Cái Đức như nước – bàn về sự viên dung của nhân sự ( Lời của Thầy )
Tu đạo phải hoạt bát linh lung, thông quyền đạt biến ( làm việc có thể thay đổi thích ứng với những tình huống khách quan, biết biến thông chớ không khăng khăng giữ chết những quy củ thường lệ ), cũng giống như nước tuỳ theo hình dạng vật thể mà khi vuông lúc tròn ( xử sự thuận ứng với những thay đổi của tình huống, đãi người hoà nhã chớ chẳng cố chấp ) , có thể lợi ích cho vạn vật chớ chẳng tranh chấp, bất cứ sự việc gì cũng nhẫn nại lùi nhường một bước, tự nhiên bèn biển rộng trời không, vô ưu tự tại rồi.
Ai nguyện học Tế Công ta, phải giả điên điên lại giả khùng, gặp phải kẻ ngoan cố ngang ngược, mới bảo đảm vô sự, dễ qua được mùa đông.
Những người ở phía dưới phải thường tồn cái tâm cảm ân, những người ở cấp trên thường thường ban tấm lòng yêu thương cho những người cấp dưới, như thế trên dưới mới có thể liền thành một hơi, mới không có chỗ ma sát, như vậy thì thế giới mới có thể viên mãn, khoảng cách giữa người với người mới càng kéo lại gần, an hoà vui vẻ dung hợp.
Cái mà Di Lặc Lão Tổ Sư tu trì là 4 loại nguyện tâm, là từ tâm tam muội của luỹ kiếp tu đến nay, đại từ đại bi đại hỷ đại xả, bất luận là việc gì đều nghĩ thay cho người khác. Do đó có lúc nhất định cần phải mượn nhờ vào hoàn cảnh để tạo tựu một con người; nếu chẳng phải là dày vò lẫn nhau, vướng mắc lẫn nhau, làm sao có thể đạt đến cảnh giới của việc việc viên mãn, mỗi cái đều chẳng góc chẳng cạnh đây ?
Người học đạo phải đề tâm hạ khí, khiêm tốn hạ mình, cống cao xa vời ai thèm lo cho con !
Cái Chơn Ngã vẫn chưa tận thiện là bởi vì các tư dục che lấp, giống như bóng điện lớp lớp bụi, nhất định cần phải quét sạch bụi thì mới quang minh sáng rực.
Nếu chỉ có lòng yêu thương ngập tràn dành cho người khác, người ta không nhất định sẽ tiếp nhận đâu, lại còn phải tuỳ theo tình huống cụ thể thích hợp mà linh hoạt hành sự. Ví dụ như người này thích ăn ngọt thì phải cho ngọt, nếu thích mặn mà lại cho ngọt thì chẳng phải là hành sự linh hoạt theo tình huống thích hợp. Thầy hy vọng rằng các con phải “ giàu mà chẳng kiêu, nghèo mà không nịnh ”. Càng đứng ở nơi cao thì càng phải nghĩ đến nơi thấp, cũng giống như bông lúa vậy, càng chín thì càng cúi đầu; chúng ta có tiền không cao ngạo, chẳng lên mặt tỏ vẻ cao quý, chẳng cống cao ngã mạn, càng là địa vị cao thì nhất định càng phải hạ mình khiêm tốn, phải hiểu rõ rằng chúng ta tích tiền chẳng bằng tích đức.
Giao thiệp qua lại với người quan trọng nơi thành nơi kính, gặp nhau bình đạm, càng thêm dài lâu mãi.
Các con bất cứ làm việc gì đều có thể thương lượng với nhau, hấp thu nhiều thêm một chút tri thức thì mới chẳng thiệt thòi ! Đặc biệt là trong xã hội hiện nay, giữa người với người, lòng người bên trong, con đối với anh ta rất chân thành ngay thẳng, nhưng có lúc tâm của người ta lại không hẳn sẽ đối với con rất chân thành ngay thẳng, do đó mà kết giao bạn bè phải cẩn thận. Ý của thầy chẳng phải là nói những người bạn xấu thì mình chớ có kết giao, hiện nay phổ độ Tam Tào, vốn là phải hoá ác thành thiện, nếu như năng lực của con đủ, có thể độ họ ! Nếu như năng lực không đủ, trái lại con sẽ bị kéo chung xuống nước, do đó mà phải cẩn thận.
Nói nhiều cái “ cẩn thận ” như thế, phải bắt tay vào làm như thế nào đây ? chính là phải tham ngộ thật nhiều các sách Thánh Hiền, các con mới có năng lực đi phân biện đối đãi, sử dụng kĩ xảo viên dung nào đó, thế nhưng tâm của con thì lại là hiểu biết rõ ràng, tự tại, chẳng chịu sự cảm nhiễm của hoàn cảnh môi trường bên ngoài, dùng thân đi dốc sức thực hành mới có thể viên mãn !
Nho môn thiết giáo lấy nhân làm gốc, hành cái đạo trung thứ ( dốc hết tâm sức vì người khác, nghĩ thay cho người khác ), kế tục cái hành của nhất quán.
Việc chẳng thích hợp cẳng dám tuỳ tiện hứa, tuỳ tiện hứa rồi tiến lùi sai phương; thấy chưa thật, chẳng dám tuỳ tiện nói, cái chưa biết không dám tuỳ tiện truyền dương.
Người ta có khuyết điểm, con chớ đi vạch trần; người ta có riêng tư, con chớ lung tung nói, nói cái thiện cái đẹp của người khác thì bản thân mình cũng thiện, ân phải muốn báo, oán phải sạch quên.
Tế thế lợi dân khắp cõi trần, giả điên giả khờ mấy ai hiểu, công tâm một mảng vô Nhân, Ngã, việc khó gặp ta tức linh thông, hoạt bát linh lung thông quyền biến, khi vuông lúc tròn cũng tuỳ hình, phật tại nhân tâm há hướng ngoại ?
Tánh muốn viên minh thì đối với bản thân phải tìm chỗ có lỗi trong cái không lỗi, không chỉ khiến cho phẩm đức tinh tiến thêm, vả lại còn miễn hoạn. Đối với người khác thì phải tìm chỗ không lỗi trong cái có lỗi, không chỉ tồn hậu đức, vả lại còn giải oán. Bất cứ lúc nào cũng kiểm điểm mọi thứ, chỗ nào cũng quay ngược đòi hỏi ở bản thân.
Có lỗi có thể sửa, sửa có thể biết, mà biết thì đòi hỏi ở bản thân, có cái gọi là dùng cái tâm trách người khác để trách ngược lại bản thân, dùng cái tâm khoan thứ với bản thân đi khoan thứ cho người khác.
Con người biết người khác thường dễ, biết bản thân thì thường là khó. Bản thân mình có lỗi thì dễ rộng thứ, người khác có lỗi thì khó mà tha. Con người có thể nhìn thấy xa ngoài trăm bước, khó nhìn thấy được lưng của tự bản thân. Mắt có thể nhìn thấy thứ cực nhỏ, nhưng lại khó tự đếm được lông mi mình, do đó người thường tự thấy lỗi mình thì cùng đạo tất tương đương.
Số lượt xem : 735