chẳng có sao, bởi vì đã siêu phàm nhập thánh, thành Tiên làm Phật, vĩnh viễn không tiếp tục chịu nỗi khổ của lục đạo luân hồi, cho nên Ngự Tuyển Ngữ Lục nói : 忘機泯取捨,歸根無老少Vong cơ mẫn thủ xả, quy căn vô lão thiểu ).

 

Một khi thời kì nhân duyên đến, gặp được Thiên Mệnh Minh Sư, mở ra khoá vàng huyền quan, nhanh chóng có thể minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, bởi vì những ghi chép của vô số kinh điển chỉ ra vô cùng rõ ràng rằng, muốn thành tiên chứng phật, đạt đến đạo lí siêu phàm nhập thánh, chánh quả thành chân, chỉ cần dụng công phu nơi huyền quan khiếu thì có thể thành tựu tất cả đạo nghiệp. Lục Tổ Đàn Kinh phẩm cơ duyên viết :

 

經誦三千部,曹溪一句亡。」kinh tụng tam thiên bộ, Tào Khê nhất cú vong ) ví như đã đến đích thì chẳng cần vệ tinh định vị chỉ đường và bản đồ nữa. Sau khi Thiên Mệnh Minh Sư chỉ điểm nơi ở của bổn tánh, thì chẳng cần thiên kinh vạn điển rồi, đạo lí cũng như vậy, cho nên Ngự Tuyển Ngữ Lục nói : 欲知佛仙理,祇這玄關竅dục tri tiên phật lí, kì giá huyền quan khiếu ).

Tâm đắc tu trì :

 

Từ Vạn Tân Toản Tục Tạng Kinh quyển 68, những ghi chép của Ngự Tuyển Ngữ Lục chỉ ra rõ ràng rằng, muốn tu thành quả vị Thánh Hiền Tiên Phật, nhất định phải cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư, mở ra khoá vàng huyền quan, một ngày 24 tiếng, dụng công phu nơi huyền quan khiếu thì có thể thành tựu, khẳng định tu đạo phải cung thỉnh Thiên Mệnh Minh Sư truyền thụ cho trọng yếu của chánh pháp nhãn tạng. Tu đạo trước hết phải dụng công phu quán chiếu chuyển niệm, chuyển A Lại Da Thức thành Đại Viên Kính Trí, khiến cho bổn tánh thanh tịnh viên minh, rõ thấu trong và ngoài, lại tích cực tu bàn mới có thể công nguyện thành tựu, liễu nguyện hoàn hương. Di Lặc Tôn Phật là vị phật tương lai phổ độ thâu viên, Oai Âm Vương Phật là vị Đại Giác tu thành chánh quả đầu tiên, nói rõ tương lai sau này phải có xác nhận của Tổ Sư mới có thể tu thành chánh quả.

 

Chân tâm bổn tánh của chúng sanh vốn thanh tịnh quang minh, nhưng bị dục vọng làm ô nhiễm mới mất đi sự quang minh ban đầu. Một khi thời cơ nhân duyên thành thục, tiếp nhận điểm truyền của Thiên Mệnh Minh Sư mới có thể khôi phục sự quang minh của tự tánh, càng hiện ra thiên cơ và sự huyền bí của nó. Một điểm tự tánh này, thông qua tu luyện mới có thể hiểu tâm này thành Tiên, luyện tâm này thành Phật. Một điểm bổn tánh này tuy vô hình vô tướng, nhưng diệu thể hằng cổ mà trường tồn, tịch tĩnh an nhiên, sự sáng chói của nó chiếu sáng 6 cửa mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý vô cùng nhạy, nếu có thể gìn giữ không để ô nhiễm cái tâm linh minh, tiếp nhận đại đạo mà thiên mệnh minh sư truyền thụ, hạ công phu nơi huyền quan bổn tánh, tích cực tu bàn, hành công lập đức, chờ đợi công đức viên mãn, khi nào quy căn phục mệnh đều chẳng sao, bởi vì đã thoát li lục đạo luân hồi, có thể siêu phàm nhập thánh, liễu nguyện hoàn hương rồi.

 

含真常道認母歸根開慧竅

妙體湛然超凡入聖返先天

 

Hàm chân thường mệnh nhận mẫu quy căn khai tuệ khiếu

Diệu thể trạm nhiên siêu phàm nhập thánh phản tiên thiên

 

Số lượt xem : 525