Sự Viên Dung Hài Hoà trong Mối Quan Hệ Giữa Người Với Người ( Lời Của Thầy )
Khoa học tiến bộ rồi, giữa người với người trái lại lại có một sự ghẻ lạnh xa cách mang tính phòng ngự, hình thành nên việc không dễ gì nói những lời thật lòng. Những người thật sự nói với con những lời thật lòng mới là những người bạn chân chính thật sự, nhưng lại là những người bạn tốt nói những lời khuyên bảo thành khẩn khó nghe khó tiếp nhận, chỉnh sửa lại những lỗi lầm sai trái của mình.
Bởi vì tính chất hợp lẫn nhau, cho nên con mới sẽ tổ chức thành một đoàn thể. Trong các mối nhân sự của con, phải chăng là thường có những va chạm công kích ? Con muốn yên với hiện trạng hay là nhảy ra ngoài ? Thật ra chỉ cần con có thể tự mình điều hoà sao cho thích hợp thì đều là như nhau cả. Đối với người khác thì chớ có quá nhiều những đòi hỏi nghiêm khắc. Khi con đòi hỏi nghiêm khắc ở người khác, hãy quay ngược lại xem xem con đối với bản thân mình có nghiêm khắc vậy không ? Có lần nào không phải là vừa phòng vừa túng, còn đối với người khác thì lại là đòi hỏi lại đòi hỏi, yêu cầu lại yêu cầu ! Con muốn người khác thảy đều theo như ý của con, thế nhưng con có bao giờ nghĩ qua rằng mỗi một người đều đến từ những môi trường hoàn cảnh khác nhau, mỗi một người đều đến từ những gia đình gia cảnh khác nhau, dưới sự khuôn đúc của môi trường hoàn cảnh ấy, có đủ kiểu đủ dạng những tính cách. Khi con tụ tập ở trong đám đông người, đám đông là một tấm mài đá lớn, có góc có cạnh đều phải mài được một cách viên dung ( cảnh giới chẳng có những mâu thuẫn, chướng ngại ); chớ có dễ dàng tuỳ tiện không hài lòng những hành vi, những gì mà người khác đã làm đối với con, quay đầu nghĩ lại thì bản thân mình cũng đâu phải là hợp với tâm ý của người khác vậy đâu !
Con người vĩnh viễn đều là chỉ nhìn thấy những lỗi sai của người khác, rất ít nhìn thấy cái không phải của mình, do đó mới có những đau khổ. Con người nếu có thể nhìn thấy cái không đúng của chính bản thân, vậy thì nhìn thấy người khác đều là phật rồi.
Các con muốn mở ra cánh cửa tâm của người khác, thì trước tiên phải mở ra cánh cửa tâm của chính mình, dùng tâm chân thành đối đãi người khác.
Đồng chí thì gọi là bằng, đồng đạo thì gọi là hữu. Cái gọi là “ có bạn bè chí đồng đạo hợp từ xa đến, chẳng phải cũng là điều vui sao ! ”. Con làm người tốt hay không tốt, có thể từ những người bạn bè xung quanh con mà biết được ít hay nhiều. Những người hay thay đổi, tâm ý dao động bất định thì dễ chịu sự ảnh hưởng của người khác, cảm xúc không ổn định. Kết giao bằng hữu thì càng quan trọng rồi, cái gọi là “ ở bên cạnh người lương thiện thì giống như đến bên trong căn phòng mọc đầy hoa cỏ thơm, sau thời gian lâu rồi thì cũng chẳng cảm thấy thơm nữa, bởi vì đã đồng hoá với chúng rồi. Còn ở bên cạnh những người bất thiện, thì giống như đi vào trong cái tiệm bán bào ngư vậy, thời gian lâu rồi cũng chẳng còn cảm thấy tanh hôi nữa, bởi vì cũng đã bị nó đồng hoá rồi ”, chính là cái đạo kết bạn.
Khi cư xử qua lại với người khác phải dè dặt cẩn thẩn, là sợ sự ma sát lẫn nhau mà làm tổn thương tình hữu nghị của nhau. Chúng ta mỗi người đều có bạn bè, mà bạn bè thì phải tuỳ duyên mà kết giao, chớ có tồn cái tâm lợi dụng mà đi cưỡng cầu.
Hôm nay con muốn làm người bạn tốt của đối phương thì phải khéo vận dụng phương pháp khuyên bảo đối với những khuyết điểm của đối phương, đấy mới là người bạn tốt thật sự.
Trước hết hãy quan tâm đến người khác, tự nhiên người khác sẽ cảm kích con; trước hết hãy giúp đỡ người khác, quan tâm người khác, tôn kính người khác, tự nhiên nhân duyên của con sẽ rất tốt. Nếu như con nói : “ sao mà nhân duyên của mình đều chẳng tốt, người ta có thể cư xử qua lại với người khác một cách vui vẻ như vậy, thế nhưng mình thì hình như với mỗi một người đều chẳng thể hoà hợp được ? ” Vậy thì con phải ngẫm nghĩ xem, con có phải là nên tôn kính người khác trước, giúp đỡ người khác trước, quan tâm đến người khác trước ?
Con người thường hay nói những lời quá mức, quá đáng, lúc này xoay chuyển không được tốt, những oan oán của con sẽ càng kết càng sâu, người ta nói oan gia nên giải chẳng nên kết, các con thì lại cứ càng kết càng sâu. Có không ? Nếu nói là không có thì là bản thân con tự lừa dối chính mình. Do đó làm người phải thành thật thẳng thắn, chiếc mặt nạ đeo lâu rồi thì sẽ tháo không xuống được, lấy chẳng khỏi, con sẽ vĩnh vĩnh viễn viễn cứng khư khư đeo trên mặt con, cũng không thể đem cái tâm hối lỗi của con để đối mặt với sự thật.
Do vậy, đồ nhi của ta ơi, các con thường thường phải suy ngẫm kĩ càng, ngẫm đi rồi lại nghĩ lại, sau đó mới hãy làm, phải lọc qua rồi hãy nói, nếu không, sự nặng nhẹ của một câu nói này, con chẳng thể cân đo được, hễ một khi làm tổn thương tâm linh của người khác rồi, đến lúc đó bù đắp cũng chẳng kịp nữa rồi, cho dù là người nói chẳng có tâm ý như vậy, nhưng người nghe lại hiểu theo ý như vậy, thế nhưng các con cũng chớ có làm người vô tâm nhưng lại có ý đấy !
Chỉ cần hễ có cơ hội, thầy hy vọng có thể cùng các đồ nhi kết nhiều thiện duyên ! Hy vọng có thể cùng các con cắt, mài, gọt giũa, chớ không phải là cắt, mài, dày vò; bới móc tìm lỗi của người khác chính là sự dày vò, khác nhau xa đấy !
Con người phải có sức gần gũi hài hoà, tuy rằng cậu ta làm không tốt, chúng ta vẫn trước hết phải khiến cho anh ta có thể tiếp nạp chúng ta, thì mới có thể thay đổi anh ta được. Khi người ta có một chút không rõ thì phải nhanh chóng điểm hoá cho anh ta, không thể để anh ta sai quá nhiều rồi mới nói, thế nhưng phải khéo léo uyển chuyển, biết không ? Tự mình phải phụ trách đối với chính mình, phải có sự tín dụng đối với chính mình, mở miệng tức là nguyện, con có hiểu không đấy !
Người càng có đức hạnh thì mọi người càng thích gần gũi thân cận bên anh ta, đấy tức là “ người nhân ái yêu thương người khác, người lễ nhường tôn kính người khác. Người yêu thương người khác thì người khác cũng thường yêu thương anh ta; người tôn kính người khác thì người khác cũng thường tôn kính anh ta ”.
Con người thường vào lúc kết giao bằng hữu nóng quá ư là nhanh, do chẳng đủ sự hằng tâm kiên nhẫn mà kết giao chẳng được những người bạn tốt tri tâm ( tri âm ). Sự kết giao của bậc quân tử phải nhạt như nước, phải đi kết giao qua lại một cách thành tâm, không nghi kị, không phòng ngự, như thế mới có thể kết giao được những tri kỉ thật sự.
Phải khiến cho bản thân mình không trở thành “ lạm hữu ” ( người bạn do tương quan đến những tư lợi và tham dục mà kết giao ), muốn trở thành một người bạn tốt thật sự thì là chẳng cầu mong sự đền đáp hồi báo, là phải cổ vũ khích lệ lẫn nhau cùng hướng lên.
Chúng ta thường hay lo nghĩ quá nhiều những tình người, sĩ diện mà sản sinh ra cái tâm đối đãi, như thế cơ duyên hễ lỡ qua thì sẽ kết giao chẳng được người bạn tốt thật sự. Thật ra mỗi người đều có thể trở thành người bạn tốt của con, thế nhưng xem coi con bỏ ra tâm sức bao nhiêu thì sẽ đắc được bấy nhiêu.
Càng là buông không được, càng phòng ngự thì sẽ càng khó khiến lòng người dung hợp lại với nhau. Phải học cách đi bao dung nhẫn nại người khác, thường gìn giữ cái tâm yêu thương, sự chuyên tâm. Con người chẳng phải là Thánh Hiền, có ai có thể chẳng có lỗi ? nếu như phát hiện ra đối phương có chỗ sai thì nên đi khuyên bảo họ, không thể vì thế mà rời xa họ. Rời xa họ như thế là chẳng có đạo đức đấy, bởi vì người có đạo đức là chân thành vĩnh viễn không đổi.
Chúng ta thường hay cãi lại sư trưởng, thật ra chẳng phải là sư trưởng nói chẳng có lí, mà là chúng ta chẳng có hiểu. Con người đều sẽ gặp phải những trở ngại, đợi khi chúng ta lớn lên một chút, hiểu được nhân tình thế cố ( cách xử thế ứng đối tiến lùi ) thì mới có thể thể hội được. Thế nhưng sau khi đã hiểu được nhân tình thế cố rồi, không thể vì thế mà quên mất đi cái bổn tâm, phải từ trong đó mà nhảy ra, chẳng phải là giả tâm giả ý mà khiến cho cái tâm của chính mình trở nên rất hiện thực, phiêu đãng, cuốn trôi theo dòng trong cõi hồng trần cuồn cuộn sóng nước. Tu đạo là phải có cái tâm chơn tâm nhất nhất, thuần chơn chẳng hai.
Con người cư xử qua lại với nhau là có tình cảm đấy, sự sản sinh của nó là do sự tiếp nạp lẫn nhau. Thế nhưng thường hay vào những lúc các thứ cảm xúc, sự vật đồng thời xuất hiện tụ tập đan xen lẫn nhau thì do sự tiếp xúc qua lại mà sản sinh ra những ma sát, đấy thường là do mối duyên phận kết hợp trước kia xử lí không được tốt mà nay khi cư xử qua lại với nhau, quan hệ giữa mọi người lẫn nhau lại xử lí không thích đáng.
Mỗi người vào những lúc ở bên cạnh nhau thì nhất định phải có một sợi dây, sợi dây này chính là “ lí ”. Nếu như mất đi cái “ lí ” rồi thì sẽ không có cái “ lễ ”. Do đó hôm nay bất kể là thứ tình gì, chỉ cần là lúc người, việc, vật đan xen lẫn nhau đều là phải dựa theo cái “ lí ” này để hành, như thế mới có thể cư xử qua lại được tốt, chớ sẽ không bài xích lẫn nhau, thì đoạn tình cảm này bèn có thể đi được càng xa nữa.
Nếu một người có thể thật sự quý trọng lấy mỗi một duyên phận lúc đồng hành bên cạnh người khác, vậy thì anh ta sẽ không quan tâm chú ý để lòng những khuyết điểm của đối phương, không chịu sự ảnh hưởng của đối phương. Khi người và người ở bên cạnh nhau thì phải tuỳ duyên, nếu như quá chấp trước sự ở bên cạnh nhau của hiện tại thì sẽ bị nó vây hãm, dồn vào chỗ khốn khó. Một mối duyên phận, một sự việc hôm nay, con nếu như đem nó nghĩ thông rồi, nghĩ thấu rồi thì sẽ không loanh quanh mãi trong mặt nhân sự vất vả khổ sở như vậy rồi.
Tình cảm lúc ở bên cạnh nhau phải trân trọng lấy, khi chẳng thể ở bên cạnh nhau thì phải tuỳ duyên. Người ta thường buông không được, không nỡ xả bỏ những công lao mồ hôi ở đây đấy ! Thật ra chẳng qua là đã quen củng cố mối duyên tốt rồi. Có khi một mối duyên này kết thúc ở đây thì lại tái sanh ở một nơi khác. Chỉ cần con nắm được “ hoạt tánh ” của nó thì có thể nắm bắt được “ phật tánh ” của chính mình, đạo lí này là tương thông đấy.
Đời người ai chẳng có những khảo nghiệm. Hai hòn đá nện gõ vào nhau cũng có âm thanh; khi hòn đá lớn đụng phải tay thì cũng có cảm giác đau, sau khi đau qua rồi mới biết cái gì gọi là đau. Thế nhưng con người không thể thường hay chỉ nghĩ đến nỗi đau, con phải nghĩ rằng : “ vì sao mà hòn đá lại đụng phải tay của mình ? ”, chớ có thời thời khắc khắc yêu cầu đòi hỏi người khác phối hợp con, mà phải lúc nào cũng yêu cầu đòi hỏi ở chính mình : “ vì sao mình và anh ta không hợp nhau ? ”, thời thời khắc khắc lúc nào cũng yêu cầu đòi hỏi ở chính bản thân thì thế giới mới có một ngày hoàn mĩ; nếu như con lúc nào cũng đi yêu cầu đòi hỏi ở người khác, vậy thì thế giới vĩnh viễn sẽ chẳng có hoà bình rồi.
Con có sự chú ý của con, anh ta có sự chú ý của anh ta, một trăm người thì có một trăm sự chú ý, một nghìn người cũng có một nghìn sự chú ý, một vạn người thì có một vạn sự chú ý. Thế nhưng con phải ngẫm nghĩ xem : “ trong một vạn cái chú ý, con mới chiếm bao nhiêu ? một phần vạn là nhỏ bé biết bao ! ”, cho nên con làm sao có thể dùng một phần vạn đi yêu cầu đòi hỏi 9999 đây ?
Đối đãi với người khác phải dựa vào sự chân thành của con. Con người sống làm việc, chớ có yêu cầu đòi hỏi người khác hiểu con, lẽ nào người khác nói rằng con tốt thì là tốt sao ? Những gì mà Khổng Lão Phu Tử lúc bấy giờ đã làm có người nào nói ngài ấy tốt ? có người nào nói ngài ấy không tốt ? Thế nhưng nếu như ngài ấy bởi vì người ta nói rằng ngài ấy không tốt thì không làm, nói ngài ấy tốt thì dương dương đắc ý, ngài ấy có thể trở thành Vạn Thế Sư Biểu ( tấm gương sáng để vạn đời noi theo ) hay không ? có người tôn kính ngài ấy không ?
Cậu hôm nay nói mình tốt, thì không đại biểu rằng mình thật sự tốt; nói mình là bậc Thánh Nhân thì không đại biểu rằng mình sau này nhất định thành bậc Thánh Nhân. Phải do những người của thiên thu vạn đời sau này khẳng định mình, vậy mình mới thật sự đã thành tựu rồi ! Do đó, nghĩ phải nghĩ được xa, trông nhìn cũng phải trông nhìn được xa; làm, phân biện nhận định rõ ràng chính xác rồi thì làm một cách vĩnh cửu, để những người sau này ca tụng con. Chỉ cần chúng ta hỏi lòng chẳng thẹn, chỉ cần chúng ta dốc hết toàn bộ tâm sức đi làm thì tốt rồi.
Số lượt xem : 741