Đạo khí và tục khí
Thế nào gọi là đạo khí ? Thế nào gọi là tục khí ?
Đạo khí chính là :
- Một con người có tu dưỡng, có nội hàm ( có phẩm chất tốt đẹp tiềm tàng trong chiều sâu tâm hồn ) , có phong độ.
- Gặp việc gì cũng không dễ dàng tuỳ tiện bộc phát cơn giận, không tuỳ tiện có động tác vô lễ, bình thường đã hay tâm bình khí hoà, thường có thiện ý giúp đỡ người khác, lấy việc trợ giúp người khác làm niềm vui sống, đối đãi người khác như đối đãi với bản thân mình vậy.
- Không những tánh tình bình tĩnh, điềm tĩnh ổn định, không hành động theo cảm tính, không phẫn nộ bất bình, không sân hận đố kị, chẳng oán hận trách móc, không tham sân vặn vẹo xuyên tạc sự thật, mà còn lúc nào cũng bảo vệ gìn giữ thần thái an tường thanh nhàn, bình tâm tịnh khí, bình dị dễ gần gũi, ung dung cao nhã, trang trọng uy nghi.
- Trong tâm tồn chánh niệm gọi là đạo khí. Cái khí có thể cảm hoá người khác gọi là đạo khí.
Tục khí chính là :
Người tục khí thì xuất ngôn thốt ra những lời đều là những chuyện thị phi tốt xấu, nói chuyện đều là liên quan đến tiền tài hưởng lạc; làm người không thành khẩn, chẳng nghiêm túc, son phấn loè loẹt, bình thường hay ăn diện hoa lá màu mè để hấp dẫn lôi kéo quyến rũ sự chú ý của người khác, tham luyến danh vị, xem trọng sự hưởng lạc, yêu thích ca múa và người đẹp, thích dối gạt khoác lác, uốn gối nịnh nọt.
Người có đạo khí thì học tập chịu thiệt thòi, xem trọng sự nhẫn nại, tấm lòng khoan dung rộng lớn, xem trọng sự tu trì, trưởng dưỡng lòng tin.
Đối lập với người có đạo khí thì những người tục khí ưa thích trục lợi từ người khác, thường vì chuyện nhỏ mà nổi trận lôi đình; không những tánh khí dễ cáu giận, lòng dạ hẹp hòi, so đo tính toán, xem trọng sự lợi hại được mất của cá nhân, vui giận vô thường, vả lại tâm tánh đa nghi, dễ nản lòng. Những người như thế cho người ta cái cảm giác chính là vô cùng tục khí.
Lúc Phật Thích Ca Mâu Ni vừa mới thành đạo, có một ngày nọ ngài đang đi bên sông hằng, Da Xá trưởng giả vừa nhìn thấy thì đã cảm thấy rằng đấy là một bậc thánh có đạo khí.
Huyền Trang đại sư sinh ra từ nhỏ thì đã có một khí chất khác người, chẳng vui đùa với những đứa trẻ con bình thường, chẳng nói về tiền tài phú quý, chẳng nói những thị phi đúng sai của nhân gian, vậy nên biết bao nhiêu vị cao tăng đại đức cũng đều cho rằng ngày ấy rất có đạo khí.
Những người tu hành hiện nay, ai có đạo khí, ai chẳng có đạo khí, rất dễ dàng thì đã có thể phân biệt rõ ràng rồi; chỉ là xã hội hiện tại đã không quá câu nệ so sánh đạo khí với tục khí, đều chẳng còn xem trọng nữa. Thế nhưng, người có đạo khí thì vẫn sẽ khiến người khác tâm sanh sự kính ngưỡng một cách rất tự nhiên.
Một người tu đạo thì thà chẳng có tiền tài giàu sang, nhưng chẳng thể không có nhân duyên, thà không có công việc nhưng không thể không có lòng tin, thà không có được người khác xem trọng nhưng không thể không có sự tôn nghiêm, thà chẳng có công danh lợi lộc thế nhưng không thể không có khí phái phong độ đạo khí.
Các đệ tử bạch dương tu đạo, bàn đạo, thay trời tuyên hoá, thay trời truyền đạo thì càng phải có phong phạm đạo khí của người tu đạo, vậy mới có thể nhiếp thọ, cảm hoá, tiếp dẫn chúng sanh, mới có thể đại biểu cho sự tôn quý của đạo. Có đạo khí thì tự nhiên sẽ hưng vượng.
Thế nào gọi là đạo khí trong đạo trường ?
( Hoạt Phật Ân Sư từ huấn )
Đạo khí là gì ? Là mọi người tôn kính lẫn nhau, nghiên cứu học tập điều tốt lẫn nhau, cùng nhau cầu tiến, quan tâm lẫn nhau, lấy lòng so lòng, đặt mình vào vị trí người khác để thấu hiểu cảm thông, mỗi người tận chức trách của bản thân, vậy thì là đủ rồi.
Nhân khí là gì ? Chẳng phải nói rằng hôm nay người nhiều thì là có đạo khí, đấy là nhân khí, sẽ chảy mồ hôi, sẽ phát mùi hôi. Nhân khí là sự hỗn tạp chẳng rõ của rất nhiều người, việc, vật, sự vướng mắc quấy nhiễu vây quanh không ngớt của rất nhiều thị phi tích thành.
Chớ có ở trong phật đường mà khiến cho nhân khí bức hiếp tiên khí, tiên khí chẳng dám đến, nhân khí thì bốc lên hôi thối. Có đạo khí, phối tiên khí, thì tốt đẹp sánh ngang thiên đường, có phải vậy không !
Các con có khi muốn nhìn thấy Tiên Phật cái gì cũng đều làm được thì mới tin tưởng Tiên Phật, vậy nên rất nhiều người đang hoài nghi, đấy chính là tâm cảnh của anh ta vẫn chưa đạt, bởi vì tâm cảnh của mỗi một người vốn không giống nhau.
Nếu như tâm cảnh có thể đạt đến mức người trời hợp nhất, thì con nhất định đối với việc gì cũng đều hiểu, mãi cho đến đối với đạo lý của vạn sự vạn vật, con cũng hiểu một cách tự nhiên, vì sao vậy ? Đấy là sự áo diệu giữa trời đất, cũng chính là sự áo diệu của tự tánh.
Có người chẳng cần nhìn thấy Tiên Phật mượn khiếu thì cũng đã rất tin Tiên Phật rồi; có người phải nhìn thấy Tiên Phật mượn khiếu thì mới tin tưởng Tiên Phật; có người nhìn thấy Tiên Phật mượn khiếu rồi vẫn còn bán tín bán nghi. Vậy nên tâm cảnh của con phải từ từ nâng cao thì mới có trình độ, sau đó con mới biết tu đạo, bàn đạo là gì. Chớ có mà cứ mãi bàn, cứ mãi bàn, bàn đến rất bận rộn, những người mà mọi người độ thảy đều rất bận, bận đi bận lại, cái tâm của con cũng đều đánh mất cả rồi.
Các con từ chỗ chưa phát tâm đến chỗ bắt đầu phát tâm, càng lúc càng hăng hái; sau khi hăng hái rồi thì cũng chớ có quên rằng phải thu tâm. Tu đạo vốn dĩ chính là như thế, vì sao vậy ? Bởi vì nếu như con cứ mãi hăng hái, thì con bèn sẽ sản sinh ra một loại tâm chấp trước. Thầy chẳng muốn các con càng bàn càng có cái tâm chấp trước đâu ! Vì sao mà rất nhiều người bàn đấy, con thấy anh ta rất hồng triển, thế nhưng lại không thành đạo nổi ? Bởi vì họ chẳng biết rằng tất cả mọi cái đều chẳng phải là của mình, lúc mà mình nên thu thì thu, lúc mà mình nên giữ thì giữ, bởi vì trình độ của bản thân không đủ, con mở đấy, mở đấy ! chấp trước cái công đức này mà !
Khai hoang thì phải như thế nào đây ? Con chỉ toàn mở mà chẳng giữ, một lòng thả ra bên ngoài, thả ra rồi thì chấp trước những thứ bên ngoài, hình hình sắc sắc, hãy tự mình đi lãnh ngộ vậy ! Khiếu đã mở rồi phải hăng hái đi độ hoá chúng sanh, công quả viên mãn rồi thì thật tốt mà thu tâm, hiểu rõ không ?
Nhẫn, hoà, dung, nhục ! Chữ nhẫn chẳng phải là vô duyên vô cớ chẳng có căn cứ mà nói đâu, chữ nhẫn 忍 là cần cây đao 刀này trên đầu thì mới có thể hiển được ra ngoài. Một cây đao thật sự, một chuyện nhỏ thật sự thì có thể nghiệm ra công phu của các con có phải đã đến đích rồi không. Hãy mài luyện sự “ nhẫn ” của bản thân, nhẫn mà sau đó có thể hoà. Phàm việc gì nhẫn qua rồi thì thôi bỏ qua. Mọi người hoà khí, tự nhiên sức mạnh đủ đầy, sức bèn lớn rồi.
“ Dung ” thì ở trong sự “ hoà ”. Trong sự hoà khí thì phải bao dung lẫn nhau, sự bao dung là phải từ hai phía lẫn nhau. Người ta nói con không đúng, con không tốt, một chữ “ dung ”, mình bao dung, cho dẫu người ta không bao dung mình, thật sự bản thân mình quả thật không đúng, mình sửa đổi. Cho dẫu là những lời đồn thất thiệt có nhiều thêm đi chăng nữa, bản thân con chẳng có làm như thế, thì tâm của con lại hà tất vì những lời đồn thất thiệt ấy mà khổ sở vậy ? Đạo trường đã đi đến cuối thu. Hiện tại đều vẫn còn chưa có những sự khảo nghiệm đến từ bên ngoài thì các con đã tự khảo bản thân rồi, vậy thì những khảo nghiệm đến từ bên ngoài sau này các con làm sao có thể phòng ngự đây, phải không ? Có nghĩ qua hay chưa ? “ Người tự khinh khi mình, rồi sau người khác mới khinh khi; nhà mình tự huỷ hoại mình, rồi sau người khác mới huỷ hoại; nước mình tự đánh mình, rồi sau người khác mới đánh tới. ” Con đã là tự làm nhục phẩm giá của bản thân rồi thì người ta mới làm nhục phẩm giá của con, phải không ? Bởi vì con chẳng tôn trọng nhân cách của tự bản thân con, uổng cái tôn xưng gọi là “ có linh tánh nhất trong vạn vật ” , con có nghĩ qua hay chưa ? Nếu như các con đối nội chẳng thể nào đoàn kết, thì sự khảo từ bên ngoài đến rồi con có thể gánh vác nổi hay không ? Hễ khảo một cái thì toàn bộ đều tan rã hết rồi, đúng không ? Chúng ta tu đạo là như thế nào đây ? là kiến đạo thành đạo ( thấy đạo trường, phật đường nào có chỗ nào cần giúp thì sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau ), phải không ? Chẳng có phân tổ phái đâu đấy ! Ai phân vậy ? Thầy hy vọng các con đều tu được rất tốt.
Số lượt xem : 1568