BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Hình Phạt Của Khinh Sư Mạn Pháp

Tác giả liangfulai on 2022-06-22 10:47:06
/Hình Phạt Của Khinh Sư Mạn Pháp

Chúng sinh sáu nẻo luân hồi
Thân người khó được, khó nghe đạo mầu
Pháp Phật vi diệu cực sâu
Được nghe, được đắc phải nhiều kiếp tu
Đắc mà khinh pháp khi Sư
Sa vào vực thẳm muôn ngàn đắng cay


Đắm chìm trong biển mê say
Muốn tiêu nghiệp ấy: trải nhiều khó khăn
Sinh nơi biên địa khốn cùng
Mưu sinh khó nhọc, khó nghe đạo mầu
Mãi vì cơm áo lo âu
Muôn vàn ma cảnh chướng đường pháp tu
Tây Thiên xa đến muôn thu
Luân hồi tiêu nghiệp trải nhiều kiếp mê
Nếm gian nan khổ muôn bề
Trải tiêu nhiều nghiệp mới nghe pháp mầu
Thiết tha đạo pháp tìm cầu
Đặng đường giải thoát, khổ đau không còn
Về gặp Phật chốn Linh Sơn
Nghe kinh, tự tại an nhàn cõi vui
Không còn chìm bể luân hồi
Tâm linh thăng tiến nhờ nghe pháp mầu.
Ai kia sẵn hữu duyên sâu
Cầu được chơn đạo sớm ngày tiến tu
Mỗi ngày một chút tiếp thu
Mỗi tuần học lớp tiến tu tham bàn
Tôn Sư, trọng đạo hơn vàng
Thì không “ biên địa ”, “gian nan muôn đời” ! 

 

Chú thích : 

BIÊN ĐỊA

Biên: Thiên lệch qua một bên, ở nơi ranh giới. Địa: đất, cảnh giới, địa vị.

Biên Địa là cảnh giới, địa vị một bên, chớ không được ở nơi trung tâm, chỗ chánh đáng. Đối nghĩa:Trung quốc.

Như đối với người ở trung ương, được gần vua chúa, gần người văn vật, gặp được thầy hay bạn giỏi, người ở biên địa, nơi ven đất nước, thường hay chịu nhiều sự rủi ro, như thú dữ, giặc, cướp, cho nên khó bề tu học. Vì chịu những cảnh ngộ ấy, nên trong kinh thường gọi biên địa hạ tiện là chỉ những kẻ ở nơi ranh giới tánh tình đê hạ, không hay bố thí, không ưa tu học. Biên địa tà kiến ấy là những kẻ ở nơi ranh giới, ở miền biển giả, rừng, sác hay có ý kiến tà vạy, chỗ thấy chẳng được chánh đáng, không ngưỡng mộ đạo lý. 

(Theo từ điển Phật học Hán Việt của Đoàn Trung Còn)

 

Dưới đây là một ví dụ điển hình về hình phạt dành cho các đệ tử Khinh Sư mạn Pháp :

Đường Tam Tạng, họ Trần tên Huyền Trang, tên hồi bé là Giang Lưu, kiếp trước là Kim Thiền Tử, vốn là đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, do thái độ thất lễ với Phật Pháp (ngủ gật trong giờ giảng kinh và vô tình đá đổ một hạt gạo nên bị phạt đày xuống trần gian tu 10 kiếp và phải trải qua 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn.)   

Trong 9 kiếp đầu, Kim Thiền Tử có đi lấy kinh nhưng qua sông Lưu Sa lại bị Quyển Liêm (Sa Tăng) ăn thịt, mỗi lần ăn thịt lại ném đầu lâu xuống sông nhưng đầu lâu không chìm, thấy là vật lạ nên Quyển Liêm xâu đầu lâu lại thành vòng cổ, tổng cộng 9 kiếp của Kim Thiền Tử đều bị Quyển Liêm ăn thịt nên không thể đi lấy được kinh, chỉ góp phần làm cho chuỗi vòng đầu lâu có đến chín cái sọ.

Tới thời vua Đường Thái Tông, có ông Trần Quang Nhụy thi đỗ trạng nguyên, sau được bà Ân Ôn Kiều chọn và cưới bà Ân Ôn Kiều, trở thành con rể Ân thừa tướng, rồi mang thai Huyền Trang. Sau này, Quang Nhuỵ được nhậm chức đi xa, anh cùng vợ và mẹ lên đường nhận chức. Giữa đường, mẹ Quang Nhuỵ bị bệnh nên tạm thời gửi lại quán trọ, sau khi nhận quan sẽ quay lại đón nhưng ai dè trên đường sang sông, Quang Nhụy bị tên cướp là Lưu Hồng hạ sát, vứt xác xuống sông, giành chức lẫn cướp vợ. May sao Quang Nhụy trước kia có ơn với Long Vương nên xác được bảo quản kĩ, không thối rữa. Bà Ôn Kiều sinh Trần Huyền Trang, lo lắng con bị Lưu Hồng hại, bà cắn ngón chân con trai làm dấu, cho trôi sông cùng với bức thư. Trần Huyền Trang trôi theo dòng nước đến chùa Kim Sơn, được sư ở đây nuôi lớn, dạy dỗ và khi lên 18 thì được nói về quá khứ của mình.

Biết được quá khứ, Huyền Trang về xứ cũ tìm bà nội và chữa bệnh cho bà, tìm mẹ và nhờ ông ngoại cứu mẹ. Cha sau này khi mọi chuyện xong xuôi được hồi sinh, gia đình đoàn tụ nhưng Huyền Trang lại tiếp tục tu, bà Ôn Kiều sau uống thuốc độc tự tử, bi kịch tiếp nối bi kịch...

Tính từ khi sinh đến thời điểm này, Tam Tạng đã trải qua 4 kiếp nạn trong 81 kiếp nạn.

Cuộc hành trình của Huyền Trang bắt đầu sau khi vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân từ ân phủ lên, đã mời Huyền Trang về giảng kinh thư. Bồ Tát hóa thân đến thành Trường An thấy Huyền Trang, tặng cho Huyền Trang áo cà sa và cây tích trượng, nói rằng cách Đông Thổ 108000 dặm là Linh Sơn có 3 tạng kinh Đại Thừa Chân Kinh, có được sẽ cảm hoá được chúng sinh. Huyền Trang quyết tâm ra đi để thỉnh kinh về.

Vua khuyến khích đi, đặt tên Huyền Trang là Tam Tạng, kết nghĩa huynh đệ, tặng cho cái bát vàng, một con ngựa trắng và 2 sư đi cùng.

Tam Tạng bắt đầu cuộc hành trình.

Đáng tiếc thay, vừa ra khỏi thành thì 2 sư bị yêu quái giết, nhờ có Thái Bạch Kim Tinh cứu, Đường Tăng may mắn sống sót. Tam Tạng được thợ săn Lưu Bá Khâm giúp đỡ trước khi gặp đồ đệ đầu tiên là Tôn Ngộ Không. Và từ đây, ông tiếp tục trải qua hết 81 kiếp nạn cùng 4 người đệ tử của mình và lấy được chân kinh, tu thành chính quả, được phong chức Chiên Đàn Công Đức Phật hay Công Đức Phật Tổ hay Vô Lượng Công Đức Phật.

Từ câu chuyện của Đường Tăng có thể thấy được rằng, muốn tiêu trừ nghiệp ác gây ra do tội coi thường Phật Pháp là vô cùng gian khổ.

Dưới đây là trích dẫn từ " Phật Thuyết Đại Thừa Kim Cang Kinh Luận " nói về quả báo của việc Khinh Sư Mạn Pháp :

Khinh sư mạn pháp

 

            Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Hoặc có người trai hay gái, gần thầy nghe pháp thường thường mà nửa tin, nửa không, dường như qui y mà chẳng y theo, cái thân tuy lạy Phật mà lòng nghi hoặc đã nhiều. Cái tâm mình chẳng ngộ trở lại trách thầy chẳng chịu chỉ dạy, những người như thế làm thế nào hóa độ?

 

            Đức Thế Tôn nói: Đây là những người ít phước, trí huệ cũng không, nên không biết phép vô vi, chấp trước hình tướng , tà kiến kiêu mạn che lấp trong tâm, chẳng đặng chánh kiến. Cớ sao vậy ? Nếu như người tu hành biết trọng thầy thời mới trọng pháp, còn như tu hành khi dể thầy thì trong lòng cũng khi dể pháp. Hễ trọng thầy, trọng pháp thì học mới đặng , còn khinh thầy thì pháp không học. Nếu khinh thầy, chê pháp thì là người tăng thượng mạn. Tuy đồng đi với thầy mà lòng cách xa như ngàn muôn dặm, đến chừng mạng chung vào trong địa ngục A-Tỳ ngàn muôn Phật ra đời cứu độ chẳng đặng. Hễ một phen mất thân người, muôn kiếp khó trở lại.

Số lượt xem : 3258