BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Quay ngược đòi hỏi bản thân ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

Tác giả liangfulai on 2023-07-07 05:54:42
/Quay ngược đòi hỏi bản thân     ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )

Thầy hỏi các đồ nhi ! tánh khí, quả thật đã sửa đổi hay chưa ? Tâm lượng, quả thật đã lớn rồi chưa ? So đo tính toán, bất bình, quả thật đã dứt bỏ hay chưa ? Quả thật đã nhận lí thật tu hay chưa ? quả thật đã khiêm tốn thọ giáo hay chưa ? quả thật việc gì cũng đều quay ngược đòi hỏi ở bản thân hay chưa ?


Thầy hỏi : Tu đạo liệu có càng tu càng mệt mỏi không ? liệu rằng càng tu sẽ càng gánh vác càng nặng hay không ?

 

Đây là một vấn đề đấy ! Vì sao vậy ? Bởi vì các đồ nhi chẳng có cái tâm đấy ! Tâm của các đồ nhi chẳng lại kiểm thảo bản thân , phản tỉnh kiểm điểm bản thân nữa, mà là không ngớt so đo tính toán ở trên “ Nhân ”, “ Ngã ”, chấp trước công đức, phân biệt đối đãi, kiêu ngạo, sân hận, đố kị, không ngớt loanh quanh xoay vòng ở trên “ Nhân ”, “ Ngã ”, chẳng ngừng ma xát, xát ra những tia lửa phẫn nộ giận dữ. Tu đạo như thế này, làm sao có thể hoan hỷ tự tại, an đốn thân tâm đây ? Làm sao có thể càng tu càng vui vẻ đây ?

 

Thầy hỏi các con : thế nào gọi là “ hiểu chuyện ” ? Là đi hiểu một số những “ thị phi ” đó sao ? sau đó quậy một số nhân sự, ảnh hưởng đến sự hoà mục thuận hợp của đạo trường, phá hoại phật quy lễ tiết, khiến cho nhiều người đánh mất đi lòng tin đối với đạo, dứt lìa kim tuyến, phải không ?

 

Vẫn may, các đồ nhi còn biết phân biện thị phi đúng sai. Hãy ngẫm nghĩ xem, chúng ta từ lúc hồ đồ mơ hồ chẳng biết sự lí trước kia cho đến lúc gánh vác thiên chức hôm nay, trong cái quá trình này, chúng ta đã học rất nhiều những sự tu dưỡng mà làm người xử thế nên phải có và sự cân nhắc ứng đối tiến lùi, cũng đã nghe rất nhiều đạo lí, đã kiến lập giá trị quan đúng đắn của đời người. Thế nhưng lúc này đồ nhi liệu sẽ cảm thấy rằng : “ mình đã trưởng thành khôn lớn rồi ”, đôi cánh trở nên cứng cáp rồi, thì bắt đầu tự cho rằng quan điểm và cách làm của mình là đúng đắn mà không chịu khiêm tốn tiếp nhận ý kiến của người khác, cố chấp ý kiến của bản thân, độc đoán độc hành ? Nhìn thấy Điểm Truyền Sư chẳng có tài cán năng lực, giảng sư, đàn chủ chẳng gánh vác, bàn sự nhân viên chẳng tinh tấn, những đạo thân bình thường cái gì cũng đều không biết thì xem thường họ, thì bèn dùng cái “ tự cho là mình đúng ” mà làm, mà tu, mà sửa, mà bàn ? Hoàn toàn chẳng coi Tiền Hiền ra gì, thì chính là không để thầy ở trong tâm ! Không phối hợp với người ta ? không truyền đạt chia sẻ trao đổi ý kiến với người khác ? không thoả hiệp với người khác ? trở thành một nhân vật gây đau đầu trên đạo trường, ảnh hưởng đến sự thanh tịnh của đạo trường ! ảnh hưởng đến sự vận hành của đạo vụ ! Ảnh hưởng đến lòng tin và lòng nhiệt tình của đạo thân đối với đạo !

 

Đạo ở đâu ? Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, chỗ nào cũng đều là đạo trường, có phải như vậy không ? Nếu đã như vậy :

 

Vì sao mà “ một câu nói ” thì có thể khiến các con buồn rầu chán nản, nổi cơn tam bành ?

 

Vì sao mà “ một sự việc ” thì có thể kiến cho chúng ta đoạn tín sinh nghi, oán hận phẫn nộ ?

 

Vì sao mà “ một niệm đầu ” thì có thể khiến cho chúng ta thị phi điên đảo, cố chấp chẳng thông ?

 

Đấy chính là bởi vì đồ nhi tu đạo cứ mãi là vì bản thân tự tìm cho mình một đống các cớ bào chữa, chẳng thể hạ quyết tâm rất lớn tìm ra những lỗi sai của bản thân mình.

 

Thầy hễ đến thì hỏi đồ nhi : chúng ta vì sao phải nghe bài giảng ? Nghe giảng là phải tìm ra vấn đề của bản thân, đấy chính là “ phản tỉnh ”. Phản tỉnh “ những tình tiết nhỏ nhặt ”, có dễ dàng hay không ? Trong lúc chúng ta thừa nhận lỗi lầm, tâm bèn sẽ càng lặng. Chính là bởi vì chúng ta đều chẳng thừa nhận đấy ! Tâm càng lặng, thì có thể tìm ra càng nhiều những vấn đề của bản thân.

 

Thế nhưng, con người ta đều cứ hay như thế nào nhỉ ? Một miệng khăng khăng rằng : “ đều là lỗi sai của người khác ! đều là vấn đề của người khác ! đều là người khác không chịu trách nhiệm ! đều là người khác không cẩn thận ! đều là người khác chẳng có tu dưỡng ! đều là người khác quá nhiều chuyện ! ” hoàn toàn chẳng liên quan gì với mình cả ? Có cách nghĩ như thế này rồi thì là đã khởi một thứ “ sân tâm ” : “ Hôm nay tôi rơi đến mức này đều là do tiền hiền hại cả ! đều là do đạo trường hại cả ! ”. Chẳng kiểm thảo bản thân, cứ mãi phê bình, buồn rầu thất vọng, đấy cũng là một loại “ kiêu mạn, ngu muội ” đấy ! Đồ nhi ơi, chúng ta còn không phản tỉnh bản thân, còn trách tội người khác, phải tu đến lúc nào mới có thể trở về cố hương phật quốc đây ?

 

Thầy hỏi : “ công phu tu đạo ” là gì ? Phản tỉnh. Mà “ nền tảng của phản tỉnh ” chính là “ chớ có lừa dối chính mình ”. Các con có phải là thường hay lừa dối bản thân ? Cho dù là có địa vị cao đi chăng nữa, năng lực tốt hơn đi chăng nữa, kinh nghiệm nhiều thêm đi chăng nữa, những cái đó đều chẳng phải là trọng điểm ! trọng điểm là cái gì ? “ Trí tuệ ” của chúng ta phải chăng có thể bộc lộ ra ngoài ? Gặp phải sự việc rồi, cái mà nên ra đầu tiên là “ trí tuệ ” , chẳng phải là cảm xúc tâm trạng, sĩ diệnlà “ trí tuệ, đạo tâm ” dụng sự, thì sẽ không tiếp tục từ trên “ nghiệp ” mà đi. Các đồ nhi đều biết, chúng ta tu đạo là hy vọng có thể vì bản thân liễu dứt nhiều thêm một chút những oan nghiệp, thế nhưng soi ngược lại “ thân, khẩu, ý ” của bản thân xem, phải chăng có thể thật sự tiêu oan giải nghiệt cho chúng ta ? Hãy hành công lập đức nhiều vào, rộng kết thiện duyên, có thể giảm thiểu tần suất phát sinh của những ác nghiệp.  Thế nhưng đồ nhi ơi, chúng ta thật sự là đang “ hành công lập đức ” ? hay là đang “ hành công ( kích ) đắc lợi ” ?

 

Nếu như chúng ta tu đạo cứ mãi “ chuyên công kích những nhược điểm, khuyết điểm của người khác, chuyên môn nghiên cứu những chuyện tám thị phi, chuyên nghiên cứu những sự cảm ứng, thuật lưu động tĩnh, không thì chỉ là làm ở cái vẻ bề ngoài, hy vọng đắc được sự thừa nhận của Tiền Hiền, đắc được sự xem trọng của Tiền Hiền, đắc được sự ca ngợi của người khác, được tiếng vỗ tay của người khác, được chức vụ quan trọng, được sự khẳng định của người khác … những mục tiêu phương hướng tu đạo thế này thì sai lầm rồi ! Vậy thì thầy chẳng chút kiêng dè không nói rằng : con ở đạo trường cả đời người, là “ khổ chết chẳng thành ” ! Đấy là điều mà mọi người chúng ta phải cẩn thận dè chừng đấy.

 

Chẳng có một cái tâm “ sát giác ” ( quan sát phát giác nhận ra ) . Sám hối rồi, lại phạm. Có hay không ? Địa vị cao, năng lực giỏi, tuổi đạo cao, kinh điển thể ngộ sâu, thế nhưng cũng dễ dàng thay đổi nhất đấy ! Hy vọng người ta nghe mình đấy, người ta không nghe lời mình thì mình bèn không vui ? Cậu ta đến rồi thì cơ hội hành công liễu nguyện của mình bèn ít đi, bèn tìm thói xấu của cậu ta để phê bình cậu ấy ? Sợ người khác giỏi giang nổi trội hơn mình thì bèn áp chế người ta ? Làm chậm trễ sự học tập của người khác, làm mai một nhân tài ? Còn không thì sao ? thì ưa thích biểu dương ca ngợi năng lực của bản thân, tự mình nói một cách rất vui vẻ, người ta thì lại nghe rất phiền, đấy là gì ? Kiêu ngạo !

 

Đồ nhi ơi ! Mọi người đều là các con của cùng một mẹ, các đồ nhi của chung một thầy, càng là những hậu học của cùng một Tiền Nhân, có cái gì để mà phân chia đây ? Có cái gì để mà so đo tính toán đây ? Nếu như những “ lỗi lầm, những thói xấu trọng đại ” này chẳng sửa đổi, sau này về  trời nhốt ở Thiên Lao, còn không thì chính là đánh vào địa ngục Vô Gián, đấy lẽ nào là điều mà các đồ nhi hy vọng đó sao ? Không hy vọng, vậy thì đồ nhi bèn phải vội tu lấy bản thân từ chỗ căn bản đấy !

 

Các đồ nhi là những cầu nối “ thừa thượng khải hạ ” ( tiếp liền cấp trên và cấp dưới ) , càng là những tấm gương “ tôn sư trọng đạo ”. Tiền Hiền giao một số việc cho các đồ nhi, các đồ nhi nhất tâm dốc toàn sức mà đi làm. Nếu như trong ấy lại xen tạp những sự thiên kiến ( kiến giải thiên lệch, cố chấp ), ngạo mạn, chấp trước bên trong, sự sai khác của một niệm này tức thì rơi vào vực sâu; sự sai khác của một niệm này, chẳng biết lại sắp làm chậm trễ huệ mệnh của biết bao chúng sinh đây ?

 

Do vậy đồ nhi ơi, chúng ta tu đạo là phải “ xem trọng bản thân ”, chớ không phải là “ biểu dương ca ngợi bản thân ”; là phải “ tự tin ”, chớ không phải là “ tự phụ, tự kiêu ”, là phải “ khiêm hoà lễ nhường, hàm dưỡng ”, chớ chớ có mà “ tạo tác ra vẻ ”; là phải “đốc thúc bản thân ” một cách tinh tấn, chớ không phải là “ buông bỏ bản thân ” một cách mềm yếu. Nếu như đồ nhi tu đạo quả thật có thể “ vui thiên biết mệnh ”, vậy thì theo lí nên “ vui đạo chẳng mỏi mệt ”.

 

Chính là bởi vì đồ nhi biết mệnh rồi nhưng lại cứ chẳng cam nguyện, chẳng tiếp nhận; lập mệnh rồi thì lại chẳng lâu dài, lúc thì ngưng gián đoạn, lúc thì lại tiếp tục. Khó trách càng tu càng mệt đấy ! càng tu càng chẳng có sức ! Càng tu càng tốn sức ! Vấn đề căn bản vẫn là ra từ ai đây ? Bản thân. Bởi vì các đồ nhi chẳng thể nhận tánh là mình, nhận lí là thật, đem cái “ giả ” này nhận là cái “ thật ” rồi.

 

Cái mà nên đối mặt thì hãy đem ra “ dũng khí ” của các đồ nhi để mà đối mặt. Chỉ có mỗi “ dũng khí ” còn chưa đủ, lại còn phải có “ từ bi, trí tuệ ” thì mới có thể khắc phục ải khó, khéo thiện liễu những nhân duyên không tốt của mỗi lần.

 

Đồ nhi ơi, phải biết rằng, trong thiên hạ chẳng có những chuyện khó bỏ khó xả, chỉ có vấn đề có thể xem nhạt hay không mà thôi. Người tu đạo chúng ta thanh tâm quả dục ( giữ gìn lấy cái tâm thanh tịnh, giảm bớt những dục niệm ) thì ở đâu mà có phiền não đến ? ở đâu mà có cái sửa không nổi, buông chẳng được ? Thời gian chẳng nhiều rồi, đồ nhi phải nhanh càng thêm nhanh vội kịp hành động đấy ! Đồ nhi ơi có được hay không ?

 

Thử hỏi : nguyên nhân thất bại lớn nhất của một người là cái gì ? chính là chẳng dám tin chắc đối với năng lực của bản thân, thậm chí là cho rằng bản thân mình nhất định thất bại, làm không tốt, nói không tốt. Thật ra, có thể làm được hay không, có phải chính là ở niệm đầu của đồ nhi các con đây ? chỉ giữa một niệm mà thôi. Những kinh nghiệm của quá khứ bảo với các đồ nhi rằng : nhân tố quan trọng nhất của thành đạo chẳng phải là “ năng lực ”, mà là “ nhiệt tâm ”.

 

Những vị Cổ Thánh Tiên Hiền thành đạo đều là những người nhất tâm nhất ý gia nhập tu bàn. Thế nhưng đồ nhi cũng phải nhận biết rằng : tu, không chỉ là tu ở đạo trường; bàn, không chỉ là bàn ở phật đường; đạo, ở ngay trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

 

Tu đạo chẳng có “ tốt nhất ”, chỉ có “ tốt hơn ” ! Nếu bởi vì thế mà tự hài lòng thoả mãn, ngưng bước chân, hãy chú ý cẩn thận “ chẳng tiến thì lùi ” ! Tu đạo, chẳng phải là phải đi so đo với người khác, người so người tức chết người đấy ! Thắng được người khác rồi thì lại thua mất bản thân, đấy chẳng phải là một người tu đạo thật sựTu đạo, là phải một lần lại một lần chiến thắng được bản thân, đột phá bản thân, khắc phục những chướng ngại, thì mới có thể thật sự thể hội được niềm vui của tự mình trưởng thành và cảm giác thành tựu của tiến bộ lên thêm một bậc.

 

“ Tiến bộ lên thêm một bậc ” là mục tiêu cụ thể của người tu đạo dốc sức hướng lên, tinh tấn tu bàn. Ôi con người ! không thể so với người khác được, phải so với bản thân, so với quá khứ của bản thân, thì mới có thể kích phát tiềm lực, tăng thêm trí tuệ, ngày ngày có chỗ trưởng thành, ngày ngày có chỗ tăng tiến, lâu ngày có phải là bèn thấy công phu ? Đặc biệt là hiện nay vạn giáo tề phát, thời đại mà trăm nhà tranh nhau gáy ( các loại trường phái học thuật tự do tranh luận, phát biểu kiến giải, phê bình lẫn nhau ) . Đồ nhi ơi ! Phải vững lòng tin, vững lấy phương hướng tu bàn. Điều quan trọng nhất là gì ? Hãy dụng tâm nhiều thêm hàm dưỡng bản thân, trau dồi làm phong phú bản thân đấy ! Chẳng trau dồi hàm dưỡng bản thân nữa thì làm sao mà có thể theo kịp bước chân của thời đại này đây ? Các đồ nhi phải dùng sự bất biến để ứng vạn biến đấy !

 


 

 

Con đường tu đạo, có dài hay không ? Cũng giống như là một đoàn xe lửa vậy, phải không ? Có biết bao nhiêu chúng sanh đang chờ đợi các con đi tiếp dẫn ! Các đồ nhi cũng đã từng được tiếp dẫn qua rồi đấy ! Do đó các đồ nhi cũng phải đi tiếp dẫn những người khác, cũng giống như thầy đây chưa từng buông bỏ qua đồ nhi bao giờ. Đồ nhi ơi, các con cũng chớ có buông bỏ bản thân, chớ có buông bỏ người khác, có được hay không ?

 

Số lượt xem : 298