Các con muốn “ Mang nghiệp vãng sanh ” ? hay là “ Tịnh nghiệp vãng sanh ” ? ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )
Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 105 ( năm 2016 ) tuế thứ bính thân, ngày 25 tháng 8 âm lịch ( dương lịch ngày 25 tháng 9 ) pháp hội một ngày tại phật đường Từ Hiếu.
Đời người sống để làm gì ? Chính là để tu thành Tiên Phật siêu sanh liễu tử; làm người nếu như chẳng có phẩm cách, kiếp sau còn được làm người nữa hay sao ? Đã được triêm thiên ân sư đức rồi, các con nhìn thấy thầy có vui hay không ? ( vui ) Thế nhưng mà có người thì phản ứng khác rồi; nếu như lúc con đang chịu khảo, chịu uỷ khuất đầy bụng, có rất nhiều lời muốn nói với thầy, thoạt trông thấy thầy, vẫn chưa mở miệng, nước mắt cứ mãi tuôn rơi, muốn oà khóc thật to, kiểu như thế thì “ Đạo ” tu đến đi đâu mất rồi ? Tu đạo tu đến trong nhà có người vãng sanh, con bèn cứ mãi khóc, biểu thị rằng đạo tâm của con chưa có tu đến mức chí thuần chí tịnh đấy !
Cái tĩnh 「靜」này thông qua cái chữ tịnh 「淨」này, là cái gì đang tác dụng ? ( tâm ) tâm ở đâu vậy ? chỉ cho thầy xem coi; thầy khảo con ngay, có phải là đắc được tam bảo thật sự rồi, có người đã tu 50 năm, kết quả tâm vẫn chỉ sai vị trí, chẳng phải là uổng tu rồi sao ! Con đến cầu đạo, vào cái ngày đắc được tam bảo, thầy đã mượn tay của điểm truyền sư của các con chỉ ở chỗ của huyền quan khiếu. Huyền quan khiếu có tác dụng gì vậy ? Đấy là cánh cửa khiếu thông thiên. Có giảng sư lúc nào cũng giảng tam bảo, giảng đến cuối cùng, con đoán thử xem ? tâm đắc là gì ? nào ngờ rằng lại chẳng tin tưởng “ một điểm của Minh Sư ”, tự cho rằng mình rất có học vấn, nghi ngờ trên đầu có một cái lỗ thì có thể trở về trời. “ Khoá vô phùng ” vì sao phải thêm một cái khoá ? khoá cái tâm vượn của các con, khoá cái ý mã của các con; lúc tâm rất loạn, lục thần chẳng có chỗ, thì hãy nhanh chóng quay trở về lại một điểm này.
Kinh điển của phật giáo có tốt không ? Cơ Đốc Giáo có tốt không ? Hồi giáo có tốt không ? Hồi giáo nói “ hồi hồi chi địa ”, Cơ Đốc Giáo nói cây thập tự giá, tam giáo ngũ giáo vốn dĩ đều là một nhà, nói đi nói lại, chính là nói về một điểm này. Kinh điển của phật giáo nói rất hay, họ cũng rất thành tâm, trên thân của người người đều có một điểm ấy, vạn thù quy nhất bổn, nhất bổn tản vạn thù. Bạch Thuỷ Thánh Đế Lão Tiền Nhân của các con nói : “đạo ở tự thân, ngoài thân chẳng có đạo; rời khỏi một chỉ điểm của Minh Sư, những cái đã nói đều là giáo ”, vậy nên một điểm này có quan trọng hay không ? Con nếu như không khẳng định một điểm này, đạo của con bèn uổng tu rồi. Một chỉ điểm của Minh Sư chính là pháp môn vô thượng siêu sanh liễu tử.
Tu đạo có đau khổ hay không ? Những ai tu đến mức vui vẻ như Phật Di Lặc thì hãy giơ tay lên nào ? Có thể thấy rằng các con có rất nhiều những nỗi đau khổ muốn nói với thầy. Gặp phải bão táp có khổ không ? Đắc được một chỉ điểm của Minh Sư rồi nên khéo dùng như thế nào đây ? ( thủ hộ một niệm ) những người chưa có cầu đạo, phải khéo hộ một niệm này như thế nào đây ? Kinh điển của phật giáo, các con có thể xem, cái mà các con cảm thấy quyến luyến là pháp sư giảng rất hay, rất đặc sắc, nhưng bởi vì chưa có một chỉ điểm của Minh Sư, giảng kinh đều ở phạm vi bên ngoài. Các con hôm nay đã đắc đạo rồi, khi nạn lớn ập tới, một hơi thở không đến nữa, phải làm sao đây ?
Các con muốn “ mang nghiệp vãng sanh ” ? hay là “ tịnh nghiệp vãng sanh ” ?
“ Tịnh nghiệp vãng sanh ” chính là đã tu một cách rất rõ ràng rồi, cái nên trả thì đã trả xong rồi, sạch sạch sẽ sẽ.
“ Mang nghiệp vãng sanh ” thì sao ? Mang, chính là mang đi, sáu vạn năm nay, con đã làm những việc gì ?
Hôm nay thầy vì sao đến nói những lời này vậy ? Bởi vì hiện nay đã là thời mạt hậu rồi, các Oan thân trái chủ đòi một cách rất nghiêm trọng, mọi người đều rất căng thẳng lo âu. Sự thu dọn lớn của trời đất sắp đến, con nợ người ta 10 triệu, chỉ mới trả 5 triệu, thế nhưng xưởng của ông chủ không mở nữa rồi, con chẳng có tiền để kiếm, cái mà nợ người ta con vẫn chưa trả, các Oan thân trái chủ vô cùng phiền não, chỉ cần chụp được cơ hội, thì là muốn con chết. Vậy nên thầy phải đến đây nói rõ ràng, giải thích rõ, con đắc được một chỉ điểm của Minh Sư, có đang tu bàn, người con ở đâu thì phật đường của con bèn đến chỗ đó. Ví như nói trận bão thiên tai Meranti, lại còn bão Malakas, rồi lại mau chóng có bão Megi; những người như các con sống sở miền bắc chẳng có cảm nhận được, nhưng những người sống ở miền đông, miền nam các khu vực bị nạn thì có phải là rất vất vả cực khổ ? Cả đời người khai khẩn một mảnh đất, có thể canh tác, lũ lụt đến một cái, thảy đều cuốn trôi đi hết, công cụ duy trì cuộc sống cũng chẳng có, tất cả mọi tâm huyết đều cuốn trôi theo dòng nước chảy ! Nỗi đau khổ ấy, sự bất lực ấy của cuộc sống, chẳng được ăn, chẳng được dùng, có rất gian khổ hay không ? Nguyên cả nóc nhà đều tung lên rồi, phải làm sao mà ở đây ?
Đài Đông có rất nhiều khu vực bị nạn, đảo Xiaoliuqiu đều trở thành hoang đảo, loại hoàn cảnh môi trường ấy nếu như là con đi ở, con sẽ như thế nào ? Lúc ấy các con vẫn còn cười hi hi ha ha được sao ? Các con nếu như vẫn còn cười nổi, thầy bảo là con rất cao siêu. Cười không nổi thì là điều bình thường, bởi vì các con là con người. Điều mà thầy muốn nói là hiện nay thiên tai nhân hoạ nhiều như thế, thiên tai là do con người chuốc vời lấy, mỗi người đều sẽ sanh lão bệnh tử ở trong cái thiên tai nhân hoạ này, trong cái thiên thời khẩn cấp này. Trước mắt thì cơ thể vẫn rất mạnh khoẻ phải không ? Cho dẫu là con có thể lực đi chạy Marathon, con có dám bảo đảm rằng tháng sau thân thể của con đều vẫn tốt thế sao ? Vậy nên nói, đời người vô thường. Con nhìn thấy các đồng tu đạo hữu từng người từng người một chết đi, thiên tai nhân hoạ đủ thứ vô thường, khiến cho con tâm bất an; hoặc là đi ra ngoài khai hoang phật đường, phật đường bị thâu dẹp, trong lòng có một áp lực không ? Có một sự hổ thẹn không ? có một sự thẹn lòng thắc thỏm không yên hay không ? Đấy chính là nội tâm bất an, lỡ như không cẩn thận bị xe đụng chết, thì là “ mang nghiệp vãng sanh ”. Nói như vậy con có cảm thấy rằng thầy rất thô lỗ ? Sanh tử vốn dĩ phải kéo ngang bằng, sanh tử chỉ ở giữa một khoảnh khắc. Sống cũng vui vẻ, lúc chết cũng phải vui vẻ, đấy mới là người tu đạo. Khi nội tâm của con bất an, lúc một hơi thở ấy không đến, thì là “ mang nghiệp vãng sanh ”; tất cả những nghiệp, thân, khẩu, ý, những nghiệp chướng của hơn sáu vạn năm đi theo con, vậy nên con mang nghiệp vãng sanh. Nếu như nói, con bây giờ rất nghiêm túc, quá khứ rất nghiêm túc, vị lai cũng phát nguyện lớn, các Oan thân trái chủ buông tha con rồi, vị lai sau này con ngủ yên lành mà đi, con chính là “ tịnh nghiệp vãng sanh ”. Tịnh nghiệp vãng sanh đi đâu vậy ? ( Vô Cực Lí Thiên ). Con đến “ Di Lặc Nội Viện ” và “ Di Lặc Ngoại Viện ”, kết quả là khác nhau rất xa đấy !
Con từ giai đoạn tiểu bồ tát đến đại bồ tát đến Phật vị lai phải rất nhiều kiếp, rất nhiều những sự tu luyện ngàn năm con mới đạt đến được. Hôm nay thầy đến nói với các con “ làm thế nào hàng phục những sự bất an của nội tâm ”, có được không ?
Khi tâm của con có thể điều phục sự bất an của nội tâm, thì có cơ hội tịnh nghiệp vãng sanh.
Con vẫn còn có rất nhiều những tánh khí thói hư tật xấu, vẫn còn có rất nhiều những tham, sân, si, mạn, nghi, vẫn còn có rất nhiều những tướng người, tướng ta, tâm phân biệt, tâm đối đãi, khi con có những cái tâm này, nội tâm của con nhất định bất an. Sự bất an ấy của nội tâm, con hàng phục thế nào đây ?
Làm sao để hàng phục sự bất an của nội tâm ?
Thứ nhất, chính là phải “ buông xuống ”.
Con có thể hàng phục sự bất an của nội tâm, con mới có thể tịnh nghiệp vãng sanh. Bất kể con đã làm bao nhiêu công đức, đã mở bàn bao nhiêu pháp hội, đã độ bao nhiêu nghìn người, nội tâm chẳng an định, thì đều là mang nghiệp vãng sanh. Thầy bây giờ đòi hỏi các con nhất định phải điều phục sự bất an của nội tâm. Có thể điều phục sự bất an của nội tâm, bất kể con chỉ độ được có 3 người, con vẫn cứ là tịnh nghiệp vãng sanh. Hôm nay con tu đạo bàn đạo, bên ngoài là phước đức, sự thanh tịnh của nội tâm mới là công đức, vậy nên con phải điều phục sự bất an của nội tâm thì mới là trở về Lí Thiên đấy ! thật sự về Lí Thiên, người hợp với trời, người trời hợp nhất.
Bây giờ mọi người hãygiơ hai tay lên cao nào, cảm thấy thế nào ? Dùng cực hạn tối đa của con, tưởng tượng xem con phải giơ tay một tiếng đồng hồ, lúc ấy sẽ thế nào ? nhất định sẽ run lẩy bẩy, đúng không ? Bắt đầu ê ẩm tay rồi đấy ! tốt ! hãy buông tay xuống, có phải là liền sẽ êm ngay không ? Sự ví von này, gặp phải những chuyện không thể giải quyết, những cảnh khốn khó chẳng cách nào thoát lìa thì phải buông xuống. Hôm nay con không cẩn thận đã phạm một chút lỗi, bị bắt đi bỏ tù nhốt lại, con có chạy trốn nổi không ? trừ phi là con đã tu phép ẩn độn, hoặc là ngài Quán Thế Âm Bồ Tát giúp con mở cửa để cho con ra ngoài, thế nhưng mà phước báo của con có lẽ không đến mức ấy đâu. Có một ngày nào đó, con tưởng tượng xem, nhà của con đổ sụp xuống, con bị mắc kẹt ở bên trong đó, ở trong đống gạch ngói, đống đá, gọi chẳng có ai, điện thoại di động lại chẳng có ở trên tay con, chẳng cách nào cầu cứu, lúc ấy con vẫn còn đang vùng vẫy kiểu như con thú bị nhốt, thân của con chẳng thể thoát kẹt, thì tâm bèn phải buông xuống, buông xuống thì được rồi, một lòng cầu thanh tịnh, dùng tam bảo, ý thủ huyền quan, ngừng nơi chí thiện, ruộng báu thanh tịnh kia gió bão thổi chẳng đi, trộm cướp cũng chẳng cướp giật nổi, không ngớt mặc niệm vô tự chân kinh, nếu như có thể ôm hợp đồng thì càng tốt. Lỡ như một tay bị gãy rồi, thế nhưng tự tánh đâu có đứt, phải nghĩ đến việc chết ở bên trong cái đống gạch đá vụn cũng là túc mệnh của luỹ kiếp, là báo ứng, cam tâm tiếp nhận sự thật này, chớ có mà oán trách, bảo rằng mình ăn chay đã 15 năm rồi, đã mở phật đường biết bao nhiêu năm rồi, cớ sao lại còn bị nhà sập đè chết ? Bởi vì con quá yêu cái nhà, cho nên mới bị cái nhà đè chết, đấy là nói đùa thôi, con đã quá chấp trước rồi. Nếu có thể an đốn cái tâm, không ngớt mặc niệm ngũ tự chân ngôn, nếu như cái mạng của con chẳng nên tuyệt tại đây, ông trời tự nhiên phái quý nhơn đến tương trợ, nếu như mạng thọ của con đã đến trạm cuối rồi, nhân một kiếp này mà liễu tất cả các mối nghiệp duyên, thì con bèn về quê nhà chốn cũ rồi.
Vậy nên muốn hàng phục sự bất an của nội tâm, trước tiên phải buông xuống, buông xuống những gì ? buông xuống sự oán hận, trách móc, buông xuống tài khoản ngân hàng của con còn có bao nhiêu nghìn vạn, buông xuống vợ của con đẹp biết bao, cô ấy xinh đẹp chẳng liên quan đến con nữa rồi, bản thân cô ấy tự có chỗ đi của cô ấy. Buông xuống con cháu của con, lúc ấy con chẳng buông xuống thì cũng hết cách rồi.
Sự chọn lựa của đời người chỉ có hai con đường : một là nắm bắt lấy thật chặt, một là nhẹ nhàng buông xuống. Sanh tử con có thể nắm bắt được không ? không thể được. Con có thể buông xuống không ? Đương nhiên có thể, dụng tâm để buông xuống, sống thì sống, chết thì chết, tu đạo chẳng phải chính là phải liễu thoát sanh tử hay sao ? Chết đến chỗ của Lão Mẫu, lẽ nào không tốt ? Đấy là mục đích mà các con muốn, đến lúc phải chết rồi, lại chẳng chịu chết, vậy nên con người có mâu thuẫn không chứ ? Bởi vì mâu thuẫn nên bèn có cái tâm bất an, bèn mới không ngớt luân hồi, luân hồi trong biển khổ của đời người. Thầy bảo ngày mai ngày kia thay bộ y phục, thầy đưa con trở về trời, con có vui không ? ( vui ) Có thật không ? Thầy cũng rất khó xử, con có biết hay không ? Có một bà lão nọ, mỗi ngày đều khóc, rằng “ thầy ơi ! Con chẳng muốn sống nữa rồi, thầy hãy mau đến đưa con đi về đi ! Con muốn chết rồi ”. Mỗi ngày đều khóc, thầy thấy bà cụ ấy những gì mà bà ấy nên liễu kết luỹ kiếp, kiếp này cũng gần xong rồi, thầy muốn đưa bà ấy về, nào ngờ bà ấy lớn tiếng rằng : “ thầy ơi, con nói giả thôi ! đầu giường của con vẫn còn có vài triệu chưa tiêu xong đấy, thầy ơi, trễ tí nhé ! ”, thầy phải đưa con về, hay là để con ở lại đây ? Vậy nên mọi cái đều là các con nói cả đấy. Con đến tu đạo thì bèn không sợ chết, chết thì giải thoát, Chết viết thế nào ? Sanh viết thế nào ? Hướng lên thì là sanh, hướng xuống thì là tử, sanh tử giữa đường tơ, chết rồi có khác chăng ? Chết rồi đổi sang cái tốt hơn một chút, đẹp hơn chút, để cho tướng của con rất trang nghiêm, chẳng phải sao ? Đổi một cái tâm, thì con bèn tâm an rồi. Lúc nào mới có thể an định nội tâm ? ( có người nói rằng : bây giờ thì đã an định rồi ), về nhà thì bất an rồi, đợi chốc nữa nhìn thấy vợ không có ở nhà thì bất an rồi. Khi nãy đã nói qua lúc gặp khảo nghiệm thì phải như thế nào ? không oán trách đấy !
Phương pháp thứ hai điều phục nội tâm bất an là “ không oán trời trách người ”. Thầy nhìn thấy rất nhiều người tu đạo đã mấy chục năm rồi, cha mẹ mà trước kia có thể dựa dẫm vào thì đều đã quy không cả rồi, bây giờ còn lại một mình anh ta, cô đơn khổ sở chẳng có nơi nương tựa, thân thể lại không khoẻ. Bây giờ đạo trường có những khảo nghiệm lớn hay không ? có khảo nghiệm hay không ? có những sự va chạm hay không ? rồi thì con cũng rất mâu thuẫn, đúng không ? lúc ấy con sẽ có oán trời trách người hay không ? “ mình trước kia nếu như chẳng có tu đạo, chẳng có ăn chay, hôm này bèn sẽ không như thế này rồi ”, cho nên thầy đã nghe thấy rất nhiều các đồ nhi đều đang oán trời trách người : “ thầy ơi, con bây giờ rất khổ, thầy bây giờ đang ở đâu ? ”. Thầy đương nhiên là biết rằng con rất khổ, thế nhưng đấy chính là sự khảo nghiệm đấy ! Chẳng có cho con sự khảo nghiệm, làm sao mà biết tâm của con có sạch sẽ hay không ? Chẳng có cho con sự khảo nghiệm, làm sao biết tâm của con có bình lặng hay không ? Chẳng cho con sự khảo nghiệm, làm sao biết công phu tu hành của con đến đâu rồi ? Gặp phải những sự việc khảo nghiệm, không như ý, ngàn ma vạn khảo, tâm trạng của con là tâm bình khí hoà, thì công phu tu hành của con cao cường. Nếu như gặp phải khảo nghiệm, những việc không như ý con, đời người mười việc thì đã thường có đến tám, chín việc không như ý, gặp phải những tám, chín việc ấy, con bèn oán hận đến muốn chết đi được, tức đến muốn chết đi được, tâm oán trời trách người, thì sự tu hành bèn là không điểm. Thầy thường thường muốn gia công tiến quả thêm cho đồ nhi, một ải này con có thể nhảy qua được, thì phải cho con càng lên thêm một cấp bậc, thế nhưng mỗi đứa đồ nhi, thầy trông kĩ, thường thường vào thời khắc then chốt quan trọng cuối cùng thì cái tâm oán hận, tâm sân hận, tâm tham buông xả không được, oán trời trách người, chẳng cách nào cá chép vượt long môn, nhảy không qua nổi, lại rơi xuống trở lại, vậy nên cứ mãi tiến trước, lùi sau, tiến trước, lùi sau.
Ông trời thường đang khảo sát công phu tu hành của con. Công phu tu hành ngoài việc đối ngoại đi độ người, quan trọng nhất là con phải nội tu cái tâm của con, cái tâm của con phải chăng bình an ? phải chăng hài hoà ? Tâm của con có phải là vui vẻ ? Tâm của con có phải là an trụ ở miếng đất thanh tịnh ấy không ? Nếu như có, thì là siêu khí nhập lí, đạo chính là để con siêu khí nhập lí, thế nhưng các con thường hay tự trói buộc bản thân. Lí thiên ở chỗ này, khí thiên ở chỗ này, tượng thiên ở chỗ này, chỗ đứng của các con ở tượng thiên, các con vẫn cứ là mắc kẹt ở khí thiên, chỉ cần tiến một bước nữa thì có thể hướng đến Lí Thiên, nhưng lại thường cứ hay lui về lại tượng thiên, thầy nhìn thấy rồi thật lòng chẳng nỡ. Cái danh hiệu “ thầy của Tam Tào ” này của thầy, nếu như đưa về Lí Thiên thì có thể đếm trên đầu ngón tay, làm sao mà gặp Lão Mẫu nương đây ? Trách nhiệm chưa liễu, thầy cũng chẳng cách nào hồi thiên giao chỉ, mọi người phải thật tốt mà tu, bất đắc dĩ thầy ở đây nhờ cậy các con, nhất định phải tu trở về, được không ? ( được ) mở miệng nói ra thì là nguyện đấy !
Điều phục cái tâm bất an còn phải làm sao đây ? ( vui vẻ làm, cam nguyện chịu ). Con chính là hãy nhận mệnh vậy ! Nhận mệnh thì con mới có quả báo tốt như thế ngồi ở nơi đây, chớ nếu không thì con có thể nằm đấy. Nằm sẽ thoải mái hơn, hay là ngồi thoải mái hơn ? Người mà chọn ngồi thoải mái hơn thì là có trí tuệ, để con nằm ở trên giường bệnh, cái gì cũng không thể làm, con có muốn không ? Đời người chớ có tham sự an dật, sống làm người chính là mang nghiệp. Nghiệp thì là mài; mài mới có thể liễu nghiệp. Một kiếp này con tu rất gian khổ, khiến con cũng chẳng muốn sống nữa rồi, mài đến khiến con rất khó nhẫn chịu, đấy chính là đang tiêu nghiệp. Khi nãy Dương Điểm Truyền Sư cũng đã nói qua về “ nghiệp nặng chịu nhẹ ”. Hôm nay con cầu đạo, cậy nhờ việc con được sự phù hộ che chở của Di Lặc Tổ Sư, Sư Mẫu của các con, còn thầy thì khỏi phải nói rồi; sự phù hộ che chở này giống như một cái ô dù, con cầu đạo rồi, ẩn náu dưới ô dù này, che chút gió chút mưa mới bớt chịu khổ. Con chẳng có cầu đạo, con có thể phải trả cho người ta cả vốn lẫn lời. Nỗi khổ của con không chỉ có như thế, thêm gấp 10 lần, trăm lần đều không chừng ! Vậy nên con hôm nay cầu đạo, tốt số vậy mà con đều chẳng biết, con chịu một chút khổ, con bèn cảm thấy khổ. Thầy phải nói với các con rằng con phải hiểu rằng tự bản thân con thích làm, thì cam nguyện chịu, đúng không ? Lại nữa con muốn cầu xin sự tương trợ của tha lực, ví dụ như người nhà của con sanh bệnh, bác sĩ bảo có thể ở phòng chăm sóc đặc biệt, không nhất định có thể ra ngoài, lúc này thì con phải đối mặt với việc đau khổ nhất của đời người là sanh ly tử biệt, phải làm sao đây ? ( cầu xin thầy ) , cầu Lão Mẫu Nương lớn hơn sẽ tốt hơn ! Các con có phật đường để có thể đi không vậy ? Có phật đường có thể đi thì thật sự là việc đáng chúc mừng, đến phật đường chấp xá, quỳ sám hối, tự mình chẳng có sám hối, làm sao mà cầu ?
Phương pháp thứ ba để điều phục sự bất an của nội tâm là “ sám hối ”. Sám hối cũng là một cách để khiến cho nội tâm mình an định. Sám hối phải khấu bao nhiêu cái khấu đầu ? Một nghìn cái, thì mới có thể biểu thị sự thành tâm. Con có biết khấu đầu sám hối không ? Thầy dạy cho các con :
“ chấp xá, quỳ,
Minh Minh Thượng Đế thập khấu thủ,
ngu phu ngu phụ XXX, sáu vạn năm đến nay, do ba nghiệp thân khẩu ý và tất cả mọi sự vô minh nên đã tạo tác những tội nghiệt vô biên, tội nghiệp vô biên, ác nghiệp vô biên, tội lỗi sai trái vô biên, và con xin khấu cầu Lão Mẫu đại từ đại bi xá tội dung khoan, sự ngu si của người phàm chúng con đã tạo thành những nỗi đau khổ dày vò cho các vị Oan thân trái chủ này; con hôm nay ở trước toà sen của Lão Mẫu khẩn cầu xin sám hối, xin Lão Mẫu từ bi làm chủ, con bây giờ chân thành sám hối, vĩnh viễn không tái phạm, một nghìn khấu đầu. ”
Đấy chính là sám hối, con hãy thử làm xem, sau khi khấu đầu sám hối 1000 cái khấu xong, lúc con đứng dậy, nội tâm của con bèn là an định đấy, là thanh tịnh đấy, là ổn định đấy, con hãy thử xem, có người đã thử qua rồi chưa ?
Phương pháp thứ tư điều phục sự bất an của nội tâm là “ phát nguyện ”. Phát thiện nguyện, những ai chưa thanh khẩu thì từ hôm nay bắt đầu thanh khẩu; những ai mà chẳng cách nào thanh khẩu, thì phát nguyện kiếp này chẳng đi sát hại chúng sanh, chẳng tạo nghiệp sát, có được không ? Nguyện愿 , là nguyên tâm 原心( cái tâm gốc ban đầu ) ; là cái nguyện mà con vốn dĩ luỹ kiếp đã phát ở trên trời, phát nguyện cũng là phương pháp an đốn sự bất an của nội tâm con. Vì sao vậy ? Khi con phát thiện nguyện, Chư Thiên Tiên Phật ở bên cạnh hộ pháp, thầy cũng có lợi điểm để thương lượng mặc cả, thương lượng với các Oan thân trái chủ của con, chẳng hạn rằng người ta đã phát nguyện rồi, trợ in sách khuyến thiện hai triệu đồng, có không ? Khi con phát nguyện, các Oan thân trái chủ của con nhìn thấy thành ý của con thì sẽ buông tay; lúc họ không quấy nhiễu con thì con bèn sẽ không vô duyên vô cớ nổi cơn tam bành, vô duyên vô cớ muốn khóc, vô duyên vô cớ tâm không thanh tịnh. Đấy là các Oan thân trái chủ trong vô hình đang quấy nhiễu con; lửa vô minh khởi lên thì muốn đi giết người, cũng chính là các Oan thân trái chủ vô hình đang quậy phá con, vậy nên con có chăm lo tốt cho cái tâm không ? Hãy giữ lấy cái tâm thanh tịnh, chớ có tuỳ tiện phát lửa vô minh, chớ có khởi tâm động niệm; bây giờ con chỉ cần khởi tâm động niệm, ác niệm khẽ động một chút, thì các Oan thân trái chủ vô hình và chúng Ma bèn sẽ đến giúp con một tay, vốn dĩ muốn giết người, thì bèn chẳng cách nào khống chế kiểm soát nổi bản thân, con bèn muốn đi làm càng nhiều chuyện xấu hơn. Nghiệp chẳng mau mau mà trả sạch, thì các Oan thân trái chủ của con khiến cho con tạo nghiệp càng lớn, mục đích là gì vậy ? chẳng để cho con trở về Lí Thiên, kéo con xuống, như vậy con nghe hiểu chưa ? Vậy nên thầy muốn các con phát nguyện.
Phương pháp thứ năm để điều phục sự bất an của nội tâm là “ cảm ân ”. Con lúc nào cũng cảm ân, lúc nào cũng sám hối, đấy đều là bài tập mà tu đạo nhất định cần phải tu. Cảm ân cái gì ? Cảm ân con có thể đắc được đại đạo chí tôn chí quý này đấy ! Cảm ân cái ân của Lão Mẫu giáng đạo, cảm tạ Lão Tổ Sư đấy ! Cảm tạ Sư Tôn, Sư Mẫu, cảm tạ cái ân của Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân của các con đấy ! Cảm tạ Điểm Truyền Sư, Dẫn Bảo Sư của các con đấy ! Khi con cảm tạ Điểm Truyền Sư của con, con liệu sẽ oán trách Điểm Truyền Sư không công bằng đối với con hay không ? Hiện nay đạo trường chính là khảo đạo; khảo đạo chính là các đạo thân đang khảo nhau, các đồng tu đang khảo, trên khảo dưới, dưới khảo trên, hiện giờ chính là điên đảo khảo. Con làm tổng thống, nói rằng con làm không tốt; người khác làm sai, cũng bảo là anh ta đúng, khiến cho con tức đến bảy khiếu nảy lửa sanh khói. Muốn so thắng thua, khi con thắng, cũng là thua rồi đấy ! Bởi vì cái bài thi này con được điểm không.
Phương pháp thứ sáu để an đốn sự bất an của nội tâm là “ nhận biết thấu rõ đề thi ”. Khi mỗi một việc mà khiến con nổi giận, khởi lên tâm sân hận, xin hãy ghi nhớ : trước tiên hãy bình tĩnh lắng dịu xuống, nhắc nhở bản thân rằng ông trời lại đang ra đề thi cho mình rồi, mình phải thật tốt mà viết lời giải, bình tâm tịnh khí mà viết lời giải, nội tâm an định hài hoà mà viết, như thế thì con có thể qua ải rồi. Nhận biết rõ đấy là đề thi, đấy là thiên thời đấy ! Vạc trời lò đất, mượn người mượn việc để khảo, chính là muốn khảo nghiệm các con, để các con càng thăng lên một bậc, vậy nên các con chớ có mỗi lần từ tượng thiên đến khí thiên, sau đó lại rơi trở về lại, được không ? ( được ) Như thế thì uổng phí cái đạo chí tôn chí quý xưa kia chẳng dễ gì truyền cho của Lão Mẫu. Hạ hạ nguyên hội, con vẫn còn có cơ hội cầu đạo hay sao ? Con sẽ gặp được Dẫn Bảo Sư đến tìm con sao ? Nếu như là đầu thai ở châu phi, cơ hội mà dẫn bảo sư của con tìm con là một phần vạn dấy ! Hôm nay con ra đời ở bảo đảo đài loan, muốn nghe bài giảng thì đến phật đường, muốn hát thiện ca thì có thể hát đến cả buổi tối, cũng chẳng có người đến cấm chỉ. Nếu như đến Trung Quốc Đại Lục, có được vậy không ?
Phương pháp thứ bảy để điều phục sự bất an của nội tâm, là “ tâm thanh tịnh ”. Thường bảo vệ gìn giữ cái tâm thanh tịnh, thì chính là cõi nước của Phật, thường trụ ở quốc độ thanh tịnh, chẳng chịu sự ảnh hưởng của ngoại cảnh, chẳng có những tham sân si. Nếu như đợi chút nữa, gió mạnh cấp 12 thổi đến, con có khả năng là không cách nào trở về nhà, muốn con ở lại phật đường một đêm, tâm của con bèn bắt đầu bất an rồi; đã ra ngoài cả ngày trời rồi, chồng không tìm thấy mình, làm sao đây ? Chẳng có người nấu cơm, cái tâm bất an bèn cứ mãi vọt trào ra … thầy bảo, hôm nay hãy ở lại đây, con nói rằng rất tốt, ở đây phật quang phổ chiếu, có nhiều tiền hiền đến vậy làm bạn, mọi người cùng đàm đạo luận huyền, có cái tâm thanh tịnh này thì con bèn đã qua ải rồi, biết không ? Như thế có thể làm được không ? những ai làm được thì hãy giơ tay lên nào. Có người rất miễn cưỡng, mới có 60 điểm. Thầy bây giờ muốn coi các con như tiến sĩ, phải 70 điểm trở lên mới có thể hợp chuẩn thi đậu. Con có thể thường dùng cái tâm cảm ân để đối đãi mọi cái hay không ? Có thể phát tâm nguyện không ? Nguyện gì cũng đều phát, được không ? độ người có được không ? tài thí có được không ? vô uý thí có được không ? Tam thí đều phát, làm được thì cứ đi làm, trên núi có việc cần phải khuân đá, con cũng có thể đi.
Bây giờ cơn bão Megi sắp đến rồi, con phải phát cái thiện nguyện đại từ bi, không thể đợi đến lúc nó đã đang thổi rồi, mới đi niệm, thì không còn kịp nữa rồi. Đợi chốc nữa về đến nhà, an đốn việc trong nhà xong rồi, thì hãy bắt đầu làm bài tập, niệm Di Lặc Cứu Khổ Chân Kinh, Thanh Tịnh Kinh, Tâm Kinh, Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú, Diệt Định Nghiệp Chân Ngôn, niệm kinh, trì chú, niệm Phật hiệu, Tế Công Hoạt Phật cứu thế chân kinh, thảy đều có thể niệm, hồi hướng cho tất cả chúng sanh, tội ác nghiệp thảy đều tiêu trừ, phù hộ cho sự an toàn về sinh mệnh tài sản của nhân dân của bảo đảo đài loan và tất cả các nước lân cận, để cho mọi người bình an sống qua ngày, an cư lạc nghiệp, đấy chính là đại thiện nguyện đấy !
Con bây giờ là người, thì làm những việc của con người, có đúng không ? Đấy chính là phát nguyện. Con bảo rằng các con đang tín ngưỡng Phật Tổ, thầy thì bảo rằng các con trăm phần trăm chẳng có tín ngưỡng phật tổ. Con nếu như có tín ngưỡng phật tổ, thì sẽ không khởi tâm động niệm, ngẩng đầu có thần minh, con nếu như có cái tâm này thì chẳng dám khởi lên những ác niệm, khởi lên những tà tư dâm niệm. Nếu như trong tâm của con có Phật, niệm niệm tâm thanh tịnh, thì con tuyệt đối sẽ chẳng có những tham sân si, những suy nghĩ tà bậy, như vậy mới là tín phật học phật một trăm phần trăm, biết không ? Chịu sám hối, thì thầy nhất định chấp nhận. Thầy đã từng nói qua là không từ bỏ bất cứ một người nào; có điều là chẳng để cho họ đụng đến vỡ đầu chảy máu thì là không thể nào quay đầu lại đâu. Sau khi va vào tường rồi thì mới biết phải quay đầu, nếu đều đã biết rằng là sai rồi ( đi theo Tổ Sư giả ), cớ sao vẫn còn muốn đi giúp đỡ những cái sai ấy ? Con còn chê là người ta quá ít người hay sao ? Họ có muốn quay đầu lại không ? muốn quay đầu lại, cũng chẳng quay được, bị vướng mắc ở tình người mà ! Có một ngày nào đó, khi họ có thể quay đầu lại, chỉ cần sám hối, thầy nhất định tiếp nhận, có được không ? ( có cần phải nối tiếp lại đường kim tuyến hay không ? ) còn phải xem tình hình lúc bấy giờ, về mặt cơ bản, thì đã bị xoá bỏ khỏi thiên bàn, con bảo xem có cần phải tiếp nối lại đường kim tuyến hay không ?
Hôm nay chỉ có 3 tiết học, đến ngồi ở nơi đây, đã xả cái thân này, cái tâm này, thời gian này của các con, cái phần tâm chân thành này, ơn trên đều sẽ không phụ lòng các con đâu. Mỗi một người đều có cái công đức hộ đạo. Con đến để hộ trì cho cái đạo trường chánh quy này, có công đức hay không ? ( có ) Con đi hộ trì cái đạo tràng của những người đã nhảy ra khỏi, thầy chẳng dám nói có công đức, bởi vì họ tán đồng chấp nhận con, con đi giúp tăng trưởng cho cái nghiệp của X ấy, vậy nên vì sao nói : tu đạo phải “ nhận lí thật tu ”. Còn nhớ là khi các con mới tiến vào đạo trường thì đã bảo với các con rằng phải thật thà tu hành, nếu như con cứ bay nhảy lung tung thì là không thật thà rồi; con không thật thà, không nghe lời của thầy, đến lúc ấy người chịu thiệt thòi là bản thân con đấy. Ở đâu có đạo ? Đạo ở trên thân của con, có ban mệnh hay không, có liên quan gì tới con không ? Có phải là con muốn làm điểm truyền sư ? Nếu như con chẳng phải là điểm truyền sư lãnh thiên mệnh thật sự của Lão Mẫu, điểm mà không mở được huyền quan khiếu, con còn làm trễ lỡ mất cơ hội của Cửu Huyền Thất Tổ của người ta, lúc ấy con trả không nổi đâu ! Trăm nghìn vạn kiếp, con đều phải gánh lấy món nợ này, vậy nên chớ có mà tuỳ tiện bay nhảy chỗ này chỗ nọ, có được không ?
Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân của các con chính là tấm gương mẫu mực cho các con; họ đều có thể thành tiên làm phật, các con còn nghĩ nhiều cái gì nữa ? Chớ có mà nghĩ ngợi nhiều thế, được không ? Hôm nay cũng là do sự hộ trì thiên mệnh của điểm truyền sư của các con, mọi người mới có thể ngồi ở đây một cách bình an, lại còn phải cảm tạ sự hộ pháp của chư thiên tiên phật, để cho các Oan thân trái chủ của các con chẳng có đến quấy nhiễu các con, vậy nên phải cảm ân đấy !
Cảm tạ các con. Các đồ nhi thật sự hộ trì đạo trường, thầy vẫn cứ theo lệ xưa, mỗi người tiêu 200 kiếp số, được không ?
Tóm lại, phương pháp điều phục nội tâm là :
1. Buông xuống.
2. Không oán trời trách người.
3. Sám hối.
4. Phát nguyện.
5. Cảm ân.
6. Nhận biết rõ thấu đề thi.
7. Tâm thanh tịnh.
Khấu từ Hoàng Mẫu giá
Số lượt xem : 625