BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Đánh tan cái khung ( những trói buộc ) của sự chấp trước ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

Tác giả liangfulai on 2023-05-24 17:13:45
/Đánh tan cái khung ( những trói buộc ) của sự chấp trước  ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

Cuộc đời của mỗi người đều có những sứ mệnh phải hoàn thành. Trước khi những sứ mệnh ấy vẫn chưa hoàn thành, thì là sẽ không dễ dàng nhẹ nhàng mà kết thúc sinh mệnh đâu


Thế mà mỗi một việc mà mình phải làm đều là rất vất vả gian khổ; chẳng có một việc nào là có thể ngồi không, chẳng ra sức mà có thể hưởng thụ thành quả người khác đạt được, chẳng lao động mà chiếm hữu thành quả lao động của người khác được. Cái gọi là “ không có nghiệp thì chẳng chuyển kiếp làm người ” biểu thị rằng mỗi người đều có một chút cái nghiệp lực này, nhất định cần phải mượn nhờ vào việc đầu thai làm người để đến cái thế gian này bồi thường hoàn trả; đổi một cách nói khác, con người đến cái thế giới này chính là phải học tập một số những điều mà trước kia không hiểu biết, hoặc là những bài tập mà trước kia cứ mãi chưa có làm tốt, mà những sứ mệnh và bài tập này trước khi vẫn chưa hoàn thành thì con sẽ không dễ dàng nhẹ nhàng rời khỏi thế gian đâu, hiểu không ? Nếu đã như vậy, con còn khổ sở chấp trước cái gì nữa ?

 

Con chấp trước ở chỗ thích ở chung với người này, không thích ở chung với người kia, suốt ngày sống trong những sự yêu ghét hận thù, chẳng phải là rất vất vả cực khổ hay sao ? Nỗi khổ đến từ đâu ? Từ những sự chấp trước của con mà đến đấy. Tu đạo là việc của bản thân mình. Nếu như có một ngày nào đó, những người ở bên cạnh con đều không tu đạo nữa rồi, chỉ còn sót lại mỗi mình con thôi, vậy thì con tu thế nào đây ? Những người mà con yêu thích và chán ghét kiếp này đều đã rời khỏi con rồi, đến lúc ấy con bèn không nhìn thấy những tánh khí thói hư tật xấu của bản thân nữa rồi đấy ! Vậy nên nói tu đạo nhất định phải đi vào cộng đồng quần chúng, chớ có cứ bảo là tu hành thì phải muốn một phần thanh tịnh, cứ mãi cho rằng không thanh tịnh thì làm sao tu đạo ? Hoặc là nói, nhiều thị phi như thế không giống như một cái phật đường, chẳng giống một cái đạo trường. Những cái này đều chỉ là một cái khung hạn chế trói buộc trong lòng bản thân con sáng tạo rachúng ta nói loại khung này gọi là sự “ chấp trước ”.

 

Vì sao lại phải có loại chấp trước này vậy ? Ở nhân gian phải có những lỗi sai thì mới hiển hiện ra cái tốt đấy, như thế mới có thể soi rọi phản chiếu lẫn nhau, trưởng thành lẫn nhau. Mà các con đều chỉ muốn sự thanh cao, cảm thấy rằng mình ăn chay đấy, thanh khẩu đấy, ở phật đường đã rất lâu rồi, thì chẳng đoái “ đồng lưu hợp ô ” ( thông đồng làm bậy ) với người khác, phải không ? Giống như những người thường hay đi hát karaoke, hay là những người cứ rề rà ngâm mình ở sòng bạc , độ bọn họ đến cầu đạo sẽ làm hư hoại danh tiếng của phật đường, phải không ? Từ lúc nào mà phật đường có cái khung này rồi vậy ? thầy có cái khung này hay không ? Phật tánh là bình đẳng đấy, chỉ là có người mê rất sâu, có người giác ngộ sớm, chỉ là sự khác biệt như thế mà thôi, mà các con hiện nay đến phật đường, trên miệng thì thường giảng nói tâm từ bi, vậy các con thật sự đã có phát cái tâm từ bi hay chưa ?

 

Đồ nhi à, khi các con nhìn thấy người nào đó, nếu như chúng ta không biết quá khứ của anh ta, cũng chẳng biết hiện tại của anh ta, cái nhìn đầu tiên khi thấy anh ta, nhất định con sẽ không chán ghét cái người này, đúng không ? Cái mặt đầu tiên này, cái niệm đầu tiên này nhất định là thanh tịnh chẳng có thiện ác đâu. Thế nhưng sau khi thời gian đã lâu rồi, con phát hiện cái người này không phù hợp với cái khung của con, vậy nên còn bèn bắt đầu có sự phân biệt, đối đãi, bắt đầu không thích anh ta, không tôn kính anh ta rồi. Nếu nói mỗi một người đều là do Lão Mẫu đã sanh đã hoá ra, vậy con không tôn kính cái người này, có phải là cũng đại biểu rằng con không tôn kính Lão Mẫu không ? Cùng là cái đạo lí tương tự, bò dê heo chó có phải cũng là do Lão Mẫu đã sanh đã hoá ra không ? mà các con đem nó ăn thịt mất, có phải là cũng bèn giống với việc ăn Lão Mẫu rồi không ?

 

Gặp gỡ nhau tức là có duyên, có duyên mới có thể gặp gỡ nhau. Chúng ta chẳng biết lần sau khi nào mới có thể lại gặp nhau nữa đây ? Có thể là ở cùng với người này là mối nghiệt duyên, thế nhưng nghiệt duyên sẽ do bởi sự tu trì của chúng ta mà trở thành duyên lành, tu đạo chính là tốt ở điểm này. Những người không biết tu đạo sẽ khiến cho mối ác duyên nghiệt duyên này cứ mãi tiếp tục tuần hoàn ác tính, chẳng cách nào chuyển hoá. Thế nhưng hôm nay các con tu đạo rồi, gặp phải mối nghiệt duyên, con bèn có cái tâm muốn cải thiện nó, chẳng hy vọng sống trong loại áp lực này, hy vọng xử sự qua lại với mỗi người đều thật tốt, cho nên sẽ dụng tâm đi cải biếnBất cứ nghiệt duyên nào đều có thể chuyển thành thiện duyên, lại còn có thể thành tựu quả phật. Đấy chính là lợi ích của sự tu đạo, các con phải từ từ đi thể ngộ lấy.

 

Vậy nên trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, con muốn tu càng tốt thì càng phải mài luyện ở những nơi nhiều thị phi; muốn làm anh hùng thì phải càng vấp ngã càng thua thiệt lại càng dũng cảm, phải có sự chuẩn bị tâm lí “ sẽ té ngã rất nhiều lần ”, thế nhưng cũng phải kiên trì “đứng dậy rất nhiều lần ”; phải có loại lòng tin này, loại dũng khí này. Chớ có cứ mãi cho rằng Thánh Hiền Tiên Phật là cao khó mà với tới, cao cao tại thượng khiến người ta khó gần gũi, còn phàm phu thì là dung tục không chịu nổi. Con nâng cao Thánh Hiền Tiên Phật mà xúc phạm hạ thấp phàm phu, là trong tâm của con có sự chấp trước cao thấp quý tiện, cảm thấy rằng Thánh Hiền Tiên Phật thì nhất định phải như thế nào đó, như thế nào đó, sau đó cảm thấy bản thân mình làm không tới, đấy lại là đem bản thân mình sống trong cái khung mà tự mình đã thiết lập giới hạn.

 

Chẳng có cái xấu của cậu ta thì hiển hiện không ra cái đẹp của con; chẳng có sự thất bại của hôm qua thì kích phát không ra sự thành công của con hôm nay, được mất thành bại, thiện ác đẹp xấu đều cứ mãi đứng trên cùng đường phẳng, đều có lý do sinh tồn và thành công. Phật và Ma, phàm phu và thánh nhân, đều đang thay thế lẫn nhau bất cứ lúc nào. Con xem cậu ta hồi nhỏ thông minh, lớn lên chưa chắc rất có tài hoa; cậu ta mấy năm trước rất khiến người ta chán ghét, sao mà hôm nay tu được giống như một vị Bồ Tát vậy ? Có thể thấy rằng thế gian chẳng có hiện tượng nhất định và vĩnh viễn không thay đổi, chỉ có đánh tan cái khung tư duy thì mới nhìn thấy được cảnh tượng hoàn toàn mới.

 

 

Số lượt xem : 664