Dòng nghịch Dòng thuận ( Hoạt Phật Sư Tôn từ huấn )
Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 82 ( 1993 ) Tuế Thứ Quý Dậu, ngày 29 tháng 10.
Ta là Tế Công Hoạt Phật, Thầy của các con, phụng mệnh Hoàng Mẫu,
hỏi thăm các đồ nhi có an vui chăng ?
Vốn biết rõ tu đạo tu tâm chẳng thể tam tâm lưỡng ý, nhưng cớ sao lại cứ hướng hùa theo những lề thói tục đang thịnh hành, dù thế nào cũng chẳng chịu rời bỏ. Mỗi một lời dặn dò của mỗi một lần mong đợi đều hoá thành mây trôi tản mác !
Việc liễu thoát sanh tử vốn chẳng phải là lời nói suông không thôi thì là được đâu, mà phải lập thân hành đạo kiên trì từng giây phút để luỹ tích phát ra lòng từ bi, càng phát ra trí tuệ noi theo phẩm hạnh đạo đức của Tiên Phật mới được. Con đã từng bỏ ra bao nhiêu tâm sức cho bao nhiêu chúng sanh ? Phải độ hoá những người hữu duyên trở về. “ Huyết Tâm ” nhất thời nông nổi dụng sự sẽ làm trễ lỡ mất tuệ mệnh của bản thân, khiến tự cam nguyện thà chịu trầm mê trong biển ảo sanh tử. Tu đạo phải nhất tâm nhất ý, chân bước vững chắc tiến từng bước một, tuyệt đối không thể chần chừ do dự tiến thoái chẳng dứt khoát khi được như ý hay không như ý. Trách nhiệm phải gánh vác lên vai, cảm ân tại đáy lòng hoá thành sức mạnh càng thêm tích cực.
Các đồ nhi à ! Con có nhớ nghĩ đến thầy đây hay không ? ( có ) Vậy thì cớ sao con lại muốn thuận theo dòng chảy thuận của hồng trần cuồn cuộn mà trôi tụt xuống dưới ? Vì sao vậy ? Vì sao vậy, con có thể bảo với thầy được không !
Nghỉ ngơi một chút là vì để đi tiếp con đường xa dài hơn trước mắt; người thời nay khẩu thị tâm phi ( miệng nói một đàng, tâm nghĩ một nẻo ), các đồ nhi chớ có học thói ấy. Người tu đạo phải thật thà; nghỉ ngơi là vì để bổ lại chút nguyên khí.
Mục đích của tu đạo là phải khiến bản thân khôi phục lại tự tánh lương tâm vốn có, cũng là khối linh quang Phật tánh sáng tỏ rực, tròn đầy đặn giống như của Phật Đà vậy.
Nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý của con có phải là mỗi ngày đều phan duyên ra bên ngoài, thả hướng ra bên ngoài. Hãy nghĩ xem lúc chúng ta từ Vô Cực Lí Thiên đến, Phật tánh của mỗi người đều là có đủ, vậy con đến trong cái cõi nhân gian này, mỗi ngày hướng ra bên ngoài phan duyên, theo đuổi mưu cầu, tiêu tốn nguyên thần của con, vậy thì lúc nào mới có thể khôi phục lại nguyên thần của con đây ? ( hồi quang phản chiếu ) hồi quang phản chiếu là phương pháp rất tốt, thế nhưng mà đồ nhi các con mỗi ngày hồi quang phản chiếu mấy lần ?
Hôm nay con cầu đạo, tu đạo, bàn đạo, có phải là muốn từ từ khôi phục lại lương tâm tự tánh vốn có. Lúc con nghe đạo lý, cũng chính là đang hồi quang phản chiếu, bởi vì có lúc hồi quang phản chiếu vốn dĩ không phải là con ngồi yên tĩnh chẳng nghĩ ngợi gì thì gọi là hồi quang phản chiếu đâu, mà hồi quang phản chiếu chính là giống như một mặt của tấm gương sáng vậy, sẽ chiếu soi thấy những thiếu sót khiếm khuyết của mình ở chỗ nào.
Tự bản thân con phải thâu tâm về, phải luyện tánh, vả lại còn phải dẫn đạo người khác nữa. Người đời nay yêu cầu đòi hỏi “ lấy thân mình làm gương ”; anh làm không tốt, phẩm hạnh đạo nghĩa của anh không tốt thì tôi không theo anh nữa. Anh có đức hạnh, thì tôi tôn kính anh mười phần. Anh là kẻ hư xấu, thì tôi một chút cũng chẳng thèm ngó ngàng đến anh; còn anh giảng đạo giảng có hay thêm đi chăng nữa, giảng đến hoa trời rơi tứ tung khắp nơi, thế nhưng anh đều chẳng có đi thực hành, vậy thì người ta liệu có tôn kính anh không, người ta có học tập ở anh không ?
Các đồ nhi trước hết nên điều chỉnh tốt lại bản thân, nhất cử nhất động, mỗi lời nói mỗi hành động của bản thân đều hợp đạo lý thì mới có cái gọi là khắp nơi tức đều là đạo tràng; cái gọi là đạo tràng chính là nơi mà đạo tồn tại; muốn biến thành cõi nước hoa sen thanh tịnh, khắp nơi tức đều là đạo tràng thì bản thân phải hành đạo ra bên ngoài, phải có đạo, thế nhưng mà chẳng mấy người thật sự nhận thức thể ngộ, đạo ở tự thân mà hiển tánh, hiển tướng, ở từng tí ti của mỗi một lời nói, một hành động, nhất cử nhất động, và cả mỗi một niệm đầu của con nữa.
Giữa người với người ngoài việc dùng con mắt để nhìn xem, ngoài cái hữu hình hữu sắc ra, còn có thể dùng cái khí vô hình để giao lưu nữa. Thiện phải chơn thiện, tốt phải chơn tốt, chớ không phải là ở trong cái tốt lại có những cá tánh, lại có những tánh khí nóng nảy. Một người đến nhân gian rồi thì có tập tánh của người; tu đạo phải đem những tập tánh, thói hư tật xấu, những tánh khí không tốt sửa bỏ đến triệt để, phải biến đổi bản thân trở nên giống như Phật vậy.
Làm sao có thể siêu sanh liễu tử ? tu đạo cầu một sự đến đi như ý, tuỳ tâm sở dục, chẳng bị chút bó buộc nào, sanh đến chết đi, tiêu dao tự tại chẳng để nơi tâm đầu. Người tu đạo khôi phục lương tâm bổn tánh như như bất động, cái đạo trung dung này nói thì đơn giản, giảng sư ai ai cũng biết nói, còn làm thì sao ? Học tập đã hơn sáu vạn năm rồi vẫn còn đang học tập, thầy đây chẳng biết là các con còn muốn học tập đến mấy kiếp nữa ? Siêu sanh liễu tử “ là ngay lúc ấy ”, học tập thì vẫn còn có cái ý là kéo dài trì hoãn về sau, học tập chỉ là cái cớ.
Tu đạo nếu như là ứng phó, thì chỉ e là làm trễ lỡ bản thân. Tu đạo phải thật thà mà tu hành, phàm việc gì cũng thật thà, mỗi một người làm việc của bổn phận mình, nhưng chớ có mà thừa nước đục thả câu, trên thế gian vốn dĩ chẳng có cái chuyện chẳng vất vả lao lực mà gặt hái được; thiện có thiện báo, ác có ác báo, chớ có mà dùng những thủ đoạn không chính đáng để mà vụ lợi, phải thật thà thật tốt mà làm.
Hãy ngẫm nghĩ mà xem từ lúc con cầu đạo đến nay, tiến vào cửa Phật, con đã làm bao nhiêu việc ? Trên đời chẳng có bữa cơm nào là miễn phí, công quả cũng không có cái chuyện miễn phí mà được. Hôm nay con có tu bàn thì con có được, con chẳng có tu bàn thì con chẳng có được.
Các đồ nhi hiện nay thường hay lửa đốt núi tâm đầu, vốn biết rõ ngọn lửa này sẽ thiêu trụi rừng công đức vạn dặm, mà cớ sao đồ nhi con thường hay cứ thắp lên mồi lửa ? Vốn biết rõ là không được làm thế, cớ sao vẫn cứ phải làm ?
Tu đạo phải thủ trung, ngưng tụ lương tâm bổn tánh của con, chẳng phải là bảo con cả ngày từ sáng đến tối cứ đả toạ; cho dẫu là đả toạ, tư tưởng chẳng tập trung, tâm tư chẳng ở nơi này, thì cũng chẳng cách nào làm nên chuyện, cũng chẳng cách nào linh tánh quang minh.
Dục vọng là vô cùng vô tận, giống như nước vậy. Người tu đạo phải thanh tâm quả dục ( tâm thanh tịnh, vô dục vô cầu, tuỳ theo tự nhiên ), chú trọng ở chỗ thực hành.
Chín mươi sáu ức Nguyên Phật Tử tản bố ở mỗi một ngóc ngách, mỗi một nơi; các nơi ngóc ngách có cái hữu hình, có cái vô hình; Thầy đây chính là phải giải cứu họ thoát lìa biển khổ, các con thương xót cho Thầy đây, còn phải hành động giúp đỡ độ hoá chúng sanh, thế nhưng cớ sao các con cứ do dự chẳng quyết ?
Trí tuệ ở tại bản thân, hiển hiện ở trong những sự đi, ở, ngồi, nằm, trong sự tu bàn.
Muốn con lập đức, hành công chẳng phải là Thầy yêu cầu con, mà là Thầy muốn con thật sự siêu sanh liễu tử. Sứ mệnh của Thầy đây là độ hoá chúng sanh, Thầy đã mở ra một con đường, muốn con đi độ hoá chúng sanh, cớ sao con cứ do dự chẳng quyết; con thường là sợi dây trói buộc lấy bản thân, bởi vì chuyện gì cũng đều trói buộc không nổi con, chỉ có tự bản thân con trói buộc bản thân con. Các đồ nhi à ! Con bằng lòng thuận dòng mà rơi tuột xuống, hay là ngược dòng mà lội lên ? ( ngược dòng mà lên ). Thế nhưng hiện nay con cớ sao lại bị hoàn cảnh vướng víu quấy nhiễu ngược dòng mà xuống vậy ? cớ sao con lại càng thêm đau khổ ? cớ sao con chẳng có cách đột phá hoàn cảnh của con ?
Thầy đây cứ mãi đang nhấn mạnh, rằng những thế tục của thế gian chỉ là nghiệp của con, thế nhưng con phải hành công lập đức để tiêu oan giải nghiệp, cớ sao mà hôm nay cam nguyện chịu tận mọi đau khổ ở trong những oan nghiệt như thế, chịu vướng mắc quấy rầy mãi không thôi ? Rõ ràng là Thầy đã kê mở toa thuốc bảo con thật tốt mà đi uống thuốc, thật tốt mà trị liệu cái bệnh của con, cớ sao mà con cứ là không chịu uống thuốc vậy ? cớ sao cứ mãi biếng nhác, trễ lười bản thân ? Rồi sau đó con mới đi oán trời trách người, bảo rằng cái mệnh của con cớ sao lại không tốt như thế ?
Nếu đã từng lập xuống nguyện rồi thì hãy thật tốt mà trọng Thánh khinh Phàm, phải xả thân bàn đạo; tu đạo chẳng tiến thì tụt lùi; con chẳng tu chẳng bàn, con đình đốn ở đấy, là bởi vì con không thể tâm như như bất động như các bậc Thánh Hiền, mà con thường thường là càng không hành công lập đức thì những dục vọng của con bèn càng cao, thiện và ác là đối đãi đấy. Con chẳng hành thiện thì là làm ác; con đình đốn ở đấy, chẳng có hành công lập đức, thì là đang làm biếng nhác bản thân.
Tâm của con đã an rồi chưa ? Thân của con đã an rồi chưa ? Tâm an lí đắc thì thân bèn an. Tâm là vị chủ tể, chi phối thống trị những tư tưởng vô hình và nhục thể hữu hình của con. Tâm đã loạn rồi không thể làm chủ, thì thân bèn sẽ theo đó mà loạn rồi. Con muốn học thân tâm an định, thân tâm đều có thể đắc được một sự an đốn, thì duy chỉ có bảo tồn cái tâm đạo nghĩa và trung thứ.
Thầy đây cực kì lo sợ đồ nhi của mình giả mượn danh nghĩa đạo đức để làm những chuyện danh lợi, đấy là điều mà mỗi một người đều phải nhắc nhở cảnh tỉnh. Tuy rằng con chẳng phải là cái mục đích này, chẳng phải sự tồn tâm này, thế nhưng sự hành của con là bởi vì dục vọng của con, tham muốn chẳng đè nén nổi thì đầy trời, đầy trời rồi thì đã thành tội lớn đầy trời, vậy nên các đồ nhi tu đạo phải cẩn thận, chính là cái gọi là “ thận kì độc ” ( cẩn thận khi một mình ) đấy, lúc có mỗi một mình mình thì vẫn phải tâm quang minh sáng tỏ.
Đồ nhi hiện nay cứ hay sợ gánh việc, sợ gánh trách nhiệm. Con mắt của người thời nay rất sáng nhạy, bới kéo ra những thói hư tật xấu của con càng có lợi cho con; người ta muốn khiến cho con càng thêm trưởng thành, khiến con thành tựu; có thói hư tật xấu thì phải sửa bỏ ngay lúc ấy, thì mới có thể sánh bằng với Thánh Hiền. Tu đạo chính là phải tu đến cảnh giới của Thánh Hiền. Duy chỉ có người khác chỉ trích khiển trách con thì con mới có thể hồi quang phản chiếu, tinh thần thượng đạt, mới có thể đạt đến cảnh giới của Thánh Hiền.
Lấy đức khuất phục người là một câu nói bất biến từ xưa đến nay; bây giờ hãy thật tốt mà đem cái tâm của chính mình gột rửa một cái. Một mình con gắn kết liên hệ chặt chẽ đến tánh mệnh của hàng vạn người đấy. Con chẳng hành thiện thì là đang làm ác. Con chẳng tiến về trước thì là đang tụt lùi về sau. Con chẳng cứu người thì đồng nghĩa với con đang hại người, đúng không ?
Tiền tiến chẳng phải là nói rằng con đến phật đường bàn đạo thì gọi là tiền tiến, mà quan trọng nhất là sự tu dưỡng của bản thân con, một con đường tu đạo này thật sự có mang cái tâm từ bi, lấy đạo làm tiêu chuẩn.
Sự học tập của mỗi một người đều có trình độ riêng của họ; mỗi một người đều đang ở trong sự học tập cải tiến, không đúng thì có thể phê bình nhận xét, thân ái vạch chỗ sai trái để cải tiến, thế nhưng tuyệt đối không được xem thường. Con xem thường người khác thì người khác cũng sẽ xem thường con, đấy gọi là nhân quả báo ứng. Khi người khác đã sai rồi thì con phải mang cái tâm từ bi mà đi từ từ thân ái chỉ chỗ sai trái cho họ biết để họ cải tiến, bù đắp cho sự không đúng của họ. Đồ nhi phải mang lòng từ bi khiêm tốn, nhưng tuyệt đối chớ có mà càng tu càng không chịu làm; trơ mắt đứng nhìn là kẻ ngu.
Muốn nhìn thấy Tế Công Hoạt Phật, con phải có cái tâm của Tế Công. Tâm nếu như tồn tâm Phật, thì là Phật; tâm nếu như là tâm Ma, thì là Ma. Tâm của con Ma rồi, cho dẫu con có nhìn thấy Phật thì vẫn là Ma. Nếu như tâm của con là Phật, cho dẫu Ma có đến tìm con, con vẫn là Phật.
Các đồ nhi phải nhận rõ tư cách của Phật ở đâu ? Tuy rằng Phật chẳng có một đường ranh giới thật sự, thế nhưng ngài ấy có mức độ nhất định, chớ chẳng phải là con sải bước qua đường ranh giới này thì con chính là Phật. Phật Ma tự ở nơi tâm mình. Đồ nhi con muốn thành Phật, thì hãy mang tấm lòng từ bi. Mỗi một việc mà Phật đã làm đều là từ bi vì người khác. Từ là đem lại niềm vui cho người khác, bi chính là nhổ trừ những nỗi đau khổ của người khác, vậy nên mỗi một niệm đầu của con, mỗi một việc đều phải lấy từ bi làm chủ đề.
Mỗi một đồ nhi các con tuyệt đối chớ có tam tâm lưỡng ý, mà phải nhận rõ chân lý, nghe lớp chỉ là hấp thu tri thức, nghe rồi phải thực hành, lấy thân để hành đạo. Chúng ta tu đạo tu tâm, người có trí tuệ thì xông về phía trước, chớ có mà cứ không đủ tích cực, không đủ sự nỗ lực.
Con chẳng tin chân lý, con hoài nghi chân lý, thì con phải có tinh thần của nhà khoa học đi tìm tòi, đi tham thảo nghiên cứu, con mới có thể hiểu rõ sai ở chỗ nào ? giả ở chỗ nào ? nếu như con chẳng tin mà vì thế bèn thôi nghỉ, từ bỏ, thì đối với sinh mệnh của con một chút ý nghĩa cũng đều không có.
Ý nghĩa của kẹo chính là phải nói lời tốt, tồn tâm tốt, làm việc tốt. Hãy ghi nhớ ngôn hành phải cẩn thận; nói lời làm tổn thương người rồi thì không tốt. Làm việc tốt thì nhất định phải bước ra ngoài mà làm; làm việc tốt đối với những người của mình thì đấy không gọi là việc tốt, đấy gọi là trách nhiệm; làm việc tốt đối với người khác, đấy mới gọi là việc tốt.
Việc phàm đều là tự mình làm vướng mắc bản thân; mỗi một người phải đột phá những ải khó của bản thân. Thầy đây có thể giải cứu con nhất thời, không thể giải cứu con cả đời. Muốn đột phá ải khó thì phải lập nguyện lớn, nguyện lực bù đắp nghiệp lực, duy chỉ có tu đạo có thể siêu sanh liễu tử, duy chỉ có con đường bàn đạo có thể thoát lìa biển khổ mà thôi.
Có khi sự việc phải lập tức đưa ra sự quyết đoán tức thì trong thời khắc quan trọng khẩn cấp, càng suy nghĩ cân nhắc thì càng phiền phức. Tu đạo chớ có sợ nghịch cảnh khốn khổ; nghịch cảnh khốn khổ càng có thể tăng trưởng thành tựu bản thân.
Tu đạo vốn dĩ chính là phải tận tâm tận lực, có thể làm được bao nhiêu thì tính bấy nhiêu; chớ có trách bản thân năng lực không đủ. Phải khiến người khác có thể phát tâm đối với đạo, tự nhiên người ta bèn sẽ đến bàn đạo. Phàm việc gì cũng phải lấy thân mình làm gương, chính là cái gọi là “ người có đức thì được mọi người hướng đến ủng hộ ”.
Trong lòng của con cỏ dại tạp loạn um tùm, vậy nên phải khai hoang hạ chủng; khai mở cái khu vườn hoang của bản thân, phải bồi dưỡng cây bồ đề; ở xung quanh vốn dĩ là một cái đạo tràng, nay đã mọc ra rất nhiều những cỏ dại, con phải nhổ trừ đi, đem những cái không tốt nhổ trừ đi, đấy chính là con đang khai hoang; lại còn có rất nhiều những chúng sanh ở bên ngoài chưa có người độ, thì con phải đi độ hoá, đấy gọi là khai hoang; làm được thì con bèn có thành tựu, làm không được thì con bèn bị cuốn trôi theo dòng đời ô trược.
Mỗi một người đều có trách nhiệm duy trì bảo vệ cái đạo tràng này, cũng có nghĩa là mỗi một người đều có trách nhiệm phải khiến thế giới hoà bình.
Mọi người đều đang học tập, mọi người đều đang cầu tiến bộ. Trong sự học tập thì mọi người phải mãi giũa đẽo gọt lẫn nhau, chớ không phải là đấu qua đấu lại với nhau; mãi giũa đẽo gọt thì sẽ càng thượng đạt, đâm thọc đi đâm thọc lại chỉ sẽ càng làm tổn thương đối phương. Mọi người đều không đủ thành thật thẳng thắn, mọi người đều chẳng có cái dũng khí để thừa nhận lỗi sai của bản thân, chỉ toàn là chấp trước mình đều là đúng cả. Mọi người phải có cái đức khiêm nhường, phải dũng cảm nhận lỗi sai, phải hồi quang phản chiếu, lấy đạo vụ làm tiền đề, phải hoà khí, xử sự qua lại hoà mục với nhau, đoàn kết nhất trí, hoà hoà khí khí, thì đạo trường mới từ từ hồng triển, trở thành một đại gia đình ôn hoà an lạc.
Con nếu như chẳng có một cái tâm chân tâm thành ý, bàn đạo dũng cảm thẳng tiến về trước, thì rất dễ dàng bị nghiệp lực kéo xoay; con phải chuyển nghiệp, chớ không phải để nghiệp đến chuyển con. Nếu đã đọc nhiều sách Thánh Hiền như thế thì tuyệt đối chớ có cứ mãi ở đấy mà chỉ trích người khác; phải dùng cái tâm chỉ trích khiển trách người để khiển trách bản thân, phải dùng cái tâm khoan thứ cho bản thân để khoan thứ cho người khác.
Hôm nay con làm Đàn Chủ rồi, con có cái chức trách này, thì là phước của con. Con đã có nhiều thêm một tầng cơ hội hành công liễu nguyện; cho con trách nhiệm cho con gánh vác là muốn con thượng đạt thành tựu.
Các đồ nhi ơi ! Con hôm nay tu đạo, con chẳng nỗ lực làm, con chẳng nỗ lực bàn, thì con có thể có thành tựu hay sao ? Hôm nay có Phật đường tốt như vậy, mọi người không thể đoàn kết, thì lấy đâu ra sức mạnh ? Đạo vụ làm sao mà có thể thúc đẩy triển khai mở rộng ra bên ngoài ? Hãy nghĩ đến việc phải giải cứu bản thân, độ hoá bản thân; phải dùng chơn công thật thiện, tu đạo cầu cái tâm an mà thôi. Phật đường là nơi để nạp điện, nạp cho linh tánh của con, khiến cho linh tánh quang minh sáng ngời.
Nhẫn nhịn những việc mà người khác không thể nhẫn nhịn nổi, mới gọi là việc của Thánh Hiền; làm những việc mà người khác chẳng thể làm, mới gọi là đại sự. Tiền đồ là do tự bản thân sáng tạo mà có, phải giống như Nhan Phu Tử vậy, chẳng phạm lỗi lần hai mới là Thánh Hiền.
Tu đạo là đang tu ở tự bản thân, bàn đạo là đang sáng tạo Thánh nghiệp của bản thân, cho con cơ hội hành công liễu nguyện. Con muốn làm một đứa con hiếu thảo, làm một người cấp bậc Thánh Hiền, thì con phải lấy chúng sanh thiên hạ làm tiền đề, phải đem lại lợi ích cho chúng sanh thiên hạ, độ hoá chúng sanh thiên hạ, giống như Bồ Tát, như Phật vậy. Chuyện nhỏ cá nhân dẹp sang bên, tự mình chớ có quá cố chấp, nên lấy ý kiến của mọi người làm ý kiến.
Xả chẳng phải là xả đến một nửa, mà là phải toàn xả; tâm xả phải giống như Phật vậy, xả ra một cái tâm từ bi, phải đi độ hoá chúng sanh.
Mỗi một người đều đã từng có lỗi sai, lương tâm của bản thân rõ ràng nhất. Lương tâm khi nào phát giác bộc lộ ? tự mình phải tĩnh tâm suy ngẫm, tịnh xuống giống như Phật vậy, dùng cái tâm từ bi để suy ngẫm một cái, lúc này lương tâm của con mới sẽ hiển thị bộc lộ; lương tâm bèn có thể cân đo sự đúng và sai của con, thì mới rõ ràng con nên làm như thế nào, phải lấy đạo làm tiêu chuẩn.
Thế nào gọi là thanh tịnh, thanh tu ? điều kiện thứ nhất của thanh tu chính là xả thân bàn đạo; con sở dĩ sẽ cảm thất rất cô đơn lẻ loi đấy là bởi vì con vẫn chưa có thật sự xả thân bàn đạo. Con nếu như thật sự xả thân độ hoá chúng sanh, con còn cảm thấy cô đơn lẻ loi nữa sao ?
Hành công lập đức làm việc tốt thì mới có thể tiêu oan giải nghiệt, thế nhưng trước khi hành công lập đức thì phải rõ lý. Chúng ta ở trên đạo trường chính là phải cứu người, cứu người thoát lìa biển khổ; những phàm phu bình thường sẽ thuận theo nghiệp, đi theo con đường của Thánh Nhân mới có thể chuyển nghiệp; muốn chuyển nghiệp thì duy chỉ có thành tâm bảo thủ, thật tâm tu luyện, thật tốt mà sám hối, thật tốt mà hành công lập đức thì có thể chuyển nghiệp rồi.
Mỗi một câu mà Thầy đã nói Thầy đều hy vọng đồ nhi hiểu triệt để, có lòng tin đối với đạo, hãy thật tốt mà tu đạo, thật tốt mà bàn đạo. Chẳng tu chẳng bàn thì chẳng thể thành đạo. Con tận sức mà tu, toàn tâm toàn ý mà bàn, vậy thì con bèn có thành tựu. Con nếu như chỉ là sống cẩu thả ngày qua ngày, vậy thì con sau này vẫn là một người phàm. Con nếu như có cái tâm Bồ Tát, nguyện của Phật Tổ, thì con bèn thành Bồ Tát, thành Phật Tổ. Nếu như con làm mỗi một việc đều giống như Thánh Hiền vậy, vậy thì con bèn sẽ thành tựu bậc Thánh Hiền, vậy nên mỗi người khai hoang là Nguyện Bồ Tát, bỏ nhà xả nghiệp chẳng phải là vì bản thân, mà vì chúng sanh thiên hạ, vậy nên tuyệt đối phải biết rõ sứ mệnh và chức trách của bản thân, dẫn độ chúng sanh đến một nơi chốn an toàn, khiến cho họ không lại chịu tai nạn nữa, đấy chính là sứ mệnh chung của tất cả chúng ta.
Hãy gột rửa tâm hồn, triệt để sửa bỏ những niệm đầu tư tưởng không tốt trong quá khứ, phấn chấn tinh thần trở lại hướng lên, tuyệt đối phải ghi nhớ không được “ tam tâm lưỡng ý ”, “ tiến thoái tiến thoái ”, chớ có mà ở đấy “ như ý không như ý ”; tu đạo phải nhất tâm nhất ý nghiêm túc vững chắc. Thầy hy vọng các đồ nhi tích cực phấn chấn tinh thần lại nỗ lực.
Số lượt xem : 1825