Hành nghi của Bồ Tát
Pháp môn tu hành của các đệ tử Bạch Dương là Bồ Tát đạo.
“ Bồ Tát ” là viết tắt của “ Bồ Đề Tát Đỏa ”, “ Bồ Đề ” là giác, “ Tát Đỏa ” là hữu tình, âm tiếng phạn dịch là “ giác hữu tình ”, ( Hữu tình là những loài có cảm thọ và tri giác ) giác hữu tình chia làm 3 loại :
Về phương diện tự lợi : Bồ Tát khi tu hành đã giác ngộ Ngã không, Pháp không. Khác với sự Bất Giác của phàm phu, khi Bồ Tát tu hành tuy rằng đã đoạn dứt rất nhiều những vô minh phiền não, nhưng không có đoạn dứt tận hết.
Giác đạo mà đã chứng vẫn chưa được đến cứu cánh rốt ráo viên mãn như Phật.
Về mặt lợi tha : Bồ Tát sau khi giác ngộ thì khởi tâm đại bi, đến giáo hóa tất cả mọi chúng sanh, làm cho tất cả các hữu tình đều giác ngộ.
Tự tha lưỡng lợi : Bồ Tát chẳng những tự bản thân mình trên cầu bồ đề của Như Lai, mà còn có thể dưới độ tất cả các hữu tình của thập phương thế giới, dựa vào tự giác giác tha để độ hóa chúng sanh.
Tinh thần của Bồ Tát
1. Giống như mặt trời :
Ánh sáng mặt trời phổ thí cho vạn vật, chẳng có việc chỉ soi chiếu cho riêng một ai. Bất luận là bất cứ vạn vật gì trong mười phương thế giới, Bồ Tát đều giống như mặt trời vậy, chiếu soi các tia sáng, sự quang minh sáng ngời cho con người vạn vật vĩnh viễn ấm áp.
2. Giống như mặt trăng :
Ánh sáng từ bi phổ chiếu đại địa ( nghìn sông có nước nghìn sông trăng ), như sự từ bi của mặt trăng.
Dùng đức để khiến người ta tín phục, khiến cho mọi người tụ tập vây quanh như các vì sao tụ tập vây lấy mặt trăng.
3. Giống như mẹ hiền :
Như mẹ hiền chăm sóc cho con một cách vô oán vô hối ( chẳng oán trách, chẳng hối tiếc ).
Như tình yêu thương từ bi sáng ngời của mẹ hiền vậy. Trong con mắt của mẹ thì con cái vĩnh viễn là sinh mệnh của mình, bất luận là con đã làm bao nhiêu chuyện sai trái, mẹ đều có thể từ bi yêu thương bao dung.
4. Giống như nước :
Nước khéo làm lợi cho vạn vật mà không tranh với vật nào
Từ cao chảy xuống thấp, ở chỗ thấp cho nên gần với đạo.
Buông hạ mình xuống gần gũi chúng sanh để đồng cam cộng khổ, mềm mại dịu dàng hòa thuận như nước vậy.
Như trong 32 pháp tướng của Phật Đà, tướng lưỡi dài rộng, thuyết pháp độ chúng sanh như nước mịn tuôn chảy mãi không ngừng.
5. Chúng sanh lấy bồ đề làm phiền não, bồ tát lấy phiền não làm bồ đề. Bồ tát thành tựu bản thân trong thế giới ngũ trược, dùng tâm bồ đề để độ hóa chúng sanh.
6. Bồ Tát như tự thân bồ tát, chẳng cần hướng ra bên ngoài tìm.
Bồ Tát lập xuống những thệ nguyện rộng lớn, dùng những chân lí và sự giác ngộ mà Phật đã nói để khải phát ( khai phát khiến cho lãnh ngộ thông hiểu ) và dẫn đạo những chúng sanh hữu tình của thế giới, khiến cho họ có thể đắc được sự giác ngộ triệt để, hy vọng họ vượt qua bờ sinh tử luân hồi không dứt bên này mà đến được thế giới bờ bến bên kia của niết bàn tịch tịnh, là một loại “tự giác giác tha”, bậc đại đức lục độ vạn hạnh trên cầu phật đạo, dưới độ chúng sanh.
Cha mẹ trong nhà của chúng ta chính là giống như hai vị bồ tát sống vậy, thế nhưng tình yêu của họ chỉ dành cho con cái của mình thôi. Còn tình yêu rộng lớn của Bồ Tát thì giống như ánh sáng từ bi yêu thương của mẹ, xem tất cả chúng sanh như con cái của mình vậy. Ngài tản phát ra sức nóng vô cùng, cho mọi người ánh sáng quang minh, cho mọi người niềm hy vọng, bất luận là chúng sanh có bao nhiêu phiền não, Bồ Tát đều dùng tình yêu thương và lòng nhiệt tình, tâm trí bình đẳng để chăm sóc, độ hóa chúng sanh mà không ngại phiền phức. Chúng sanh bất luận là loài hữu tình vô tình, người tốt kẻ xấu, thông minh hay ngu đần, Bồ Tát đều dùng đại trí của cái tâm bình đẳng để đối đãi các chúng sanh hữu tình, tùy duyên tùy cơ độ hóa chúng sanh mà chẳng có sự phân biệt.
Hơn nữa, Bồ Tát lấy đức tánh làm danh, lấy chúng sanh làm mệnh. Thường nghe nói rằng : “ tâm phát thì chúng sanh có thể độ, nguyện lập thì phật đạo có thể thành ”, ví dụ như ngài Quán Thế Âm Bồ Tát quán chiếu những nỗi đau khổ của chúng sanh giống như nỗi đau khổ của mình vậy, do đó mà có cái tên gọi là Văn Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm; từ tâm bi nguyện “ địa ngục không trống thề không thành phật ” của Địa Tạng Vương Bồ Tát; Tam đại hoằng nguyện của Tế Công Hoạt Phật Lão Sư : “ nơi Tiên Thiên độ hóa chúng sanh đạt bổn hoàn nguyên; nơi hậu thiên di phong dị tục, cải thiện những phong khí của xã hội; tục vãng khai lai, phục hưng văn hóa cố hữu của Trung Hoa, thực hiện thế giới đại đồng ”.
Cái gọi là tâm Bồ Tát, trên Bồ Tát đạo nên có Bồ Tát hành. Những cái mà Bồ Tát hành là lục độ ba la mật : “ bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ ”, cái mà phát là tứ vô lượng tâm “ từ, bi, hỷ, xả ”. Do đó mà một người học Phật Bồ Tát nên thời thời khắc khắc chú ý cái tâm của mình, phải dùng tứ vô lượng tâm để hàng phục những cái tâm mà chúng ta chẳng nên có.
Bồ Tát Hành
I. Thường hành lục độ vạn hạnh : bố thí độ tham lam, trì giới độ tà dâm, nhẫn nhục độ sân hận, tinh tiến độ giải đãi, thiền định độ tán loạn, trí tuệ độ ngu si.
Bố thí độ tham lam : bố thí là phổ thí, mọi người đều có cái tâm keo kiệt bủn xỉn chẳng xả, tham mà chẳng ngán, do đó bố thí nên đem những gì mà mình yêu thích nhất, xả chẳng được nhất bố thí ra ngoài, đạt đến công đức bố thí vô tướng mới đúng. Bố thí chia làm 3 loại :
1.Tài thí : nội thí và ngoại thí
Nội thí : là đem đầu, mắt, não, tủy thậm chí sinh mạng của mình đều có thể bố thí cho chúng sanh, như Phật Thích Ca Mâu Ni phát tâm bồ đề, tu bồ tát đạo, đã từng cắt thịt của toàn thân mình để cứu độ một con chim ưng, làm được sự bố thí dũng cảm.
Ngoại thí : đem vàng bạc tài bảo, thức ăn thức uống, thuốc men của mình để bố thí, hỷ xả giúp đỡ người khác, khiến cho chúng sanh đại hoan hỷ, rời khổ được vui.
2. Pháp thí : Bồ tát vì để tùy thuận căn cơ của chúng sanh mà thường dùng Phật pháp để giáo đạo chúng sanh, dùng phương tiện thiện xảo, chẳng từ gian khổ vất vả mệt nhọc, giảng kinh thuyết pháp độ hóa chúng sanh, khiến chúng sanh nghe pháp giải ngộ, phát tâm tu hành.
3. Vô úy thí : Bồ Tát phát tâm từ bi, không oán giận tất cả mọi chúng sanh, thường cho chúng sanh đủ thứ sự an vui; chúng sanh nếu như gặp phải khổ ách nguy hiểm, tâm sanh khiếp sợ thì Bồ Tát bèn đến an ủi, cứu giúp họ, cứu bạt đủ thứ những khổ não của chúng sanh, như ngài Quán Thế Âm Bồ Tát “ nghìn nơi cầu khấn nghìn nơi ứng, biển khổ thường làm bè ( độ người ) qua sông ”. Khi chúng sanh của mười phương pháp giới chịu các thứ khổ não, nhất tâm xưng hiệu danh hiệu ngài Quán Thế Âm, Quán Thế Âm Bồ Tát tức thời quán âm thanh ấy, tầm thanh cứu khổ, khiến chúng sanh giải thoát đủ thứ các khổ nạn, khỏi sự kinh hãi khiếp sợ, chính là “ vô úy thí ”
Trì giới độ tà dâm : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của chúng ta thường có chỗ theo đuổi đeo bám, như cơn mộng, như ảo ảnh, như bọt nước, như bóng vậy, nếu trừ bỏ đi tâm bệnh có thể đạt đến “ bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai ”; nếu như có một phần Ngã chấp thì có tội, do đó chỉ có dùng giới luật mới có thể khéo giải.
Tất cả những giới điều của Bồ tát đều được căn cứ trên ba nhóm giới gọi là Tam Tụ Tịnh Giới, gồm :
a. Nhiếp luật nghi giới : không khởi tâm vi phạm các học giới đã thọ ( một chút tiểu ác cũng phải đoạn dứt, mồi lửa nhỏ có thể đốt cháy cả cánh đồng, cũng có thể đốt rụi cả núi Tu Di to lớn ). Nhiếp luật nghi là không làm những điều xấu. Hành trì nhiếp luật nghi giới thì không gây đau khổ.
b. Nhiếp thiện pháp giới : chớ có tưởng rằng chỉ là cái thiện nho nhỏ mà không đi làm, cổ ngôn nói rằng : “nước nhỏ giọt có thể thành sông ”, “nước nhỏ giọt có thể xuyên thấu đá ”, người xưa lại nói rằng : “ chớ cho rằng là cái thiện nhỏ mà không làm, chớ cho rằng là cái ác nhỏ mà làm ”. Phải trừ kiêu mạn, trừ sân, trừ đố kị và trừ bỏn sẻn. Nhiếp thiện pháp giới là những giới thâu nhiếp các điều lành, làm những điều tốt. Hành trì Nhiếp thiện pháp giới thì tạo được hạnh phúc.
c. Nhiêu ích hữu tình giới : bồ tát phát tâm bồ đề, lục độ vạn hạnh, đem những điều lợi lạc lại cho tất cả các loài hữu tình; cũng có nghĩa là nguyện đoạn dứt tất cả mọi cái ác, nguyện tu tất cả mọi cái thiện, nguyện độ tất cả mọi chúng sanh, đấy chính là Đại Bồ Tát Giới Pháp.. Hữu tình là những loài có cảm thọ và tri giác. Bồ Tát luôn luôn có ý nguyện thực hiện những điều có an lạc, có hạnh phúc cho tất cả các loài hữu tình, luôn có hành vi đem lại lợi ích cho chúng sanh, không bao giờ rời bỏ chúng sanh; quyết tâm đưa chúng sanh ra khỏi tội ác.
Cái gọi là ngũ giới chính là : không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm không vọng ngữ, không uống rượu. Do đó Bồ Tát tu trì thanh tịnh giới pháp, tự nhiên cũng có thể độ tất cả đủ thứ những tội ác hủy giới, phạm giới, cho nên đệ tử phật phải trì giới tu thân mới có thể đoạn trừ phiền não, nhảy khỏi luân hồi.
Nhẫn nhục độ sân hận : tâm sân hận là nghiệp lửa vô minh, Phật nói rằng : “sân là ngọn lửa trong tâm, có thể thiêu rụi rừng công đức”, do đó bồ tát phát tâm bồ đề nhất định phải trải qua 3 cái sau đây :
Khó hành mà có thể hành : những việc khó mà người ta không làm nổi, bồ tát có thể làm được.
Khó xả mà có thể xả : người ta xả không được tiền tài sinh mệnh, bồ tát có thể xả.
Khó nhẫn mà có thể nhẫn : người ta nhẫn chịu không nổi nghịch cảnh, bồ tát có thể nhẫn. Sửa bỏ thói hư tật xấu, tánh nóng giận; tất cả những gì không tốt đối với mình thì đều phải dùng cái tâm cảm ân để hồi hướng báo đáp, mới có thể đạt đến nhẫn nhục độ sân hận.
Tinh tiến độ giải đãi : Bồ tát tu hành thường hành tinh thần dũng mãnh, kiên định không đổi dời, quyết tâm kiên quyết dũng cảm tiến thẳng về trước, chẳng có việc gì mà bàn không thành công; những khốn khó có lớn thêm đi chăng nữa cũng không thể làm trở ngại ý chí kiên định kiên quyết tinh tiến của bồ tát, chính là cái gọi là thiên hạ chẳng việc khó, chỉ sợ người có tâm, do đó mà đạo trường mỗi năm đều lấy tinh tiến làm mục tiêu.
Thiền định độ tán loạn : tâm tánh chúng sanh tán loạn, vọng tưởng liên tiếp không dứt, tâm viên ý mã phóng chạy khắp nơi. Bồ tát tu hành thiền định có thể độ thoát cái tâm tán loạn. Thiền định là một loại cảnh giới của tu hành, thông qua phương pháp tĩnh lặng suy nghĩ của thiền, tập trung tâm sức khiến cho sinh lí, tâm lí đều dần dần biến hóa để đạt đến cảnh giới của “ định ”. Thiền định chẳng phải là bảo người ta ngồi trơ như khúc gỗ hòn đá vậy, mà là phải huấn luyện sự tập trung của tâm lực, giống như Lão Sư Hoạt Phật của chúng ta du hí tam muội, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, bất luận là đi, ở, ngồi, nằm thì ngoại cảnh đều chẳng cách nào ảnh hưởng được định lực của mình, đấy mới gọi là công phu thiền định thật sự.
Trí tuệ độ ngu si : Ngu si là chỉ những vô minh phiền não, si mê vô tri của chúng sanh cần phải dựa vào trí tuệ bát nhã, có trí tuệ rồi thì đối với tất cả các pháp xuất thế gian đều có thể thể ngộ được. Trong ngũ độ bố thí, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trì giới, nếu chẳng có trí tuệ thì làm gì sẽ phát tâm tu hành, do đó mà trí tuệ bát nhã là tiền đạo của lục độ.
II. Bồ tát thường hành tứ nhiếp pháp : bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự
1.Bố thí : Bồ tát tu bố thí có thể dùng đủ thứ những tiền tài vật chất và sanh mệnh quý báo nhất thí cho chúng sanh, làm thỏa mãn nguyện cầu của chúng sanh, kết duyên với chúng sanh, nghe đến thánh hiệu của bồ tát mà tâm sanh hoan hỷ.
2.Ái ngữ : Bồ tát tu hành phổ độ chúng sanh, phải dùng những lời yêu thương tôn kính mềm mại nhu hòa để đối đãi chúng sanh, nói lời khiến người nghe rồi sanh hoan hỷ, xin ưa muốn nghe. Trong phẩm phổ môn “Diệu âm Quán thế âm, Phạm âm, Hải triều âm, Thắng hết thế gian âm”, có thể tùy duyên sanh tâm tùy cơ thuyết pháp, phương tiện tất cả các pháp môn giải thoát, vui thuyết tất cả các pháp yếu.
3. Lợi hành : Bồ tát giáo hóa chúng sanh, đem khốn khó để lại cho bản thân mình, đem tiện lợi tặng cho người khác, tích cực đi làm, đích thân thực hành, có tư tưởng và hành động đem lại lợi ích cho người khác khiến cho chúng sanh hoan hỷ, cam tâm tình nguyện tiếp nhận những giáo hóa của bồ tát, dựa vào tu hành thế này thì sẽ được độ.
4. Đồng sự : Bồ tát do đãi ngộ bình đẳng cùng tiến bước với chúng sanh, cùng làm việc với chúng sanh, cùng hoạt động với chúng sanh, tất cả mọi sinh hoạt, tình cảm gần gũi với nhau có thể vô cùng dung hợp, tâm tâm tương ấn, tùy cơ thuyết pháp Nhất chơn thảy đều chơn, chỗ nào cũng có nghe pháp, có cầu tất ứng, vô cảm bất thông, đồng sự diệu hành.
III. Bồ tát cần thường hành tứ vô lượng tâm từ, bi, hỷ, xả :
Bồ Tát thông qua “ Từ ” vô lượng tâm để giúp chúng sanh đắc được phật đạo vô thượng. Dùng “ Bi ” vô lượng tâm để cứu chúng sanh nơi biển khổ sinh tử. Dùng “ Hỷ ” vô lượng tâm để trì chánh pháp của phật. Dùng “ Xả ” vô lượng tâm để hóa trừ những yêu ghét, là cái trí bình đẳng chẳng khởi phân biệt.
“ Từ ” có thể cho niềm vui để nhiếp thụ tất cả chúng sanh. Vô lượng, “ Từ ” của bản thân mình cũng vô lượng, những chúng sanh mà mình nhiếp, những chúng sanh mà mình giáo hóa cũng là vô lượng.
“ Bi ”, bi tâm của mình là vô lượng, những chúng sanh mà mình cứu độ cũng là vô lượng, do đó đấy gọi là bi vô lượng tâm.
“ Hỷ ”, chính là hoan hỷ, hoan hỷ cái gì đây ? hoan hỷ rằng có người tốt hơn mình; nhìn thấy người ta từ bi, mình cũng tùy hỷ ( theo đó mà sanh khởi tâm vui vẻ, ca ngợi ), mình cũng hoan hỷ, tán thán. Nhìn thấy người ta có thứ bi tâm này, bi có thể bạt khổ ( bạt : nhổ, trừ khử ), bạt những nỗi khổ của chúng sanh, mình cũng hoan hỷ, tán thán, tùy hỷ, chính là chẳng có cái tâm đố kị. Nhìn thấy những người khác tu hành bồ tát đạo, càng tu hành mình càng hoan hỷ. Chẳng phải là nói nhìn thấy người ta tu hành thì mình sinh một thứ tâm đố kị, rằng anh tu hành thế này đã vượt qua mặt của tôi rồi, loại tâm này là tâm đố kị.
Những người khác, ưu điểm của bất cứ ai mình đều hoan hỷ, một mảy may tí ti cái tâm đố kị cũng chẳng có, đấy gọi là hỷ vô lượng tâm.
Thế nhưng, từ, bi, hỷ, xả 3 loại vô lượng tâm này vẫn đều phải xả đi. Bạn nếu như chẳng xả, có một thứ chấp trước – “ a ! mình đã có “ từ ” rồi, mình có thể cho chúng sanh niềm vui; mình đã có “ bi ” rồi, mình có thể bạt những nỗi khổ của chúng sanh; mình cũng đã có “ hỷ ” rồi, chẳng còn tâm đố kị rồi ”, đấy đều gọi là buông chẳng xuống, đấy đều gọi là có chỗ chấp trước, do đó cái thứ tư phải xả, đem “ từ ” vô lượng tâm cũng xả rồi, “ bi ” vô lượng tâm cũng xả rồi, “ hỷ ” vô lượng tâm cũng xả rồi, chẳng có những việc như thế này, “ hành sở vô sự ” – mình tuy rằng hành đủ thứ những “ từ ” này, đủ thứ những “ bi ” này, đủ thứ những “ hỷ ” này, vẫn phải không chấp trước hành tích ( dấu tích những việc mình đã làm ) , chẳng có loại chấp trước này rồi, đấy gọi là xả, xả cũng vô lượng, xả vô lượng tâm.
Chớ có nghĩ muốn nói rằng : “ mình hộ trì đạo trường, mình làm hộ pháp, mình quyên góp ra bao nhiêu tiền, đã bố thí ra bao nhiêu tiền, công đức này của mình chắc là không nhỏ ! ”. Không sai ! công đức của bạn sẽ không nhỏ, thế nhưng bạn chớ có có cái tâm chấp trước này; nếu có thứ tâm chấp trước này thì là nhỏ rồi. Bạn ngỡ rằng nó không nhỏ, nó bèn trở nên nhỏ rồi; bạn nếu chẳng cho rằng nó lớn, cũng chẳng lớn, cũng chẳng nhỏ, nó bèn đầy khắp pháp giới, đầy khắp pháp giới rồi.
Do đó, tất cả tất cả đều là ở một cái tâm niệm ngay trước mắt của bạn. Một tâm niệm này của bạn “ đại nhi vô ngại, tiểu nhi vô nội ” – bạn còn lớn hơn pháp giới, còn nhỏ hơn vi trần, xem coi bạn đi dụng tâm thế nào thôi. Do đó, học phật pháp cũng chính là học không có sự chấp trước, chẳng có ngã tướng, nếu đã chẳng có ngã tướng thì có gì khổ đây ? có gì vui đây ? do đó mà khổ vui đều chẳng có rồi.
Học phật pháp, điều thứ nhất chớ có mà có cái tâm đố kị. Nếu có cái tâm đố kị thì vĩnh viễn cũng chẳng thể thành phật. Mọi người hãy xem xem, từ cổ xưa đến nay, từ vô thỉ đến nay, có vị phật nào là phật từ đố kị mà thành ? là tu cái pháp môn đố kị mà thành phật đấy sao ? Không có ! vì sao phải đố kị Phật ? bạn nếu như đố kị với Phật, vậy còn có thể thành Phật hay sao ? bèn chẳng phải là Phật rồi.
Cũng chớ có mà giành hạng nhất; nếu như giành hạng nhất thì là hạng nhì rồi, vì sao vậy ? Nếu như bạn chẳng tranh, chẳng có chỗ tranh, vậy mới là hạng nhất, đã đắc được vô tranh tam muội. Chớ có mà giống như những chúng sanh ngu si chuyên nghĩ muốn tranh hạng nhất, chỗ nào cũng muốn mình phải đứng đầu.
Thầy Tế Công Hoạt Phật của chúng ta trong pháp hội đã từng đưa ra thánh huấn rằng :
Chỉ có phụng hiến, không có điều kiện, đấy gọi là từ. Khi từ tâm viên mãn mới có thể thường chuyển pháp luân.
Chỉ có hy sinh, chẳng có bản thân, đấy gọi là bi. Khi bi tâm tự tại mới có thể lợi ích chúng sanh.
Chỉ có nghĩa vụ, chẳng có quyền lợi, đấy gọi là hỷ. Khi hỷ tâm hài lòng mới có thể hằng thuận chúng sanh.
Chỉ có bỏ ra tâm sức, chẳng có sự chiếm hữu, đấy gọi là xả. Khi xả tâm chẳng có sự chấp trước mới có thể xây dựng chơn, thiện, mĩ.
Ngoài ra :
Cho người ta lòng tin gọi là Từ, cho người ta hy vọng gọi là Bi, cho người ta sự hoan hỷ gọi là Hỷ, cho người ta sự tiện lợi gọi là xả.
Do đó từ bi hỷ xả giống như sự từ bi tường hòa của thiên tánh người mẹ vậy, chỉ có hy sinh, chỉ có phụng hiến, không cầu sự đền đáp mà chẳng oán chẳng hối tiếc, do đó bồ tát chính là dựa theo tứ vô lượng tâm đi tùy duyên mà độ hóa đấy.
Bồ tát tuy rằng ở trong biển khổ sinh tử, nhưng không vì biển khổ sinh tử mà nhiễm.
Không tạo ác nghiệp, chẳng cầu niết bàn là bồ tát hành.
Bồ tát là gánh đỡ kiếp mà đi, thừa nguyện lại đến – là bồ tát đạo.
Những người phàm phu bình thường đều là lợi mình rồi mới lợi người, còn bồ tát là vô vi vô tư, không cầu cái danh Thánh Hiền.
Chẳng phải tịnh hành ( tịnh : sạch sẽ, thanh khiết ), chẳng phải cấu hành ( cấu : nhơ bẩn, ô uế ), là bồ tát hành. Bồ tát chẳng cấu chẳng tịnh, chẳng nghĩ ác, chẳng nghĩ thiện, dùng đạo tâm để thể ngộ đối đãi mọi nhân sự.
Bồ tát là chẳng cầu quả vị. Như Lão Tiền Nhân chẳng cầu quả vị, thời thời khắc khắc lấy chúng sanh làm chính, lấy chúng sanh làm điểm trung tâm.
Bồ Tát thông qua việc lúc nào cũng nhiếp tâm phản chiếu, quán tưởng, thường trói buộc tâm, “ niệm phật, niệm tăng, niệm thí, niệm giới, niệm thiên ” nơi chánh niệm.
Bồ tát dùng tâm chánh trực, hành tất cả mọi thiện, trừ đi tất cả mọi cái ác trong tâm.
Bồ Tát nghĩ ngợi nhiếp thụ chúng sanh, thông qua việc điều phục tấm lòng bi mẫn của đối phương, chẳng từ bỏ người, chẳng ghét kẻ tà ác.
Bồ Tát thông qua tất cả mọi thiện hành đoạn dứt tất cả mọi phiền não, trừ bỏ tất cả mọi chướng ngại, diệt tất cả mọi tà kiến, tà tri, tà hành.
Bồ Tát vì để bạt độ chúng sanh rời khổ, dùng cái tâm đồng thể đại bi để độ hóa chúng sanh, có thể phân biện căn cơ của chúng sanh lợi, độn ( lanh lợi hay chậm lụt ) mà tùy cơ thuyết pháp chớ chẳng chấp pháp. Bồ Tát chỉ nguyện chúng sanh rời khổ chớ chẳng cầu bản thân được an vui; vì chúng sanh mà cam tâm rơi vào nhân quả, nhưng chẳng mê lầm nhân quả, thời thời khắc khắc thị hiện đạo trên thân mình, những cái này đều là cái mà bồ tát hành, do đó chúng ta phải lấy bồ tát hành trên cầu phật đạo, dưới độ chúng sanh làm chuẩn tắc, chỉ nguyện có tâm thánh hiền bồ tát, chẳng cầu cái danh thánh hiền, bồ tát đạo, đấy mới là tinh thần mà chúng ta phải học tập để thay thầy gánh vác lấy trách nhiệm, học tập cái tâm “ bụng lớn có thể dung, dung những việc thiên hạ khó dung chứa ” của Di Lặc Tổ Sư, học tập sự từ bi vi hoài của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát, học tập sự rộng lớn vô lượng vô biên của trời, chỉ mong tất cả chúng sanh pháp giới đều có thể nghe pháp tu hành, học tập những hành nghi của bồ tát đấy mới là mục tiêu mà chúng ta phải hướng đến.
Hôm nay chúng ta nhận được ân điển của ơn trên, được gặp đại đạo phổ truyền, ơn trên từ bi mở lớn cánh cửa tu hành tiện lợi, ứng thời ứng vận phổ độ tam tào, chính là thời cơ tốt nhất để chúng ta noi theo hành nghi của chư phật bồ tát. Cái gọi là “ Tiên Phật vốn dĩ người phàm làm, chỉ sợ người phàm tâm chẳng kiên ”, hôm nay chúng ta càng nên dùng tinh thần bồ tát đại vô úy, nâng cao dũng khí tiến về phía trước khai thác. Hy vọng rằng hoằng thệ đại nguyện “ hóa thế giới sa bà thành cõi nước hoa sen thanh tịnh ” của Di Lặc Tổ Sư có thể sớm ngày thực hiện.
Số lượt xem : 877