Di Lặc Bồ Tát và Sự thù thắng của pháp môn Di Lặc tịnh độ
Di Lặc Bồ Tát
Di Lặc Bồ Tát hạ sanh cõi Diêm Phù Đề, xuất sanh ở dòng đại bà la môn. Bồ-tát Di-Lặc vô cùng thương xót khi quán thấy cuộc đời ngũ dục đưa đến nhiều hoạn nạn và làm chìm đắm biết bao chúng sanh vào biển cả sanh tử. Vì lý do đó mà Ngài chánh niệm tư duy, không thích sống ở gia đình.
Vua Nhương Khứ cùng các đại thần đem đài báu này dâng lên Bồ-tát Di-Lặc. Bồ-tát nhận xong đem cho các Bà-la-môn. Các Bà-la-môn nhận xong liền làm hủy hoại, phân tán hết. Bồ-tát Di Lặc nhìn thấy đài báu tốt đẹp này bị vô thường trong thoáng chốc và nhận thấy tất cả những gì hiện hữu cũng đều bị hoại diệt nên tu quán vô thường, xuất gia học đạo. Sau khi xuất gia, ngài đến ngồi dưới cội cây Bồ Đề Long Hoa cách Thành Sí-đầu-mạc không xa để tham cứu chân lý. Do phước huệ của tiền kiếp đầy đủ, đêm đó liền chứng đắc quả vô thượng chánh đẳng chánh giác, thành phật, hiệu gọi là Di Lặc.
Di Lặc Như Lai 3 lần thuyết pháp dưới cây Long Hoa, chuyển pháp luân tứ đế thập nhị nhân duyên.
Trong pháp hội lần đầu, 96 ức người đắc quả vị A La Hán, đều là những người thọ trì ngũ giới trong pháp của phật Thích Ca.
Hội thuyết pháp lần hai : 94 ức người đắc chứng quả vị A La hán, đều là những người quy y tam bảo.
Pháp hội lần thứ 3, 92 ức người thành tựu quả vị A La Hán, đều là những người nhất tâm xưng niệm danh hiệu phật.
Trong pháp hội lần thứ 3, các Thiên Long Bát Bộ phát tâm bồ đề, những người đắc quả Tu Đà Hoàn ( Thanh Văn sơ quả ) tính đếm không xuể.
Long Hoa Tam Hội là những pháp hội quy mô tương đối lớn của Di Lặc Như Lai thuyết pháp. Còn lại những pháp hội khác nhiều chẳng cách nào tính đếm được, nhân thiên đã độ nhiều bao la, thật khó mà ước tính được.
Sự thù thắng của pháp môn Di Lặc tịnh độ
Pháp môn Di Lặc tịnh độ do sự khoan dung của nó, vì thế mà nhiếp cơ rộng nhất; do sự dễ dàng đơn giản của nó nên việc hành trì dễ thành tựu nhất, đặc biệt thích hợp với sự tu trì của những hành giả tịnh độ, là cái dễ hành nhất trong cái đạo dễ hành. Cổ Đức rằng : “ nhất niệm trai giới có thể trở thành tu nhân của thượng phẩm ( vãng sanh ), nhất tâm xưng niệm thánh hiệu Từ Thị bèn trở thành quyến thuộc của ngài. ”
Theo Ấn Thuận Pháp Sư rằng : sự thù thắng của pháp môn này có 3 cái :
1. Gần
Đâu Suất Tịnh độ và tịnh độ của nhân gian sau này cùng một thế giới, cùng một dục giới. Luận về địa điểm là gần nhất, chẳng giống như những cõi tịnh độ khác cứ là phải qua biết bao nhiêu phật thổ; luận thời gian thì vãng sanh Đâu Suất Nội Viện chẳng cần phải quá lâu dài thì có thể trở lại nhân gian, chẳng giống như vãng sanh những cõi tịnh độ khác, chẳng biết đến năm nào tháng nào mới có thể lại đến thế giới sa bà.
2. Dễ
Di Lặc tịnh thổ là tản địa của Dục giới, cho nên chỉ cần quy y tam bảo, thanh tịnh trì giới, rộng tu thập thiện, lại thêm phát nguyện vãng sanh, xưng niệm Thánh hiệu Di Lặc thì có thể vãng sanh. Chẳng giống như những cõi tịnh độ khác, nếu không có định lực “ nhất tâm bất loạn ” thì không thể được.
3. Phổ cập
Người cầu vãng sanh chỉ cần đừng nhàm chán sanh tử, chẳng cần đoạn dục cũng có thể vãng sanh. Chẳng giống với những cõi tịnh độ thập phương khác, chẳng những phải đoạn trừ dục niệm, cho dù là chủng tánh nhị thừa cũng chẳng thể vãng sanh, còn có thể khế ứng với căn tánh của nhân thiên không ? cho nên, Di Lặc tịnh độ mới là pháp môn danh bất hư truyền có thể phổ bị tam căn, quảng độ ngũ tánh ( nhân thiên thừa, thanh văn thừa, duyên giác thừa, bồ tát thừa và phật thừa ).
Bất kể là người thuộc căn tánh loại nào, chỉ cần có thể được vãng sanh Đâu Suất Tịnh Độ, đích thân bái kiến Di Lặc Bồ Tát, ngày đêm nghe pháp tu hành, nhất định sẽ tiến lên thắng lợi, đồng quy phật đạo, chẳng cần phải âu lo sẽ có thối chuyển tụt lùi. Cho nên kính mời chư vị chân thành phát nguyện vãng sanh, thường niệm “ Đương lai hạ sanh Di Lặc Phật ”
Số lượt xem : 1161