BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thông đến một con đường thanh tịnh ( Lời của Thầy )

Tác giả liangfulai on 2023-07-08 21:20:23
/Thông đến một con đường thanh tịnh   ( Lời của Thầy )

Thông đến một con đường thanh tịnh

 ( Lời của Thầy )

 

 

Làm người phải giỏi tâm “ quên ” , con nếu như có thể quên thì có thể đắc được cái tâm thanh tịnh. Bởi vì các đồ nhi đều chẳng thể quên, thường ghi nhớ những chuyện xa xưa cũ rích trước kia, do đó mà thường chịu cái khổ của tham, sân, si, ái. Nếu như có thể tu giỏi cái tâm “ quên ”, quên đi những đau khổ phiền não, quên hết tất cả những điều chẳng vui, vậy thì các đồ nhi sẽ có thể đạt đến sự vui vẻ.


 

Con người sở dĩ không thể hấp thu chân lý và những lời trí tuệ là do có 5 nguyên nhân :

1. Tâm tồn mối ác cảm thù hằn

2. Tâm tồn sự hoài nghi

3. Tâm tồn sự phẫn nộ

4. Tâm tồn sự vướng bận lo lắng

5. Tâm tồn sự tự mãn

 

Tâm tồn là có tướng, tất nhiên hình thành sự xa cách, chẳng cách nào đạt đến Không và tiếp nhận chân lý.

Tâm của người là nghìn biến vạn hóa, sẽ theo cảnh mà dập dờn nhấp nhô dao động ( như sóng nước vậy ), do đó nói tu đạo tu tâm, chính là để cho các đồ nhi có thể học biết đối mặt, chớ có cứ mãi khởi tâm động niệm, như thế đều chẳng ích gì đối với sự việc và bản thân.

 

Tu đạo có khảo nghiệm không ? đương nhiên là có, muốn có sự tu thành đương nhiên phải khảo tâm chí của con một cái. Tuy rằng nói chơn đạo có chơn khảo, mới có thể phân biện ra thật và giả, thật và hư, thế nhưng cũng chớ có gặp phải một chút sự việc thì nói là khảo, bởi vì có sự phát sinh của một số việc là do cái tư tâm ích kỉ, cái tâm Tôi dẫn đến nên mới có những cái giả khảo này; nếu như tâm niệm chánh, thanh thanh tịnh tịnh, cái khảo này chẳng cách nào làm khó con được.

 

Tâm của chúng sanh dễ động, cũng dễ dàng tùy theo cảnh mà đổi dời; có khi đồ nhi vốn dĩ hiểu rõ, nhưng lại là chạy chẳng ra khỏi được lưới nghiệp của nhân duyên, hàng phục chẳng nổi tâm tánh của mình; lúc này, đồ nhi bèn phải nương cậy vào ánh sáng phật tánh viên mãn của chư phật bồ tát để nhiếp thụ các con, hoặc là nương nhờ vào những Tiền Hiền, Thiện Tri Thức của các con dùng tâm từ bi để dẫn dắt chỉ đạo, để bản thân mình có thể chạy ra khỏi lưới nghiệp nhân duyên.

 

Thầy còn phải nhắc nhở các đồ nhi rằng, tuyệt đối chớ có tham, tham cái gì đây ? Phàm phu tham tiền tài vật chất, vậy người tu đạo tham cái gì đây ? Tham những lời khen ngợi, tham những tiếng vỗ tay, tham Tiền Hiền tốt với mình bao nhiêu, phân biệt Tiền Hiền đối xử khá tốt với mình hay là đối xử khá tốt với người khác, đấy cũng là một loại tham, một thứ chấp trước, chúng ta bây giờ chẳng buông xuống, vô thường đến một cái, sự chấp trước vẫn còn thì phải lang thang lưu lạc sanh tử, rơi vào luân hồi.

 

Đồ nhi tu hành thì phải quang minh thanh tịnh, chớ có lại bị vây khốn ở trong cái gốc khổ vô minh, do đó nhất định phải tự yêu cầu bản thân, chớ có đem tâm dùng ở những chỗ vô nghĩa, lãng phí sinh mệnh đấy ! Dùng cái tịnh mà vô vi để bảo dưỡng tinh thần của mình là rất quan trọng, để cho cuộc sống đơn giản mộc mạc, quay trở về cái bổn lai an nhiên tự tại.

 

Dưỡng sanh chẳng bằng việc đi dưỡng tâm dưỡng tánh, đem tánh tình của con điều đến mức nhu hòa thì chẳng có bệnh; có bệnh đều là do thích nổi cơn nóng giận gây ra đấy. Do vậy, sự bảo dưỡng tẩm bổ của thuốc chẳng bằng tâm trạng thư giãn vui vẻ, đem tánh tình điều đến mức nhu hòa rồi, mỗi ngày cười hi hi ha ha, bình tâm tịnh khí thì tự nhiên thân thể sẽ tốt.

 

Đồ nhi nhất tâm có phải là rất khó ! Thường thường đều dư ra rất nhiều những cái tâm chẳng cần thiết để làm tổn thương bản thân, đúng không ? Nghĩ về việc người khác coi mình như thế nào, nghe người khác nói về mình như thế nào, nhìn người khác …như thế nào, rất nhiều những độc tố bệnh bèn do đó mà sản sinh, chẳng biết yêu thương lấy bản thân, chẳng biết tự cho mình những chất dinh dưỡng tốt nên mới khổ không tả nên lời. Đồ nhi ơi ! Hãy buông xuống những tạp niệm chẳng cần thiết, hãy thật tốt mà vì bản thân mình niệm một bộ kinh thanh tịnh vậy !

 

Tu đạo chớ có chỉ nhìn cái trước mắt, chỉ xem tình cảm con người. Chúng ta tu cái tâm của mình, thành cái quả của mình, đi con đường của mình, định mục tiêu của mình, chớ có để cho việc xung quanh làm ảnh hưởng, bị thế tục làm ô nhiễm. Hãy dùng cái tâm bình thường để đi suy ngẫm, đi phản tỉnh, đi hồi tưởng xem nên đi tiếp như thế nào, đối mặt với vấn đề, tâm bình khí tịnh thì tự nhiên có cách giải quyết; cái tâm nóng vội thì vĩnh viễn tìm chẳng được thành quả, tâm nóng vội vĩnh viễn sẽ không đắc được chân lý. Niệm đầu của con người thường xen kẽ sự quang minh và hắc ám, lúc này đồ nhi phải biết răn bảo bản thân rằng mình phải đi hướng trên con đường quang minh sáng ngời, bởi vì chỉ có quang minh mới là con đường vĩnh hằng, nếu như chỉ biết phiêu đãng trong những dục niệm say sưa chìm đắm thì chỉ là khiến bản thân mình tăng gấp bội phần vất vả đau khổ mà thôi.

 

 

 

Ngẩng đầu ba thước có thần minh; thần minh ấy chính là những quy luật chung ở giữa đất trời, phán đoán nhân quả, báo ứng, thiện ác, cũng có nghĩa là ông trời có một cái cân, ngài sẽ đem những quan niệm, niệm đầu của các con tập hợp lại, lại chuyển ra ngoài, đấy chính là việc vô cùng áo diệu giữa đất trời.

 

 

“ Khắc ” của Khắc kỉ phục lễ là gì ? Khắc những dục niệm, vọng tưởng, tạp niệm của con, khắc lục căn của các con chớ có ra sáu cửa nhiễm lục trần vào mười tám địa ngục, phải khắc trừ sự chấp Ngã ( Tôi ), Ngã mạn, Ngã tướng.

 

Hãy nghĩ xem bản thân mình cũng đã từng phạm qua lỗi, là ai bao dung cho con ? ai đang tiếp dẫn con ? Con cũng phải lấy cái tâm như thế này để đối đãi với mỗi một người xung quanh, đấy gọi là Vô TâmVô Tâm có thể bao dung vạn sự vạn vật, Vô Tâm có thể làm những việc mà người khác chẳng thể làmVô Tâm tức Vô Ngã, hợp cùng với vạn sự vạn vật. Tâm của Bồ Tát chính là quên cái Tôi, hành túc ở nhân gian để độ hóa càng nhiều muôn dân bá tánh; đồ nhi đều là bồ tát tại thế, cũng cần phải có một phần Bồ Tát Hành này, đến độ hóa muôn dân bá tánh thế gian, cứu họ ra khỏi biển khổ, cứu họ chớ có lại trầm mê, để cho họ cùng triêm thiên ân sư đức như mình vậy, cũng hy sinh phụng hiến, cũng rõ lý giáo hóa, cũng thành tiên thành phật.

 

Bỏ tánh nóng, sửa thói hư tật xấu, đấy chính là tịnh hóa nội tâmnhững rác bẩn ô cấu của nội tâm là tham, sân, si, mạn, nghi mà thôi, do đó phải thường đến nghe chân lí, thường xem kinh điển. Những đồng tu xung quanh có những ưu điểm phải học tập, những khuyết điểm của bản thân tự mình phải hiểu rõ, phải đi sửa. Người ta bảo con, rằng con không đúng, thì con phải khiêm tốn mà tiếp nhận, phải sửa đổi thì mới có thể tịnh hóa.

 

Con người trong sự bất tri bất giác sẽ đắc tội với người khác, bởi vì mỗi một người thiếu thốn năng lực tự kiềm chế bản thân, càng thiếu cái tâm hiểu và thông cảm người khác, do vậy bình thường tiếp xúc qua lại với người sẽ sản sinh sự ma sát, muốn tránh sự ma sát với người thì phải bồi dưỡng cái tâm bao dung, tâm quan tâm, vứt bỏ đi những giới hạn của bản thân mình, bất luận người khác khen ngợi hay hủy báng con, con đều chẳng vì thế mà dao động, chẳng cần sản sinh cái tâm vui vẻ, cũng chẳng cần sản sinh cái tâm sân hận, như thế thì chẳng có sự “ được mất ”rồi, chẳng có sự được mất chính là chẳng có sự lo lắng vướng bận.

 

Đồ nhi phải biết rằng tu đạo chẳng có kì nghỉ, chớ có gián đoạn bước chân của mình giữa chừng, có thể định mục tiêu cho bản thân mình, giống như là mình nhất định trước tiên phải bắt đầu học từ sự trầm mặc im lặng, bắt đầu học từ chỗ vô úy thí, bắt đầu học từ chỗ chúc phúc người khác … rất nhiều quan niệm đều có thể giúp bản thân mình dẹp bỏ đi những tri kiến chẳng cần thiết, lại còn cho bản thân mình một cái tâm trong sạch tươi mới.

 

Đồ nhi hôm nay đã tu đạo chưa ?

 

Đồ nhi là đạo thân , hay là đạo thân tốt ? Đồ nhi có nghe qua “ triệu chứng tu cũ ” chưa ? sẽ có những chứng bệnh nào đây ? Kỳ đầu sẽ có cái tâm tản mạn lười biếng, dần dần sẽ hình thành việc hoàn toàn coi nhẹ, lờ đi việc bản thân mình có khuyết điểm, hoàn toàn nhìn không thấy việc bản thân mình chẳng có tiến bộ, thậm chí phát bệnh đến mức chỉ biết chỉ chỉ điểm điểm ở phật đường, toàn là hết mức nói xấu những thị thị phi phi của người khác, đấy gọi là “ triệu chứng tu cũ ” đấy ! Phải biết rằng tu đạo là việc của cả đời, bất kể tuổi Đạo, chẳng hỏi thiên chức, chỉ hỏi hỏi bản thân xem “ hôm nay mình đã tu đạo chưa ? ”

 

Con người hễ gặp phải khó khăn thì sự thăng trầm nhấp nhô lên xuống của tâm lớn rồi, lúc giảng nói thì tâm ngộ, khi đối cảnh thì mê. Con người sống thì phải đem mặt tốt cho người, đem niềm vui mang đến cho mọi người; trên thế gian thật ra chẳng có một chút pháp; nếu có pháp thì chỉ là ở ý thức tinh thần ở bên trong con mà thôi, hãy thật khéo dùng những phương tiện mà đồ nhi có, đại khai pháp môn, để cho càng nhiều người có thể hiểu rằng thì ra thế gian thật sự có một con đường Thánh Hiền đấy !

 

Quân Tử tu đạo là tại trần ( bụi ) chẳng nhiễm trần, tất cả đều tâm bình đẳng. Trong thế giới ô trược, trong môi trường hoàn cảnh nhiều phiền não thì những khó khăn và khảo nghiệm là khó tránh, muốn đạt đến cảnh giới thanh tịnh vô dục thì nhất định cần phải tăng cường lòng tin, có công phu tu trì thanh lọc gột sạch bản thân mình mới có thể đạt đến cảnh giới hoàn mĩ thuần khiết. Pháp nhập thế chẳng phải là hợp dòng ô uế mà là tâm lượng hòa hợp với ánh sáng chói lọi của nó, hút đi những bụi trần của nó.

 

Nghe đến những thị phi đúng sai của người khác thì nên phản quán tự soi, không được lại truyền xuống tiếp. Đối với những thị phi của bản thân mình thì nên có sự quả quyết, bỏ sai thành đúng. Người ngày nay thường nói những điều thị phi của người khác, còn đối với những điều thị phi của bản thân mình thì lại chẳng biết, đấy cũng là tệ nạn thói xấu tu đạo.

 

Tu đạo phải biết không vì ai đó nói lời dễ nghe mà cho rằng anh ta là người tốt, cũng không vì ai đó nói lời khó nghe mà cho rằng anh ta là người phẩm chất không tốt; chớ có dùng lời nói để bợ đỡ tâng bốc người khác, cũng chớ có dùng lời nói để làm tổn thương người khác, mà nên dùng lời nói để tạo phúc cho người, đấy là điều mà người tu đạo nên làm được.

 

Tu đạo phải thường tiếp cận phật đường. Chớ có xem thường rằng đến đấy chẳng có gì, nó có tác dụng tốt đối với đồ nhi khiến cho những suy nghĩ, tính cách, thói quen của con chịu sự ảnh hưởng của môi trường, người khác mà thay đổi một cách bất tri bất giác; sự phổ chiếu của phật quang là vô hình, phật quang có hàng vạn tia sáng, đồ nhi tiếp cận phật đường nhiều thêm một lần thì hóa bỏ nhiều thêm một phần bẩm tánh của các con, mềm hóa thêm một phần cái tâm tánh ngoan cố; còn lúc ông trời đang hóa giải các con sẽ khiến cho các con dần dần sửa đổi trong sự bất tri bất giác. Đạo là dùng mỗi một phút giây để tu, mỗi một ngày để dưỡng tánh, các con phải thật sự dụng công phu.

 

 

Tu đạo là việc rất hạnh phúc, đúng không ? Bởi vì hiểu biết được chẳng vọng cầu thì tâm an, chẳng vọng làm ( tùy tiện làm bừa ) thì thân an, biết đối mặt với hoàn cảnh và tâm cảnh, do đó có thể cảm động, cảm ân, đấy là kiến chứng, minh chứng của việc các đồ nhi tu đạo.

 

Chẳng phải là thường nghe nói : “ giờ ngọ thành đạo giờ tị đọa ” đó sao ? Đồ nhi tu đạo nếu không thành thật xuất phát từ nội tâm thì thời thời khắc khắc đều trở thành một thứ dày vò, mài giũa đến tâm khó chịu, mài đến người tiều tụy hốc hác, mài đến khổ nạn khó ngưng, đấy đều là kết quả của việc không thật tu, chớ có mà chỉ có duyên gặp được đạo, lại chẳng có phúc tu bàn đạo.

 

Hãy tìm xem cái tâm chí thành của đồ nhi ở đâu, mỗi ngày làm một sự kiểm thảo nho nhỏ cho bản thân mình, ít nhất thì mỗi ngày trước khi ngủ đều nghĩ xem hôm nay đã làm những việc gì, đã làm mấy việc có công, đã làm mấy việc phạm sai, như thế thì mỗi ngày mới có thể tiến bộ được. Lúc mới bắt đầu thì là miễn cưỡng mà thôi, lâu rồi con tự nhiên có thể hành đạo rồi, có được không ?

 

Đồ nhi tu bàn một khoảng thời gian rồi thường thường sẽ thờ ơ sao lãng giới hạn phân biệt giữa các đồng tu với nhau; nếu đã có Tiền Hiền Hậu Học thì là đại biểu tầm quan trọng của phật quy , sự triển hiện của luân lí. Đồ nhi chớ có chỉ làm nhân viên bàn sự biết làm việc, nhưng lại chẳng có Đạo, như thế thì đồ nhi chẳng đang làm việc trời, đều là nhân tâm dụng sự rồi.

 

Khuyết điểm của đồ nhi thường thường là hay khoan thứ bản thân, lơ là sao lãng với bản thân, nhưng lại đi chỉ trích người khác, nghiêm trách người khác. Căn bệnh thịnh hành của người hiện đại là mẫu ruộng tâm của bản thân mình có cỏ dại, bỏ bê chẳng trừ, lại đi nhổ cỏ trong mẫu ruộng của người khác. Quân tử tu đạo nên xem xem bản thân, thường thấy lỗi mình, tồn Chơn trừ Vọng, làm được cái gọi là “ thắng nhân giả hữu lực, tự thắng giả cường ” ( Dịch nghĩa : thắng được người là có sức mạnh, tự thắng được mình là kiên cường; người mạnh thật sự chẳng phải là ở chỗ thắng hơn người khác, mà ở chỗ chiến thắng được bản thân ).

 

Phải học biết trong điều tâm tánh, ngoài kính người khác. Mọi người ở cùng nhau phải trân trọng yêu thương bảo vệ lẫn nhau, , gặp phải lúc ý kiến khác nhau thì càng phải chú ý tâm thái và lời nói hành động của bản thân mình, chớ có vì bàn đạo mà làm tổn thương lẫn nhau, đấy chẳng phải là tâm nguyện ban đầu khi thầy muốn các đồ nhi bàn đạo cộng sự đâu !

 

Mỗi chúng sanh đều là người thành tựu chúng ta, do đó phải lễ kính hữu tình; mỗi một người đều có ưu điểm của họ, cũng là thứ để chúng ta học tập, do đó trong sự đồng tu cùng bàn chớ có đem trọng điểm đặt ở việc nhìn thấy những lầm lỗi sơ xuất bất cẩn của đối phương, hoặc nghe một số những lời nói vô ý; nếu như đấy là tông chỉ bàn đạo của đồ nhi, vậy thì thầy rất buồn thay cho đồ nhi, bởi vì con đã đánh mất đi sự tu chơn phản bổn rồi.

 

Thầy phát hiện ra đồ nhi thường thường là điển hình của “ sĩ khả sát, bất khả nhẫn ” ( thà hy sinh sinh mệnh cũng chẳng chịu ô nhục ), cho dù làm có mệt đi chăng nữa, có khổ đi nữa cũng chẳng sao, thế nhưng lại là nghe không lọt một câu phê bình, một câu như thế này thì sẽ khiến cho đồ nhi phá công toàn diện, chẳng đáng đâu ! Phải biết rằng khi con có thể bị kiểm tra xem xét thì mới có cơ hội nâng cao, do đó phải cảm ơn sự chỉ giáo của đồng tu, bởi vì họ đã cho con một bài học quý báu, nghĩ như thế này thì đồ nhi đã tiến bộ rồi.

 

Tồn tâm niệm như thế nào thì sẽ hấp dẫn những người, việc, vật như thế ấy đến tụ hợpKhi tâm mãn nguyện như ý thì cảm ân lại cảm ân, cảm ơn sự phù hộ của ông trời, sự thành toàn của chúng sanh; khi chẳng được như ý thì sám hối lại sám hối, phản tỉnh tâm niệm, thói quen, lời nói, hành vi của mình đã nảy sinh vấn đề ở đâu rồi. Biết được rồi thì phải dũng cảm nhận sai, dũng cảm sửa lỗi, dũng cảm vì sinh mệnh của mình đi gánh vác. Đem trách nhiệm đùn đẩy qua cho người khác, oán trách người khác, đấy là điều chẳng có ý nghĩa gì cả.

 

Thói hư tật xấu của mỗi người không giống nhau, rất muốn sửa đổi, nhưng sửa đổi chẳng được, đấy là tập tánh do lũy kiếp mang đến, cái gì cũng có thể xả, chỉ là những thói hư tật xấu, tánh nóng xả chẳng được; cái gì cũng có thể buông xuống, chỉ là Ngã chấp chẳng buông xuống đượcsĩ diện chẳng buông xuống được, do đó sẽ vĩnh viễn đau khổ trong vòng xoáy của sự chấp trước, có lúc rất muốn ra sức bò ra bên ngoài, nhưng lại bò chẳng ra được, cứu thế nào đây ? Duy chỉ có từ trên trời thả xuống sợi dây, dùng sức kéo con lên; chân lý cũng giống như là sợi dây đang kéo con vậy, thế nhưng con phải dùng sức để nắm chặt lấy sợi dây này.

 

Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra, hãy nhớ lấy rằng miệng phải nói những lời của Thánh Hiền mới có thể kết thiện duyên, mới có thể thành Thánh thành Hiền. Miệng nếu như chỉ toàn là nói những lời thị phi, nói một số những lời khiến người ta nghe rồi đau lòng tổn thương, vậy thì miệng của các con có thể đã kết rất nhiều ác duyên.

 

Tâm sùng kính hóa thành sức mạnh, phải tin tưởng bản thân, chớ có tự ti, càng chớ có tự đại, vậy mới hợp với Đạo Tâm. “ Đạo ” là mỗi một người đều cần, mỗi một người đều có đầy đủ, phải đi hiển hiện biểu lộ ra cái Đạo trên thân, có lòng tin thay đổi bản thân, có lòng tin thay đổi gia đình, có lòng tin cứu độ chúng sinh.

 

Đồ nhi đã tu bàn một thời gian, có hay không thường dùng những niệm đầu vui với pháp để đối đãi với tất cả những biến hóa đa đoan chẳng thể đoán được của nhân sự ? Lúc thầy bắt đầu hành tẩu thế gian thường dùng một chiêu “ hoan hỷ thiền ”. Phải biết rằng sinh mệnh có sự tương đầu tương hợp, phải biết đem cái tâm tốt, niệm tốt, ý tốt trong sinh mệnh giải rắc truyền bá, bởi vì sau cơn mưa thì trời lại sáng, phải biết thưởng thức tận hưởng sự mát mẻ của trời mưa và tranh thủ nắm bắt ánh sáng mặt trời của những ngày đẹp trời quang mây tạnh đấy !

 

 

 

 

Đồ nhi tu đạo có thật sự tu tâm hay không đấy ? Con người đều có tánh nóng, thói hư tật xấu; tu đạo chính là sửa đổi bản thân, điều hòa tâm thái của mình, chớ có thường để bị ngoại duyên lôi kéo đi; chớ có chỉ là tu đạo lâu mà chẳng có tu đạo tốt đấy. Đời người của đồ nhi chuyển mắt một cái thì đã đến điểm cuối rồi, chớ có để cho mình ngày ngày qua ngày nhưng lại qua một cách uổng phí, như vậy thì đã đánh mất đi nhân duyên tốt của việc đắc đạo, thời điểm tốt của việc tu đạo.

 

Đồ nhi ơi, con đã bao lâu rồi chẳng có lấy cái tâm tốt đi đối đãi những người, việc, vật trong sinh mệnh rồi ? Đã bao lâu rồi chẳng nói lời tốt, làm vị Quý Nhơn trong sinh mệnh của người khác ? Đã bao lâu rồi chẳng làm việc thiện, tịnh hóa cái thế giới ác trược ? Những việc này đều chẳng đang làm, vậy đồ nhi đang làm việc gì đây ? Chớ có trì hoãn những năm tháng hoàng kim có thể tu bàn, chớ có lãng phí hành trình sinh mệnh của mình, bởi vì đồ nhi chỉ có một lần Bạch Dương phổ độ thôi.

 

Tự tỉnh giác đạo là bước thứ nhất của việc tu đạo, con nếu như bước đầu tiên đều không làm tốt thì sẽ bước chẳng ra bước thứ hai đâu. Đi xa vạn dặm bắt đầu từ một bước chân đầu tiên; tu đạo chẳng biết phản tỉnh thì sao có thể đi được xa ? Nếu như đồ nhi đến phật đường chỉ là nghe bài giảng mà chẳng có phản tỉnh, đấy là mù tu quáng luyện, cũng giống như đi đường gian nan nguy hiểm trong đêm tối, đường đi phía trước chẳng thể tưởng tượng lường trước được, là rất nguy hiểm đấy. Do đó phải thường xuyên nhắc nhở bản thân, tu đạo rời chẳng khỏi việc phản tỉnh, sám hối và sửa lỗi, đấy mới là cái Đạo học tập của Minh Đức và Tân Dân.

 

 

 Hóa Tánh Đàm

( Bàn về việc thay đổi bổn tánh )

 

 

Đồ nhi phải tin tưởng bản thân, chỉ cần chịu tu, chỉ cần chịu sửa, cánh cửa của Lí Thiên thì ở ngay trước mắt. Người có thể sửa đổi thì trời đất chẳng nộ, người có thể an phận thì ngay đến quỷ thần đều chẳng có quyền, con chịu sửa đổi bỏ đi những lỗi lầm sai trái quả bản thân thì ông trời tự nhiên sẽ khoan thứ cho con; con có thể an phận thì quỷ thần cũng chẳng có quyền lực gì đối với con, cũng khảo chẳng được con, cũng chẳng cách nào kéo ngã con được.

 

Con người là động vật tình cảm, do đó cảm xúc tâm trạng thường có cao trào, thấp trào, biểu hiện ra bên ngoài của sự vui giận, có khi chưa thể tự kiềm chế, kỷ luật tự giác, mà thường đem cơn nóng giận của mình phát tiết trên mình những người khác chẳng có liên quan, tùy theo hoàn cảnh mà khiến cho tâm cảnh biến hoa nghìn vạn, chẳng thể tự chủ; thường thường vì những sự ma sát, hiểu lầm của những việc nhỏ mà khiến cho ngọn lửa vô minh và cơn sân nộ bùng nổ. Do đó, sự tiến bộ của tu đạo là ở chỗ giải thoát khỏi sự trói buộc của cảm xúc, giải thoát sự chi phối chủ quan của bản thân mình.

 

Đồ nhi phải biết rằng những người mà tâm thô khí bạo thì cả đời đều khiến cho người ta lo lắng phiền não đấy ! Chớ có thường nổi cơn nóng giận, đấy đều vô ích đối với đời người, phải đi hiểu rõ từ đầu đến cuối phát sinh của sự việc, có tâm cảnh hòa nhã mới có trí tuệ đi giải quyết khó khăn, vả lại rất nhiều những phát sinh của sự việc có thể là muốn đồ nhi mượn điều này để phản tỉnh bản thân một cái ngay lúc ấy.

 

Đồ nhi biết rằng, tham sân si là những thứ binh khí bén nhọn làm tổn thương tâm người nhất mà ! Hãy nghĩ nghĩ xem bản thân mình mỗi lần khi cơn nóng giận phải bùng phát, cái đầu tiên nhất định là làm tổn thương đến bản thân mình trước, hãy nghĩ nghĩ xem khi cái tâm sân nộ của mình thiêu đốt, cái đầu tiên nhất định làm tổn thương đến bản thân mình trước; hãy nghĩ xem lúc những vọng niệm của mình thăng lên, cái đầu tiên nhất định là sẽ làm mê hoặc bản thân mình trước. Bởi vì đấy là những binh khí làm tổn thương đến bản thân mình, do đó thầy muốn đồ nhi ãy vứt bỏ đi, chớ có để cho bản thân mình bị thương.

 

 

 

Đức Phật dạy rằng : giữ mãi cơn giận thì giống như là đang nắm giữ chặt một hòn than nóng với ý định ném vào ai đó, chính con sẽ là người bị bỏng trước.

 

Khi con nhìn thấy đồng tu có những chỗ khiếm khuyết thì là con tồn cái tâm gì ? Có nảy sinh lòng từ bi để giúp đỡ họ không ? hay là bản thân mình cũng trúng độc rồi, theo tâm trạng cảm xúc của họ làm biến động tâm của mình chăng ? Đấy chính là then chốt mà đồ nhi có thể hóa tánh hay không. Một người nếu sự từ bi thường tồn thì sẽ chẳng nhìn thấy sự vô minh của chúng sanh, mà sẽ dùng cái tâm quang minh sáng ngời để chuyển hóa từ trường. Phải biết rằng Phật Đạo thế gian thành, Bồ Tát biển khổ hành.

 

Khi tâm địa của đồ nhi càng quét càng quang minh sáng ngời thì đồ nhi mới có thể giải trừ phiền nãoĐời người có những phiền não gì đây ? thật ra chẳng có phiền não, là tự tìm lấy, chỉ ở giữa một niệm mà thôi, có vấn đề thật ra là tự mình tìm đến làm vấp ngã chân mình. Khi đồ nhi có thể giải mở mọi thứ thì phiền não gì cũng chẳng còn nữa rồi, hãy dùng thiện tâm đem những công danh lợi lộc, thất tình lục dục của con tòan bộ đều quét khỏi, toàn bộ đều chẳng còn, chính là một cái thân thanh thanh tịnh tịnh, điều mà con làm chính là vô tâm vô tánh, tất cả thảy đều chơn tâm rồi, tự nhiên khôi phục cái tâm của trẻ sơ sinh, thì có thể ngây thơ, hoạt bát, đáng yêu, ở đâu mà có phiền não đây ?

 

 

Báu vật vô giá thật sự chính là sự an tường hòa nhã; người tu đạo chính là phải mang lấy cái tâm an tường hòa nhã, đối đãi người khác một cách rất nhân từ hòa nhã, đối đãi với người khác với thái độ ôn hòa, chớ có bài trừ những người có ý kiến, chí hướng, sở thích khác với mình. Con cho rằng người này khác với cách nghĩ của con thì con bài xích anh ta, như thế có được không ? Người chẳng nhất trí với niềm tin của con thì con không qua lại với anh ta, có được không ? Nếu như nói người tu đạo bài trừ những người có ý kiến, chí hướng, sở thích khác với mình, vậy có thể dùng Đạo để cùng thiên hạ thái bình không ? Do đó phải dùng sự an tường hòa nhã để đối đãi với người.

 

Con người khi đau khổ thì tất cả những cử chỉ và ngôn luận đều là không hợp lý; cái tâm yếu đuối dễ vỡ thường thường đều là bị đâm thương vào ngay lúc này, liền tiếp đó lại làm ra những cuộc tấn công và phản kích vô tận, tạo thành cái vòng quay nhân quả. Phải biết rằng việc nảy sinh tất có nguyên do, bất luận là với nguyên nhân trước mắt hay nguyên nhân ẩn tàng thì đều phải ngừng dứt sự phát sinh của Nhân, việc đến thì dùng tâm bình khí hòa để hóa giải; sau khi hóa rồi thì người nhận được lợi ích lớn nhất chính là bản thân con đấy ! hiểu không ?

 

Khi tâm bất bình thì tất cả những lời nói đều biến thành chói tai rồi; khi tâm bất bình, tất cả những sự giao tiếp đều biến thành tranh chấp rồi; khi tâm bất bình, tất cả những ý tốt đều biến thành ác ý rồi. Do đó tu đạo phải thật sự tu tâm, bởi vì có tu tâm mới có tiến vào lĩnh vực từ bi, mới đối xử tốt với người, mới đối xử tốt với tâm của chính mình.

 

Giữa người với người có chữ “ Duyên ” đang tác dụng, tuy rằng mọi người đều đang tu đạo, thế nhưng tánh nóng giận và thói hư tật xấu đâu có đơn giản dễ dàng sửa đổi vậy; mọi người mài luyện lẫn nhau trong lúc cùng làm việc, cùng nhau trưởng thành, đấy là nhân duyên tốt đấy ! Vốn dĩ sinh cùng gốc, phải biết lúc nào cũng đều đang thành toàn người khác, đoan chánh bản thân, học cảm ân, học bao dung, học hiểu và thông cảm, nâng cao bản thân, đấy là một cơ hội tốt, hiểu không ?

 

Đồ nhi cứ là cảm thấy đạo trường cũng thực tế, “ thực tế ” là tự các con sáng tạo ra đấy, là các con chẳng đủ đoàn kết, chẳng đủ dính kết với nhau nên mới cảm nhận chẳng được sự ấm cúng thoải mái; do vậy bất luận thân là Tiền Hiền hay Hậu Học đều phải hiểu và thông cảm lẫn nhau, bao dung lẫn nhauSự hài hòa của một đạo trường chẳng phải là dựa vào một người, một cây cột chẳng thể xây dựng nên một ngôi nhà, mà là phải dựa vào sức mạnh lực lượng của mọi người, do vậy việc bảo vệ đạo trường là trách nhiệm của mỗi một người, là chức trách của mỗi một người. Hãy làm tốt những việc trong bổn phận của con thì đủ rồi, những người trong nhà tự nhiên sẽ nhận được sự ảnh hưởng dần dần, nhắm theo một mục tiêu này mà đi làm chính là duy trì bảo vệ đạo trường, chẳng phụ lòng bản thân, chẳng sợ sự hủy báng mới là người tu đạo tiêu chuẩn.

 

Đồ nhi chẳng phải thường nói rằng người có thể nhẫn nhịn thì việc gì cũng mãn nguyện như ý, kẻ hay sân thì lúc nào cũng chẳng vui đấy sao ? Đạo lý đều đang học, chẳng có thật tâm muốn đi thực hành thì sẽ chẳng nhìn thấy sự chuyển biến của vận mệnh; tu đạo như vậy chẳng có cảm nhận, cũng chẳng thể hội được mùi vị của thật tu. Một đời người chẳng có Cảnh dừng lại, chỉ có cái tâm có chướng ngại mà chẳng cách nào thông hành ( vượt qua ), gặp phải nhân duyên rồi thì phải nhắc nhở bản thân rằng vạn thứ đều là duyên, chuyển niệm hóa ( giải ) sân si.

 

Trên con đường tu bàn đạo, có người lúc làm lúc ngưng, vì sao lại như vậy ? Là do nội đức của bản thân mình chẳng có vun bồi, chẳng có lòng tin đối với Đạo, chẳng có lúc nào cũng hồi quang phản chiếu nên mới tạo thành việc bản thân mình có sự thiên kiến ( những kiến giải cố chấp, thiên lệch không công bằng ); thường hay mắt hướng nhìn ra bên ngoài, nhìn những khuyết điểm của người khác, những những thói hư tật xấu của họ. Con mắt hướng nhìn ra bên ngoài, nhìn rồi thì có chỗ chấp trước, chấp trước thì tâm chẳng cách nào bình tĩnh; mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều nhiễm trần thì chẳng cách nào định được cái tâm xuống, rất nhiều những tạp niệm đều từ đấy mà sản sanh. Các đồ nhi nên biết rằng cái trần thế xã hội này là một thùng nhuộm lớn, nếu chẳng thể tu thân trong cái trần thế này thì chẳng cách nào đem thánh nghiệp hoằng triển.

 

 

 

 

Bổn Lập Đạo Sanh

 

 

Muốn đi con đường tu đạo thì trước hết phải hiểu rõ đối với nền tảng của đạo, phải có sự nhận thức đối với thiên lý; nhận lý kh6ng rõ, gốc bám chẳng vững, gặp phải một chút những khảo nghiệm nho nhỏ thì đông xiên tây ngã; gốc rễ của cây nếu như chẳng cách nào bám thật vững, gió thổi một cái thì ngã rồi. Cùng là đạo lý đó, nếu như Đạo Tâm của các con bám chẳng được vững, chẳng nhận thức đối với đạo lý, vậy thì nguy hiểm rồi. Nếu như ông trời xem trọng con, mượn người mượn việc muốn để mài con, dùng vài câu nói thì có thể khảo con rớt lùi rồi. Do đó tu đạo không thể xem người tu, phải nhìn xem bản thân, phải rõ lý, nhắm theo chí hướng của mình thật tốt mà đi làm, chớ có để cho bị những vấn đề nhân sự vây khốn lấy, vậy thì sẽ tu rất vui vẻ.

 

Tâm người có sự bất mãn, đấy là bởi vì con bất mãn đối với người khác, tính toán so đo từng tí một; bản thân tu đạo mà nút thắt của tâm đến hàng nghìn cái, con xem những người đi đi lại lại đạo trường có bao nhiêu ? Cầu đạo phát tâm tu bàn đạo một khoảng thời gian, thế nhưng tâm nguyện ban đầu giữ gìn chẳng nổi, gặp phải những trắc trở thất bại, sự việc tiến hành không thuận lợi thì không tu rồi, những cái trước đó thì đã biến thành trống không rồi.

 

 

 

 

Căn bệnh ( tệ nạn ) của tu đạo là kiêu ngạo, chẳng giữ bổn phận tùy ý làm bừa. Kiêu ngạo là tường cản của việc tiến đạo, tùy ý làm bừa là ma chướng của việc tu hành. Kiêu ngạo sẽ sản sinh hành vi Ngã kiến ( theo ý mình ), tự đại, thái độ khinh miệt xem thường; cử chỉ rất ngang ngạnh ương bướng; tùy ý làm bừa sẽ phát sinh những biểu hiện của điên đảo thác loạn, những việc tài sắc chẳng thanh, sự hỗn loạn của giới luật thiên mệnh.

 

Sự hài hòa của đạo trường là rất quan trọng, sức dính kết đồng tâm đồng đức càng là không thể thiếu. Bồi huấn nhân tài là phải giáo huấn chỉ đạo nhân tài nội thánh ngoại vương, chẳng phải là chỉ biết làm việc, mà là phải có thể miệng thốt lời Đạo, tay làm việc Phật, thân hàm đức lượng, chân hành thánh tích, đấy mới là những trụ cột Bạch Dương thật sự xứng hợp với tên gọi, có tài năng cùng bàn việc Bạch Dương thâu viên.

 

Những người tu đạo bình thường đều cho rằng phụng hiến cho chúng sanh thì là công đức, thật ra đấy chỉ là một thứ phước đức và phước báo mà thôi, cũng là nhiệm vụ và chức trách mà một người tu đạo nên tận hết sức, bởi vì trách nhiệm là bổn phận của bồ tát, là nghĩa vụ của những người tài có năng lực, là hành vi đem lại lợi ích cho người khác, là sự hy sinh thật sự.

 

Đồ nhi đều biết rằng một đạo trường hoàn mĩ chẳng có khiếm khuyết thì việc thừa thượng khải hạ ( kế thừa tiếp tục những di giáo của những người đi trước – cấp trên và dẫn dắt mở ra sự nghiệp người của những người đi sau – cấp dưới ) là rất quan trọng. Do đó muốn xây dựng gia phong tốt thì phải biết nghiêm cẩn cái khâu này, chớ có chỉ là những lời khuyên bảo của lời nói miệng, mà phải là trên dưới đều ra sức nỗ lực thực hành. Mỗi một người đều có vị trí của mình, nên làm như thế nào, nên cân nhắc nặng nhẹ giới hạn phân biệt như thế nào, nên khuyên gián như thế nào, nên đối ứng như thế nào đều phải xây dựng mô phạm chuẩn mực để cho các Hậu học biết làm như thế nào, hành như thế nào, do đó tinh thần nội hàm mà việc thừa thượng khải hạ nên có phải thực hiện đấy !

 

Chúng sanh vô minh, chẳng cách nào minh tâm kiến tánh. Đạo, chính là ở ngay trước mắt, đồ nhi lại vẫn cứ muốn hướng ra ngoài để đi tìm Đạo, thật là bỏ gần cầu xa. Ông trời mượn tướng để thành toàn chúng sanh, thế nhưng chúng sanh lại càng phải tinh tấn. Nếu như con vẫn cứ là muốn xem những hình tướng ở bên ngoài, chấp trước ở nhân sự bên ngoài, như thế thì sẽ tự đem mình khảo rớt.

 

Đạo ở thầy truyền tu tại mình, duy chỉ có tự tánh tự độ. Điểm Truyền Sư và các Tiền Hiền của con tu rất tốt, thế nhưng bản thân con chẳng tu thì họ cũng chẳng cách nào kéo con lên được. Tiền Nhân của con đã thành phật rồi, con chẳng tu thì họ cũng chẳng cách nào cứu con lên trời được. Dẫn Bảo Sư của các con tuy rằng lúc ban đầu là người dẫn độ các con, nếu như bản thân họ chẳng tu, chẳng giác ngộ, nhưng chỉ cần con có lòng tin, có lòng thành đối với Đạo thì họ cũng kéo chẳng ngã được con đâu ! Những người bên ngoài chẳng hiểu và thông cảm cho con, nói những điều không đúng về con, nói cái đạo này không thật, thế nhưng lòng tin của con chưa từng dao động qua, vậy thì con cũng chẳng bị dụ hoặc, do đó chớ có nói tu đạo rất khó, mà là do ở tâm con mà thôi.

 

Nếu như đồ nhi ở phật đường học tu tham bàn một khoảng thời gian vẫn chẳng thể an lập, điều ấy biểu thị rằng đồ nhi trong việc rõ lý có thể cần phải tiến bộ thêm nữa, phải thường xuyên điều chỉnh quan niệm của mình, chớ có chỉ là tu theo người khác, phải ngộ rõ sự thù thắng và đáng quý của đạo thật, lí thật, thiên mệnh thật , căn bản như vậy mới có thể lập định, mới chẳng có tiến tiến thoái thoái.

 

Rất nhiều đồ nhi nói rằng, hiện nay là thời kì mạt hậu, đạo trường hỗn loạn là điều nhất định rồi, thật sự là như thế phải không ? Đồ nhi phải biết rằng, có thể thiên thời đã đến cuối thu, thế nhưng lại là thời kì tốt nhất khảo nghiệm các nhân nhơn chí sĩ ( người có đức hạnh, có chí hướng mà nguyện phụng hiến vì lý tưởng ). Còn đạo trường hỗn loạn chỉ có thể nói là căn bệnh thâm căn, việc truyền thừa chẳng có hệ thống, chẳng có sự chân tu thật bàn. Đồ nhi ơi ! Lời của thầy có lẽ là đã nặng một tí, thế nhưng chẳng điểm tỉnh đồ nhi, để cho con vẫn dùng những thói quen đã trường kì dưỡng thành để truyền thừa, đấy là ngộ nhân ngộ kỉ ( làm người khác mê lầm, bản thân cũng mê lầm ), đấy là phương hướng mà mỗi đệ tử Bạch Dương đều phải rõ ràng.

 

Các con hãy xem xem, các con hiện nay là người đắc đạo. Người đắc đạo theo cách nói của người thời cổ xưa thì là hữu đạo chi sĩ, nhưng các con nên có những hành vi, phong phạm như thế nào mới được xem là hữu đạo chi sĩ đây ? Thầy đây đưa ví dụ để các con tham khảo, một bậc quân tử có đạo thì việc gì cũng đều rất cẩn thận, cẩn thận là như thế nào đây ? Có vượt qua sông bao giờ chưa ? Khi con qua sông, bước chân có phải là rất cẩn thận, bởi vì con nhìn chẳng thấy phía dưới, sợ không cẩn thận một cái thì chân giậm vào trong vực sâu rồi ( chỗ nước sâu và lặng ở con sông ), do đó có phải là phải thận trọng ? Bình thường bất kể làm việc gì thì đều phải mang lấy tâm thái như vậy, cái tâm cảnh giác như vậy; có cái tâm cảnh giác đề phòng giống như có người đang nhìn con vậy, chẳng dám tùy tiện loạn động. Do vậy, một bậc quân tử có Đạo giống như một tòa núi cao chẳng dao động, cái gì chẳng dao động ? tâm chí chẳng dao động, và còn cái vẻ bề ngoài và cái tâm bên trong này đều phải rất mộc mạc thuần hậu đấy ! cũng giống như những vật liệu chưa trải qua sự gọt giũa vậy. Ngoài ra tâm lượng phải rộng mở trải ra, giống như thung lũng sâu rộng vậy, mở rộng trải ra giống như dung nạp thung lũng vậy, nếu có thể như thế thì mới gọi là bậc quân tử có Đạo đấy !

 

Những việc mà Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân của các con đã làm, các con đều phải đi hiểu. Bàn đạo chớ có thường thường tham khảo các nhân sĩ xã hội, không phải là không thể nhìn xem những ưu điểm của người ta, mà là cái gốc rễ căn bản của bản thân mình phải đứng vững tốt trước. Đức phong đạo phạm của các Tiền bối sẽ chẳng tương hợp đâu. Tham khảo bên này, tham khảo bên nọ, bất tri bất giác những cái mà học được đều là những phong tục xã hội, đem những cái của xã hội đến đạo trường dùng, mới thoạt nhìn ban đầu có vẻ rất có hiệu quả, thế nhưng đồ nhi phải biết rằng, sai một li, mất nghìn dặm. Sau này các thứ kiểu bên ngoài sẽ càng nhiều, đạo trường kiểu gì cũng đều có, còn các con muốn đạo trường của các con là đạo trường như thế nào đây ? Mỗi người đều có nhân duyên của mình, chớ có cứ ngưỡng mộ cái của người khác, người ta như thế nào mình cũng theo thế đó, như thế rất nguy hiểm !

 

Đạo trường là nơi mà mọi người cùng nhau bàn Phật sự, chớ có chỉ là tràn đầy khắp chủ nghĩa bàn sự mà ít đi cái đức phong bàn đạo. Bàn sự có thể thông qua việc họp bàn, sắp xếp an bài, lên kế hoạch, huấn luyện … thì có thể đạt đến thành quả của mức độ nào đó. Thế nhưng đồ nhi chớ có quên rằng điều kiện đầu tiên của việc bàn đạo là thiên tâm chí thành, chớ có chỉ duy trì việc bàn sự nhất thời, phải ghi nhớ rằng phải vì chúng sanh lát con đường Đạo nghìn năm mà bàn đạoĐức hạnh của đồ nhi nếu chẳng rộng vun bồi, chẳng có càng lúc càng to lớn, vậy thì đồ nhi cũng chẳng cách nào ứng phó với những quan khảo và những trở ngại khốn khó dày vò trong đời người; do đó duy chỉ có việc bồi đức là cao, duy chỉ có nghiêm túc mà học bàn, nghiêm túc tu bản thân mới có thể có càng nhiều thể ngộ, cũng triển hiện ra bản thân mình càng đa nguyên.

 

Sự hồng triển của một đạo trường là dựa vào sự truyền thừa tinh thần đức tánh ( đức hạnh ) và sự nghiêm cẩn của phật quy. Phải biết rằng Đạo là phải hành ra ngoài mới có thể lập kỉ hóa nhân, nếu không thì đều là bàn nói xuông, gốc rễ căn bản phải nắm lấy, đầu người phải rõ ràng xác thực, tu bàn đạo chính là biểu lộ của sự chân thành, chớ có có suy nghĩ khác người, kiên trì giữ vững thân phận địa vị và lập trường mà mình nên có, nâng cao sự tu dưỡng của bản thân, khiến cho nhân dân an lạc, đấy chính là bổn lập đạo sanh.

 

Đồ nhi thường nói rằng : “ hiện nay đạo trường rất loạn, con chẳng muốn đi nữa để tránh khỏi bị làm ô nhiễm ”, xin hỏi : “ là ai đang loạn đây ? ”, chẳng phải đều là những người nói lời này là loạn nhất, trong tâm chẳng có chánh đạo, chỉ biết bới móc xúi giục thị phi. Phải biết rằng người có thể khuyên can, thế nhưng chớ có mà đều chẳng có cống hiến bỏ ra công sức thì chỉ biết bình luận. Đạo chính là do kinh nghiệm chẳng đủ, nhận thức thể hội chẳng đầy đủ do đó mà đã có sự mâu thuẫn và không viên mãn, thế nhưng điều này chẳng biểu thị rằng mất trật tự, chỉ là đã đến lúc phải điều chỉnh rồi.

 

Cái gì gọi là sinh ? Sinh là sự bắt đầu của sinh mệnh, nhưng còn chết thì sao ? chính là sự thâu viên của sinh mệnh. Thầy hy vọng các con phải dùng những quan niệm, lí niệm đúng đắn để nhận thức đạo, vậy thì là đời người của sự chánh tín. Nếu như người khác nói rằng Đạo tốt thì mình ra theo họ, đấy gọi là kiểu tinh thần hỗn loạn bất an, hoài nghi, không thể có thủy có chung, nửa đường mà ngưng bỏ, đấy vẫn là một đời người của sự mê tín. Thầy hy vọng mỗi một người đều hướng đến Đạo của sự chánh tín, đời người của sự chánh tín, bất kể núi cao biển lớn, lửa nóng băng lạnh đều dập chẳng tắt nổi Đạo tâm của các con.

 

Chẳng những đối đãi người phải thành khẩn, mà đối với vạn vật trời đất càng phải dùng cái tâm chân thành để đối đãi, đấy là điều kiện của việc tu bàn đạo. Bất luận là ở trong bất kì hoàn cảnh nào, đi đường, nói chuyện, ăn cơm đều chẳng vi phạm đi ngược lại với lương tâm, một người tu đạo chẳng đi ngược lại với thiên lí, chẳng đi ngược lại với lương tâm của mình, cũng chẳng có cái tâm biếng nhác, chớ có nói rằng chỉ một chút chút, một chốc lát chẳng sao đâu, chớ có tưởng rằng mình dối gạt người khác một chút chẳng sao, cũng chớ có nói rằng ăn nhiều một chút đồ ăn mặn thịt chẳng sao đâu, con chớ nói rằng chẳng có người biết, trời biết, đất biết, tự mình biết đấy !

 

Các con tưởng rằng bàn đại sự Tam Tào thì bằng vào những tội nghiệp đầy thân của mỗi một người trong hỏa trạch ( nhà dân ) vẫn có thể mang tội lập công, đấy là đã triêm ân gì đây ? Đấy là Tam Tào Phổ Độ, Bạch Dương Mạt Niên mới có cái cơ hội này, mới có thể việc trời người làm, do đó bất luận là Điểm Truyền Sư hay là những người có năng lực tốt đều chớ có cho rằng năng lực của mình tốt, tài ăn nói của mình tốt thì kiêu ngạo tự cho rằng mình hay, phải biết rằng đấy đều là đã triêm cái ân gì ? Thiên Ân Sư Đức đấy !

 

Đồ nhi ơi, khi con trở thành Tiền Hiền, con đều đang dạy cho các Hậu học những gì đây ? Dạy cách nói, dạy cách nhìn, dạy cách nghĩ, dạy đủ thứ pháp ? Những hậu học của con có biết sự thù thắng của Bạch Dương phổ độ không ? Những hậu học của con biết được diệu dụng của tam bảo tâm pháp không ? Những hậu học của con có biết được tính tất yếu của tam thanh tứ chánh không ? Những hậu học có biết được sự đáng quý của việc tôn sư trọng đạo không ? Những hậu học của con có biết được đức phong của các bậc tiền bối không ? Nếu như những điều cơ bản này cũng chẳng biết, vậy thầy muốn hỏi các đồ nhi rằng, các con đang truyền thừa cái gì vậy ?

 

 

 

 

 

Số lượt xem : 563