Tầm quan trọng của Tam Bảo Tâm Pháp
Tâm bảo tâm pháp là căn cứ đắc đạo của người tu đạo, cũng là pháp môn thành phật. Hãy dựa vào tam bảo mà Sư Tôn và Sư Mẫu đã truyền đề thực hiện Di Lặc Gia Viên.
Sứ mệnh của Lão Tổ Sư, Sư Tôn, Sư Mẫu chính là đem nhân gian hóa thành tịnh độ, đem phật đường các nơi đều biến thành tịnh độ, đem mỗi một gia đình đều biến thành tịnh độ, đều là xứ sở của Di Lặc, quyến thuộc của Di Lặc.
Phải kiến lập cùng một cái tâm giống nhau, cũng là cái thiên tâm của “ người cùng tâm này, tâm cùng lí này ” mới có thể hiển hiện ra nhất đạo đồng phong, một mảng cát tường ôn hòa; mỗi người đều có một cái tâm ôn hòa, tâm cảm ân, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm cung kính, tâm từ bi, tâm bao dung. Người và người chẳng có khoảng ngăn cách, chẳng có sự đố kị, chẳng có sân hận, chẳng có oán, chẳng có nộ, cái mà hiển hiện ra ngoài chính là tịnh độ. Cho nên, sứ mệnh của Sư Tôn Sư Mẫu chúng ta là kiến lập một “ thiên đường tại nhân gian ”
Thiên đường chẳng phải là sau khi trở về mới gọi là thiên đường, mà là “ngay lúc ấy” thì phải thành tựu thiên đường. Khi chúng ta tìm thấy “chơn tâm” của mình, tìm thấy cái tâm ấy vốn dĩ thuần chánh nhất, mọi người đều là “ người cùng tâm này ”, mỗi người đều có thể vì thiên địa lập tâm, cái mà bộc lộ ra bên ngoài chính là tình yêu vô cùng vô tận, là nguồn tài nguyên lấy dùng mãi chẳng hết, có thể làm cảm động mỗi một người xung quanh.
Cho nên “ tam bảo tâm pháp ” vô cùng quan trọng; thông thường sự hiểu biết của các Tiền Hiền đối với tam bảo tâm pháp đều là tam bảo ở trên văn tự, vẫn chưa phải là rất hiểu rõ hàm nghĩa chơn thật của tam bảo. Có người thì rất hiểu tam bảo trên danh tướng, dùng rất nhiều danh tướng để giải thích tam bảo, thế nhưng cái mà hậu học muốn nói với mọi người là tam bảo trên “ tâm tánh ”.
Tam bảo tâm pháp là pháp môn kiến tánh khiến cho người tu đạo minh tâm kiến tánh, mở ra cái tâm giác ngộ.
Sáng tối lúc hiến hương thường nói rằng : “ hạnh thụ chơn truyền ”, cái “ chơn truyền ” ấy có đạo thống chơn truyền, thiên mệnh chơn truyền, tâm pháp chơn truyền.
Cái gì là “ đạo thống chơn truyền ” ? cũng chính là đạo thống đời đời tương truyền, một đời truyền một đời.
Do ai đến tiếp tục đạo thống vậy ? vị Minh Sư có lãnh thiên mệnh đến tiếp tục đạo thống, cũng chính là phụng thiên thừa vận, đắc thụ quyền bính của Lão Mẫu để truyền thừa đạo thống. Bởi vì người tiếp tục đạo thống này là người có đức hạnh, cho nên gọi là “ Thiên Mệnh Minh Sư ”
Thiên Mệnh Minh Sư truyền cái gì vậy ? truyền cho “ tâm pháp chơn truyền ”
Đạo thống chơn truyền có rất nhiều sự tranh biện trên cách nói, giữa một đời một đời tổ sư có một số chênh lệch vài trăm năm, có một số chênh lệch một nghìn năm. Truyền như thế nào chẳng quan trọng, “truyền cái gì” mới là quan trọng ! Truyền cái gì ? truyền tâm pháp, chính là tâm pháp chơn truyền.
Khi Đạt Ma Tổ Sư đến Trung Quốc, ngài đã giảng 2 phương pháp có thể khế nhập bổn tâm. Thơ rằng :
Đạt Ma tây lai nhất tự vô
Toàn bằng tâm ý dụng công phu
Nhược yếu chỉ thượng tầm phật pháp
Bút tiêm trám can Động Đình Hồ
Một cái là “ lí nhập ”, từ việc rõ lí mà khế nhập bổn tánh ; một cái khác là “ hành nhập ”, tuy chẳng rõ lí nhưng chỉ cần không ngừng mà làm, cũng có thể khế nhập bổn tánh. Cũng giống như Tổ phụ trách việc bếp núc ở nhà bếp cứ mãi làm, họ cũng đang hành tinh tiến, cũng đang tu nhẫn nhục, cũng đang tu thiền định, cũng đang hành bố thí, cũng đang tu trí tuệ, cũng đang hành trì giới ; họ đồng thời đang tu lục độ ba la mật, cuối cùng cũng thành tựu bồ tát.
Người tu đạo phải lấy Giác làm thầy, chẳng phải là chỉ có lấy Giới làm thầy.
Giới luật quan trọng, Giác tánh càng quan trọng hơn ; giác ngộ rồi thì tâm mở ra rồi, cho nên Giác và Giới phải đồng thời tiến hành sử dụng.
Tu đạo là để khai ngộ kiến tánh, khai ngộ kiến tánh mới là sự bắt đầu của việc tu đạo. Sau khi cái tâm giác ngộ đã mở mới khởi tu. Phải ngộ đến mức độ nào đây ?
Ngộ đến tự tánh vốn dĩ thanh tịnh mới biết đi tu sửa những chấp trước vẫn chưa buông xuống. Ngộ đến bổn tánh vốn dĩ là thanh tịnh, hiểu rõ cái tâm không thanh tịnh ấy là làm thế nào mà đến, sở dĩ phải tu chính là tu cái này.
Đạo chẳng cần tu, nhưng không được ô nhiễm. Chúng ta đã ô nhiễm rồi cho nên mới phải tu cái tâm này. Tam bảo tâm pháp chính là để chúng ta hiểu triệt để đầu nguồn của mọi vấn đề ! Các vị Tiền Hiền nếu đã muốn tu hành thì phải truy tận gốc rễ ! Tìm được nguồn gốc ! chạm được gốc rễ thành Phật Tổ, chạm chẳng được gốc rễ tu hành mù, tìm được chỗ căn bản mới có thể kiến tánh.
Kiến tánh chẳng phải là nói ra ngoài miệng, mà là làm ra ngoài hành động, là biết và hành hợp nhất ; kiến tánh chẳng phải là nhìn thấy ánh sáng gì, mà là mỗi một lời nói hành vi cử chỉ hành ra bên ngoài đều hợp với tự tánh, cái mà bộc lộ ra bên ngoài đều là phong phạm đức tánh và trí tuệ, đấy gọi là thể dụng hợp nhất, hư linh bất muội. Do đó, khi các vị Tiền Hiền giảng đạo lý cho người ta nghe, nhất định tự mình phải đi làm, dựa vào các đạo lí để thay đổi bản thân, sau đó tạo phong phạm cho người khác ; nếu không, các vị tu đạo 10 năm, 20 năm đã thay đổi cái gì ?
Tính nóng nảy vẫn lớn như thế ! thói hư tật xấu vẫn đầy rẫy như thế ! so đo tính toán phân biệt như thế ! vẫn không vui như thế ! trong tâm có nhiều nút thắt như thế ! cho nên nói đạo là hành ra ngoài chứ chẳng phải là nói ra ngoài.
Tế Công Hoạt Phật đã từng nói qua : “ điều kiện thành đạo sau này chẳng ở chỗ đạo thân nhiều hay ít, chẳng ở việc có phật đường nhiều hay ít, chẳng ở chỗ chùa miếu lớn hay nhỏ, mà là chơn tu thật luyện, giữ vững nguyện giới, công phu tâm tánh viên mãn chẳng tranh chẳng biện ”.
Viên dung chính là vô ngại, chẳng có chướng ngại, có thể thuần thục làm mọi việc đều vô cùng thuận lợi, cũng là cái “ tùy tâm sở dục ” mà Khổng Lão Phu Tử đã nói làm thế nào cũng được, nhưng không vượt khỏi quy củ, cái chơn tâm ấy chẳng đổi, chơn tâm thường trụ.
Thường trụ chẳng thoái chuyển chính là đầy đủ, chính là hỏa hầu rồi.
Đấy là sự tích lũy của từng tí một, từng bước từng bước thành tựu mà ra, cho nên tâm nguyện của Hoạt Phật Ân Sư chính là muốn phò trợ Di Lặc Tổ Sư hoàn thành nhân gian tịnh độ, khiến cho nhân gian khắp nơi đều là thiên đường, nhân gian khắp nơi đều là phật quốc, kiến lập Di Lặc Gia Viên chính là công việc của chúng ta.
『○』đại biểu cho bổn tánh của mỗi người, tròn rỗng, cũng chính là “ ma ha ” mà tâm kinh đã nói, ý là nói quá lớn rồi, chẳng có giới hạn, lớn ( đến nỗi ) mà chẳng có cái gì nằm ngoài nó, nhỏ ( đến nỗi ) mà chẳng có cái gì ( có thể ) nằm bên trong nó, chỉ có thể miễn cưỡng vẽ ra một cái ○ để đại biểu, nói rằng đấy là bổn tánh của chúng ta, mỗi người đều có một phật tánh, đấy là bổn tánh của mỗi người, bổn tánh này tương thông với lí thiên, chẳng khác gì với bổn tánh của phật.
Hoàng Đế nói Thái Dịch, Thái Sơ là chỉ sơ phát tâm, cái “ nhất ” mới phát ra, chính là nhất tâm, cái tâm nhất tâm bất nhị, là cái tâm của “ đản dụng thử tâm ” ( chỉ cần dùng tâm này ) mà Lục Tổ Huệ Năng đã nói, là cái trực tâm chẳng cần động não phí sức suy nghĩ, cũng chính là nhất tâm.
Còn “ nhị ” thì sao ? chính là khởi tâm, khởi tâm thì rơi vào tri kiến, cho nên Thái Thủy chính là bắt đầu tính thời gian, rơi vào tri kiến, đã có quá khứ, hiện tại, vị lai.
Khởi tâm một cái thì bắt đầu phiền não rồi, phiền não quá khứ, phiền não vị lai, phiền não hiện tại ; tất cả mọi phiền não chính là một chẳng làm hai chẳng nghỉ ; nhất tâm đã rơi vào nhị dụng, nhị chính là luân hồi !
Có âm có dương thì có luân hồi, có nhị niệm rồi thì bắt đầu sản sanh bất bình, cho nên tâm bất bình khí chẳng thuận, đã có rất nhiều cảm xúc tâm trạng.
Sau cái nhị thì bắt đầu có cái tam, tam ( 3 ) chính là không gian, là Thái Tố. Nhị là thế, Tam là giới, chính là thế giới ; Nhị là vũ, Tam là trụ, chính là vũ trụ. Thế là thời gian, giới là không gian ; vũ là thời gian, trụ là không gian.
Lấy thân người mà nói, tâm trạng động một cái thì lục căn bắt đầu tiếp xúc lục trần, sản sanh rất nhiều tứ tướng lục dục ; cho nên huyền quan, khẩu quyết, hợp đồng của tam bảo lấy Nhất, nhị, tam để đại biểu, là bảo với mọi người làm thế nào trở về cái ○ ấy, sau khi trở lại chỗ này lại xuất phát.
Các vị Tiền Hiền trước hết phải tìm được diện mục vốn có, sau khi tìm được bổn tánh của chính mình rồi mới có biện pháp diệu dụng vô cùng, chẳng trói chẳng buộc, ứng dụng vô ngại. Ba loại phương pháp này gọi là tam bảo tâm pháp, phương pháp tìm ra được bổn lai diện mục.
Mục đích của tu đạo chính là tím thấy bổn lai diện mục. Đạo gia nói tinh, khí, thần, còn gọi là thân tâm linh. Nếu như chẳng có cầu đạo tu đạo, mọi người thường xuyên thần chẳng giữ nhà, thường thường chẳng ở nhà, lục thần vô chủ, lấy lục căn làm chủ, lục căn theo đuổi lục trần, thành lục thức mới diễn biến thành sinh tử lang thang ngày nay.
Một chỉ điểm của Minh Sư đã thắp sáng ngọn tâm đăng, bảo với chúng ta hãy bắt tay vào từ chỗ này thì có thể “ chẳng có sinh và tử ”, sau đó vẫn phải dựa vào bản thân “ suốt ngày luyện thần quang ”, niệm niệm trở về chỗ này, phải thời thời khắc khắc tồn ngưỡng, tồn tâm dưỡng tánh, dưỡng cái nguyên thần này.
Dưỡng như thế nào ? phát tâm độ hóa chúng sanh, thường giữ gìn sự vui vẻ thanh tịnh, dùng đức hạnh để dưỡng cái đạo này.
Cái mà Minh Sư chỉ điểm cho bạn chính là đạo. Sau khi chỉ điểm, vẫn còn có rất nhiều đức hạnh để dưỡng nó; chẳng ngừng hàm dưỡng nó, giống như Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân dùng ánh sáng đức hạnh của họ để soi sáng chúng sanh toàn thế giới.
Thần minh thần minh, kính thiên địa lễ thần minh. Cái vị thần này của nhà của chính các vị Tiền Hiền thì lại chẳng có lễ kính đến, cho nên Thần chẳng tỏ, chẳng thông, chẳng sáng ! Thần minh của tự gia ( nhà của chính mình ) thắp rồi thì mới sáng, cho nên không cầu đạo thì không xong.
Sau khi cầu đạo còn phải tồn dưỡng, Mạnh Phu Tử nói rằng hãy khéo dưỡng “ hạo nhiên chánh khí ”. Khi các vị rất thật tâm tu bàn, rất vui rất pháp hỷ độ người, nguyên thần sẽ đầy đủ, tinh khí thần đầy đủ thì đại biểu năng lượng càng lúc càng mạnh, hạo nhiên chánh khí thịnh vượng đầy đủ.
Các vị Tiền Hiền phải chánh tâm thành ý cứ mãi dưỡng, dưỡng đến không nổi giận, sự việc thuận nghịch gì đều chẳng sao, lúc nào cũng đều pháp hỷ, rất có trí tuệ, năng lượng toàn thân trên dưới dùng chẳng hết, lúc này Thần của mỗi người và ơn trên là “ trời người hợp nhất ”.
Nhưng trong quá trình mà các Tiền Hiền cứ mãi bàn đạo, cứ mãi dưỡng, điều đáng sợ nhất là không cẩn thận một cái thì đã phá công rồi. Làm thế nào mà phá công vậy ? ông trời sẽ mượn cơ hội để thử nghiệm hỏa hầu của chúng ta, xem xem bạn có bản lãnh lớn bao nhiêu. Một ngọn lửa vô minh có thể thiêu rụi rừng công đức vạn dặm ! Trong quá trình bàn đạo đã nổi giận rồi. Sau khi bạn đã phát ra cơn nóng giận nảy lửa rồi mới phát hiện là rất mệt mỏi ! năng lượng toàn thân toàn bộ đều phá công. Việc đã xảy ra rồi sau đó mới hối hận vì sao lại nổi giận ? sao lại như thế này ? lúc này mới giật mình tỉnh giấc rằng bản thân mình chẳng những không có phong độ, chẳng có hỏa hầu, lại còn thái độ làm mất đi thể diện thân phận toàn bộ đều bộc lộ ra hết, sau đó mang cái tâm sám hối, khấu đầu trước phật, lại bắt đầu làm lại từ đầu bài tập “ quy về số không ”.
Cho nên mọi người bất cứ lúc nào cũng phải bồi dưỡng năng lượng. Bồi dưỡng từ trường trên thân mình. Khi từ trường trên thân đầy đủ thì có thể thời thời khắc khắc thành khẩn cung kính trong lòng mà cảm ân, khiến cho mỗi một người ngay lúc ấy sinh mệnh đều rất nhu hòa, tần suất từ trường đều tương thông với Chư Phật Bồ Tát. Các vị đều là một phần của tiên phật, mọi người đều là thiên bách ức hóa thân của Di Lặc Tổ Sư. Tinh khí thần, nguyên khí của ngũ tạng đều đã ngưng tụ rồi thì vọng niệm sẽ ngưng nghỉ, chẳng có tác dụng rồi, lúc này mới có cách “ nguyên thần làm chủ ”, vui vẻ phấn khởi, sức sống tràn đầy.
Thế nhưng con người có lúc sẽ nản lòng, lúc vui vẻ thì giống như hóa thân của Phật Bồ Tát, vậy, lúc tánh khí không tốt, ương bướng đến thì trên mặt chẳng có một chút ánh sáng, phải không ? Thật ra, tất cả mọi hiện tượng ở bên ngoài đều là từ tâm mà hiện, chỉ là chúng ta quên mất phải trở về huyền quan. Nay được một chỉ của Minh Sư chính là phải từ một trở về đến ○; một sẽ rơi vào hai và ba, nhưng một cũng là then chốt ( trung tâm nòng cốt ), có thể trở về ○.
Tu đạo là toàn hợp thể của thân tâm linh. Muốn an đốn thân tâm thì hai và ba trước hết phải an đốn tốt. Khi các vị Tiền Hiền có rất nhiều linh khí thì đạo khí, phong phạm, cách thức mà trên thân triển hiện ra ngoài sẽ khác, đến cả nói chuyện cũng khác, phải không ? Những đạo lý nói ra câu nào cũng đều vô cùng cảm động lòng người, rất hấp dẫn thu hút. Giống như Lão Tiền Nhân, bạn chẳng cần thiết nghe qua ngài nói chuyện, chỉ cần nhìn thấy ngài thì tâm của bạn đã bị khuất phục rồi, bởi vì toàn thân ngài đều là đức, toàn thân đều là đạo, toàn thân đều là năng lượng.
Các vị Tiền Hiền hiện tại chính là trữ tồn năng lượng, đạo khí, hỏa hầu và trí tuệ. Đấy là thông qua quá trình tu bàn từng tí một đã tích lũy mà ra. Nếu như các vị bình thường chẳng có đi độ người, làm sao mà biết độ bản thân mình ? làm sao mà biết được bản thân mình nặng bao nhiêu lượng ? chẳng có đi thử thử xem thì làm sao mà biết bản thân mình có bản lãnh lớn bao nhiêu ? Cho nên động và tĩnh, thể và dụng là hai mặt của một thể. Khi động thì phải kết duyên với chúng sanh, mượn việc độ người để thành toàn bản thân mình. Khi tĩnh, mượn việc đến Phật đường nghe bài giảng 2 tiếng đồng hồ, cho bản thân mình thanh tịnh hai tiếng đồng hồ, vô tư vô vọng, nhất niệm thanh tịnh, dung nhập vào trong tình cảnh, sự vật mà quên đi sự tồn tại của mình, ngay lúc ấy người trời hợp nhất.
Làm thế nào để trữ tồn năng lượng ? cũng giống như lúc bình thường sắp lên bục giảng bài, bạn có thể sẽ chần chừ trì hoãn, đợi đến sau khi lên bục giảng thì có những đạo lí mà nói chẳng hết, vì sao vậy ?
Bởi vì linh khí tràn trề, đã tìm thấy nguồn năng lượng rồi. Do vậy, người tu đạo bình thường thì phải kết thiện duyên thật nhiều với chúng sinh, đi nhiều, bàn nhiều, giảng nhiều, đi thành toàn độ hóa nhiều, mượn việc để trải nghiệm tâm. Trong quá trình này, bước thứ nhất phải bước ra ngoài thật khó, thế nhưng sau khi bạn đã bước qua thì sẽ biển rộng trời không, thì ra thành toàn độ hóa người có thể vui như thế ! Mỗi người trên con đường tu bàn đạo nhất định có đủ thứ nghiệp lực xung quanh trói buộc bạn lại, khiến cho bạn bước không qua khỏi, nghiệp, chính là giống như nam châm, lực hấp dẫn rất mạnh mẽ, nó sẽ khiến cho bạn thoát chẳng được, cho nên phải có nguyện lực, tín niệm kiên định và kiên trì, chỉ cần tiến về phía trước, bạn sẽ phát giác rằng thì ra mình cũng có thể chẳng có nghiệp toàn thân nhẹ nhõm, tự tại biết bao !
Số lượt xem : 1123