Chân đế ( ý nghĩa thật sự ) của Kinh Duy Ma Cật.
Chân đế của Kinh Duy Ma Cật.
Duy Ma Cật Cư Sĩ có khải thị gì đối với việc tu trì của các đệ tử tại gia ?
1. Tuy rằng ở trong gia đình của thế tục, nhưng chẳng sanh một chút nhiễm trước đối với tam giới. Cư Sĩ Duy Ma Cật tuy có vợ con, nhưng lại không bị vướng mắc vào thê ân tử ái ( sự ân ái của vợ con ) , mà do thiên luân chi lạc ( niềm vui khi đoàn tụ ) của gia đình Duy Ma Cật đã thị hiện cũng vừa đúng phản ánh ra sự thù thắng của việc “ tề gia tu đạo ” ( cả nhà cùng tu đạo ) của các đệ tử Nhất Quán Đạo.
2. Hiện nay người tu đạo phải từ tiểu thừa của việc “ độc thiện kì thân ” ( chỉ lo tu dưỡng cho bản thân ) chuyển vào việc tu hành đại thừa “ kiêm thiện thiên hạ ” ( rộng bố ân trạch khiến cho chúng sanh trong thiên hạ đều có thể nhận được ân huệ ấy ) , như trong “ Tông Chỉ của đạo ” đã xiển dương : “ kỉ lập lập nhân, kỉ đạt đạt nhân, vãn thế giới vi thanh bình, hóa nhân tâm vi lương thiện, kí thế giới vi đại đồng ”
3. Cư sĩ Duy Ma Cật ở trong tất cả vương thân quý tộc đều có thể thái độ điềm đạm, thần sắc điềm tĩnh, khải thị cho các tu sĩ Bạch Dương chúng ta trong cái xã hội thế tục này, bất kể với người như thế nào đều có thể xử sự qua lại viên dung, dung nhập quần chúng, và có thể rộng kết thiện duyên, rộng độ những người hữu duyên, quan trọng nhất là phải có cái tâm thành thật ngay thẳng mới có thể du hí nhân gian, và phải gìn giữ tâm thái đức hạnh của thánh hiền để cảm hóa mọi người, những chỗ mà mình đã ở hoặc ngang qua đều nhận được sự giáo hóa ấy mà chuyển dời sửa đổi những phong tục, tập tục không tốt.
4. Tuy rằng tại gia tu hành vẫn phải tuân theo tam cang ngũ thường của nho gia, giữ gìn giới luật của nhà phật, học sự thanh tịnh vô vi của đạo gia, mượn giả tu chơn để thành tựu phật đạo.
Quả thật, Kinh Duy Ma Cật là tư tưởng chân lý của Đại Thừa, nhấn mạnh sự vĩ đại của “ Bồ Tát hạnh ” ở chỗ “ thượng cầu phật đạo, hạ hóa chúng sanh ” ( trên cầu phật đạo, dưới độ hóa chúng sanh ), phản đối pháp Thanh Văn của những người chỉ lo nóng vội thành tựu cho bản thân mình, nên nắm bắt hoằng nguyện “ chẳng vì bản thân cầu an lạc, chỉ nguyện chúng sanh được rời khổ ”, giống như lời Sư Tôn đã nói, thời kì mạt pháp phải tự chứng tự ngộ, trong quá trình này vĩnh viễn chẳng rời khỏi chúng sanh, trách nhiệm đợi đến khi chúng sanh đã độ tận hết thì nguyện mới có thể liễu dứt.
佛陀云:迴向心、說除八難,自守戒行,十善是菩薩淨土,對於修持有何啟示?
Phật Đà nói rằng : tâm hồi hướng, trừ bát nan ( 8 cái khó ), tự giữ lấy giới hạnh, thập thiện là tịnh độ của bồ tát. Điều này đối với việc tu trì có sự khải thị gì ?
1. Phải đem tất cả mọi công đức, lợi ích mà mình đã tu đã đạt được hồi hướng cho người khác, cho chúng sanh, pháp giới, khiến cho họ đắc được phước báo. Là một người học đạo, bất kể là xuất gia, tại gia, sau những bài tập sáng tối, hoặc mỗi một hành vi từ thiện, công đức thì mặc tưởng đem tất cả những lợi ích đắc được trong lần hành thiện này của bản thân mình đều hồi hướng cho những chúng sanh của lục đạo, thậm chí vô số phật độ.
2. Bát nan ( tám thứ khó ) : cái gọi là “ bát nan ” là chỉ 8 vấn đề khó khăn của sinh mệnh của việc chẳng có duyên thấy nghe phật pháp, cũng tức là :
a. Sanh ra ở súc sanh đạo
b. Sanh ra ở địa ngục đạo
c. Sanh ra ở ngạ quỷ đạo
d. Sanh ra ở Bắc Câu Lô Châu
e. Sanh ra ở trường thọ thiên
f. Sanh ra mà mù, điếc, câm
g. Sanh ra mà thế trí biện thông
h. Sanh vào thời trước phật hoặc sau phật
Người tu hành chúng ta nên noi theo tinh thần của Bồ Tát đại thừa, biểu hiện ra : “ tâm xả ” và “ tâm nguyện ”, đem những công đức mà mình đã làm, chẳng lấy tướng phân biệt mà thêm chấp trước, hồi hướng cho tất cả chúng sanh.
3. Tự giữ giới hạnh : cũng chính là 「嚴以律己,寬以待人」“ nghiêm dĩ luật kỉ, khoan dĩ đãi nhân ” ( dùng thái độ khoan dung để đối đãi với người khác, dùng thái độ nghiêm khắc để ràng buộc bản thân ), như phẩm Bát Nhã trong Lục Tổ Đàn Kinh đã nói, cảnh ý tương thông :
Nhược chơn tu đạo nhơn,
Bất kiến thế gian quá,
Nhược kiến tha nhơn phi,
Tự phi khước thị tả,
Tha phi ngã bất phi,
Ngã phi tự hữu quá,
Ðản tự khước phi tâm,
Ðả trừ phiền não phá.
Tạm dịch :
Nếu là người chơn tu,
Chẳng thấy lỗi thế gian,
Nếu thấy lỗi của người,
Trái lại thành tự quấy.
Người quấy ta chẳng quấy,
Thấy quấy thành tự lỗi.
Hễ bỏ tâm chấp quấy,
Phiền não tự tan rã.
4. Thập thiện là tịnh độ của Bồ Tát : có thể thực hiện pháp môn thập thiện, tất sẽ có quả báo của phúc lộc, phú quý, càng có thể thanh tịnh tu trì, ngữ mặc động tĩnh ( lời nói và hành động trầm mặc ), chẳng qua đều là sự phát huy và thực hành của đạo; cho nên dựa vào việc tu trì thập thiện này thì 3 nghiệp thân, khẩu, ý tức thanh tịnh, tự mình tu hành chánh pháp và đem chánh pháp này giáo hóa người khác, nếu có thể làm như vậy thì có thể hiện ra phật thổ thanh tịnh của Bồ Tát.
菩薩品中維摩詰居士與光嚴童子的對話予當今修持上有何啟示?
Trong phẩm Bồ Tát, lời đối thoại giữa cư sĩ Duy Ma Cật và Quang Nghiêm Đồng Tử có khải thị gì đối với việc tu trì hiện nay ?
Hiện nay chỗ thù thắng của các tu sĩ Bạch Dương so với những người tu hành của các tôn giáo khác chính là chúng ta có thể thông qua một chỉ điểm của Minh Sư mà siêu sanh liễu tử. Tuy rằng chúng ta có cơ duyên này cầu đạo, đắc đạo, nhưng điều đó chẳng biểu thị là sự tu trì của chúng ta cao hơn so với những người tu hành của các tôn giáo khác, cho nên đối với các tôn giáo khác, nhất thiết chúng ta không được có cái tâm ngạo mạn, vả lại từ trong cuộc đối thoại giữa cư sĩ Duy Ma Cật và bồ tát Di Lặc đã cho chúng ta sự khải thị rất tốt : hôm nay chúng ta đã cầu đạo rồi, đắc thụ một chỉ của Minh Sư, nhưng không được chú trọng trên cái bề ngoài này, mà là phải chú trọng ở thật chất chứng ngộ và thực hành. Quan trọng nhất chúng ta nên có sự nhận biết này : “ cầu đạo ” thật ra vốn chẳng có chỗ đắc, chỉ là bảo với chúng ta rằng bản thân chúng ta vốn tự có đầy đủ mà thôi. Cho nên, vẫn là phải “ ngộ ” và “ thực hành ” mới có thể thật sự minh tâm kiến tánh. Vả lại, ý nghĩa của việc cầu đạo chính là để chúng ta tìm lại được thiên tâm, thiên tánh của bản thân mình, tìm lại được “ bản thân ”, làm vị chủ nhân thật sự của bản thân mình, dựa vào chơn chủ nhân mà dụng sự. Hoạt Phật Lão Sư của chúng ta cũng đã từng bảo với chúng ta rằng : thật ra Thầy chẳng có cho chúng ta cái gì cả, chỉ là khiến cho chúng ta hiểu rằng chúng ta chẳng thiếu thốn cái gì, vốn tự có đầy đủ chứ chẳng phải là từ chỗ của Minh Sư mà đắc được cái gì. Nên biết rằng phật tánh người người đều có, ở Thánh chẳng tăng, ở phàm không giảm, chỉ là tự tánh của chúng sanh bị chướng ngại mà thôi, cho nên chúng ta càng nên dùng cái tâm bình đẳng vô vi để đi thành tựu tất cả mọi chúng sanh.
Cái gì gọi là tứ vô lượng tâm ?
đối với việc tu trì thì có khải thị gì ?
Cái gọi là “ tứ vô lượng tâm ”, chính là từ, bi, hỷ, xả, biểu thị sự quan tâm vô lượng đối với chúng sanh, vả lại dùng hành động thực tế đi thực hiện những hành vi thiện này, đối với việc tu hành có những khải thị như sau :
1. “ Từ ” chính là sự biểu hiện của “ ái ” ( lòng yêu thương ), lòng yêu thương mà bồ tát đã nói là thấu triệt, tức là cái gọi là “ vô duyên đại từ ”, đem lại niềm vui cho tất cả chúng sanh, tất cả những chúng sanh này lại bao hàm những sanh mệnh hữu tình chẳng có bất kì lý do gì với chúng ta , ngoài việc phải khiến cho họ vui, còn phải cứu bạt những khổ nạn của họ, đấy chính là có từ tâm bi niệm, tình yêu thương thấu triệt, lớn chẳng có giới hạn, nhỏ chẳng sót tí ti, cũng chính là ý nghĩa thật của “ từ ”.
2. Từ vô lượng tâm : có thể cho người khác cái tâm ái lạc, phát huy ra cái tâm từ bi của chúng ta, hành bồ tát hạnh, là cái đẹp của Sư Tôn, Sư Mẫu, Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân phất cao ngọn cờ Bạch Dương, đem lại hy vọng cho chúng sanh.
3. Bi vô lượng tâm : có thể cứu rỗi cái tâm đau khổ của người khác, cứu linh tánh của chúng sanh trở về Lý Thiên, thoát rời biển khổ. Là cái đẹp của Sư Tôn, Sư Mẫu, Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân phổ hiện hồng trần khổ hải, cứu độ tất cả mọi tai nạn.
4. Hỷ vô lượng tâm : nhìn thấy người khác rời khổ được vui thì sanh tâm vui vẻ tán thán, và lúc nào cũng gìn giữ cái tâm pháp hỷ. Là cái đẹp của Sư Tôn, Sư Mẫu , Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân khuếch trương mở rộng hạnh nguyện vô tiến, cùng thành tựu với tất cả mọi chúng sanh.
Tuy rằng tu hành tại gia, vẫn phải tuân thủ tam cang ngũ thường của Nho gia, gìn giữ giới luật của nhà Phật, học sự thanh tịnh vô vi của Đạo gia.
Mượn giả tu chơn để thành tựu phật đạo. Quả thật, kinh Duy Ma Cật là tư tưởng chân lý của đại thừa, nhấn mạnh sự vĩ đại của “ bồ tát hạnh ” ở chỗ “ thượng cầu phật đạo, hạ hóa chúng sanh ”, phản đối cái pháp Thanh Văn của những người nóng vội thành tựu chỉ lo tu dưỡng cho bản thân mình, mà nên nắm bắt hoằng nguyện “ chẳng vì chúng sanh cầu an lạc, chỉ nguyện chúng sanh được rời khổ ”, giống như lời của Sư Tôn đã nói : thời kì mạt pháp phải tự chứng tự ngộ, trong quá trình này vĩnh viễn chẳng rời khỏi chúng sanh, trách nhiệm đợi cho đến khi chúng sanh đã độ tận hết thì nguyện mới có thể liễu dứt.
六、維摩詰居士對佛陀十大弟子個人修持功力的開示對您有何啟示?
Sự khai thị của Cư Sĩ Duy Ma Cật đối vói công sức tu trì cá nhân của thập đại đệ tử của phật Đà có sự khải thị gì đối với chúng ta ?
Trong thập đại đệ tử của Phật Đà, giống như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, vốn là những học giả hoặc những vị lãnh tụ của ngoại đạo; Ca Chiên Diên, Đại Ca Diếp cũng là Trưởng lão và những nhà cầm quyền của Bà La Môn, nhưng sau khi họ quy y Phật Đà rồi thì duy chỉ có tín ngưỡng, tôn kính, chưa hề có qua bất kỳ sự phê bình nào đối với Phật Đà; đối với những đệ tử Bạch Dương mới học phật pháp, trong quá trình học đạo có thể dựa theo những vết chân của các bậc hiền triết ngày xưa để hoàn thành việc tu học của mình.
Giống như A Na Luật, A Nan Đà vốn là xuất thân của vương tử; Phú Lâu Na, Tu Bồ Đề, cũng là chủng tánh của các nhà đại phú, nhưng sau khi họ quy y Phật Đà rồi thì chỉ có thị phụng ( phục tùng ), xưa nay chẳng có biểu thị qua sự bất mãn đối với Phật Đà. Thời đại mạt pháp những chúng sanh huệ căn cạn mỏng như chúng ta có thể từ trong sự tích của các ngài để trưởng dưỡng lòng tin của chúng ta. Chúng ta duy chỉ có mang theo tâm trạng cảm ân, giống như thập đại đệ tử vậy, ghi nhớ kĩ trong tâm chủ nghĩa cứu nhân cứu thể của Phật Đà, thể hội nhận thức vũ trụ nhân sanh chân đế mà Phật Đà đã chỉ thị.
Còn cư sĩ Duy Ma Cật, có thể nhân tài thí giáo ( căn cứ vào trình độ nhận thức, năng lực học tập và tố chất khác nhau của những người thụ giáo mà đưa ra những chỉ dạy khác nhau, bù đắp những chỗ thiếu sót cho những người thụ giáo ( học sinh )) , lại khai thị thêm khiến cho họ thật sự có thể khế nhập chân lý của đại thừa, đi hướng đến Bồ Đề Đại Đạo. Cho nên sau khi xem xong phẩm Đệ Tử, chúng ta có thể cảm ngộ được phương châm và sự khải thị cho việc tu trì về sau nên tuân theo những điều như sau :
1. Tu hành nên lấy việc đem lại lợi ích cho chúng sanh làm tiền đề, chứ chẳng phải chỉ lo tu dưỡng cho bản thân mình giải thoát, cũng nên “ nhị lục thời trung ” ( thời thời khắc khắc ) hạ công phu từ bổn tâm bổn tánh, nội Thánh ngoại Vương đều đồng thời tiến hành.
2. Thời kì mạt pháp, những loạn tượng của tôn giáo xuất hiện liên tiếp, phải nhận “ lý ” thật tu, chớ có chấp trước ở thần thông hiển hóa, chớ có chấp trước tướng mà tu hành; phải thật sự phát ra tâm từ bi, từ tâm tánh mà đi giảng thuyết, tùy theo nhân duyên căn cơ của chúng sanh để giải trừ những chấp trước và sự trói buộc của chúng sanh, nhân tài thí giáo mới không dẫn đến việc dẫn đạo sai lầm cho chúng sanh.
3. Phát tâm từ bi không thể có tâm phân biệt, đối đãi, so đo tính toán; tài pháp song thí cũng là như thế, một mặt khác phải đem việc tu bàn đạo xem là việc mà mình nên làm, chẳng chấp trước có tướng công đức.
4. Tu đạo phải đi sâu vào bên trong văn tự, ra bên ngoài văn tự mới không dẫn đến việc bị văn tự chướng, một người thuyết pháp nên thiện thuyết, chớ có loạn thuyết ( tùy tiện nói bậy bạ ), nên ứng cơ thuyết pháp, kê đúng thuốc trị đúng bệnh.
5. Chớ có chấp trước Không mà tu hành, nên biết rằng trong Không sanh diệu hữu, phải phát huy ra trí tuệ thật của chúng ta, mượn giả tu chơn, bất muội luân hồi, độ hóa chúng sanh.
6. Chúng ta giảng kinh thuyết pháp, dẫn người bỏ ác hướng thiện, nên khiến cho đối phương thật sự phát lộ ra sự sám hối, bỏ đi cái gánh nặng trước đây, hướng đến sự quang minh, chứ chẳng phải là phân tích tất cả mọi thứ đã làm trước đây sẽ phạm vào những tội lỗi nào, trái lại làm tăng thêm sự bất an và gánh nặng của đối phương.
7. Chúng ta vinh dự được triêm thiên ân sư đức, có thể cầu đạo, tu đạo, bạn đạo vào thời cơ này thì nên trân trọng lấy cái nhân duyên này, càng nên ôm giữ lấy công phu tu hành của tại gia xuất gia, tại trần bất nhiễm trần, tùy theo tâm tịnh thì phật thổ tịnh, thât sự nhảy ra khỏi sự trói buộc của những phiền não của tam giới.
8. Sự thù thắng của các đệ tử thời kì Bạch Dương chính là có thể thay trời tuyên hóa, dẫn mê nhập ngộ, cho nên chúng ta càng nên hạ công phu ở trên chân lý, nghiên cứu đọc hiểu những kinh điển của Thánh Hiền Tiên Phật, lý niệm phải đúng đắn mới không hổ thẹn với Thiên Ân Sư Đức.
Chân đế của Kinh Duy Ma Cật
Trong phẩm Bồ Tát, cuộc đối thoại giữa Cư Sĩ Duy Ma Cật và Trì Thế Bồ Tát có sự khải thị gì đối với việc tu trì hiện nay ?
Thời kì mạt pháp, chúng ta tu hành nhất định phải nhận lý thật tu. Nếu chỉ là xem thần thông hiển hóa để tu đạo thì là rất nguy hiểm. Cho dù là Pháp Hội, Tiên Phật mượn khiếu lâm đàn thì cũng như vậy, không thể hoàn toàn tín thụ phụng hành được, phải đem trí tuệ ra để suy ngẫm tường tận thêm, là lí thì tiến, chẳng là lí thì lùi. Lúc nào cũng dùng tam bảo để phản quán tự tỉnh ( tự soi xét phản tỉnh bản thân ), dùng tam bảo để khiến chúng ta có thể tỉnh, an, lự, đắc, khiến cho trí tuệ thật của chúng ta bộc lộ, phân biện thiện ác, thật giả, nếu không thì sẽ giống như Trì Thế Bồ Tát vậy, bị ma vương lừa gạt. Trong quá trình tu đạo của chúng ta, khó tránh khỏi sẽ gặp phải một số ma khảo, thật ra “ ma ” cũng là một phương pháp khác của việc thành phật ( vật chướng ngại cũng là bàn đạp, tảng đá giậm bước để bước qua vũng lầy …) , chẳng có ma thì chẳng cách nào hiện ra “ Phật ”, huống hồ Phật Ma vốn là sự khác biệt giữa một niệm, hoàn toàn là ở “ tâm ” của chúng ta, bởi vì tâm nếu bất bình, chẳng định thì dễ dàng sản sanh ma, cho nên Tiền Nhân của chúng ta thường chỉ bảo chúng ta rằng hãy thường nuôi dưỡng hạo nhiên chánh khí, cho dù Ma hiện ra ngay trước mắt cũng có thể “ nhất chánh phá trăm tà ”, khiến cho ma chẳng cách nào có thể ẩn giấu hình tích. Mặt khác, chúng ta khi tu đạo bàn đạo, nhất thiết không được nhân tâm dụng sự, nếu không thì ma sẽ nhân lúc lực lượng hư yếu mà xâm nhập, nên lúc nào cũng lấy thiên tâm ra để xử sự, ma sẽ không làm nhiễu loạn đến chúng ta. Lại nữa, Cư Sĩ Duy Ma Cật trong việc giáo hóa một vạn hai nghìn vị thiên nữ cũng khải thị cho chúng ta rằng phải học giống như “ Vô Tận Đăng ” vậy, đăng đăng tương truyền ( đèn này truyền tiếp đèn kia ), thắp sáng nghìn đèn vạn đèn, khiến cho mọi đen tối hóa thành quang minh sáng ngời, cho nên thay vì nguyền rủa thế giới đen tối, chi bằng hãy thắp sáng một ngọn đèn sáng, sáng tạo sự vĩnh hằng, khiến cho đạo chiếu soi sáng mọi ngóc ngách của toàn thế giới, đạo mạch có thể truyền thụ chẳng dứt, thiên mệnh vĩnh xương.
Chân đế của Kinh Duy Ma Cật
Cuộc đối thoại giữa Cư Sĩ Duy Ma Cật và Quang Nghiêm Đồng Tử có sự khải thị gì trên việc tu trì hiện nay ?
Chúng ta thường nghe nói rằng Tu đạo có 3 thứ chẳng rời “ chẳng rời đạo trường, chẳng rời kinh điển, chẳng rời Tiền Hiền ”. Thế nhưng những người bình thường đối với việc “ chẳng rời đạo trường ” đều chỉ giới hạn ở Phật đường, cũng do vậy mà có tình huống “ ở phật đường thì hành vương đạo, ở gia đình thì hành bá đạo ” sản sanh; cũng có một số người sẽ có những nhận thức không thích đáng rằng nếu như người này thường xuất hiện ở phật đường giúp đỡ thì biểu thị là tu rất tốt, trái lại thì là đã thoái lùi đạo tâm, không thành tâm. Thật ra đấy đều là quan niệm sai lầm, Cư Sĩ Duy Ma Cật trong phẩm Bồ Tát bảo với Quang Nghiêm Đồng Tử rằng : “ chân tâm là đạo trường ”, đạo trường thật sự là chỉ “ tâm ” của chúng ta, chứ chẳng phải là không gian và nơi đặc biệt chỉ định, vả lại tâm lượng lớn bao nhiêu thì đạo trường của bạn sẽ lớn bấy nhiêu. Cũng giống như Phật Đà vậy, tâm lượng của Phật Đà là vô cùng vô tận, còn đạo trường của ngài lớn bao nhiêu đây ? “ chơn không vô hạn ”. Cho nên Tiền Nhân thường từ bi bảo với chúng ta rằng “ đạo ” là ở trong cuộc sống ngày thường, “ Phật ” là ở nhân gian thì đã thành tựu. Cho nên Cổ Đức nói rằng : “ vui cười giận mắng, chẳng qua là phật pháp; đi ở ngồi nằm đều là đạo trường ”. Do vậy chỗ nào cũng là đạo trường, đạo tràng chính là ở trong tâm của chúng ta, cho nên Thầy lúc nào cũng bảo với những đồ nhi chúng ta rằng “ tu đạo tu tâm, bàn đạo tận tâm ”.
Chân đế của Kinh Duy Ma Cật
Trong phẩm Bồ Tát, cuộc đối thoại giữa Cư Sĩ Duy Ma Cật và Thiện Đức Bồ Tát có khải thị gì trên việc tu trì hiện nay ?
Từ trong cuộc đối thoại giữa họ, Cư Sĩ Duy Ma Cật cho chúng ta lí niệm đúng đắn mà hành bố thí nên có :
1. Bố thí chẳng nên chỉ ở tài thí; thường hành pháp thí càng có thể lợi ích chúng sanh hơn so với tài thí.
2. Nếu như hành tài thí, nhất định phải dùng ở chỗ thích hợp, chẳng phải là đem tiền tài tùy tiện quyên cúng bừa bãi, ví dụ như : xây chùa, để xứng đáng với tên gọi là “ chùa ” thì phải có thể phát huy chỗ hiệu quả lớn nhất, chính là phải “ giảng kinh thuyết pháp ”; nếu muốn hành tài thí thì nhất định phải bố thí đến những nơi có hành pháp thí.
3. Khi bố thí, không được có sự phân biệt của bần, phú, quý, tiện’ vậy thì dễ chấp trước ở tướng công đức.
4. Dạy người con đường thành phật chính là pháp thí lớn nhất.
5. Tài thí có hạn, pháp thí vô cùng. Tài thí nhiều lắm là cứu tánh mệnh của người ta, nhưng pháp thí ( bảo cho người ta một con đường về trời ) có thể cứu linh tánh của chúng sanh trở về Lý Thiên, đấy mới là con đường cứu cánh rốt ráo.
Số lượt xem : 817