BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Đàm tâm luận tánh ( lời của thầy )

Tác giả liangfulai on 2023-05-24 17:10:41
/Đàm tâm luận tánh  ( lời của thầy )

Tu đạo hoả hầu là ở chỗ chẳng động một cái tâm.


Chẳng thụ nhận nơi tà, tà khí sẽ tự đi. Thanh sắc hoá lợi ( ca múa, sắc dục, tiền tài, tư lợi ) , những kĩ nghệ, sự vật và chế phẩm quá ư kì xảo mà vô ích, phàm là những thứ bên ngoài làm tổn thương đến tinh thần của mình, làm tổn hại đến tâm tánh của mình đều gọi là tà. Nếu hoàn toàn chẳng để tâm ngó ngàng đến, quyết không thu hút quyến rũ sự chú ý của người khác thì tự nhiên tà khí sẽ né lùi, chớ chẳng cách nào xâm hại thêm. Nếu có tí ti cái niệm “ tướng ” “ dẫn ” thì phá hoại cái tự tánh vốn thanh tịnh hoàn chỉnh, lập tức mất đi sự thanh bạch, cho dù là có đại đạo khang trang đại chí lỗi lạc, bị tà khí che lấp đi thì cũng là uổng nhiên vô ích. Điều này thì người tu đạo không thể không biết, không thể không thận trọng.

 

Hành ở bên ngoài gọi là võ, tu ở bên trong gọi là văn. Một người nếu chỉ có cái công phu vẻ bên ngoài, hành vi bên ngoài, còn bên trong lại chẳng có tí nội dung sự thật chất bên trong bao hàm ), người ta sẽ nói con là chiếc gối thêu hoa ( ví như người chỉ có vẻ hoa mĩ bên ngoài mà chẳng có học thức tài năng đức hạnh bên trong ) , vẻ ngoài tốt đẹp mà bên trong hư thối. Tâm là then chốt của thiền, thiền là chiếc thang thành phật, sức ngộ của tâm là chảy dài chẳng dứt, chớ chẳng phải ứ đọng, ngừng trệ một chỗ. Do đó, sự lãnh ngộ đối với sự vật mỗi một thời điểm đều không giống nhau, tâm địa nâng cao đến cảnh địa nào đó thì đạt đến cõi thiền nào đó, đấy là chiếc thang thành phật.

 

 

Tất cả mọi thứ của thế gian vốn dĩ đều ở trong cái động, tất cả chính là một, một chính là tất cả, bản thân “ vô Ngã ”. Trời đất, không gian thời gian, nhân tâm, vũ trụ … trong tam pháp uẩn đều đang động, là nắm bắt chẳng được bất cứ thứ gì, hết thảy đều là chẳng có thứ gì cả ( vô ). Quá khứ, vị lai, hiện tại đều là Không, thế nhưng trên thực tế cũng là bất Không.

 

Vô pháp thì Vô vật, tâm, phật, chúng sanh vốn dĩ chẳng có khác biệt, do vậy người tu đạo phải tu sửa phải ngay chánh, thế nhưng khi tu sửa ngay chánh không thể có tí ti sự ô nhiễm, nếu không thì sẽ chẳng quang minh; cái mà Chư Phật ba đời phải duy trì bảo vệ chính là một cái tâm chẳng ô nhiễm này. Cái tâm này nhìn từ phía trước thì là tâm, nhìn từ phía sau thì là phật. Cái chổi quét dọn, quét đất khó, quét tâm càng khó. Cần phải quét sạch Ngã tướng, quét cái tư tâm, ác tâm, tham tâm, khiến cho tâm thanh tịnh.

 

Có một phần tâm, tận một phần tâm, tu đạo thanh tâm quả dục trừ bỏ đi những tạp niệm, giảm bớt đi những nhu cầu tham muốn đối với những vật bên ngoài, bảo trì gìn giữ cái tâm cảnh yên ổn thanh tịnh ) thì ở đâu mà có phiền não ? ở đâu mà có những ưu uất ? Hãy xem các con xem, có ai thật sự có dũng khí ? đều là treo cái mác danh tu đạo, mang theo cái tác phong cao ngạo tự đại, ngang ngạnh hung bạo, ngạo mạn, có ai có chánh khí hãy đứng ra đây cho thầy xem xem ! Nếu bản thân đã chẳng thể ngay chánh, sao có thể khiến người khác ngay chánh đây ? tự bản thân mình làm không tốt sự tu dưỡng của việc lập thân xử thế, thì làm sao khiến cho người khác làm tốt sự tu dưỡng của việc lập thân xử thế đây ?

 

Ôi ! cái tâm của các con chẳng có đại đạo khoan hồng ( con đường lớn tấm lòng rộng mở, độ lượng rất lớn ), đều chỉ như tiểu đạo ruột dê ( con đường nhỏ hẹp lại uốn lượn quanh co phức tạp ) . Hôm nay Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư nói các con một câu, các con đều chẳng tu rồi sao ? Xin hỏi đạo ở nơi đâu ? từ xưa Thanh Hiền Tiên Phật có vị nào mang theo tâm khí ngạo mạn tự cao tự đại mà thành phật đâu ? Các con có đủ thứ những thói hư tật xấu, sao có thể thành phật đây ?

 

 

Tất cả những hoạ phước có lúc khiến con chẳng cách nào đi ứng đối, xảy ra nơi thân dù là tốt hay xấu, vốn chẳng phải là đợi trong lòng con có chỗ chuẩn bị sẵn rồi nó mới đến đâu. Do đó tâm của các con phải có thể việc đến thì ứng, việc đi thì chẳng lưu giữ lại, như thế con mới sẽ chẳng phiền não nhớ nghĩ nơi tâm.

 

Không trồng cỏ sâu um tùm thì sẽ không dẫn dụ rắn độc đến, từ đường không tốt thì quỷ thần sẽ né tránh mà đi; do đó tâm mình chẳng có tham muốn thì tà ma tự nhiên rời bỏ.

 

 

 

 

Ngồi một mình quán tâm tự soi rọi bên trong, vọng hết sạch thì chơn lộ tánh lưu li, lúc tịnh thường nghĩ lỗi bản thân, thị phi chuyện người chớ truyền bá chê cười, công phu ngày 3 lần phản tỉnh nên kiểm tra, tồn dưỡng nội kiên chẳng thiên lệch, ngoại vương nội thánh trọng cả hai, sen ra ao bẩn chẳng nhiễm bùn. Chơn tâm dụng sự, đấy chính là đạo tâm. Cái đạo tâm này có hình tướng không đây ? vô hình vô tướng, nhìn chẳng thấy, rờ chẳng được, cũng giống như sự thành tâm mà các con nói đến.

 

Thanh là thanh khiết sạch sẽ, tịnh là an chớ chẳng động, loạn là tâm viên ý mã.

Muốn có được thân thể khoẻ mạnh, những cái mà bình thường các con nghiên cứu chỉ là vệ sinh về mặt sinh lí, nhưng còn “ vệ sinh tâm lí ” thì các con đều chẳng có đi thực hiện. Cái gọi là “ vệ sinh tâm lí ” tức là “ thiểu tư quả dục ” ( trừ bỏ đi những tạp niệm bên trong, giảm thiểu những nhu cầu tham muốn đối với vật ngoài thân, bảo trì gìn giữ tâm cảnh thanh tịnh ) “ thường thanh thường tịnh ”, đấy là sự vệ sinh tâm lí cao nhất, thanh thanh tịnh tịnh đến cực điểm, tức là phật, chẳng có gì là không biết, Lão Tử nói : “ nhân năng thường thanh tịnh, thiên địa tất giai quy ”, biết không ?

Khi các con gặp phải những khốn khó, có thể nghiên cứu đọc Lục Tổ Đàn Kinh thật nhiều vào, bởi vì Lục Tổ Đàn Kinh mỗi một từ đều kiến tánh.

Đồ nhi ơi, nên thường bảo vệ gìn giữ chơn tâm, thành tâm, tín tâmtừ bi tâm, chính là cái gọi là quân tử chẳng đánh mất “ xích tử chi tâm ” ( cái tâm của trẻ sơ sinh ), đấy là điều quan trọng nhất. Khi con phát tâm muốn tu đạo thì khảo nghiệm bèn đến rồi, do vậy tu đạo phải gìn giữ bảo trì cái tâm sơ phát ban đầu thì mới có thể có thành tựu.

 

 

 

 

 

Các đồ nhi ơi, các con liệu có biết rằng “ nhẫn ” có ích đối với việc tu đạo không ?

Lợi ích chẳng nhiều đâu ! Nhẫn nhịn là công phu của kẻ hiền nhơn; người chưa thật sự thông hiểu sự lí, khoáng đạt tự tại thì cần phải nhẫn nhịn, người đã thật sự thông hiểu sự lí, khoáng đạt tự tại thì chẳng cần nhẫn nhịn rồi. Trong tâm chẳng có thành kiến, chẳng cần phải nhẫn nhịn, đến mức tự tự nhiên nhiên, chẳng khởi phàm thánh kiến, tâm nếu bình tĩnh thì chẳng cần phải nhẫn nhịn rồi, đấy là sự tự nhiên của phật, chẳng phải là cái mà phàm phu có thể làm đến được.

 

 

Chữ nhẫn (  ) là dao () đâm ở trong tim (), đau khổ đấy chứ, do đó Phật Thánh chẳng có cái công phu của nhẫn nhịn, bởi vì phật tánh chẳng có sự ghét hận, cũng chẳng có đau buồn, do đó Phật Thánh mới chẳng cần phải nhẫn nhịn.

Khi tu đạo nếu đến mức chẳng cần nhẫn nhịn lại chẳng oán ghét, tâm tự bình tĩnh vậy.

 

Tu đạo tu cái gì ? Tu tâm. Thật đáng quý thay các con có một phần tâm này, ở trong các đô thị hỗn trược mà có thể một mình tỉnh táo thanh tịnh, quả thật là trồng hoa sen trong lửa, được trân châu trong biển.

Mưa phùn nhỏ mịn lất phất bay, ánh sao bị mây đen che lấp; thất tình lục dục, linh tánh bị vật dục lấp che, mây tản sao lại sáng, dục trừ đi tánh lại sáng tỏ.

“ Tâm phải tự ổn, tuệ mệnh khả đắc ”, trông có vẻ đơn giản nhưng hành lại khó, trong ấy ẩn hàm diệu nghĩa, mong đồ nhi tự ngộ, chơn tu thật thiện, nghiêm túc vững chắc thiết thực, nhất định phải đem lợi ích của bản thân đặt ở phía sau cùng, chớ có để lại đầy những rác rưởi, phải tiêu trừ những ô uế tạp loạn.

Hằng tâm có 3 điều : nghị lực, lòng nhẫn nại, lòng tin, mà lòng tin là rất quan trọng.

Ý khí bình hoà, hốt nhiên đi dưới bầu trời nắng chói chang.

Tâm thể trong lặng, như trong gương sáng nước ngưng đọng.

Hành công lập đức là bổn phận, tâm chớ tồn niệm đầu công đức. Lão Tử nói rằng : “ vô vi ”, đức Thế Tôn nói rằng : “ diệu hạnh vô trụ ”, tâm của người tu đạo nếu có thể hợp đúng như thế thì đã hợp với đức của thiên địa rồi.

Cái gọi là minh tâm kiến tánh thì là tâm chẳng có một chút vọng tưởng, một tí ti vật dục đều chẳng có; những người tu đạo muốn làm phật ơi, mọi người phải biết rằng cái tánh bổn lai của con người chính là phật, lại còn làm phật gì đây ?

Bởi vì có chúng sanh nên mới có phật, phật và chúng sanh vốn là những danh từ đối đãi, đến khi chẳng còn chúng sanh rồi, thì cũng chẳng có phật đáng để nói.

Tu đạo như quét đất, tam tâm tứ tướng nên quét sạch hết.

Việc gì khó khống chế khó kiểm soát nhất ? tâm viên ý mã. Muốn tu đạo thì phải khống chế kiểm soát được tâm viên ý mã, không thể thì cũng phải miễn cưỡng mà đi làm.

Thầy thường nói rằng : nhị lục thời trung ( thời thời khắc khắc ) giữ lấy cái trung nào đây ? giữ tánh đấy. Tánh là lương tri lương năng, là nơi hết sức tốt đẹp, thế nhưng tánh nhất định cần phải dùng đức để làm trụ cột.

Muốn tâm có thể lúc nào cũng hồi quang phản chiếu thì cần phải : “ hướng nội là tánh, hướng ngoại là tình, Không một phần tâm, Kiến một phần tánh ”, người ngộ tự ngộ, kẻ mê tự mê, tu đạo là thanh tâm quả dục, thanh thanh tịnh tịnh, ở đâu mà có cả đống thị phi phiền não ? Nếu dưới miệng chẳng để lại một chút đức, trên bục oa oa kêu, dưới bục đạo khí tiêu, vậy làm sao có thể xem là đệ tử của Hoạt Phật ?

Tu đạo chủ yếu là tu tâm, vậy thì tâm của các con có ngay chánh chưa ? Như thế nào gọi là tâm chánh đây ? lí chẳng rõ thì tâm chẳng chánh, tâm có chỗ quải ngại, những trở ngại vướng mắc chẳng thông thì chẳng được ngay chánh.

Trong quá trình các con tu đạo, đương nhiên bước đầu tiên là học tập, vậy thì các con phải học những gì ? Các con phải có mục tiêu, phải có phương hướng. Người tu đạo phải tu tâm dưỡng tánh, thế nhưng thầy thấy những người tu hành hiện nay chỉ chú trọng ngoại công, khắp nơi đi độ người, khắp nơi đi giảng nói đạo lí, giảng đến hoa trời rơi ngổn ngang ( nói những lời vô cùng xảo diệu, vô cùng hay, phóng đại nhưng chẳng thiết thực tế ) , kết quả lại dẫn đến sự huỷ báng của rất nhiều người, rất nhiều người chẳng tin, đấy là vì cái gì đây ? Bởi vì con khiếm khuyết hai từ “ đạo đức ”; bởi vì con ở trong ngày thường tam độc tham, sân, si không thể tiêu trừ; bởi vì con tham công đức. Tuy rằng con độ rất nhiều người, rất tốt, nhưng bởi vì con trước hình trước tướng, nếu như khi con độ một người mà không thể thuận theo lòng mình được thì trong tâm con bèn sản sanh sự oán hận trách móc, nếu đã sanh ra sự oán trách, thì là “ sân ”, vậy con nếu như đã sản sinh sân niệm thì tâm chẳng được ngay chánh, bèn sản sanh nỗi lo lắng sợ hãi hay bàng hoàng, còn nội tâm thì buồn rầu bi ai, vậy thì trong vô hình con bèn có một thứ vọng tưởng, thổi động cái tâm tánh của con. Hoặc là hành vi của con vượt qua thứ quy tắc này của đạo, vậy từ đấy bèn đã sản sanh sự nghi hoặc mà biến thành chẳng tin, vậy thì sẽ bị những âm thanh sắc tướng bên ngoài làm mê hoặc, vậy thì con đã rời đạo xa rồi đấy !

Người tu đạo phải thật tâm thật ý, chớ có cố ý tạo tác, dùng thủ đoạn mưu cầu danh dự cốt lấy tiếng khen cho mình.

Các con hôm nay tu đạo chớ có quên việc thành tựu tự tánh của bản thân; dùng pháp môn tự tánh của nội tại lúc nào cũng hồi quang phản chiếu mới có thể chiếu giác tự tánhTrong quá trình bàn đạo không ngừng tinh tiến, cảm ân và sám hối, như thế chính là “ cứu cánh rốt ráo ”, nếu không thì tự tánh chẳng giác, làm thế nào có thể giác ngộ người khác ? tự độ rồi sau đó mới có thể độ người khác.

“ Tu đạo phải tu tâm ” : nhảy ra khỏi những chấp trước trong tâm tức là liễu thoát sanh tử, đấy là bổn thể vô sanh. Ngộ được đến đốn pháp vô thượng, tây phương tức ở sát na.

“ Duy chỉ có thấp đến chỗ thấp nhất mới là lúc kiến tánh ”. Xả đắc xả đắc, có xả thì có đắc. Xả tâm rồi tức đã đắc được vô tâm, là bổn lai diện mục, đã đắc lại giống như chẳng đắc.

Luyện tâm như luyện vàng, sau trăm luyện rồi thì thành vàng thật, sau trăm luyện rồi thì thành chơn tâmlớn cái tâm ấy dung vạn vật của thiên hạ, rỗng không cái tâm ấy thụ nhận cái thiện của thiên hạ, bình cái tâm ấy luận việc của thiên hạ, tiềm cái tâm ấy quán lí của thiên hạ, định cái tâm ấy ứng với những thay đổi của thiên hạ. 

Số lượt xem : 349